Mỹ đạt thỏa thuận thương mại với Việt Nam, Chuyên gia: 20% có thể là mức thuế quan chung đối với ASEAN

Don Jong Un

Xamer mới lớn
Vatican-City
Mỹ đạt thỏa thuận thương mại với Việt Nam, Chuyên gia cho rằng, 20% có thể là mức thuế quan chung đối với ASEAN. (Ảnh: AFP)
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố biện pháp thuế đối ứng vào đầu tháng 4 năm nay, áp thuế từ 11% đến 50% đối với nhiều quốc gia, gây ra sự biến động mạnh trên thị trường tài chính toàn cầu. Sau đó, ông tuyên bố tạm hoãn 90 ngày, trong thời gian này chỉ áp dụng thuế cơ bản 10%, nhằm tạo điều kiện cho các nước tranh thủ thời gian đàm phán với Mỹ để giành được mức thuế thấp hơn.

Giai đoạn tạm hoãn của chính sách thuế đối ứng sẽ kết thúc vào 9/7, ôngTrump nhiều lần tuyên bố không có ý định gia hạn. Hiện tại, Mỹ đã đạt được thỏa thuận với Anh và Trung Quốc, và thế giới đang theo dõi sát sao tiến độ đàm phán thương mại giữa Mỹ và các quốc gia còn lại.

Hôm nay, ông Trump tuyên bố trên mạng xã hội rằng, Mỹ đã đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Ông cho biết, theo các điều khoản của thỏa thuận này, Việt Nam sẽ áp mức thuế 20% đối với mọi hàng hóa nhập vào lãnh thổ Mỹ, và 40% thuế đối với hàng hóa trung chuyển; đồng thời, Việt Nam sẽ "hoàn toàn mở cửa thị trường thương mại cho Mỹ", nghĩa là hàng hóa Mỹ có thể vào Việt Nam với mức thuế 0%.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cũng đăng trên X rằng việc áp 40% thuế với hàng trung chuyển có nghĩa là, nếu sản phẩm của nước khác được xuất khẩu sang Mỹ, được xuất khẩu từ Việt Nam, thì sẽ bị đánh thuế 40%.

Về thỏa thuận thương mại Mỹ - Việt, chuyên gia kinh tế quốc tế Riley Walters thuộc Viện chính sách Hudson ở Washington cho rằng, đây là một thỏa thuận rất đáng chú ý. Ông chỉ ra rằng, thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Việt Nam gia tăng là do sau cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung lần thứ nhất, một phần đầu tư đã chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam, khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có thâm hụt thương mại lớn với Mỹ.

Ông Walters phân tích, mặc dù mức thuế 20% thấp hơn so với mức thuế hiện tại mà Mỹ áp với Trung Quốc, nhưng vẫn là khá cao. Điều này đồng nghĩa, dù đầu tư từ Trung Quốc có thể tiếp tục chuyển sang Việt Nam, nhưng chi phí xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ vẫn không hề thấp.

Vậy thỏa thuận Mỹ-Việt có ý nghĩa gì đối với Đài Loan? Walters cho biết, "khó có khả năng Mỹ sẽ áp thuế 20% với Đài Loan", dù Mỹ cũng có thâm hụt thương mại lớn với Đài Loan, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do xuất khẩu các sản phẩm liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) tăng mạnh, chứ không phải do dòng đầu tư chuyển từ Trung Quốc sang.

Theo dữ liệu trên website của Viện Hành chính (Trung Hoa Dân Quốc), năm 2024, Mỹ thâm hụt thương mại hàng hóa với Đài Loan là 73,92 tỷ USD, khiến Đài Loan trở thành nguồn thâm hụt thương mại lớn thứ 6 của Mỹ.

Ông Walters cho rằng, mức thuế 20% nhiều khả năng sẽ được áp dụng chung cho khu vực ASEAN, còn mức 40% thuế với hàng hóa trung chuyển thì rất khó thực hiện trên thực tế, chủ yếu mang tính tuyên bố chính trị. Ông cũng nói thêm, có thể Đài Loan cũng sẽ bị áp 40% thuế với hàng trung chuyển, nhưng “điều đó về cơ bản không có ý nghĩa quan trọng thực tế”.

Trước đây, trong chính sách thuế đối đẳng của Mỹ, mức thuế với Việt Nam là 46%, còn với Đài Loan là 32%.

Mỹ tuyên bố đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam, theo đó Việt Nam sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Mỹ xuống còn 0%, trong khi Mỹ sẽ áp thuế 20% đối với hàng hóa từ Việt Nam, và áp dụng thuế suất 40% đối với các sản phẩm tái xuất khẩu. Các học giả phân tích rằng, hành động này của Mỹ rõ ràng nhằm vào Trung Quốc, ngăn chặn việc "rửa nguồn gốc xuất xứ" thông qua Việt Nam. Mô hình này cũng có thể trở thành khuôn mẫu cho các thỏa thuận trong tương lai giữa Đài Loan và Mỹ.

Tuy nhiên, một học giả khác lại cho rằng, nhìn vào mô hình của Anh và Việt Nam, việc Đài Loan đàm phán để có mức thuế 10% là rất khó khăn, khả năng cao sẽ gần với mức 20% như Việt Nam, và triển vọng không mấy lạc quan.
 

Có thể bạn quan tâm

Top