Mỹ 'giáng đòn' vào Ukraine khi ngắt nguồn cung vũ khí

Thằng Bố Tao

Tôi là Thằng mặt lồn
Thứ năm, 3/7/2025, 11:06 (GMT+7)

Mỹ 'giáng đòn' vào Ukraine khi ngắt nguồn cung vũ khí​

Mỹ đình chỉ viện trợ quân sự cho Ukraine để củng cố kho vũ khí, nhưng điều đó có thể khiến Kiev chịu thêm nhiều tổn thất trong các trận tập kích của Nga.

"Quyết định này được đưa ra dựa trên nguyên tắc đặt lợi ích của Mỹ lên hàng đầu sau khi Lầu Năm Góc đánh giá lại việc hỗ trợ quân sự của Mỹ", Anna Kelly, phát ngôn viên Nhà Trắng, ngày 1/7 cho biết về động thái đình chỉ chuyển giao một số vũ khí từng cam kết viện trợ cho Ukraine.

Politico dẫn các nguồn tin am hiểu tình hình cho biết những khí tài mà Mỹ sẽ ngừng chuyển cho Ukraine gồm tên lửa cho hệ thống phòng không Patriot, nhiều loại vũ khí cho tiêm kích F-16, đạn pháo dẫn đường, tên lửa chống tăng Hellfire và thiết bị bay không người lái.

Quyết định này được cho là do Elbridge Colby, thứ trưởng phụ trách về chính sách của Lầu Năm Góc, thúc đẩy. Giới chức Bộ Quốc phòng Mỹ trước đó rà soát kho dự trữ, lo ngại rằng tổng số đạn pháo, tên lửa phòng không và đạn dẫn đường đang sụt giảm nghiêm trọng sau hơn ba năm viện trợ quân sự cho Ukraine, theo các nguồn tin am hiểu vấn đề.

Colby tuyên bố Lầu Năm Góc sẽ cung cấp cho Tổng thống Donald Trump những lựa chọn khác để tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine nhưng "phù hợp với mục tiêu chấm dứt cuộc chiến bi thảm này".

"Bộ Quốc phòng đang xem xét nghiêm túc và điều chỉnh cách tiếp cận để đạt được mục tiêu này, đồng thời bảo toàn kho dự trữ của lực lượng Mỹ để dành cho các ưu tiên quốc phòng của chính quyền", ông nói.

Giới quan sát cho rằng quyết định này sẽ ngắt dòng vũ khí mà Mỹ đã cam kết sẽ chuyển giao cho Ukraine, được đưa ra dưới thời chính quyền tổng thống Joe Biden, đồng thời là đòn giáng nặng nề vào Ukraine, khi Nga gần đây phát động một số cuộc không kích lớn nhất kể từ đầu xung đột.

Khói lửa bốc lên tại thủ đô Kiev, Ukraine, trong cuộc tập kích của Nga đêm 24/5. Ảnh: Reuters
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 452.031px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Khói lửa bốc lên tại thủ đô Kiev, Ukraine, trong cuộc tập kích của Nga đêm 24/5. Ảnh: Reuters

Khói lửa bốc lên tại thủ đô Kiev, Ukraine, trong cuộc tập kích của Nga đêm 24/5. Ảnh: Reuters

Mỹ đã cung cấp hơn 66 tỷ USD viện trợ tài chính và vũ khí cho Ukraine trong ba năm qua. Khi gặp Tổng thống Volodymyr Zelensky bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO ở Hà Lan tháng trước, Tổng thống Trump thể hiện sự thấu hiểu hơn với những nhu cầu của Kiev và không loại trừ khả năng gửi thêm hệ thống phòng không Patriot.

"Họ thực sự muốn có tên lửa chống tên lửa mà họ gọi là Patriot. Và chúng tôi sẽ xem liệu có thể cung cấp một số hay không", ông nói, nhưng sau đó thêm rằng "chúng tôi cũng cần chúng. Chúng tôi đang cung cấp chúng cho Israel và chúng cho thấy hiệu quả 100%. Thật khó tin chúng có thể hiệu quả đến thế. Họ muốn loại vũ khí này hơn bất kỳ điều gì khác".

Giới quan sát nhận xét những bình luận đó đã hé lộ phần nào thay đổi của Mỹ trong lập trường về viện trợ vũ khí cho Ukraine gần đây.

Trong cuộc điều trần ở quốc hội hồi tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cho biết ông đã nhanh chóng cắt giảm những chương trình không hiệu quả và chuyển hướng tài trợ cho các mục tiêu hàng đầu của chính quyền Trump. Ông cũng nhấn mạnh "châu Âu cần phải tăng cường bảo vệ lục địa của chính họ".

Hegseth cho biết một số khoản ngân sách viện trợ an ninh của Mỹ cho Ukraine vẫn được tiến hành, nhưng thêm rằng mức độ hỗ trợ sẽ giảm bớt.

"Chính quyền có một quan điểm khác về xung đột. Chúng tôi tin giải pháp hòa bình thông qua đàm phán là lợi ích tốt nhất cho cả hai bên và cũng là lợi ích cho chính quốc gia của chúng ta", ông nói với các nhà lập pháp Mỹ.

Hệ thống phòng không Patriot tại một địa điểm không công bố ở Ukraine tháng 8/2024. Ảnh: AFP
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 453.328px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Hệ thống phòng không Patriot tại một địa điểm không công bố ở Ukraine tháng 8/2024. Ảnh: AFP

Hệ thống phòng không Patriot tại một địa điểm không công bố ở Ukraine tháng 8/2024. Ảnh: AFP

Nhiều đồng minh của Ukraine tại quốc hội Mỹ bày tỏ lo ngại về quyết định của chính quyền.

"Các hệ thống phòng không do Mỹ sản xuất, gồm cả Patriot, đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống phòng thủ Ukraine. Chúng hiệu quả và cứu nhiều mạng sống mỗi ngày", nghị sĩ Dân chủ Marcy Kaptur nói.

"Lầu Năm Góc đang làm suy yếu đáng kể khả năng phòng thủ của Ukraine, giữa lúc Nga đang oanh tạc các thành phố của Ukraine từ ngày này qua ngày khác, khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương", thượng nghị sĩ Dân chủ Jeanne Shaheen, thành viên hàng đầu trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, nói.

Tom Karako, chuyên gia về phòng thủ tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết việc Mỹ cắt nguồn viện trợ tên lửa Patriot sẽ khiến Ukraine bất lực trước các cuộc tập kích bằng tên lửa đạn đạo, tên lửa siêu vượt âm của Nga. Patriot là hệ thống duy nhất của Ukraine có thể đối phó với những mẫu tên lửa có tốc độ cực cao này.

Khi không có hệ thống phòng không hiệu quả, Ukraine sẽ không thể chống đỡ những trận không kích ngày càng dữ dội của Nga, khiến các mục tiêu trọng yếu và cơ sở hạ tầng của nước này dễ tổn thương hơn bao giờ hết.

"Phòng không có thể không giúp bạn thắng một cuộc chiến, nhưng nếu thiếu phòng không, bạn sẽ nhanh chóng thua cuộc", Karako nói.

Việc đình chỉ viện trợ cũng thúc đẩy một cuộc tranh luận lớn hơn về chính sách của Washington đối với Kiev.

"Người Ukraine đang tự bảo vệ mình, phần còn lại của châu Âu và cả lợi ích an ninh của Mỹ trước Nga. Việc ngừng cung cấp tên lửa Patriot sẽ khiến Ukraine phải trả giá bằng sinh mạng của nhiều thường dân và quân nhân", William Taylor, cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine, nói.
 

Có thể bạn quan tâm

Top