Giá USD lên kịch trần

Bất chấp giá USD-Index vẫn ở vùng thấp nhất 3 năm qua, các ngân hàng vẫn tăng giá giao dịch đồng USD lên mức cao nhất từ trước đến nay.​

Giá USD lên cao

Phiên giao dịch ngày 3/7, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 25.091 đồng/USD, tăng 21 đồng so với phiên giao dịch liền trước và cũng là phiên thứ 3 liên tiếp tỷ giá trung tâm tăng.

Với biên độ dao động 5%, tỷ giá quy đổi sàn/trần các ngân hàng thương mại được phép giao dịch hôm nay lần lượt là 23.836 đồng/USD và 26.345 đồng/USD.

Tỷ giá USD tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hôm nay cũng tăng 11 đồng ở chiều mua và tăng 13 đồng ở chiều bán, lên mức 23.867-26.273 đồng/USD (mua - bán).

Cùng ghi nhận xu hướng tăng giá này, giá USD tại các ngân hàng thương mại cũng tăng kịch trần, lên mức cao nhất từ trước đến nay.

Các ngân hàng lớn giao dịch USD tại 25.975-26.345 đồng (mua - bán), tăng hơn 20 đồng so với hôm 2/7. Ngân hàng cổ phần để giá 25.930-26.345 đồng (mua - bán). So với phiên giao dịch liền trước, tỷ giá quy đổi tại ngân hàng này đã tăng tới 60 đồng ở chiều mua và tăng 25 đồng ở chiều bán. Còn nếu so với đầu tuần, giá USD tại các ngân hàng thương mại đã tăng khoảng 0,2%.

Giá USD trên thị trường tự do ở quanh 26.370-26.470 đồng (mua - bán). Chiều thu mua giảm 20 đồng nhưng chiều bán tăng 20 đồng so với giá chốt phiên liền trước.

Tỷ giá trong nước tăng bất chấp chỉ số USD Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh trong rổ các đồng tiền chủ chốt - đạt 96,79 điểm, mức thấp nhất trong 3 năm qua. Chỉ số này đang thấp hơn 10% so với đầu năm.

Trong phiên giao dịch, dù ghi nhận nhịp phục hồi nhẹ, đà tăng của đồng USD vẫn bị hạn chế bởi kỳ vọng ngày càng lớn rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm hạ lãi suất.

Bên cạnh đó, đồng USD còn chịu áp lực từ những lo ngại xung quanh hiệu ứng tài khóa của dự luật cắt giảm thuế và tăng chi tiêu do Tổng thống Donald Trump hậu thuẫn và vừa được Thượng viện thông qua với dự báo có thể làm gia tăng nợ công Mỹ thêm khoảng 3.300 tỷ USD.

Giá USD lên kịch trần - 1

Giá USD trong ngân hàng tăng hết biên độ (Ảnh: Tiến Tuấn).

Dự báo về tỷ giá

PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên Đại học Kinh tế TPHCM, nhận định tỷ giá VND/USD chịu áp lực rất lớn trong nửa đầu năm nay, luôn ở trong trạng thái tăng kịch trần so với hạn mức Ngân hàng Nhà nước đưa ra.

Theo chuyên gia, lý do tỷ giá tăng xuất phát từ 2 yếu tố. Thứ nhất là chênh lệch lãi suất của Việt Nam và Mỹ và thứ 2 là vấn đề về thuế quan. Nhận định về triển vọng tỷ giá trong nửa cuối năm, ông Huân cho rằng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tỷ giá trong thời gian tới là quyết định về mức thuế.

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 2/7. Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về quan hệ song phương, trong đó có nội dung về thuế đối ứng. Đoàn đàm phán Việt Nam và Mỹ đang phối hợp, trao đổi để cụ thể hóa các nội dung thảo luận của lãnh đạo cấp cao 2 nước.

Các chuyên gia đến từ Chứng khoán MB (MBS) nhận định tỷ giá sẽ dao động trong khoảng 26.000-26.400 đồng/USD trong quý III, tương ứng với mức tăng 2,1-4,1% so với đầu năm. Đồng USD được kỳ vọng sẽ duy trì sức mạnh nhờ chính sách bảo hộ thương mại ở mức cao và mặt bằng lãi suất cao của Mỹ khi Fed dự báo sẽ chỉ cắt giảm lãi suất 2 lần trong năm nay.

Trong kịch bản tích cực hơn, tỷ giá có thể ổn định trở lại, đồng thời hỗ trợ lãi suất và các ngành kinh tế mũi nhọn như xuất khẩu và đầu tư nước ngoài.

Còn theo các chuyên gia của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), nửa cuối năm nay, cân đối cung - cầu ngoại tệ vẫn sẽ căng thẳng khi thặng dư thương mại đã giảm dần trong các tháng gần đây.

Ngoài ra, dòng vốn đầu tư nước ngoài dịch chuyển khi câu chuyện thuế quan rõ ràng hơn và áp lực tăng trưởng dẫn đến việc thúc đẩy tín dụng và đầu tư công. Theo đơn vị này, quan ngại về kỳ vọng lạm phát tăng trong tương lai có thể khiến nhu cầu tích trữ USD gia tăng.
 
Tính ra vài năm qua VND hơn mỗi Kíp Lào ( mà đợt này KIP tăng lại đấy). Đợt trước, cụ thể là năm ngoái SBV ( Ngân hàng Nhà nước VN ) lấy tỷ giá ra so sánh thấy VND biến động ít nhất. Nếu nhìn theo từng năm thì mức độ VND tăng có vẻ vẫn chấp nhận được trong tầm kiểm soát ( dưới 5%) nhưng lũy kế lại thì đúng là nó tệ. Thằng Phó thống đốc có phát biểu ở cuộc họp ngay đầu năm " VND biến động ít so với đồng tiền khác" thì đúng cản rồi, vì nó tăng đều mà. Phá giá VND xảy ra một cách cực kỳ âm thầm, lặng lẽ.

PcsZAM.webp

Còn nói thật so thế đéo nào được với mấy thằng CNY, SGD. Mà sau đợt này SBV không biết có lấy tỷ giá ra so sánh nữa không nhỉ, chứ so chắc chắn thắng mỗi Lào là sự thật.

Nói chung hệ quả của nội suy nó tới cũng nhanh lắm. Chả mấy chốc mà lại thấy lạm phát + lạm phát tiết kiệm. Nghe nói SBV còn định họp nuôi nhốt chung SCB và Nova vào chung lô nữa thì tới đời nào.

Tiền VNĐ mất giá chỉ có lợi cho xuất khẩu, còn nhập khẩu với dân trong nước xài tiền mệt bỏ mẹ ra.

Đại khái kết luận: VN hơn mỗi Lào, còn thua Cam chắc chắn.

Nhiều thằng sẽ thắc mắc tại sao SBV không tăng tỉ giá lên kiểu 1vnd = 1usd cho bò đỏ @Olineasdf sục đến liệt thận

Tao nói đơn giản là:
- Giảm tỉ giá VND -> USD: Giảm giá hàng VN bán cho thị trường Mỹ --> Mỹ sẽ mua nhiều hàng VN hơn đúng không. Này là Logic cơ bản. Tuy nhiên, chỉ đúng khi hàng hoàn toàn làm ra ở VN, từ nguyên liệu thô, xúc lên, bỏ công lao động, thành hàng --> đem đi bán. Thực tế hàng VN ít nhiều có nhập nguyên vật liệu từ nước thứ 3, hoặc chính từ Mỹ. Nghĩa là giảm giá trị tiền VND chỉ làm giảm giá trị tương đối của công lao động VN.
- Công lao động này lại tính đồng đều trong nước (do cạnh tranh giữa người lao động với nhau và các ngành nghề), nên nhìn chung, tổng công lao động trong nước tụt giảm (so giá trị USD)
- Làm sao giảm tỉ giá: VND nước ngoài đéo ai cần cả, nên đéo ai mua. Muốn giá trị VND so với USD tăng thì: 1 là nhà nước bán USD ra thật nhiều (quá khó, vì dự trữ USD của VN có hạn), 2 là tự mua VND về (bán trái phiếu, tăng lãi suất tiết kiệm hút tiền về). 2 là giảm tiền lưu thông rốt cuộc lại làm tăng giá hàng hoá (lạm phát). Trừ khi nền kinh tế có khả năng tăng cường sản xuất hàng hoá bù vào để giảm lạm phát, không thì lạm phát tăng sẽ gây bất ổn (công nhân đòi tăng lương --> tăng lương công nhân (theo VND) --> rốt cục quay về giá trị công lao động như ban đầu (lương theo VND tăng, lại bù vào tỉ giá VND giảm theo USD), chưa kể bất ổn vĩ mô: Vỡ nợ (lãi suất tăng), người dân bất bình...)

--> Quan trọng nhất là phải tính được / hoặc tạo điều kiện: Nền kinh tế phải có khả năng tăng cường sản xuất hàng hoá.
 
1 bộ phận nào đó gần đây đã phát biểu: " Mong kiếp sau vẫn là người Việt Nam " chắc đang sướng trợn mắt.
tụi nó không đủ trình độ để nhận ra vấn đề đâu. với chúng nó chỉ cần đồng lương rẻ mạt, còn phò hết date và mấy cái bia cỏ là đủ rồi
 
Top