Quân đội có hệ thống Viện Kiểm sát và Tòa án riêng. Có dấu hiệu hình sự thì sẽ lập hồ sơ, khởi tố vụ án và xử ở Tòa án Quân sự. Trong trường hợp này là cấp quân khu. Còn chuyện công khai đến mức nào thì chắc phải tra cứu thêm Luật Tòa án Nhân Dân 2014. Vụ việc này chắc chắn sẽ được điều tra rõ ràng thôi. Có điều với một bộ phận người thì chẳng bao giờ có câu trả lời đúng ý họ cả. Vì cái họ cần không phải là tìm lại công lý cho em Đô, đền bù cho gia đình em Đô, hay xa hơn là cải tổ, thêm hành vi giám sát để tránh các việc tương tự. Họ đơn giản là ghét nhà nước và quân đội.
Tao nghĩ một cái chết do tự tử thì luôn có uẩn khúc. Trong trường hợp này, tao không nghĩ em ấy bị giết chết rồi lập hiện trường giả. Tao nghĩ em ý chọn cái chết vì nghĩ quẩn vì những việc đã xảy ra với bản thân thôi. Giờ việc cần làm là điều tra uẩn khúc đấy. Nó xuất phát từ mâu thuẫn với sĩ quan chỉ huy, đồng đội trong đơn vị, mâu thuẫn với cá nhân, tập thể ngoài xã hội hay đau khổ chuyện tình yêu. Những thứ đó có lẽ vài ngày tới có lẽ sẽ có kết quả.
Nhưng một cơ chế giám sát, một hệ thống y tế trong đó có chuyên viên tư vấn tâm lý cho các đơn vị quân đội là điều cần thiết. Tất nhiên đéo thể ngăn chặn được những ai có ý định tự tử, hay bọn điên giết người. Nhưng ít nhất là có được câu trả lời minh bạch, rõ ràng và kịp thời. Chứ không như ông chính ủy kia. Cơ thể bị bầm dập như vậy mà bảo không phải do "ngoại lực". Tức là chẳng có cái kiến thức và tư duy logic gì cả. Nhất là ở đoạn trên lại tuyên bố những vết ấy là do cơ thể phản ứng khi thắt cổ. Nếu cảm thấy cần chờ kết quả pháp y thì có kết quả hẵng trả lời. Vết thương cũng dăm bảy loại: những tổn thương mềm khác hẳn với các chấn thương nặng. Chính ủy vốn là người làm công tác chính trị cho anh em chiến sĩ mà nói những câu như vậy. Thiết nghĩ cũng nên cho đổi vị trí làm công việc khác.