Mở quán cà phê lỗ sạch 1,5 tỷ đồng, chủ quán nhận ra điều nhiều người bỏ qua

Sau 2 năm kinh doanh quán cà phê, anh Hùng đã phải đóng cửa với gánh nợ gần 1,5 tỷ đồng. Phân tích nguyên nhân thất bại, anh Hùng phát hiện một sai lầm lớn khiến mọi nỗ lực khác trở nên vô nghĩa.​


Năm 2023, rời bỏ công việc kỹ thuật ổn định tại một công ty lớn, anh Nguyễn Văn Hùng (Thanh Xuân, Hà Nội) mạnh dạn đầu tư vào một quán cà phê tại khu đô thị mới phía Tây Hà Nội. Với tầm nhìn "đi trước đón đầu", anh kỳ vọng chiếm lĩnh thị phần tại một khu vực còn thưa vắng dịch vụ.

Tổng vốn đầu tư ban đầu của anh Hùng lên tới 1,2 tỷ đồng. Trong đó, hơn 500 triệu đồng là khoản vay ngân hàng, phần còn lại là vốn tích lũy cá nhân và hỗ trợ từ gia đình. Số tiền này dùng để thiết kế không gian hiện đại, mua sắm máy móc pha chế và lên thực đơn đồ uống chất lượng. Quán có thiết kế trẻ trung, nhắm đến nhóm khách văn phòng và cư dân quanh khu đô thị.

Ban đầu, quán thu hút được lượng khách nhất định nhờ sự mới mẻ. Tuy nhiên, mật độ dân cư khu vực không tăng như kỳ vọng, dẫn đến lượng khách giảm sút rõ rệt chỉ sau vài tháng. Thiếu kinh nghiệm quản lý, cộng với nhân sự biến động liên tục khiến chất lượng dịch vụ giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm khách hàng.

Những tháng đầu tiên, khi lượng khách còn ổn định, doanh thu của quán đạt khoảng 90-100 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, các khoản chi phí cố định lại rất lớn. Tiền thuê mặt bằng là 35 triệu đồng/tháng, chưa kể chi phí lương nhân sự, điện nước, nguyên vật liệu và các khoản phát sinh khác. Do đó, ngay cả trong những tháng doanh thu tốt, quán cũng chỉ hòa vốn hoặc lãi rất mỏng

Mở quán cà phê không dễ như nhiều người nghĩ. Ảnh minh họa: Linh Trang

Mở quán cà phê không dễ như nhiều người nghĩ. Ảnh minh họa: Linh Trang

Lượng khách sụt giảm mạnh chỉ sau vài tháng, mọi nỗ lực cải thiện Menu, truyền thông hay khuyến mãi... chỉ như "bắt cá trên cạn". Doanh thu trung bình chỉ còn khoảng 50-60 triệu đồng/tháng, quán cà phê nhanh chóng rơi vào vòng xoáy doanh thu không đủ bù chi phí cố định.

Trong sáu tháng cuối cùng trước khi đóng cửa, anh Hùng cố gắng xoay xở để duy trì, thậm chí bù lỗ bằng tiền cá nhân để chi trả các khoản cấp bách. Việc gánh một khoản lỗ lớn và phải "gồng" để hoàn vốn gây áp lực tâm lý rất lớn cho chủ quán.

Tính cả các khoản lỗ phát sinh trong quá trình vận hành, tổng thiệt hại của anh Hùng sau 2 năm lên tới gần 1,5 tỷ đồng.

Anh Hùng chia sẻ, sau đại dịch, anh đã kỳ vọng nhu cầu tụ tập tại các quán cà phê sẽ phục hồi mạnh mẽ. Thế nhưng, tâm lý thắt chặt chi tiêu của người dân ảnh hưởng lớn tới doanh thu của quán.

“Rất nhiều người ảo tưởng rằng mở quán cà phê là nhẹ nhàng, có thời gian rảnh, nhưng thực tế là ngược lại hoàn toàn. Lúc nào cũng phải bù đầu suy nghĩ làm sao để có doanh thu, thậm chí phải bưng bê, dọn dẹp hơn cả nhân viên”, anh Hùng nói.

Phân tích nguyên nhân thất bại, anh Hùng thấy rằng yếu tố then chốt nằm ở khâu chọn vị trí. Việc đặt quán vào một khu vực mới, ít người khiến mọi nỗ lực khác trở nên vô nghĩa.

Trong khi quán thường xuyên lỗ, việc hoàn vốn đầu tư ban đầu trở thành một thách thức lớn và cần nhiều thời gian. Bên cạnh đó, điều hành quán đòi hỏi kỹ năng quản lý, marketing, kiểm soát tài chính, nhân sự - không khác gì điều hành một doanh nghiệp.

Sau tất cả, anh Hùng thẳng thắn nhìn lại: “Nếu khi đó tôi tiếp tục làm kỹ thuật, mỗi tháng kiếm 15-18 triệu, tiết kiệm 2 năm thì cũng dư vài trăm triệu, không mang nợ, không áp lực”.

Tưởng dễ mà dễ 'trắng tay'

Bà Nguyễn Thị Huế (từng làm chủ một quán cà phê) cho hay, mở quán cà phê là lựa chọn phổ biến nhất của người trẻ khi khởi nghiệp. Đây là hình thức kinh doanh gần gũi, dễ thấy, tưởng như đơn giản và dễ sinh lời.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy khởi nghiệp trong lĩnh vực này ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Theo bà Huế, thực tế mở 10 quán thì có đến 7-8 quán phải đóng cửa vì vắng khách hoặc không cân đối được tài chính.

Nguyên nhân do chi phí vận hành lớn, trong khi lợi nhuận không cao như nhiều người tưởng. Doanh thu có thể tăng, nhưng chi phí cũng tăng theo từ tiền mặt bằng, lương nhân viên, điện nước, nguyên vật liệu cho đến các chi phí hao mòn dần theo thời gian như bàn ghế, ly tách, đèn trang trí... Tất cả đã âm thầm "ăn mòn" lợi nhuận mỗi ngày.

Không ít người nghĩ rằng chỉ cần thu nhiều hơn chi là có lãi, nhưng trong kinh doanh cà phê, điều đó chưa đủ. Nếu không có kế hoạch tài chính bài bản và kiểm soát dòng tiền chặt chẽ, rất dễ rơi vào tình trạng kinh doanh càng lâu càng lỗ nặng.

Bà Huế đưa ra lời khuyên, nếu không có nguồn vốn mạnh và không thật sự hiểu về vận hành quán, hãy cân nhắc kỹ trước khi mở. Có thể bắt đầu bằng mô hình nhỏ, linh hoạt hoặc thử kinh doanh online trước. Nếu không chuẩn bị kỹ, cái giá phải trả không chỉ là tiền bạc mà còn là thời gian và áp lực tinh thần rất lớn.

(Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi)
 
Thưa vắng dịch vụ, ít văn phòng. Đầu tư cf là sai lầm. “Đi tắt đón đầu” thuật ngữ xạo Lồn nổi tiếng ở xứ lừa
Quán cf của tao đầu tư 400, ở 1 nơi đông văn phòng và khu dân cư. Mỗi tháng đẻ cho tao đc trên dưới 30 củ. Nhiều khi mặt bằng đắt, chưa chắc đã là ngon.
 
Thằng bạn tao mở cafe 400 triệu, mặt bằng mỗi tháng 20 triệu. Mỗi ngày bán được 20-30 ly, trả tiền mặt bằng nhân viên vừa đủ, nguyên liệu sinh ra từ hư vô nên huề vốn, sau 3 tháng sang lại 200 củ

Thằng bạn tao mở cafe 400 triệu, mặt bằng mỗi tháng 20 triệu. Mỗi ngày bán được 20-30 ly, trả tiền mặt bằng nhân viên vừa đủ, nguyên liệu sinh ra từ hư vô nên huề vốn, sau 3 tháng sang lại 200 củ
 
Mở quán cf phải là lô góc nên giá mb khá cao.nếu tml trên bán dc 1 ngày 3t thì dẹp quán là đúng,vốn bỏ ra quá cao.
Tao từng mở quán vốn tầm 100 chai.1 ngày bán dc 2 triệu thì coi như có lương,đéo phải đi cày công trình.chứ bỏ ra 1 tỷ mà doanh số có 3triệu /ngày thì ăn cám.
Mở quán cf chủ yếu lời từ món cf,nước đóng chai,chứ bán nước ngọt hay các loại khác thì éo lời bao nhiêu.
 
CF là hưởng thụ, có dư thì ngta dùng, mà k dư là bỏ. Trong khi đó, quán ăn k thời nào k cần. Có điều, KD quán ăn nó vất vả thực sự, cắm mặt chổng mông lên mà làm, làm quán ăn k sợ đóng cửa, nhg lãi thì ít.
 
Mở quán cf phải là lô góc nên giá mb khá cao.nếu tml trên bán dc 1 ngày 3t thì dẹp quán là đúng,vốn bỏ ra quá cao.
Tao từng mở quán vốn tầm 100 chai.1 ngày bán dc 2 triệu thì coi như có lương,đéo phải đi cày công trình.chứ bỏ ra 1 tỷ mà doanh số có 3triệu /ngày thì ăn cám.
Mở quán cf chủ yếu lời từ món cf,nước đóng chai,chứ bán nước ngọt hay các loại khác thì éo lời bao nhiêu.
Đéo gì mà nghe bi quan vậy.
Quán tao lô góc, thuê tháng 20 củ, mỗi ngày doanh thu 3-4 củ. Tháng tao cầm về vẫn đc >30 củ. Chắc mày thuê làm từ A-Z à?

mặt bằng phải thật đẹp thì hãy tính đến chuyện mở cf, tao thích ngồi mấy quán như kiểu aha, thoải mái vl
Aha thì mở toàn vị trí đẹp nhưng đồ uống tao đánh giá là đéo oke
 
Thằng bạn tao mở cafe 400 triệu, mặt bằng mỗi tháng 20 triệu. Mỗi ngày bán được 20-30 ly, trả tiền mặt bằng nhân viên vừa đủ, nguyên liệu sinh ra từ hư vô nên huề vốn, sau 3 tháng sang lại 200 củ

Thằng bạn tao mở cafe 400 triệu, mặt bằng mỗi tháng 20 triệu. Mỗi ngày bán được 20-30 ly, trả tiền mặt bằng nhân viên vừa đủ, nguyên liệu sinh ra từ hư vô nên huề vốn, sau 3 tháng sang lại 200 củ
WBM1Pe.jpeg
 
Mở quán cf phải là lô góc nên giá mb khá cao.nếu tml trên bán dc 1 ngày 3t thì dẹp quán là đúng,vốn bỏ ra quá cao.
Tao từng mở quán vốn tầm 100 chai.1 ngày bán dc 2 triệu thì coi như có lương,đéo phải đi cày công trình.chứ bỏ ra 1 tỷ mà doanh số có 3triệu /ngày thì ăn cám.
Mở quán cf chủ yếu lời từ món cf,nước đóng chai,chứ bán nước ngọt hay các loại khác thì éo lời bao nhiêu.
thật cafe với nước suối còn có lời nhiều chứ nước ngọt redbull giá vốn nó cao vkl 1 thùng 200k lời đéo bao nhiêu!
giờ cafe nó cũng bão hòa rồi khó khăn mà cạnh tranh nhiều quán mạnh phết!
nói chung chạy grab là thượng sách!
 

Có thể bạn quan tâm

Top