Có Video Mỗi Ngày Một Bài Hát - Một Câu Chuyện

4. Bài hát hôm nay tao muốn chia sẻ với tụi bây làCâu chuyện tình yêu & Tình nhớ
***
Một chiều mưa Sài Gòn giọng hát Khánh Ly văng vẳng trong những ca khúc Trịnh Công Sơn, da diết buồn xa vắng theo những giọt mưa rơi bay trong trời gió lồng lộng.
Ở đây, một chiều mưa Cali, vẫn giọng hát Khánh Ly dằng dặc trong tiếng ào ạt mưa rơi, vẫn những ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, như mưa về một nơi rất xa, với nỗi nhớ xa xăm.
Mùa xuân với những cơn mưa, mưa vẫn cứ rơi, làm nhớ lại những chiều mưa Sài Gòn, nhớ những con đường với hai hàng cây cao xanh ngát mây trời, và thoáng qua nỗi nhớ tình yêu, trong ca khúc Tình nhớ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Bạn còn nhớ câu chuyện tình yêu trong ca khúc Tình nhớ* sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn**, với tiếng hát Khánh Ly***, của Sài Gòn 1974.
Tình nhớ
“Tình ngỡ đã quên đi
như lòng cố lạnh lùng
Người ngỡ đã xa xăm
bỗng về quá thênh thang
Ôi áo xưa lồng lộng
đã xô dạt trời chiều
Như từng cơn nước rộng
xóa một ngày đìu hiu
Tình ngỡ đã phôi pha
nhưng tình vẫn còn đầy
Người ngỡ đã đi xa
nhưng người vẫn quanh đây
Những bước chân mềm mại
đã đi vào đời người
Như từng viên đá cuôị
rớt vào lòng biển khơi
Khi cơn đau chưa dài
thì tình như chút nắng
Khi cơn đau lên đầy
thì tình đã mênh mông
Một người về đỉnh cao,
một người về vực sâu
Để cuộc tình chìm mau
như bóng chim cuối đèo
Tình ngỡ chết trong nhau
nhưng tình vẫn rộn ràng
Người ngỡ đã quên lâu
nhưng người vẫn bâng khuâng
Những ngón tay ngại ngùng
đã ru lại tình gần
Như ngoài khơi gió động
hết cuộc đời lênh đênh
Người ngỡ đã xa xưa
nhưng người bỗng lại về
Tình ngỡ sóng xa đưa
nhưng còn quá bao la
Ôi trái tim phiền muộn
đã vui lại một giờ
Như bờ xa nước cạn
đã chìm vào cơn mưa”
(Lời bài hát Tình nhớ, tác giả Trịnh Công Sơn)

Những cảm xúc trong các ca khúc của Trịnh Công Sơn đến thật nhẹ nhàng, như những cuộc tình trong đời, của ai đó. Cũng như biết bao câu chuyện tình yêu, tình yêu mơ mộng tuổi học trò, tình yêu đôi lứa.
Có những cuộc tình đẹp mãi, những cuộc tình chia xa. Nào phải cuộc tình nào cũng dài lâu và mãi mãi, có khi như chỉ là giấc mơ qua, để lại những vết thương đầy trong tim và nỗi nhớ, không biết khi nào nhạt phai.
Nỗi nhớ về một tình yêu, để lại trong một những bản tình ca hay nhất của nhạc sĩ trịnh Công Sơn, đó là ca khúc Tình nhớ. Với ai đó, nhạc Trịnh là những bản tình ca thấm sâu vào trong lòng người những cảm xúc mênh mông với những trái tim đang yêu, đã yêu và sẽ yêu.

Tình nhớ như hơi thở và nhịp đập của một con tim đang thổn thức, nức nở, nuối tiếc như dùng dằng níu kéo những xa xăm thật gần, với những nhạt nhòa đắm say bao lần. Cố quên và tưởng rằng đã quên, để nhớ lại những chiều gió lộng với con nước thênh thang, với tà áo bay trong chiều bên nhau,

“Tình ngỡ đã quên đi, như lòng cố lạnh lùng. Người ngỡ đã xa xăm, bỗng về quá thênh thang. Ôi áo xưa lồng lộng, đã xô dạt trời chiều. Như từng cơn nước rộng, xóa một ngày đìu hiu…”****
Lời hát của một tình yêu đã xa, với những nỗi nhớ thương cho một người tình đã xa. Tất cả như quyện vào nhau, với cuộc đời và hư ảo trong mơ và cuộc sống, đẹp như một tình yêu, với bước chân ngày nào trên từng viên đá cuội, với biển sóng chập chùng ngày qua,

“…Tình ngỡ đã phôi pha, nhưng tình vẫn còn đầy. Người ngỡ đã đi xa, nhưng người vẫn quanh đây. Những bước chân mềm mại, đã đi vào đời người. Như từng viên đá cuôị, rớt vào lòng biển khơi… “****
Những cảm xúc cứ nối tiếp nhau như bóng dáng một tình yêu ra đi và trở lại, đối nghịch nhau giữa đời thực và hư ảo, với những nỗi đau chìm trong vực sâu của thương đau cuối trời mênh mông
“…Khi cơn đau chưa dài, thì tình như chút nắng. Khi cơn đau lên đầy, thì tình đã mênh mông. Một người về đỉnh cao, một người về vực sâu. Để cuộc tình chìm mau, như bóng chim cuối đèo…”****

Con người và những giấc mơ tình yêu, thức dậy vào một buổi sớm mai khi xuân về, và ngủ yên lặng lẽ để cố quên đi khi cuộc tình bay xa, Và có khi trong giấc mơ lại hiện về, ánh mắt và nụ cười, mái tóc dài và những ngón tay ngoan ru tình yêu lại gần, những cơn mưa giữa trời biển động và một đời sóng lênh đênh,
“…Tình ngỡ chết trong nhau, nhưng tình vẫn rộn ràng. Người ngỡ đã quên lâu, nhưng người vẫn bâng khuâng. Những ngón tay ngại ngùng, đã ru lại tình gần. Như ngoài khơi gió động, hết cuộc đời lênh đênh…”****
Tưởng chừng đã quên, như đã ngủ yên, nhưng rồi bỗng lại trở về. Có phải đó là giấc mơ của ai đó khi ôm trái tim phiền muộn, và trong trái tim cô đơn lại đến với niềm vui như sóng vỗ trào dâng, như dòng sông đi qua cuộc đời với những cơn sóng xô, hay cơn mưa vùi trong gió bờ xa.

Giấc mơ hay là hiện thực, để lại trong trái tim người nghệ sĩ những cảm xúc yêu thương một lần nữa
“…Người ngỡ đã xa xưa, nhưng người bỗng lại về. Tình ngỡ sóng xa đưa, nhưng còn quá bao la. Ôi trái tim phiền muộn, đã vui lại một giờ. Như bờ xa nước cạn, đã chìm vào cơn mưa.”****

Có ai đó nói rằng cuộc đời là những chuyến xe qua, và để có những bến đỗ, như là hình ảnh của cuộc đời với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Khi tình yêu đi qua đời ông, chỉ có một mình ông ở lại với hy vọng.
Giai điệu và lời hát trong Tình Nhớ là những hình ảnh, góc cạnh của cuộc sống, đầy ắp sắc màu và đường nét hội họa, phong cảnh tuyệt cảnh của một nơi chốn nào đó của thời gian và không gian đi qua đó.
Tình nhớ để lại nhiều cảm xúc trong trái tim người nghe, như nỗi nhớ của ai đó với tình yêu, với những gì đi qua và để lại, để nhớ và để quên, một ngày, một đời và mãi mãi.

Trong tác phẩm Thư tình gửi một người, làm người đọc nhớ về một ngày xưa của những năm tháng tuổi yêu người của chàng trai Trịnh Công Sơn, viết văn và làm nhạc cho đời, hình ảnh của một nghệ sĩ đang chờ ở đó, trên những dòng thư kể những câu chuyện tình yêu, ở một nơi chốn tận cùng của cô đơn và tĩnh lặng xa xăm.

Có những cái tên để nhớ, về một ai đó, như một tình yêu, một giấc mơ, với những câu chuyện nhớ về một nơi xa, và không biết còn mong quay về, ở đó, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết ca khúc Biển nhớ với nỗi nhớ biển, viết ca khúc Tình nhớ để nhớ về một tình yêu, và viết về biết bao điều để nhớ và để quên, như tuổi trẻ và cuộc đời, của chính mình.

Những nghệ sĩ dường như gặp nhau ở đó, cảm hứng cuộc đời và sáng tác, Bob Dylan (Mỹ), Leonard Cohen (Canada), Serge Lama (Pháp)..vv trên con đường của mình, viết cho đời những câu chuyện tình yêu, với âm nhạc thơ ca và văn chương hòa quyện vào nhau.

Nền văn hóa Pháp để lại trong tâm tưởng chàng trai Trịnh Công Sơn những ám ảnh của nền văn chương thi ca lãng mạn Pháp, hội họa và âm nhạc ấn tượng, với dòng sông Seine và con phố thành Paris như dòng sông Hương và những bức tường thành cổ kính rêu phong của cố đô Huế, cùng với một trung tâm Sài Gòn giống Paris vô cùng.
Những cơn mưa Cali cứ dai dẳng không dứt trong tiếng hát của nữ ca sĩ Khánh Ly, như buổi đầu tiên và cho đến mãi bây giờ. Những cơn mưa cứ còn mãi làm nhớ về những nỗi nhớ day dứt trong Tình nhớ của Trịnh Công Sơn.
Nghe nhạc Trịnh trên đất Mỹ, Canada, Pháp cũng tuyệt vời như ở một nơi nào đó ở Việt Nam với cơn mưa, tràn ngập tiếng mưa rơi, hay những chiều vàng nắng trên phố, bên những dòng sông trôi xa mịt mờ, trong tiếng sóng vỗ của ngàn khơi biển nhớ vời vợi trong Tình Nhớ của Trịnh Công Sơn qua giọng hát Khánh Ly.
***
Saigonvip 03/05/2024
************************************
*Tình nhớ: Bài hát được viết bởi Trịnh Công Sơn. Bài hát được trình bày qua tiếng hát Khánh Ly năm 1974.
** Trịnh Công Sơn: Nhạc sĩ, sinh ngày 28 tháng 02 năm 1939 tại Buôn Ma Thuột, và mất ngày 01 tháng 04 năm 2001 tại Sài Gòn.
Nhạc sĩ là một trong những nhạc sĩ lớn của nền âm nhạc đương đại Việt. Các tác phẩm tiêu biểu như Ướt mi, Diễm xưa, Biển nhớ, Hạ trắng, Nắng thủy tinh, Mưa hồng, Nhìn những mùa thu đi, Ru em từng ngón xuân nồng, Như cánh vạc bay, Rừng xưa đã khép, Rồi như đá ngây ngô, Đêm thấy ta là thác đổ, Phôi pha, Ngụ ngôn mùa đông, Đàn bò vào thành phố, Người già em bé, Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Như một lời chia tay …vv
*** Khánh Ly: Ca sĩ, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh ngày 06 tháng 03 năm 1045 tại Hà Nội. Sau 1975 sống và làm việc tại California, Hoa Kỳ. Giọng hát Khánh Ly gắn liền với các ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Được mệnh danh là nữ hoàng chân đất trước 1975.


Lâu lâu nghe lại hoài niệm quá ...
 
Giai điệu nhẹ nhàng mà sâu lắng, tâm hồn mày như bị cuốn theo bài hát, cảm xúc mày lên xuống theo từng khoảng khắc.
Nhạc ngày xưa cá nhân tao thấy viết lời sang, không quá thô thiển, ẩn dụ, hoán dụ, so sánh...
Mỗi người dựa vào trí tưởng tượng của mình mà từ đó tự khắc hoạ những bức tranh riêng.
 
Nhạc ngày xưa cá nhân tao thấy viết lời sang, không quá thô thiển, ẩn dụ, hoán dụ, so sánh...
Mỗi người dựa vào trí tưởng tượng của mình mà từ đó tự khắc hoạ những bức tranh riêng.
Vì thế nó mời đi vào lòng người và khiến người ta nhớ mãi. Có những lúc trong cuộc sống mày thấy nó giống với 1 bài hát mày đã từng nghe qua.
 
5. Bài hát hôm nay tao muốn chia sẻ với tụi bây là: Câu chuyện tình yêu & Ru mãi ngàn năm (Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng)
***
Những bài hát ru như những bài học đầu đời của trẻ thơ khi còn nằm nơi, biết bao nhiêu những yêu thương, những cảm xúc yêu thương trong giai điệu và trong những lời hát ru đó, của bà, của mẹ, của chị.
Những đứa trẻ lớn lên, được nuôi dưỡng bằng giai điệu và những lời hát ru đầy tình yêu, và chan chứa yêu thương, như tiếng nói của cội nguồn, tiếng nói từ sâu thẳm trong trái tim và tâm hồn.
Tiếng nói yêu thương từ những bài hát ru đó lớn dần theo năm tháng và trở thành lời ru ngọt ngào của tình yêu, lời ru ngàn năm của một đất nước và dân tộc có một chiều dài lịch sử, của nòi giống Lạc Hồng, Lạc Long Quân và Âu Cơ, với câu chuyện trăm con, năm mươi con theo mẹ lên núi và năm mươi con theo cha xuống biển.
Những bài hát ru từ ngàn năm trước, và còn mãi cho đến tận ngàn sau, như một minh chứng của tình yêu, với những thương yêu và khát vọng. Đó cũng là câu chuyện tình yêu trong ca khúc Ru mãi ngàn năm*, sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn**, bài hát được trình bày qua tiếng hát Khánh Ly***.
Ru mãi ngàn năm
“Ru mãi ngàn năm dòng tóc em buồn
Bàn tay em năm ngón ru trên ngàn năm
Trên mùa lá xanh ngón tay em gầy
Nên mãi ru thêm ngàn năm
Ru mãi ngàn năm từng phiến môi mềm
Bàn tay em trau chuốt thêm cho ngàn năm
Cho vừa nhớ nhung có em dỗi hờn
Nên mãi ru thêm ngàn năm
Thôi ngủ đi em, mưa ru em ngủ
Tay em kết nụ, nuôi trọn một đời
Nuôi một đời người
Mùa xuân vừa đến xin mãi ăn năn mà thôi...
Ru mãi ngàn năm từng ngón xuân nồng
Bàn tay em năm ngón anh ru ngàn năm
Giận hờn sẽ quên
Dáng em trôi dài trôi mãi trôi trên ngàn năm...
Ru mãi ngàn năm vừa má em hồng
Bàn tay đưa anh đến quê hương vàng son
Vào trời lãng quên
Tóc em như trời xưa đã qua đi ngàn năm...
Còn lời ru mãi vang vọng một trời
Mùa xanh lá vội ru em miệt mài
Còn lời ru mãi, còn lời ru nầy
Ngàn năm ru hoài, ngàn đời ru ai...”
(Lời bài hát Ru mãi ngàn năm, tác giả Trịnh Công Sơn)

Mẹ Việt Nam, là biểu tượng của quê hương và tình yêu, Mẹ là bầu sữa nuôi đàn con nên người, và những người con gái như là biểu tượng của tình yêu, với hình tượng vẻ đẹp của lời ru ngàn năm.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ấp ủ hình tượng người Mẹ trong trái tim mình, với tình yêu, cũng như chứa chan tình yêu với người con gái, trong lời hát của ca khúc Ru mãi ngàn năm.
Tình yêu đã hóa thân vào trong những huyền thoại, vào thời gian và không gian của dòng sông, của gió, của lá, của lời ru trên những giai điệu ngàn năm, với vẻ đẹp của người con gái với những vui buồn của tình yêu đi qua cuộc đời,
“Ru mãi ngàn năm dòng tóc em buồn. Bàn tay em năm ngón ru trên ngàn năm. Trên mùa lá xanh ngón tay em gầy. Nên mãi ru thêm ngàn năm…”****

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết nhạc trên những vần thơ, lời hát như những lời hát ru yêu thương ngày nào mà giờ đây trở lại với tiếng thì thầm của con tim cho một tình yêu, với những ước ao và khát vọng yêu thương, với những nhớ nhung, những dỗi hơn, những mơ mộng yêu thương ngàn năm,
“…Ru mãi ngàn năm từng phiến môi mềm. Bàn tay em trau chuốt thêm cho ngàn năm. Cho vừa nhớ nhung có em dỗi hờn. Nên mãi ru thêm ngàn năm…”****
Tình yêu đánh thức những trái tim và tâm hồn thức dậy, với những trái tim tuổi trẻ thơ dại đầu đời, cũng như cả những trái tim cả một đời ăn năn.

Với tình yêu cả trong những giấc ngủ, những cơn mơ, những khát khao trẻ thơ ngày xưa, và còn mãi cho đến cả một đời người, như mùa xuân vừa đến, với những cơn mưa, với những giấc ngủ đầy mộng mị trong tiếng hát yêu thương,
“…Thôi ngủ đi em, mưa ru em ngủ. Tay em kết nụ, nuôi trọn một đời. Nuôi một đời người. Mùa xuân vừa đến xin mãi ăn năn mà thôi...”****

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có một trái tim và tâm hồn của người nghệ sĩ đích thực, được nuôi dưỡng bởi bầu sữa mẹ, của gia đình và quê hương, của tình yêu và năm tháng, của những lời tự tình của đất nước, sông dài non cao và biển rộng, của những năm tháng yêu thương trong vòng tay gia đình, bè bạn và đất nước.
Tất cả hun đúc trong trái tim đó, trong tâm hồn đó, để rồi trở thành những lời ru của tình yêu, để ru mãi ngàn năm, cho một tình yêu, cho một bóng hình một người con gái trong trái tim người nghệ sĩ, để ru mãi, để quên đi những giận hờn, và để trôi mãi theo ngàn năm,
“…Ru mãi ngàn năm từng ngón xuân nồng. Bàn tay em năm ngón anh ru ngàn năm. Giận hờn sẽ quên. Dáng em trôi dài trôi mãi trôi trên ngàn năm...”***

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẽ trên những vần thơ, vẽ trên những giai điệu, vẽ theo trí tưởng tượng và gởi vào trong những giai điệu những hình vẽ. Vẻ đẹp của tình yêu với những mơ mộng và yêu thương, vẻ đẹp của người con gái, ru mãi với má hồng, với bàn tay năm ngón đưa người vào trời lãng quên, với mái tóc của trời xưa đi qua ngàn năm, với dáng dài trên phố trôi dài trôi mãi.

Vẻ đẹp như một biểu tượng, và giờ đây còn mãi theo ngàn năm,
“…Ru mãi ngàn năm vừa má em hồng. Bàn tay đưa anh đến quê hương vàng son. Vào trời lãng quên. Tóc em như trời xưa đã qua đi ngàn năm...”****
Những ước mơ và khát vọng vẫn còn vang mãi năm tháng, theo lời ru miệt mài, vang vọng một trời, trên màu xanh của lá, trên những lời ru còn mãi, với những yêu thương và chờ đợi, như những tiếng gọi thầm ngàn năm vang vọng mãi trong tâm tưởng người nghệ sĩ,
“…Còn lời ru mãi vang vọng một trời. Mùa xanh lá vội ru em miệt mài. Còn lời ru mãi, còn lời ru nầy. Ngàn năm ru hoài, ngàn đời ru ai...”****

Ru mãi ngàn năm là một trong ca khúc tình yêu thi vị nhất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với vẻ đẹp của lời hát trên giai điệu.
Có thể đây là một trong những vần thơ lãng mạn thơ mộng nhất về tình yêu, quyện vào trong giai điệu da diết của ca khúc Ru mãi ngàn năm, bài hát ru về tình yêu, bài hát ru về năm tháng và cuộc đời.
Bài hát ru về tình yêu và nỗi nhớ của một con người, với trái tim yêu thương của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với lời ru mãi ngàn năm.
***
Saigonvip 04/05/2024
************************************
* Ru mãi ngàn năm: Bài hát được viết bởi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn năm 1967. Bài hát được trình bày qua tiếng hát Khánh Ly.
** Trịnh Công Sơn: Nhạc sĩ, sinh ngày 28 tháng 02 năm 1939 tại Ban Mê Thuột, và mất ngày 01 tháng 04 năm 2001 tại Sài Gòn. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được coi là một trong những nhạc sĩ viết tình ca hay nhất, và là một trong những nhạc sĩ lớn của nền âm nhạc Việt. Cuộc đời âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gồm 2 giai đoạn trước và sau 1975, sáng tác từ rất sớm với bài hát đầu tiên Ướt mi (1958), nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn tiếp tục sáng tác cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Các ca khúc tiêu biểu như Ướt mi, Hạ trắng, Biển nhớ, Mưa hồng, Cát bụi, Tình xa, Dấu chân địa đàng, Thương một người, Cuối cùng cho một tình yêu, Phôi pha, Đêm thấy ta là thác đổ, Như cánh vạc bay, Ở trọ, Đóa hoa vô thường, Để gió cuốn đi, Em còn nhớ hay em đã quên, Một cõi đi về...vv

*** Khánh Ly: Ca sĩ, tên đầy đủ Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh ngày 06 tháng 03 năm 1945 tại Hà Nội. Là một trong những tên tuổi lớn của làng âm nhạc Việt, gắn liền với các ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ca sĩ Khánh Ly với giọng hát liêu trai và một hình ảnh rất quen thuộc trước 1975, với chiếc áo dài và đôi chân trần. Hoạt động từ 1956 đến nay.

 

Bài hai mươi của nhạc sĩ Trúc Sinh (em nhạc sĩ Trúc Hồ) vừa nhẹ nhàng tươi trẻ lại chạm vào trái tim người nghe dù bất kể ở thành thị hay nông thôn. Diễn tả sự ngây thơ bồng bột của tuổi trẻ khi bước vào tình yêu, đó là những kỷ niệm khó phai trong đời mà ai cũng từng trải qua. @dungdamchemnhau
 
Hôm nay có chút thoáng buồn trong lòng, chút trống rỗng, cảm thấy kiếp người ngắn ngủi, phũ phàng, buồn nhiều vui ít nên viết một chút chia sẻ với tụi mày.

Trong một thoáng đọc lại bài kệ ngôn đầu tiên của Đức Phật lúc ngài vừa thành đạo. Sau 3 canh chứng đắc tại cội Bồ Đề, quán xét pháp Duyên khởi để chứng đắc Vô thượng Chánh Giác. Lúc vừa thành đạo, Ngài nhớ lại hành trình dài thăm thẩm, trải qua bao nhiêu kiếp luân hồi thăm thẩm giữa 3 giới 4 loài để hành ba-la-mật (parami).

Kệ ngôn đó được dịch Việt như sau :
Lang thang vạn kiếp luân hồi
Tìm không gặp kẻ xây ngôi nhà này
Ôi đời sống thật buồn thay
Bèo mây bến cũ vần xoay lối về
Hỡi này anh thợ nhà kia
Rui mè kèo cột gãy lìa nát tan
Bao tham ái thảy điêu tàn
Tâm ta chứng đạt Niết Bàn thảnh thơi.

----

Kiếp người vốn được xem là cõi lành do nhân lành cho quả, là cảnh giới thiện thú.
Nhưng mà ngẫm lại thì có mấy ai có được điều mình muốn, được toại nguyện. Nhân loại cứ tìm kiếm những điều hư ảo, hư danh, rước về mình những hư danh bất xứng.

Trên đời cái gì có đã có thì nhất định phải mất.
Từ khi lọt lòng mẹ đã phải mang mầm móng của già-đau-chết.
Trong Kinh ví hình ảnh của mỗi chúng sinh như chiếc bình gốm được người thợ làm gốm tạo tác.
Vừa ra lò đã mang số phận bất toàn, bất trắc, sẵn sàng đổ vỡ bất cứ lúc nào.

Như câu Pháp cú :
Biết thân như đồ gốm,
Trú tâm như thành trì,
Chống Ma với gươm trí ;
Giữ chiến thắng không tham




Bài hát Cát Bụt của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn do danh ca Khánh Ly trình bày cũng chút nào phảng phất tinh thần Phật Pháp đó. Giúp cho khán thính giả có dịp nhìn lại, ngẫm lại về sự ngắn ngủi, hẩm hiu của đời sống hay sự vô vị của việc đấu tranh, giành giật, vơ vét.

Tất cả rồi cũng sẽ về không, những buồn vui, tâm tư tình cảm, quan hệ, sức khỏe, nhà cửa, vợ chồng con cái, cha mẹ ... đến một ngày nào ta cũng phải để lại, phải từ giã mà đi. Mỗi người đi về một phương trời bất định với thời gian bất định - cái mà Đức Phật gọi là "vô thủy luân hồi"

Lời bài hát:

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai vươn hình hài lớn dậy
Ôi cát bụi tuyệt vời
Mặt trời soi một kiếp rong chơi

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi về làm cát bụi
Ôi cát bụi mệt nhoài
Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi

Bao nhiêu năm làm kiếp con người
Chợt một chiều tóc trắng như vôi
Lá úa trên cao rụng đầy
Cho trăm năm vào chết một ngày

Mặt trời nào soi sáng tim tôi
Để tình yêu xay mòn thành đá cuội
Xin úp mặt bùi ngùi
Từng ngày qua mỏi ngóng tin vui

Cụm rừng nào lá xác xơ cây
Từ vực sâu nghe lời mời đã dậy
Ôi cát bụi phận này
Vết mực nào xóa bỏ không hay...


@dungdamchemnhau, SaiGon 4/5/2024

Với thể loại nhạc xưa mộc mạt, đơn sơ thấm nhuần vào tâm tư của những người con SG xưa cùng với giọng ca Khánh Ly, bài hát đã phần nào đó thể hiện sự chua xót, bẻ bàng cùng chút hoài niệm, luyến tiếc cho chuyến ga sinh tử.

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai vươn hình hài lớn dậy

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi về làm cát bụi

Cơ thể hay vật chất này suy cho cùng cũng là tứ đại, cát bụi và cái thây già cỗi coi vậy mà cũng có điểm tương đồng với nhau.
Nếu có hơi thở ra mà không có hơi thở vào thì chẳng khác gì là sỏi đá, cát bụi, khúc gỗ vô tri.

Như câu Pháp cú :

Không bao lâu thân này,
Sẽ nằm dài trên đất,
Bị vất bỏ, vô thức,
Như khúc cây vô dụng.


Cứ buồn vui cho đã, cứ theo đuổi cái mà mình thương thích, trốn tránh cái mà mình khó chịu. Suốt cuộc hành trình đời sống ngẫm lại chỉ có vậy chứ không hơn không kém. Rồi thì cũng một cõi đi về, ta đi một mình, ta về một mình, ta chào đời bằng tâm thái nào thì ta cũng giã từ nơi đây với tâm thái đó

"Bao nhiêu năm làm kiếp con người
Chợt một chiều tóc trắng như vôi
Lá úa trên cao rụng đầy
Cho trăm năm vào chết một ngày"

Thời gian qua liên tục, chúng ta đang già liên tục nhưng không hay. Chỉ đến một lúc chợt nhận ra mình đã có râu, đã dậy thì, đã vỡ giọng thì :" Mình đã thành thanh niên"

Lớn hơn xíu nữa thì thấy ê ẩm tay chân, lưng, không còn linh hoạt thì biết mình đang dần tới trung niên.
Tiến trình này kéo dài liên hồi, âm thầm và lặng lẽ tiễn con người ta từ đau lưng thành còng lưng, rồi phát bệnh những căn bệnh tiềm tàng từ trước. Nằm trên giường bệnh mới bồi hồi :"mình đã già rồi sao ?".

Cuộc sống vội vã khiến mình không kịp nhận ra chính mình đã vô tâm với bản thân như thế nào. Liệu mình có thật sự đang làm những điều mình muốn, cảm thấy có ích hay mình đang chạy theo những cái xu hướng, nhu cầu xã hội, thời đại.


"Mặt trời nào soi sáng tim tôi
Để tình yêu xay mòn thành đá cuội
Xin úp mặt bùi ngùi
Từng ngày qua mỏi ngóng tin vui"

Bao nhiêu thế hệ trôi qua, vậy mà con người chúng ta vẫn như đứa trẻ trên bước đường đời rồi truyền tai nhau những câu chuyện trẻ thơ. Kinh nghiệm và trải nghiệm tuyệt đối không phải là nghe được, có được từ người khác mà phải thực chứng, phải đi qua bao nhiêu thứ.
Dù có uyên bác cách mấy hay là một kẻ khờ chốn tình trường
Rồi đến một lúc cũng chỉ để nhìn, là phù du ....


 
Hôm nay có chút thoáng buồn trong lòng, chút trống rỗng, cảm thấy kiếp người ngắn ngủi, phũ phàng, buồn nhiều vui ít nên viết một chút chia sẻ với tụi mày.

Trong một thoáng đọc lại bài kệ ngôn đầu tiên của Đức Phật lúc ngài vừa thành đạo. Sau 3 canh chứng đắc tại cội Bồ Đề, quán xét pháp Duyên khởi để chứng đắc Vô thượng Chánh Giác. Lúc vừa thành đạo, Ngài nhớ lại hành trình dài thăm thẩm, trải qua bao nhiêu kiếp luân hồi thăm thẩm giữa 3 giới 4 loài để hành ba-la-mật (parami).

Kệ ngôn đó được dịch Việt như sau :
Lang thang vạn kiếp luân hồi
Tìm không gặp kẻ xây ngôi nhà này
Ôi đời sống thật buồn thay
Bèo mây bến cũ vần xoay lối về
Hỡi này anh thợ nhà kia
Rui mè kèo cột gãy lìa nát tan
Bao tham ái thảy điêu tàn
Tâm ta chứng đạt Niết Bàn thảnh thơi.

----

Kiếp người vốn được xem là cõi lành do nhân lành cho quả, là cảnh giới thiện thú.
Nhưng mà ngẫm lại thì có mấy ai có được điều mình muốn, được toại nguyện. Nhân loại cứ tìm kiếm những điều hư ảo, hư danh, rước về mình những hư danh bất xứng.

Trên đời cái gì có đã có thì nhất định phải mất.
Từ khi lọt lòng mẹ đã phải mang mầm móng của già-đau-chết.
Trong Kinh ví hình ảnh của mỗi chúng sinh như chiếc bình gốm được người thợ làm gốm tạo tác.
Vừa ra lò đã mang số phận bất toàn, bất trắc, sẵn sàng đổ vỡ bất cứ lúc nào.

Như câu Pháp cú :
Biết thân như đồ gốm,
Trú tâm như thành trì,
Chống Ma với gươm trí ;
Giữ chiến thắng không tham




Bài hát Cát Bụt của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn do danh ca Khánh Ly trình bày cũng chút nào phảng phất tinh thần Phật Pháp đó. Giúp cho khán thính giả có dịp nhìn lại, ngẫm lại về sự ngắn ngủi, hẩm hiu của đời sống hay sự vô vị của việc đấu tranh, giành giật, vơ vét.

Tất cả rồi cũng sẽ về không, những buồn vui, tâm tư tình cảm, quan hệ, sức khỏe, nhà cửa, vợ chồng con cái, cha mẹ ... đến một ngày nào ta cũng phải để lại, phải từ giã mà đi. Mỗi người đi về một phương trời bất định với thời gian bất định - cái mà Đức Phật gọi là "vô thủy luân hồi"

Lời bài hát:

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai vươn hình hài lớn dậy
Ôi cát bụi tuyệt vời
Mặt trời soi một kiếp rong chơi

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi về làm cát bụi
Ôi cát bụi mệt nhoài
Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi

Bao nhiêu năm làm kiếp con người
Chợt một chiều tóc trắng như vôi
Lá úa trên cao rụng đầy
Cho trăm năm vào chết một ngày

Mặt trời nào soi sáng tim tôi
Để tình yêu xay mòn thành đá cuội
Xin úp mặt bùi ngùi
Từng ngày qua mỏi ngóng tin vui

Cụm rừng nào lá xác xơ cây
Từ vực sâu nghe lời mời đã dậy
Ôi cát bụi phận này
Vết mực nào xóa bỏ không hay...


@dungdamchemnhau, SaiGon 4/5/2024

Với thể loại nhạc xưa mộc mạt, đơn sơ thấm nhuần vào tâm tư của những người con SG xưa cùng với giọng ca Khánh Ly, bài hát đã phần nào đó thể hiện sự chua xót, bẻ bàng cùng chút hoài niệm, luyến tiếc cho chuyến ga sinh tử.

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai vươn hình hài lớn dậy

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi về làm cát bụi


Cơ thể hay vật chất này suy cho cùng cũng là tứ đại, cát bụi và cái thây già cỗi coi vậy mà cũng có điểm tương đồng với nhau.
Nếu có hơi thở ra mà không có hơi thở vào thì chẳng khác gì là sỏi đá, cát bụi, khúc gỗ vô tri.

Như câu Pháp cú :

Không bao lâu thân này,
Sẽ nằm dài trên đất,
Bị vất bỏ, vô thức,
Như khúc cây vô dụng.


Cứ buồn vui cho đã, cứ theo đuổi cái mà mình thương thích, trốn tránh cái mà mình khó chịu. Suốt cuộc hành trình đời sống ngẫm lại chỉ có vậy chứ không hơn không kém. Rồi thì cũng một cõi đi về, ta đi một mình, ta về một mình, ta chào đời bằng tâm thái nào thì ta cũng giã từ nơi đây với tâm thái đó

"Bao nhiêu năm làm kiếp con người
Chợt một chiều tóc trắng như vôi
Lá úa trên cao rụng đầy
Cho trăm năm vào chết một ngày"

Thời gian qua liên tục, chúng ta đang già liên tục nhưng không hay. Chỉ đến một lúc chợt nhận ra mình đã có râu, đã dậy thì, đã vỡ giọng thì :" Mình đã thành thanh niên"

Lớn hơn xíu nữa thì thấy ê ẩm tay chân, lưng, không còn linh hoạt thì biết mình đang dần tới trung niên.
Tiến trình này kéo dài liên hồi, âm thầm và lặng lẽ tiễn con người ta từ đau lưng thành còng lưng, rồi phát bệnh những căn bệnh tiềm tàng từ trước. Nằm trên giường bệnh mới bồi hồi :"mình đã già rồi sao ?".

Cuộc sống vội vã khiến mình không kịp nhận ra chính mình đã vô tâm với bản thân như thế nào. Liệu mình có thật sự đang làm những điều mình muốn, cảm thấy có ích hay mình đang chạy theo những cái xu hướng, nhu cầu xã hội, thời đại.


"Mặt trời nào soi sáng tim tôi
Để tình yêu xay mòn thành đá cuội
Xin úp mặt bùi ngùi
Từng ngày qua mỏi ngóng tin vui"

Bao nhiêu thế hệ trôi qua, vậy mà con người chúng ta vẫn như đứa trẻ trên bước đường đời rồi truyền tai nhau những câu chuyện trẻ thơ. Kinh nghiệm và trải nghiệm tuyệt đối không phải là nghe được, có được từ người khác mà phải thực chứng, phải đi qua bao nhiêu thứ.
Dù có uyên bác cách mấy hay là một kẻ khờ chốn tình trường
Rồi đến một lúc cũng chỉ để nhìn, là phù du ....




Bài hát này ý nghĩa đó mày, trong cuộc sống của chúng ta không chỉ bắt gặp những băn khoăn, hoang hoải về một kiếp người ngắn ngủi, mà còn tuân theo lẽ đời vô thường và quy luật sinh lão bệnh tử bất di bất dịch của nó.

Một kiếp người gắn bó sâu đậm với đời sống, trải qua những biến cố, đi qua đầy đủ cửa ải của vòng luân hồi. Nhưng đến thời điểm cuối cùng của đời người, chỉ là những “lá xác xơ cây”, nghe những “nhịp gõ”, nghe lời mời, vẫy gọi từ “vực sâu”. Thấm thoát trôi qua độ xuân thì, rồi sẽ bước sang xế chiều như hoàng hôn muộn.

"Ôi cát bụi phận này
Vết mực nào xóa bỏ không hay”


Vết mực ở đây phải chăng là những vương vấn trần tục, những gì đã đi qua thoáng chốc tan biến theo một kiếp người. Phận con người đến từ cát bụi, rồi sẽ về lại với cát bụi. Một sự ngậm ngùi, xót xa được vang lên trong câu hát này. Nhưng đâu đó trong những nốt nhạc thâm trầm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, có lẽ ta vẫn tìm thấy nụ cười mãn nguyện hài lòng vì ông đã sống một cuộc đời ý nghĩa. 🙏
 
Bài hát này ý nghĩa đó mày, trong cuộc sống của chúng ta không chỉ bắt gặp những băn khoăn, hoang hoải về một kiếp người ngắn ngủi, mà còn tuân theo lẽ đời vô thường và quy luật sinh lão bệnh tử bất di bất dịch của nó.

Một kiếp người gắn bó sâu đậm với đời sống, trải qua những biến cố, đi qua đầy đủ cửa ải của vòng luân hồi. Nhưng đến thời điểm cuối cùng của đời người, chỉ là những “lá xác xơ cây”, nghe những “nhịp gõ”, nghe lời mời, vẫy gọi từ “vực sâu”. Thấm thoát trôi qua độ xuân thì, rồi sẽ bước sang xế chiều như hoàng hôn muộn.

"Ôi cát bụi phận này
Vết mực nào xóa bỏ không hay”


Vết mực ở đây phải chăng là những vương vấn trần tục, những gì đã đi qua thoáng chốc tan biến theo một kiếp người. Phận con người đến từ cát bụi, rồi sẽ về lại với cát bụi. Một sự ngậm ngùi, xót xa được vang lên trong câu hát này. Nhưng đâu đó trong những nốt nhạc thâm trầm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, có lẽ ta vẫn tìm thấy nụ cười mãn nguyện hài lòng vì ông đã sống một cuộc đời ý nghĩa. 🙏
Cái gì về mặt vật chất rồi cũng sẽ bị thời gian làm bào mòn, xóa nhòa đi hình hài của nó.
Còn những khía cạnh về tinh thần như những bài hát này đây sẽ tồn tại lâu hơn trong mỗi thế hệ người con Việt.
Những bài hát lời lẽ tầm thường, sáo rỗng, giai điệu nhốn nháo um xùm để trending thì không thể trụ lâu.
 
Cái gì về mặt vật chất rồi cũng sẽ bị thời gian làm bào mòn, xóa nhòa đi hình hài của nó.
Còn những khía cạnh về tinh thần như những bài hát này đây sẽ tồn tại lâu hơn trong mỗi thế hệ người con Việt.
Những bài hát lời lẽ tầm thường, sáo rỗng, giai điệu nhốn nháo um xùm để trending thì không thể trụ lâu.
Cũng giống như câu nói: "Bụi thời gian sẽ xóa nhòa đi tất cả, chỉ có tình người còn mãi ở trong ta" . Để gió cuốn đi 🙏
 
6. Bài hát hôm nay tao muốn chia sẻ với tụi bây là: Câu chuyện tình yêu & Tuổi đời mênh mông

Người nghệ sĩ với tuổi đời mênh mông trong những sáng tác của mình về tình yêu và cuộc sống, cuộc đời với những năm tháng đi qua với biết bao điều để nhớ, để yêu, để quên và để chết.
Một đời người đi qua, như là trăm năm, và làm sao để nhớ và để quên những gì đã đi qua với biết bao yêu thương, buồn vui và những lắng sâu theo dòng đời.

Với thế giới đó là con đường âm nhạc của âm nhạc, âm nhạc cổ điển, âm nhạc dân gian, cho đến dòng nhạc đương đại ngày nay với Bach, Beethoven, Mozart, Chopin…vv cho đến The Beatles, The Bee Gees, ABBA, Boney M…vv với chúng ta là âm nhạc truyền thống, âm nhạc dân gian, cung đình, cho đến dòng nhạc đương đại, với tuổi đời mênh mông trên suốt chiều dài thời gian của lịch sử, đất nước và dân tộc.

Với người nghệ sĩ, nghệ thuật dường như không có tuổi, trong âm nhạc cũng thế, và những ca khúc có thể được viết khi còn rất trẻ, cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời, hạnh phúc của người nghệ sĩ là khi có được những sáng tác, những tác phẩm và đến được với công chúng.
Trong âm nhạc không có biên giới, từ những khúc tình ca cho đến những nhạc khúc cổ điển, từ những giai điệu trữ tình cho đến những giai điệu rộn rã tuổi trẻ, dành cho mọi lứa tuổi, đi qua năm tháng và vẫn còn mãi trong tiếng ca vang của mọi người.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng có cùng những niềm vui hạnh phúc đó, từ những bản tình ca đầu tiên, Ướt mi, Thương một người, Diễm xưa…vv cho đến những bài hát da vàng, Ca dao Mẹ, Người con gái Việt Nam da vàng, Người già em bé, Đại bác ru đêm…vv Ông còn có những ca khúc cho lứa tuổi học trò, tuổi thơ, tuổi trẻ ngây thơ trong sáng đầy ước vọng như Em là bông hồng nhỏ (1990), Tuổi đời mênh mông (1982)…vv

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có những giấc mơ của mình, trong đó có những khát vọng yêu thương, tình yêu và một thời tuổi trẻ, với trái tim của một người nghệ sĩ, những ca khúc của ông đều chứa chan những ước vọng đó, với những giấc mơ của một trái tim con người về cuộc đời và năm tháng.

Thành danh với những ca khúc viết về tình yêu, và những ca khúc da vàng, với tiếng tự tình, với khát vọng yêu thương, có bao giờ ông từ bỏ con đường của mình, con đường mà ông đã đi, và đã thành lối riêng của mình, con đường Trịnh Công Sơn, như ngày này một số thành phố đã đặt tên ông cho các con đường ở đó.

Vẫn là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với con đường của mình, với những ước mơ và khát vọng của mình, với hơi thở của thời đại và cuộc sống, ông viết và vẽ, với những sáng tác mới, cùng với một người bạn, nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu với ca khúc Biển sáng (1981), Em còn nhớ hay em đã quên (1981), Bốn mùa thay lá (1981), Em ở nông trường em ra biên giới (1981), Thành phố mùa xuân (1982)…vv

Sau 1975, có một khoảng thời gian trống vắng như của biết bao cuộc đời, trước những thay đổi, cũng như với những ai ở lại, cũng như những người ra đi, với người nghệ sĩ, đó là khoảng trống của những tác phẩm lớn, vì có biết bao điều ở đó, để làm nên những sáng tác, những tác phẩm.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với những cảm nhận đã nhìn thấy, và đã viết thành những tác phẩm, đó là những gì mà trên đôi tay của một nghệ sĩ tạo thành, như viên ngọc mà con trai đã mang trong mình.
Tuổi đời mênh mông là một trong những viên ngọc trai đó, tên bài hát như một hình ảnh đầy hình tượng và những ẩn dụ về năm tháng và cuộc đời, không có giới hạn nào, rộng mở và bao la.
Đó là câu chuyện tình yêu trong ca khúc Tuổi đời mênh mông*, sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn**, qua tiếng hát của nữ ca sĩ Khánh Ly***.

Với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, đã rất lâu mọi người vẫn nhớ đến ca khúc Tuổi đá buồn (1967), một ca khúc tình yêu da diết và đẹp của một tình yêu bất tử, cho đến ca khúc Tuổi đời mênh mông (1982) là một chặng đường dài trong sáng tác của người nhạc sĩ họ Trịnh,
“Mây và tóc em bay trong chiều gió lộng
Trời làm cơn mưa xanh dưới những hàng me
Em cùng lá tung tăng như loài chim đến
Và đã hót giữa phố nhà…”****
(Trích lời bài hát Tuổi đời mênh mông, tác giả Trịnh Công Sơn)

Tình yêu đôi lứa, hình ảnh của người con gái, với mối tình đi qua, giờ đây đã trở thành những kỷ niệm, với người nghệ sĩ, tình yêu đó đã bay xa, chỉ còn lại trong hoài niệm, chỉ yêu một lần, và tất cả đã trở thành những giấc mơ, những hình ảnh thân quen mỗi ngày với cuộc đời và tình yêu. Tình cảm yêu thương đã bay lên, và trở thành những cảm xúc lớn lao hơn trong cuộc đời này, đó là tuổi đời mênh mông,
“…Ôm cuộc sống trong tay bên đời quá rộng
Tuổi thần tiên yêu dấu dưới ngôi trường kia
Em cùng đóa hoa lan hay quỳnh hương trắng
Thơm ngát từ đất đai quê nhà có tình yêu…”****
(Trích lời bài hát Tuổi đời mênh mông, tác giả Trịnh Công Sơn)

Thời gian lặng lẽ đi qua, từ những ca khúc đầu tiên Ướt mi, Diễm xưa…vv vài hình ảnh người con gái nào đó đã để lại trong trái tim người nghệ sĩ khi tuổi đời đôi mươi cho đến khi năm tháng đi qua, với trái tim khan héo mòn theo năm tháng, nhưng vẫn còn đó những ước mơ tươi đẹp của một thời tuổi trẻ ngày xưa bát ngát tuổi thanh xuân,
“…Thời thơ ấu, bướm hoa và chim, cùng mưa nắng
Em đứng bên trời tự do, yêu đời thiết tha…”****
(Trích lời bài hát Tuổi đời mênh mông, tác giả Trịnh Công Sơn)
Bạn là ai, và tôi là ai, mà trên cuộc đời này như hai là một, như một là hai, có phải trái tim người nghệ sĩ đã nói lên tiếng nói từ trái tim mình, về những giấc mơ đó, về những hạnh phúc và ước vọng còn đó, khi hạnh phúc đã bay khỏi tầm tay, bay về nơi xa, ở một góc trời xa nào đó. Sau này qua những bài viết tìm thấy trên internet, trên các bài viết của một số tác giả, ta biết trong trái tim người nghệ sĩ đó là ai, và những tháng ngày hạnh phúc, những ước mơ của một thời xa xưa,
“…Bao đường phố em qua, nắng lên đứng chờ
Đường dìu chân em đi đến những miền xa
Thăm ruộng đất bao la những làng quê cũ
Mùa cây trái níu chân về…”****
(Trích lời bài hát Tuổi đời mênh mông, tác giả Trịnh Công Sơn)

Tất cả rồi cũng qua đi, thời gian vẫn cứ trôi, và chỉ còn lại bóng hình người con gái trong những giấc mơ và những khát vọng, những mơ ước với tình yêu, quê hương đất nước và con người, cái đẹp riêng đã trở thành cái đẹp chung, không còn là của riêng ai nữa, mà trở thành hình ảnh của người con gái Việt da vàng,
“…Như là những bông hoa trong thành phố này
Tuổi đời mênh mông quá, búp non đầu cây
Em về giữa thiên nhiên, em cười em nói
Như sóng đùa biển khơi.”****
Tuổi đời mênh mông, có phải là một hình ảnh bất tận về năm tháng và cuộc đời của một tình yêu hóa thân vào nghệ thuật, và mang đến cho đời vẻ đẹp của nó, như một tình yêu còn mãi.

Cuộc sống có những quy luật của nó, với những trái tim biết yêu thương và quý trọng cuộc sống, cũng như biết đón nhận và giữ lấy nó trong đời mình, dù cuộc đời có mang đến cho chúng ta điều gì đi nữa, hãy cũng đón nhận lấy với niềm vui và hạnh phúc, với tuổi đời mênh mông.
Không lãng mạn và ảo tưởng về cuộc đời và những khái niệm trừu tượng triết lý cao cả nào đó, với người nghệ sĩ, với tuổi đời mênh mông, với những gì đến và có được, cũng như mang đến cho cuộc sống, đã là niềm hạnh phúc vô biên, trong đó có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và trong một ca khúc đầy yêu thương chứa chan như Tuổi đời mênh mông.
***
Saigonvip 05/05/2024
************************************
*Tuổi đời mênh mông: Bài hát được viết bởi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn năm 1982. Bài hát được nhiều ca sĩ yêu thích và trình bày như Tam ca áo trắng, Như Quỳnh, Hiền Thục, Khánh Ly…vv
** Trịnh Công Sơn: Nhạc sĩ, sinh ngày 28 tháng 02 năm 1939 tại Ban Mê Thuột, và mất ngày 01 tháng 04 năm 2001 tại Sài Gòn. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được coi là một trong những nhạc sĩ viết tình ca hay nhất, và là một trong những nhạc sĩ lớn của nền âm nhạc Việt. Cuộc đời âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gồm 2 giai đoạn trước và sau 1975, sáng tác từ rất sớm với bài hát đầu tiên Ướt mi (1958), nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn tiếp tục sáng tác cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Các ca khúc tiêu biểu như Ướt mi, Hạ trắng, Biển nhớ, Mưa hồng, Cát bụi, Tình xa, Dấu chân địa đàng, Thương một người, Cuối cùng cho một tình yêu, Phôi pha, Đêm thấy ta là thác đổ, Như cánh vạc bay, Ở trọ, Đóa hoa vô thường, Để gió cuốn đi, Em còn nhớ hay em đã quên, Một cõi đi về...vv
*** Khánh Ly: Ca sĩ, tên đầy đủ Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh ngày 06 tháng 03 năm 1945 tại Hà Nội. Là một trong những tên tuổi lớn của làng âm nhạc Việt, gắn liền với các ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ca sĩ Khánh Ly với giọng hát liêu trai và một hình ảnh rất quen thuộc trước 1975, với chiếc áo dài và đôi chân trần. Hoạt động từ 1956 đến nay.

 
7. Bài hát hôm nay tao muốn chia sẻ với tụi bây là: Câu chuyện tình yêu & Gọi tên bốn mùa
***
Âm nhạc của Trịnh Công Sơn đủ để dựng tượng người nhạc sĩ này, không ầm ĩ hay khoe khoang, cũng như đi giữa cuộc đời, dấn thân hay hòa mình vào dòng chảy của lịch sử đất nước một thời kỳ đầy nước mắt và khổ đau, đó là số phận của một con người.

Với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nếu ai đó cho phép mình có thể nói về người nhạc sĩ này, hẳn là những người mà ông thuộc về hay thuộc về ông, còn lại chỉ là những nghĩ suy, những cái nhìn từ những góc nhìn khác nhau, từ bên này hay bên kia, từ bóng tối và ánh sáng, cũng như với những nỗi niềm riêng, hay những điều nào khác.

Với lịch sử và dòng đời, nơi người nghệ sĩ in dấu chân của mình ở đó, có thể để lại trong những trái tim và tâm hồn những người yêu mến nhạc Trịnh, những bản tình ca, hay những ca khúc viết về quê hương, đất nước dân tộc và con người, khắc họa thành những câu chuyện qua giai điệu và lời hát, đó là nơi mà mọi người có thể có chung tiếng nói với nhau, với niềm vui và hạnh phúc của những cảm nhận trên mỗi giai điệu và lời hát.
Bạn có yêu nhạc Trịnh, như tên một câu chuyện của nhà văn Pháp Françoise Sagan, Bạn có yêu nhạc Brahms? (Aimz-vous Brahms?) Có chứ, những đứa trẻ ngày đó lớn lên đều nghe nhạc của cha mẹ mình, nếu cha mẹ yêu nhạc Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Tuấn Khanh, Văn Phụng, Hoàng Thi Thơ, Trịnh Công Sơn…vv

Hẳn những đứa trẻ sẽ nghe những ca khúc của những tác giả tiêu biểu của nền âm nhạc nước nhà ngày đó, để một ngày khi chúng lớn lên, sẽ tìm thấy trong những bản tình ca của các tác giả đó, những giai điệu ngọt ngào của yêu thương và cuộc đời, tìm thấy trong Lê Uyên Phương, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Trần Thiện Thanh…vv nhiều hơn những ngọt ngào của tình yêu và nỗi nhớ của một thời để yêu và một thời để chết.

Trịnh Công Sơn có một vị trí đặc biệt hơn nữa trong lòng những khán giả trẻ ngày đó, vì ông còn có giọng hát Khánh Ly bên cạnh, và giọng hát liêu trai của Khánh Ly đã mang đến những dư âm thật đặc sắc trong các ca khúc của ông, không gian và thời gian, hoàn cảnh hay bối cảnh đã làm nên những hình ảnh hình tượng nghệ thuật làm thăng hoa cảm hứng sáng tác của người nghệ sĩ, đâu phải chỉ vài mối tình thoáng qua như mọi người hay nhắc đến để làm nên những bản tình ca của Trịnh Công Sơn.
Đó chỉ là điểm khởi đầu và giữ cho trái tim người nghệ sĩ những cảm xúc, còn lại là cả dòng thời gian làm nên những bản tình ca của Trịnh Công Sơn qua tiếng hát Khánh Ly, đó là những dòng đời của một thời kỳ lịch sử thăng trầm đi qua trái tim người nghệ sĩ, nỗi uất nghẹn vì những mất mát đau thương bởi chiến tranh, những khát vọng để tìm thấy một quê hương ngày mai không còn chiến tranh, niềm tin và những mất mát, yêu thương và hận thù, dấu vết của một cuộc chiến vô định, một trang lịch sử đã qua đi.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gởi vào trong những cảm xúc của ông, thiên nhiên, cỏ cây hoa lá và những ước vọng, những khát vọng của một kẻ lữ hành cô đơn trong sa mạc, và niềm tin vào ngày mai, vào tình yêu con người và những nỗi buồn của một tuổi trẻ lạc lõng bơ vơ.

Một trái tim, và một cây đàn guitar, một điếu thuốc lá trên tay người nghệ sĩ, để viết lên những bản tình ca, những nốt nhạc và những lời hát, kể một câu chuyện tình.

Đó cũng là câu chuyện tình yêu trong ca khúc Gọi tên bốn mùa*, sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trình bày qua tiếng hát của nữ ca sĩ Khánh Ly***.

Gọi tên bốn mùa
“Em đứng lên gọi mưa vào hạ
Từng cơn mưa từng cơn mưa
Từng cơn mưa mưa thì thầm dưới chân ngà
Em đứng lên mùa thu tàn tạ
Hàng cây khô cành bơ vơ
Hàng cây đưa em đi về giọt nắng nhấp nhô
Em đứng lên mùa đông nhạt nhòa
Từng đêm mưa từng đêm mưa
Từng đêm mưa mưa lạnh từng ngón sương mù
Em đứng lên mùa xuân vừa mở
Nụ xuân xanh cành thênh thang
Chim về vào ngày tuổi em trên cành bão bùng
Rồi mùa xuân không về
Mùa thu cũng ra đi
Mùa đông vời vợi
Mùa hạ khói mây
Rồi từ nay em gọi
Tình yêu dấu chim bay
Gọi thân hao gầy
Gọi buồn ngất ngây
Ôi tóc em dài đêm thần thoại
Vùng tương lai chợt xa xôi
Tuổi xuân ơi sao lạnh dòng máu trong người
Nghe xót xa hằn trên tuổi trời
Trẻ thơ ơi trẻ thơ ơi
Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người”
(Lời bài hát Gọi tên bốn mùa, tác giả Trịnh Công Sơn)

Ngày đó Sài Gòn chỉ có hai mùa, mưa và nắng, nhưng trong âm nhạc, thi ca, văn chương, bốn mùa xuân hạ thu đông vẫn có trong tâm tưởng của biết bao người, ở nơi nào đó rất xa, Hà Nội, Huế …vv vẫn có bốn mùa, những mùa thu với lá bàng rơi, mùa đông lạnh giá, mùa xuân với hoa đào và mưa phùn gió bấc, mùa hạ đầy nắng và mưa.

Có phải vì thế mà ở nơi nào đó trong lòng mọi người vẫn nhớ đến mỗi khi mưa về, với những cơn mưa mùa hạ, với tiếng thì thầm mưa rơi, những ngày đường trống vắng vì mưa bão, những đêm lạnh vắng vì mưa qua, những cơn mưa đã đi vào trong cuộc sống và trong trái tim và tâm hồn của mọi người như thế, bóng ai đi qua trên đường dưới những cơn mưa, dáng ai đó đứng bên cửa sổ nhìn những giọt mưa rơi, tiếng mưa rơi hòa vào trong tiếng gió, tiếng lá cây xào xạc, những ngày mưa về, lãng mạn yêu thương đến trong cuộc đời,

“Em đứng lên gọi mưa vào hạ. Từng cơn mưa từng cơn mưa. Từng cơn mưa mưa thì thầm dưới chân ngà…”****
Mùa thu vàng, đẹp và cũng thật buồn khi những chiếc lá héo khô dần, rơi và bay rồi nằm lăn lóc trên những con đường, những góc phố, và những hàng cây trơ trụi lá, những ngày nắng xuyên qua để lại trên đường những vệt xám buồn vui mỗi ngày, có phải tình yêu rồi cũng buồn vàng úa phai như mùa thu, hay sẽ chỉ còn lại bóng dáng ai một mình nơi đó chờ mong,

“…Em đứng lên mùa thu tàn tạ. Hàng cây khô cành bơ vơ. Hàng cây đưa em đi về giọt nắng nhấp nhô…”****
Ngày đó Đà Lạt sương mù bên đồi thông vắng, nơi đồi cù và hồ Xuân Hương in bóng hình thủy tạ và những hàng mimosa với màu hoa vàng kiêu sa lặng lẽ, con đường dốc với bóng sương mù lãng đãng trôi xa, tiếng thông reo rì rào, tiếng gió trời vội vã, những bàn tay lạnh cóng với những bước chân liêu xiêu trong gió lạnh,

“…Em đứng lên mùa đông nhạt nhòa. Từng đêm mưa từng đêm mưa. Từng đêm mưa mưa lạnh từng ngón sương mù…”****
Mỗi mùa đi qua, một năm đi qua, đón chào xuân về, thêm một tuổi mới, thêm những ngày vui và tuổi đời rộng mở, những cánh hoa mùa xuân, mênh mang và man mác những giấc mơ mùa xuân, còn ai đó, mùa xuân lại là những ngày chờ mong, ngày mai sẽ đến,

“…Em đứng lên mùa xuân vừa mở. Nụ xuân xanh cành thênh thang. Chim về vào ngày tuổi em trên cành bão bùng…”***
Niềm tin và hy vọng, những ước vọng của ngày mai có còn đó, nơi mà những cuộc chia ly cũng bắt đầu, khi thêm một tuổi đời là cũng thêm nặng trĩu những buồn vui bên đời, bốn mùa đi qua, sân trường và tiếng chim hót trên sân vẫn còn đó, những có người ra đi và không biết bao giờ trở lại,

“…Rồi mùa xuân không về. Mùa thu cũng ra đi. Mùa đông vời vợi. Mùa hạ khói mây…”****
Những mối tình học trò thường buồn nhiều hơn vui, vì chiến tranh, vì thời cuộc và những thơ dại mơ mộng còn đó, có bao giờ tìm thấy niềm vui trong những yêu dấu ngọt ngào, và những mơ mộng ngày nào phôi phai theo năm tháng,
“…Rồi từ nay em gọi. Tình yêu dấu chim bay. Gọi thân hao gầy. Gọi buồn ngất ngây…”****
Ca từ của Trịnh Công Sơn thực và mộng, huyền ảo và gần gũi, thật mà hư vô, người nghệ sĩ yêu thích cái đẹp, cũng như đầy mộng tưởng và có những giấc mơ đời bay xa, và vô định, Trịnh Công Sơn cũng thế, cuộc đời như dòng nước chảy qua, và đời người có khi trôi dạt trên những con sóng của cuộc đời, làm sao tìm được bến bờ xa đó,

“…Ôi tóc em dài đêm thần thoại. Vùng tương lai chợt xa xôi. Tuổi xuân ơi sao lạnh dòng máu trong người…”****
Nhân sinh quan trong cuộc sống đeo đuổi trên những nghĩ suy và thấm sâu vào trong tâm tưởng, vô vi hay mặc định về cuộc đời, có hay không, đến và đi, cõi trần như một chốn gửi gắm để rồi lại tiếp nối và cứ thế cho đến bao giờ, có phải vì thế mà nhạc Trịnh còn có những nét khác biệt của cuộc sống và tình yêu, của thân phận con người, và một kiếp người.

Nhân sinh quan, thế giới quan, có khi hằn trên dấu vết của tuổi thơ, có những đứa trẻ khi sinh ra đã nghe thấy tiếng bom đạn, nhìn thấy sinh tử bệnh lão của một con người, nhìn thấy những thân phận bọt bèo và dập dìu trên những bước chân, có phải đó là những gì của một con người từ khi sinh ra cho đến khi từ giã, có tất cả ở đó, trong một kiếp người,

“…Nghe xót xa hằn trên tuổi trời. Trẻ thơ ơi trẻ thơ ơi. Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người”****
Gọi tên bốn mùa là ca khúc tình yêu với những hình ảnh của cuộc đời, của bốn mùa đi qua với trái tim yêu thương, với những giấc mơ nhỏ bé của một con người, khát vọng to lớn. Trịnh Công Sơn sinh ra như một vì sao nhỏ bé dưới bầu trời đen thăm thẳm của dòng đời, lịch sử của một dân tộc, với niềm kiêu hãnh cũng như tiếng thở dài của số phận, đón nhận những gì có thể có và cho đi, chia sẻ cũng như giữ lại cho riêng mình một chút hư không của cuộc đời, đó là những gì mà ta thường nghe thấy.

Nhiều năm đã qua đi, và có biết bao điều để kể lại, nhìn thấy những gì đẹp nhất mà đời người nghệ sĩ để lại cho đời và cho người, cũng như tìm thấy vẻ đẹp của tình yêu và cuộc sống trong những sáng tác, như những viên ngọc cho đời, còn mãi một tình yêu, như trong ca khúc Gọi tên bốn mùa của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua tiếng hát Khánh Ly.
***
Saigonvip 06/05/2024
************************************
* Gọi tên bốn mùa: Ca khúc được viết bởi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bài hát được trình bày qua giọng hát Khánh Ly năm 1967.
** Trịnh Công Sơn: Nhạc sĩ, sinh ngày 28 tháng 02 năm 1939 tại Ban Mê Thuột, và mất ngày 01 tháng 04 năm 2001 tại Sài Gòn. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được coi là một trong những nhạc sĩ viết tình ca hay nhất, và là một trong những nhạc sĩ lớn của nền âm nhạc Việt. Cuộc đời âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gồm 2 giai đoạn trước và sau 1975, sáng tác từ rất sớm với bài hát đầu tiên Ướt mi (1958), nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn tiếp tục sáng tác cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Các ca khúc tiêu biểu như Ướt mi, Hạ trắng, Biển nhớ, Mưa hồng, Cát bụi, Tình xa, Dấu chân địa đàng, Thương một người, Cuối cùng cho một tình yêu, Phôi pha, Đêm thấy ta là thác đổ, Như cánh vạc bay, Ở trọ, Đóa hoa vô thường, Để gió cuốn đi, Em còn nhớ hay em đã quên, Một cõi đi về...vv
*** Khánh Ly: Ca sĩ, tên đầy đủ Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh ngày 06 tháng 03 năm 1945 tại Hà Nội. Là một trong những tên tuổi lớn của làng âm nhạc Việt, gắn liền với các ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ca sĩ Khánh Ly với giọng hát liêu trai và một hình ảnh rất quen thuộc trước 1975, với chiếc áo dài và đôi chân trần. Hoạt động từ 1956 đến nay.

 
Top