Ăn chơi “Hội chứng trẻ trâu” của người Việt

hoangbach0

Phóng viên hợp đồng Xamvn
Các ông bố bà mẹ thường lấy làm khó chịu, căng thẳng, bực bội, cáu giận, quát mắng với bọn tuổi mới lớn. Phần đa là bởi chúng hay cãi chem chẻm và làm ngược lại những điều dù đúng hay sai của người lớn dạy. Sai nó cãi đã đành, đúng nó vẫn cãi.

Thật ra không có gì lạ, bọn trẻ mới lớn, tâm sính lý chưa ổn định, giai đoạn giao thời từ đứa trẻ lên người trưởng thành là thời điểm chúng khám phá học hỏi quá nhiều kiến thức mới nhưng chưa đủ, chúng đã vội tưởng những gì mình mới tìm hiểu được là chân lý, là cái đúng nhất. Chúng muốn khẳng định bản thân, muốn thể hiện để được công nhận. Thế là chúng cãi bay cãi biến mọi thứ một cách ngang tàng để được chú ý và quan tâm lẫn khẳng định. Hầu hết bọn mới lớn đều thế.

Con gái mình bảo, “Thật ra thì chẳng thể làm gì để thay đổi cái tính đó của bọn mới lớn đâu, chỉ cần yêu nó và cho nó biết mình yêu nó là được.” Nàng đã trải qua thời điểm đó, nàng hiểu khi bọn trẻ lớn thêm nữa, học thêm nhiều nữa, tự chúng sẽ nhận ra bản thân đã ngông cuồng như thế nào thì sẽ tự điều chỉnh thôi.

Nhớ lại hồi chúng ta còn tuổi mới lớn, không nhiều thì ít cũng có những biểu hiện như thế. Điều này không có gì sai trái bởi nó là tâm lý bình thường trong một giai đoạn ai cũng phải trải qua.

Thế nhưng, khi chúng ta đã trưởng thành về mặt thể chất, đã là người lớn rồi, mà tâm tính, nhận thức vẫn như tuổi mới lớn, vẫn “trẻ trâu” thì thật thảm hại cho bản thân và những người xung quanh. Tôi nhận thấy điều này ở khá nhiều người Việt. Tôi gọi đó là “hội chứng trẻ trâu”.

Bởi cái “hội chứng trẻ trâu” ở họ mà mọi cuộc tranh luận thường dễ rơi vào bế tắc hoặc biến thành chửi nhau do “đứa trẻ trâu” nào trong họ cũng muốn thể hiện và khẳng định. Sai họ cãi, đúng cũng cãi, bới bèo ra bọ để cãi, lộn ngược lộn xuôi để cãi, chân lý, nguyên tắc, văn hóa, đạo đức… đều là muỗi so với “đứa trẻ trâu” trong họ.

Hôm trước nói chuyện với một người bạn về chủ đề này, bạn bảo, “Bao nhiêu năm học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, kiến thức một chiều, đến khi tớ biết vào mạng, đọc nhiều, tìm hiểu thì vỡ òa ra nhiều thứ và lúc ấy cứ nghĩ là mình đã tìm ra chân lý, rất trẻ trâu. Cũng may là tớ vượt qua giai đoạn đó khá nhanh để trưởng thành hơn về mặt nhận thức. Có người nhanh vượt qua, có người chậm, nhưng cũng có người bị đóng khung luôn ở đấy.”

Chính cái sự đóng khung ấy làm cho người lớn mãi “trẻ trâu” trong tư duy, không học được thêm, không thể tiến bộ về mặt nhận thức, coi khinh mọi giá trị, vô lễ với tri thức, bỉ bôi những gì khác với điều mình biết, thậm chí còn phỉ báng con người, dân tộc.

Tôi nhớ hồi mới tham gia mạng xã hội, tôi thường xuyên đọc blog Alan Phan, blog Hiệu Minh, sau thêm blog Anh Ba Sàm… Tôi hay viết bình luận trên blog Alan Phan và blog Hiệu Minh. Tôi học được nhiều điều từ các chủ blog và các anh, chị bạn đọc tham gia bình luận trong các blog. Trong đó, tôi đặc biệt kính trọng và biết ơn một người có nick là Tịt Tuốt. Ông chính là người thầy làm cho tôi không bị hội chứng trẻ trâu.

Ông vui tính, có kiến thức sâu, rộng trong nhiều lĩnh vực, khẳng khái nhưng cũng rất khiêm tốn, luôn đúng mực trong cách viết, trình bày. Với người trẻ như tôi, ông luôn dành cho sự bao dung và hướng dẫn chu đáo, chân tình mỗi khi tôi có những nhận định chưa đúng, chưa đủ. Thâm tâm tôi coi ông là người thầy dù không biết mặt, không biết tên, không liên lạc qua kênh khác ngoài phần bình luận trên blog. Sau này, ông bỗng dưng biến mất tăm không bình luận trên trang nào nữa. Tôi hụt hẫng. Cho đến giờ vẫn cảm thấy hụt hẫng như thiếu một cái gì quan trọng lắm.

Quay lại “hội chứng trẻ trâu”, làm sao để nhanh thoát ra khỏi tình trạng đó? Ở trẻ mới lớn, bố mẹ cần sự thấu hiểu và kiên trì dạy bảo, trẻ sẽ vẫn cãi nhưng chúng sẽ tiếp thu và dần điều chỉnh. Nhưng với người lớn mắc bệnh thích thể hiện – “hội chứng trẻ trâu” thì sao? Khó quá. Tôi chia ra làm hai thành phần thông qua biểu hiện của họ để có cách đối xử khác nhau:

– Những người tương tự như đứa bạn tôi kể ở trên, họ chỉ cần chút thời gian, sự thấu hiểu, chia sẻ kiến thức, góc nhìn khác một cách ôn tồn để họ mở rộng tầm nhìn đa chiều là họ nhận ra ngay và thay đổi rất nhanh. Với họ, tôi luôn kiên nhẫn, dịu dàng và chăm chút từng xíu một… giống như ngày xưa chú Tịt Tuốt đã từng đối xử với tôi như vậy. Rất hiệu quả.

– Những người nặng hơn, đa phần là lớn tuổi, có chút địa vị hoặc tên tuổi thì tôi thường viết thẳng vài câu, họ chợt nhận ra thì tốt, không nhận ra thì thôi, tôi không quan tâm thêm bởi qua nhiều lần với nhiều người tôi hiểu họ không thể thay đổi, không thể trông mong ở họ thêm gì. Họ không giúp gì được cho tiến trình tìm kiếm con đường thay đổi cho đất nước.

Ngày trước, chú Tịt Tuốt đã không ngần ngại mà chỉ bảo tôi, tôi biết ơn chú nhưng không thể hồi đáp cho cá nhân chú nên tôi hồi đáp bằng cách viết lại những kiến thức mình thu nhặt được cho những người còn chưa biết, như một cách trả ơn cuộc đời. Vì việc này tôi bị ghét nhiều, người ta bảo tôi “dạy đời”. Việc đúng thì mình làm thôi. Trong quá trình viết, trao đổi trên trang cá nhân, tôi cũng lại học thêm được rất nhiều thứ từ bạn đọc, trong đó có những người trẻ hơn mình nhiều.

Kiến thức bao la, khả năng con người có giới hạn, hiểu vậy để đừng đặt mình làm trung tâm vũ trụ, tinh hoa tinh bông gì gì thì ta sẽ không bị thói ngông cuồng ngạo mạn làm cho trở thành trẻ trâu vậy.
 
Đơn giản là văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa phương Đông nói chung là đéo thích phản biện, đéo cần lý lẽ và cũng đéo quan tâm đúng sai.

Chỉ biết cái tình. Còn lý lẽ kệ mẹ nó. Bảo sao hàng ngàn năm biết bao thằng vua chúa phương Đông nó đè đầu đè cổ dân chúng mà đéo dám ho he 1 tiếng.

Trong khi phương Tây lãnh chúa nó còn biết điều, nó ăn 6 thì phải nhả ra 4. Không dân nó di cư đi hết hoặc đè ra treo cổ lên.
 
Kiến thức bao la, khả năng con người có giới hạn, hiểu vậy để đừng đặt mình làm trung tâm vũ trụ, tinh hoa tinh bông gì gì thì ta sẽ không bị thói ngông cuồng ngạo mạn làm cho trở thành trẻ trâu
Hãy ngu ngu ngộng ngộng nàm già trâu cho ló nành
 
Đơn giản là văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa phương Đông nói chung là đéo thích phản biện, đéo cần lý lẽ và cũng đéo quan tâm đúng sai.

Chỉ biết cái tình. Còn lý lẽ kệ mẹ nó. Bảo sao hàng ngàn năm biết bao thằng vua chúa phương Đông nó đè đầu đè cổ dân chúng mà đéo dám ho he 1 tiếng.

Trong khi phương Tây lãnh chúa nó còn biết điều, nó ăn 6 thì phải nhả ra 4. Không dân nó di cư đi hết hoặc đè ra treo cổ lên.
thiên đàng đỉnh cao lãnh chúa đỏ nó ăn sắt ỉa ra đinh, dưn cno di cư đi hết xuống địa ngục
 
Đơn giản là văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa phương Đông nói chung là đéo thích phản biện, đéo cần lý lẽ và cũng đéo quan tâm đúng sai.

Chỉ biết cái tình. Còn lý lẽ kệ mẹ nó. Bảo sao hàng ngàn năm biết bao thằng vua chúa phương Đông nó đè đầu đè cổ dân chúng mà đéo dám ho he 1 tiếng.

Trong khi phương Tây lãnh chúa nó còn biết điều, nó ăn 6 thì phải nhả ra 4. Không dân nó di cư đi hết hoặc đè ra treo cổ lên.
Thực ra phương Đông giai đoạn Xuân Thu - CHiến Quốc cũng có 1 thời kỳ phản biện, tranh luận hay lắm. Về sau mới như này, mày thử tìm hiểu về cuộc đời Chu Lệ Vương sẽ rõ, nôm na là ông này đàn áp tự do ngôn luận, dân không được phép nói gì tiêu cực về hoàng gia. Về sau dân tình bức xúc quá, lật đổ mẹ luôn Chu Lệ Vương, vua còn phải chạy đi tị nạn ở nước khác đéo dám ở trong nước. Thời kỳ bách gia chư tử cũng là thời kỳ các trường phái triết học tranh biện, đấu đá nhau điên cuồng. Tiếc là sau khi nhà Hán lên thì độc tôn Nho giáo thôi... Bản thân Phật giáo cũng không phải là tôn giáo khuyến khích người ta tranh biện thế nên nó mới tồn tại được song hành cùng Nho giáo.
 
Thực ra phương Đông giai đoạn Xuân Thu - CHiến Quốc cũng có 1 thời kỳ phản biện, tranh luận hay lắm. Về sau mới như này, mày thử tìm hiểu về cuộc đời Chu Lệ Vương sẽ rõ, nôm na là ông này đàn áp tự do ngôn luận, dân không được phép nói gì tiêu cực về hoàng gia. Về sau dân tình bức xúc quá, lật đổ mẹ luôn Chu Lệ Vương, vua còn phải chạy đi tị nạn ở nước khác đéo dám ở trong nước.
Đúng là như vậy, từ thời Cổ Công Đản Phụ (Khai quốc nhà Chu) đã để lại tổ huấn : K thể chắn miệng thằng dân được.
Thời kỳ bách gia chư tử cũng là thời kỳ các trường phái triết học tranh biện, đấu đá nhau điên cuồng. Tiếc là sau khi nhà Hán lên thì độc tôn Nho giáo thôi... Bản thân Phật giáo cũng không phải là tôn giáo khuyến khích người ta tranh biện thế nên nó mới tồn tại được song hành cùng Nho giáo.
Chỉ có chiến tranh mới khiến tư tưởng thăng hoa - cọ sát - tiến bộ
 
thiên đàng đỉnh cao lãnh chúa đỏ nó ăn sắt ỉa ra đinh, dưn cno di cư đi hết xuống địa ngục
@TrienChjeu
Ngày nay rất buồn cười là, dân An-Nam-mít xứ này luôn bảo là "Không thích thì có thể đi nơi khác sống", khi có ai đó đặt ra câu hỏi và truy vấn về tình trạng tiêu cực ở đây.

Nếu nhìn về quá khứ, hãy nhìn vào các nước Đông Âu, Liên Xô. Hãy nhớ lại câu nói của ông Ronald Reagan:

"Tear down this wall!"​


Một thời, hàng loạt quốc gia cùng phe Xã nghĩa dựng lên biết bao rào cản ngăn cấm người dân ra khỏi quốc gia, ngăn chặn và cấm cản bất kỳ ai rời khỏi đất nước mình.

Ngày nay, một quốc gia như xứ này cùng phe ngày ấy thì lại cầu mong người dân "bất mãn" của mình đi khỏi "cút khỏi" quốc gia càng sớm càng tốt?

Trớ trêu nhỉ?

Có thằng nào giải thích được cho tao vì sao lại có sự thay đổi như thế không?
 
Thằng bạn anh là thằng phản động, lãnh đạo đcs là những cá nhân có trí tuệ đỉnh cao, mọi thứ họ nói là chân lý, dân đen biết cái gì mà phản biện?
 
Đọc bài của huynh, thấy thật nhiều câu nói vào tâm khảm của tiểu đệ ta. Hẹn thời gian có rảnh, nhất định viết 1 bài phụ hoạ huynh. 🤜🤛
 
Đọc bài của huynh, thấy thật nhiều câu nói vào tâm khảm của tiểu đệ ta. Hẹn thời gian có rảnh, nhất định viết 1 bài phụ hoạ huynh. 🤜🤛
Mà tao sinh 1989 chả biết có hơn mày được tí tuổi nào không? Nghe mày gọi là huynh nghe ngại quá
 
Mà tao sinh 1989 chả biết có hơn mày được tí tuổi nào không? Nghe mày gọi là huynh nghe ngại quá
Tiểu đệ chắc chắn ít hơn huynh vài tuổi. Không có gì ngại ngùng, huống chi học vô trưởng ấu, đạt giả vi tiên. Nhìn huynh viết bài, biết được kiến thức vượt xa tiểu đệ, hướng huynh học tập, lẫn nhau tương trưởng tiến bộ!
 
@TrienChjeu
Ngày nay rất buồn cười là, dân An-Nam-mít xứ này luôn bảo là "Không thích thì có thể đi nơi khác sống", khi có ai đó đặt ra câu hỏi và truy vấn về tình trạng tiêu cực ở đây.

Nếu nhìn về quá khứ, hãy nhìn vào các nước Đông Âu, Liên Xô. Hãy nhớ lại câu nói của ông Ronald Reagan:

"Tear down this wall!"​



Một thời, hàng loạt quốc gia cùng phe Xã nghĩa dựng lên biết bao rào cản ngăn cấm người dân ra khỏi quốc gia, ngăn chặn và cấm cản bất kỳ ai rời khỏi đất nước mình.

Ngày nay, một quốc gia như xứ này cùng phe ngày ấy thì lại cầu mong người dân "bất mãn" của mình đi khỏi "cút khỏi" quốc gia càng sớm càng tốt?

Trớ trêu nhỉ?

Có thằng nào giải thích được cho tao vì sao lại có sự thay đổi như thế không?
m họi khó bcm, đéo ai chạ nhời đc, m gởi thẳng câu họi nhên cổng thông tin điện chết chú phảnh, để các đại quan tư bản đỏ giải thít cho tỏ
 
@TrienChjeu
Ngày nay rất buồn cười là, dân An-Nam-mít xứ này luôn bảo là "Không thích thì có thể đi nơi khác sống", khi có ai đó đặt ra câu hỏi và truy vấn về tình trạng tiêu cực ở đây.

Nếu nhìn về quá khứ, hãy nhìn vào các nước Đông Âu, Liên Xô. Hãy nhớ lại câu nói của ông Ronald Reagan:

"Tear down this wall!"​



Một thời, hàng loạt quốc gia cùng phe Xã nghĩa dựng lên biết bao rào cản ngăn cấm người dân ra khỏi quốc gia, ngăn chặn và cấm cản bất kỳ ai rời khỏi đất nước mình.

Ngày nay, một quốc gia như xứ này cùng phe ngày ấy thì lại cầu mong người dân "bất mãn" của mình đi khỏi "cút khỏi" quốc gia càng sớm càng tốt?

Trớ trêu nhỉ?

Có thằng nào giải thích được cho tao vì sao lại có sự thay đổi như thế không?
Freedom is not free - Đây là một câu nổi tiếng của phương Tây. Sẽ trả lời được cho vấn đề này.
 
Thực ra phương Đông giai đoạn Xuân Thu - CHiến Quốc cũng có 1 thời kỳ phản biện, tranh luận hay lắm. Về sau mới như này, mày thử tìm hiểu về cuộc đời Chu Lệ Vương sẽ rõ, nôm na là ông này đàn áp tự do ngôn luận, dân không được phép nói gì tiêu cực về hoàng gia. Về sau dân tình bức xúc quá, lật đổ mẹ luôn Chu Lệ Vương, vua còn phải chạy đi tị nạn ở nước khác đéo dám ở trong nước. Thời kỳ bách gia chư tử cũng là thời kỳ các trường phái triết học tranh biện, đấu đá nhau điên cuồng. Tiếc là sau khi nhà Hán lên thì độc tôn Nho giáo thôi... Bản thân Phật giáo cũng không phải là tôn giáo khuyến khích người ta tranh biện thế nên nó mới tồn tại được song hành cùng Nho giáo.
Đúng là như vậy, từ thời Cổ Công Đản Phụ (Khai quốc nhà Chu) đã để lại tổ huấn : K thể chắn miệng thằng dân được.

Chỉ có chiến tranh mới khiến tư tưởng thăng hoa - cọ sát - tiến bộ
Tao không phủ nhận vẫn có phản biện.

Nhưng.

Những ông như thế trong sách được gọi là "nhà du thuyết", "biện sĩ". Tức là dùng lời nói của mình để đạt được mục đích nào đó.

Thời ấy, thì hoặc là nói nghe hay lọt lỗ tai ông vua, ông vương nào đó thì có thể may mắn sống. Còn không thì lôi ra chém đầu con mẹ nó đi.

Vẫn là thằng vua, thằng vương quyết định cả thôi. Có cho nói thì cho nói, đéo cho thì cho ra chém đầu. Nghề nguy hiểm tương đương kế toán hay bấm máy hiện nay.
 
Các ông bố bà mẹ thường lấy làm khó chịu, căng thẳng, bực bội, cáu giận, quát mắng với bọn tuổi mới lớn. Phần đa là bởi chúng hay cãi chem chẻm và làm ngược lại những điều dù đúng hay sai của người lớn dạy. Sai nó cãi đã đành, đúng nó vẫn cãi.

Thật ra không có gì lạ, bọn trẻ mới lớn, tâm sính lý chưa ổn định, giai đoạn giao thời từ đứa trẻ lên người trưởng thành là thời điểm chúng khám phá học hỏi quá nhiều kiến thức mới nhưng chưa đủ, chúng đã vội tưởng những gì mình mới tìm hiểu được là chân lý, là cái đúng nhất. Chúng muốn khẳng định bản thân, muốn thể hiện để được công nhận. Thế là chúng cãi bay cãi biến mọi thứ một cách ngang tàng để được chú ý và quan tâm lẫn khẳng định. Hầu hết bọn mới lớn đều thế.

Con gái mình bảo, “Thật ra thì chẳng thể làm gì để thay đổi cái tính đó của bọn mới lớn đâu, chỉ cần yêu nó và cho nó biết mình yêu nó là được.” Nàng đã trải qua thời điểm đó, nàng hiểu khi bọn trẻ lớn thêm nữa, học thêm nhiều nữa, tự chúng sẽ nhận ra bản thân đã ngông cuồng như thế nào thì sẽ tự điều chỉnh thôi.

Nhớ lại hồi chúng ta còn tuổi mới lớn, không nhiều thì ít cũng có những biểu hiện như thế. Điều này không có gì sai trái bởi nó là tâm lý bình thường trong một giai đoạn ai cũng phải trải qua.

Thế nhưng, khi chúng ta đã trưởng thành về mặt thể chất, đã là người lớn rồi, mà tâm tính, nhận thức vẫn như tuổi mới lớn, vẫn “trẻ trâu” thì thật thảm hại cho bản thân và những người xung quanh. Tôi nhận thấy điều này ở khá nhiều người Việt. Tôi gọi đó là “hội chứng trẻ trâu”.

Bởi cái “hội chứng trẻ trâu” ở họ mà mọi cuộc tranh luận thường dễ rơi vào bế tắc hoặc biến thành chửi nhau do “đứa trẻ trâu” nào trong họ cũng muốn thể hiện và khẳng định. Sai họ cãi, đúng cũng cãi, bới bèo ra bọ để cãi, lộn ngược lộn xuôi để cãi, chân lý, nguyên tắc, văn hóa, đạo đức… đều là muỗi so với “đứa trẻ trâu” trong họ.

Hôm trước nói chuyện với một người bạn về chủ đề này, bạn bảo, “Bao nhiêu năm học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, kiến thức một chiều, đến khi tớ biết vào mạng, đọc nhiều, tìm hiểu thì vỡ òa ra nhiều thứ và lúc ấy cứ nghĩ là mình đã tìm ra chân lý, rất trẻ trâu. Cũng may là tớ vượt qua giai đoạn đó khá nhanh để trưởng thành hơn về mặt nhận thức. Có người nhanh vượt qua, có người chậm, nhưng cũng có người bị đóng khung luôn ở đấy.”

Chính cái sự đóng khung ấy làm cho người lớn mãi “trẻ trâu” trong tư duy, không học được thêm, không thể tiến bộ về mặt nhận thức, coi khinh mọi giá trị, vô lễ với tri thức, bỉ bôi những gì khác với điều mình biết, thậm chí còn phỉ báng con người, dân tộc.

Tôi nhớ hồi mới tham gia mạng xã hội, tôi thường xuyên đọc blog Alan Phan, blog Hiệu Minh, sau thêm blog Anh Ba Sàm… Tôi hay viết bình luận trên blog Alan Phan và blog Hiệu Minh. Tôi học được nhiều điều từ các chủ blog và các anh, chị bạn đọc tham gia bình luận trong các blog. Trong đó, tôi đặc biệt kính trọng và biết ơn một người có nick là Tịt Tuốt. Ông chính là người thầy làm cho tôi không bị hội chứng trẻ trâu.

Ông vui tính, có kiến thức sâu, rộng trong nhiều lĩnh vực, khẳng khái nhưng cũng rất khiêm tốn, luôn đúng mực trong cách viết, trình bày. Với người trẻ như tôi, ông luôn dành cho sự bao dung và hướng dẫn chu đáo, chân tình mỗi khi tôi có những nhận định chưa đúng, chưa đủ. Thâm tâm tôi coi ông là người thầy dù không biết mặt, không biết tên, không liên lạc qua kênh khác ngoài phần bình luận trên blog. Sau này, ông bỗng dưng biến mất tăm không bình luận trên trang nào nữa. Tôi hụt hẫng. Cho đến giờ vẫn cảm thấy hụt hẫng như thiếu một cái gì quan trọng lắm.

Quay lại “hội chứng trẻ trâu”, làm sao để nhanh thoát ra khỏi tình trạng đó? Ở trẻ mới lớn, bố mẹ cần sự thấu hiểu và kiên trì dạy bảo, trẻ sẽ vẫn cãi nhưng chúng sẽ tiếp thu và dần điều chỉnh. Nhưng với người lớn mắc bệnh thích thể hiện – “hội chứng trẻ trâu” thì sao? Khó quá. Tôi chia ra làm hai thành phần thông qua biểu hiện của họ để có cách đối xử khác nhau:

– Những người tương tự như đứa bạn tôi kể ở trên, họ chỉ cần chút thời gian, sự thấu hiểu, chia sẻ kiến thức, góc nhìn khác một cách ôn tồn để họ mở rộng tầm nhìn đa chiều là họ nhận ra ngay và thay đổi rất nhanh. Với họ, tôi luôn kiên nhẫn, dịu dàng và chăm chút từng xíu một… giống như ngày xưa chú Tịt Tuốt đã từng đối xử với tôi như vậy. Rất hiệu quả.

– Những người nặng hơn, đa phần là lớn tuổi, có chút địa vị hoặc tên tuổi thì tôi thường viết thẳng vài câu, họ chợt nhận ra thì tốt, không nhận ra thì thôi, tôi không quan tâm thêm bởi qua nhiều lần với nhiều người tôi hiểu họ không thể thay đổi, không thể trông mong ở họ thêm gì. Họ không giúp gì được cho tiến trình tìm kiếm con đường thay đổi cho đất nước.

Ngày trước, chú Tịt Tuốt đã không ngần ngại mà chỉ bảo tôi, tôi biết ơn chú nhưng không thể hồi đáp cho cá nhân chú nên tôi hồi đáp bằng cách viết lại những kiến thức mình thu nhặt được cho những người còn chưa biết, như một cách trả ơn cuộc đời. Vì việc này tôi bị ghét nhiều, người ta bảo tôi “dạy đời”. Việc đúng thì mình làm thôi. Trong quá trình viết, trao đổi trên trang cá nhân, tôi cũng lại học thêm được rất nhiều thứ từ bạn đọc, trong đó có những người trẻ hơn mình nhiều.

Kiến thức bao la, khả năng con người có giới hạn, hiểu vậy để đừng đặt mình làm trung tâm vũ trụ, tinh hoa tinh bông gì gì thì ta sẽ không bị thói ngông cuồng ngạo mạn làm cho trở thành trẻ trâu
Klq nhưng mày nghĩ sao về Alan Phan, có ý kiến cho rằng ông ta là một doanh nhân không thành công và một người nhân cách xấu
 
Top