Mối quan hệ Nga-Triều là rào cản khiến nhiều Đại sứ quán tại Bình Nhưỡng chưa thể tái hoạt động

Don Jong Un

Xamer mới lớn
Vatican-City
Mối quan hệ Nga-Triều là rào cản khiến nhiều Đại sứ quán tại Bình Nhưỡng chưa thể tái hoạt động

Photo : YONHAP News
Tờ nhật báo Telegraph của Anh ngày 13/7 (giờ địa phương) viện dẫn câu trả lời phỏng vấn của các quan chức ngoại giao từng công tác tại Bắc Triều Tiên trước khi nước này đóng cửa biên giới do đại dịch COVID-19, cho biết mối quan hệ Nga-Triều ngày càng gắn bó kể từ sau chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ chính là nguyên nhân khiến nhiều cơ quan ngoại giao của châu Âu tại Bình Nhưỡng chưa thể nối lại hoạt động.

Đại sứ quán Ba Lan hay Thụy Điển đã mở cửa lại sau đại dịch COVID-19, nhưng Đại sứ quán của Anh và Đức vẫn chưa hoạt động trở lại.

Ông Thomas Schafer, từng giữ chức Đại sứ Đức tại Bắc Triều Tiên giai đoạn năm 2007-2010 và 2013-2018, cho biết Bình Nhưỡng đã đề nghị mở lại Đại sứ quán Đức. Tờ tuần báo Der Spiegel của Đức tháng 6 vừa qua đưa tin cho biết Berlin trên thực tế đã từ chối đề xuất này của Bình Nhưỡng.

Giáo sư đầu ngành nghiên cứu về Hàn Quốc Victor Cha thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ nhận định Bắc Triều Tiên đã lựa chọn cơ hội có thể nhận lương thực, nhiên liệu và ngoại tệ từ Nga, và đổi lại là mất mối quan hệ với các nước châu Âu.

Các nhà ngoại giao từng làm việc tại Bình Nhưỡng trước đại dịch chia sẻ dù gặp nhiều khó khăn do lệnh cấm vận, thiếu thốn vật tư và khác biệt giá trị, nhưng vẫn thực hiện công việc truyền đạt thông điệp và thu thập thông tin.

Cựu Đại sứ Anh tại Bắc Triều Tiên từ năm 2012-2015 Mike Gifford cũng kể rằng ông và các nhân viên mỗi tháng sẽ bay tới Bắc Kinh (Trung Quốc) và mang về từ 30.000-40.000 euro (35.000-46.700 USD) tiền mặt. Việc các Đại sứ đến Trung Quốc để lấy vật tư được diễn ra thường xuyên.

Ngoài ra, dịch vụ y tế cũng là một vấn đề lớn tại miền Bắc. Cựu Đại sứ Anh Alastair Morgan nhiệm kỳ từ năm 2015-2018 kể lại một quan chức ngoại giao đã phải đưa vợ bị ốm sang Trung Quốc để khám do Bệnh viện đa khoa Bình Nhưỡng không thể chữa trị được.

Ông Morgan cho biết dù không rõ liệu các nhà ngoại giao có truyền tải chính xác thông điệp tới chính quyền Bắc Triều Tiên hay không, nhưng họ vẫn đóng vai trò nhất định trong việc gửi thông tin về cuộc sống tại miền Bắc cho Chính phủ nước mình. Ngược lại, Bắc Triều Tiên cũng xem các nhà ngoại giao phương Tây tại Bình Nhưỡng là một kênh truyền tải lập trường của nước mình ra bên ngoài.

Cựu Đại sứ Morgan còn tiết lộ Bình Nhưỡng từng hoan nghênh các chương trình nhân đạo và ngôn ngữ mà các Đại sứ quán phương Tây tổ chức.

Mặt khác, quan hệ Mỹ-Triều cũng có nhiều thay đổi. Có thông tin cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi rời hết nhiềm kỳ cầm quyền đầu tiên đã từng cố gắng gửi thư cho Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Kim Jong-un qua đoàn đại diện của miền Bắc tại Liên hợp quốc, nhưng Bình Nhưỡng đã từ chối.

Ông Morgan nhận định mặc dù ông Kim có hành động gì đi nữa thì cũng sẽ không quay lại vòng lặp từng kết thúc bằng thất bại tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Hà Nội, Việt Nam (2019).
 

Có thể bạn quan tâm

Top