Hà Nội bị LHQ chất vấn về quyền của người bản địa và về xuất khẩu lao động

Don Jong Un

Xamer mới lớn
Vatican-City
Ngày 7 và 8 Tháng Bảy 2025 vừa qua, nhà nước Việt Nam đã bị Ủy ban Nhân quyền LHQ rà soát về Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights, viết tắt ICCPR).

Có gì đáng chú ý? Sau đây là vài quan sát và suy nghĩ riêng, với tư cách một người có mặt trực tiếp tại Geneva, Thụy Sỹ để tham dự phiên rà soát.

Cuộc họp giữa Ủy ban Nhân quyền và các nhóm Xã hội Dân sự (XHDS)


Ngày 7 Tháng Bảy 2025, trước khi vào đặt vấn đề và chất vấn phái đoàn nhà nước Việt Nam, Ủy ban Nhân quyền gặp mặt các tổ chức XHDS để nghe cập nhật và đặt thêm câu hỏi. Trước hết là buổi họp không chính thức với một vài tổ chức XHDS được chọn lọc, không có GONGO (“tổ chức phi chính phủ” do chính phủ lập ra). Ngoài BPSOS còn có sự hiện diện của một số cá nhân và tổ chức khác như Project88, Hawaii Institute for Human Rights, Khmers Kampuchea-Krom Federation, Vietnamese Committee on Human Rights, đại diện cho Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ, v.v.

Liền sau đó là buổi họp tư vấn mở rộng với sự tham gia của những tổ chức đã nộp báo cáo.

Vì ICCPR là công ước quan trọng nhất của LHQ và bao gồm tất cả những quyền căn bản nhất, các tổ chức XHDS có thể nói về nhiều khía cạnh, không lặp nhau. Riêng BPSOS nêu lên bốn vấn đề chính là: tự do tôn giáo, quyền người bản địa, tình trạng tra tấn trong nhà tù, và đàn áp xuyên quốc gia.

Đặc biệt buồn cười là hai bài phát biểu ca ngợi Việt Nam, một là từ đại diện một GONGO, hai là từ ông Frank Joyce (một nhà hoạt động cánh tả người Mỹ, trước đây từng tham gia phong trào phản chiến, chống Chiến tranh Việt Nam). Họ dự họp, phát biểu 3 phút ca tụng chính quyền Việt Nam, rồi mất hút. Sau đó không thấy tham dự phiên rà soát.

Quyền người bản địa

Vài thành viên khác nhau của Ủy ban Nhân quyền nhắc tới vấn đề quyền người bản địa, như người Thượng và người Khmer Krom: quyền gọi mình là người bản địa; quyền về đất đai, văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo; và những vấn đề khác như giấy tờ tùy thân, tự do đi lại. v.v. Đặc biệt Giáo sư Carlos Ramón Fernández Liesa hỏi nhiều lần, Việt Nam có phân biệt giữa quyền người bản địa và quyền các sắc tộc thiểu số không? Có công nhận người bản địa không?

Tại cả hai buổi họp trước đó, BPSOS đã nhấn mạnh nhà nước Việt Nam không công nhận người bản địa.


Từ đầu đến cuối, phái đoàn Việt Nam khẳng định tất cả mọi sắc tộc đều bình đẳng, luật pháp cấm phân biệt đối xử; “người thiểu số” có chế độ ưu đãi; “dân tộc thiểu số” được đóng góp ý kiến, được ứng cử và tham gia chính trị, được giữ “vị trí chủ chốt” trong chính quyền… Tuy nhiên, vì Giáo sư Fernández Liesa hỏi đi hỏi lại, hỏi tới hỏi lui, cuối cùng họ phải thừa nhận Việt Nam không công nhận khái niệm người bản địa.

Tự do tôn giáo

Ủy ban Nhân quyền chất vấn Việt Nam về việc đàn áp các cộng đồng người Thượng và người H’mông theo đạo Tin Lành, người Khmer Krom theo Phật giáo, đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Ân Đàn Đại Đạo… Gắn với quyền tự do tôn giáo hay niềm tin là nhiều quyền khác như tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do hội họp và lập hội…

Họ đặc biệt nhắc tới trường hợp ông Y Krêc Byă, tháng 3 năm ngoái bị tuyên án 13 năm tù vì tội “Phá hoại chính sách đoàn kết.”

Như mọi khi, phái đoàn Việt Nam nói nhăng nói cuội, hoặc trả lời loanh quanh, hoặc không trả lời.

Việt Nam tiếp tục viện cớ “an ninh quốc gia”

Tất cả những ai theo dõi đều có thể thấy cách bao biện của phái đoàn nhà nước Việt Nam.

Nói Việt Nam có tự do ngôn luận, chỉ ngăn chặn hành vi xâm phạm “lợi ích nhà nước” và “an ninh quốc gia.”

Nói Việt Nam có tự do internet, không ngăn chặn trang web, chỉ xử lý những nội dung xâm phạm “an ninh quốc gia.”

Nói Việt Nam tôn trọng thủ tục tố tụng pháp lý, nhưng chỉ cho gặp luật sư sau quá trình điều tra trong những trường hợp liên quan tới “an ninh quốc gia.”


Nói Việt Nam tôn trọng quyền công dân và có quy định rõ ràng về thời gian tạm giam, nhưng có thể gia hạn thời gian tạm giam với những người bị điều tra về tội liên quan tới “an ninh quốc gia.”

Nói Việt Nam không hạn chế tự do đi lại của những người thuộc các nhóm “dân tộc thiểu số” hay tôn giáo, chỉ ngăn chặn xuất cảnh vì lý do “an ninh quốc gia.”

Có thể thấy trong con mắt của Đảng ******** Việt Nam, chỉ cần dùng bốn chữ thần thánh “an ninh quốc gia” là mọi quyền tự do, mọi điều luật đều có thể quăng ngoài cửa sổ.

Ngo_Duc_Thang_BCA_saying_that_all_potential_trafficking_victims_would_get_support-640x321.jpg
Ông Ngô Đức Thắng của Bộ Công an nói, theo luật mới, không chỉ nạn nhân buôn người mà những người đang được xác định là nạn nhân buôn người cũng sẽ nhận hỗ trợ từ nhà nước (nguồn: UN Web TV).
LHQ nêu vấn đề buôn người qua chương trình xuất khẩu lao động

Ủy ban Nhân quyền LHQ đặt câu hỏi về nạn buôn người ở Việt Nam. Đặc biệt, ông Imeru Tamerat Yigezu nêu vấn đề buôn người qua chương trình xuất khẩu lao động.

Đây là một vấn đề BPSOS đã vận động nhiều năm nay: nạn buôn bán người trầm trọng nhất ở Việt Nam không phải là những vụ “nhỏ lẻ”, như những đường dây ở Campuchia, mà trong chính hệ thống xuất khẩu lao động của nhà nước. BPSOS cũng luôn nhấn mạnh, chính phủ Việt Nam không bao giờ công nhận các nạn nhân trong chương trình xuất khẩu lao động là nạn nhân buôn người, vì thế không hỗ trợ họ và cũng không xử lý khiếu nại.

Phái đoàn Việt Nam chỉ trả lời chung chung là có quy định bảo vệ người lao động, có hệ thống đánh giá công ty tuyển dụng, có nghiêm cấm thu phí tuyển dụng lao động. Họ cũng nói đã tuyên truyền để người lao động đi theo kênh chính thống, nhưng điều đó tất nhiên không bác bỏ cáo buộc buôn bán người và bóc lột người lao động qua chính con đường chính thống.

Một số vấn đề khác
Yigezu_asking_about_fair_trial_-640x321.jpg
Giáo sư Yigezu đặt câu hỏi về vấn đề tạm giam và xét xử công bằng (nguồn: UN Web TV).
Ngoài ra, LHQ cũng đặt câu hỏi về Chỉ thị 24 và ảnh hưởng tới các quyền có trong ICCPR; vấn đề biến đổi khí hậu và ảnh hưởng tới cộng đồng người bản địa và sắc tộc thiểu số; án tử hình; khả năng độc lập của tòa án, thủ tục tố tụng; tình trạng tra tấn và điều kiện giam giữ trong nhà tù, khuynh hướng giam tù chính trị xa gia đình; nạn tham nhũng; các hạn chế trong đại dịch Covid; quyền người khuyết tật; quyền phụ nữ; quyền của cộng đồng LGBT; điều kiện trong các cơ sở cai nghiện bắt buộc; việc bắt giam nhà báo, nhà hoạt động, người bảo vệ nhân quyền, bắt giữ tùy tiện; bản án “trốn thuế” cho các nhà hoạt động môi trường; việc đe dọa luật sư và sách nhiễu gia đình tù chính trị; quyền riêng tư và cáo buộc Việt Nam dùng phần mềm gián điệp (spyware); và nhiều vấn đề khác.

Có thể thấy LHQ nắm rõ tình trạng chà đạp tự do, nhân quyền ở Việt Nam.

Một điểm đáng chú ý là LHQ vài lần đặt câu hỏi về mất tích cưỡng bức (enforced disappearance), một khái niệm để nói về việc nhà nước bắt bớ, giam giữ, hoặc bắt cóc một cá nhân và không cho ai biết về nơi ở hoặc chuyện gì sẽ xảy ra với người đó; nhưng đại diện nhà nước Việt Nam lại lấp liếm, nói về tội bắt cóc và giam người trái pháp luật chung chung. Rồi nói không có khiếu nại nào.

Ủy ban Nhân quyền có thái độ như thế nào với phái đoàn nhà nước Việt Nam?

Đây chỉ là nhận xét cá nhân, nhưng có thể thấy Ủy ban Nhân quyền LHQ bực bội với sự lấp liếm của phái đoàn Việt Nam. Vài lần, họ nói Việt Nam né tránh, không trả lời. Vài lần, họ phải lặp lại câu hỏi. Vài lần, họ nói không thỏa mãn với phát biểu của Việt Nam.
 

Có thể bạn quan tâm

Top