Đạo lý Ngũ Giới

Ngũ Giới

🟡 HIỂU GIỚI - SỐNG ĐÚNG THEO GIỚI LUẬT

Nếu mình giữ Giới mà không hiểu ý nghĩa thì rất đáng tiếc. Các vị có biết từng học Giới của Đức Phật dạy cho mình nó vừa bổ bề ngang và vừa bổ bề dọc.
● Ngũ Giới cho mình sức khỏe, uy tín xã hội, nhan sắc, tuổi thọ.
● Thiền Định và học giáo lý cho mình Trí Tuệ.
● Pháp Bố Thí cho mình tài sản.

🔸️1- KHÔNG SÁT SANH

Giữ giới sát sanh là không có quyền xâm phạm quyền sống của chúng sanh khác. Ai cũng tham sống sợ chết thì tại sao mình tước đoạt mạng sống của người khác, và còn có thêm ý nghĩa là không làm đau người khác. Chuyện đầu tiên là không gieo Nghiệp sát, không gieo Nghiệp yểu thọ, bệnh hoạn khổ thân trong kiếp sau.

Không sát sanh chưa hẳn là giữ Giới sát, mà giữ Giới sát chính là đứng trước một hoàn cảnh lẽ ra mình sát sanh nhưng mình không nỡ sát.

Ví dụ : muỗi cắn lẽ ra đập nhưng không đập thì đó là giữ Giới. Mê câu cá nhưng từ ngày biết đạo thì bạn bè rủ, không câu nữa ...v..v. Trong trường hợp đó được gọi là giữ Giới.

Trong Kinh nói khi mà mình sát sanh là mình gieo Nhân chia ly. Ví dụ khi mình giết con chim, nếu giết nhằm con chim mái hoặc con chim đó là con chim Mẹ, đêm nay nó phải về tổ để lo cho con nó nhưng khi mình giết mình không biết, mình giết như vậy là mình đã làm xáo trộn và gây ảnh hưởng rất xấu lên mái ấm của nó. Con cá, rùa, chim, rắn hết thảy đều có tình thân. Giữ Giới sát đời sau sanh ra không bệnh, không tai nạn, không chết yểu, được trường thọ vì ta không đoạt mạng sống của ai. Đời sau sanh ra không bị sanh ly tử biệt, ta sẽ được cộng trú với những gia đình sống thọ. Không sát chưa hẳn là có phước, mà cái tâm trạng nào khiến cho mình không sát cái đó mới là phước. Chính cái tinh thần đó mới cho mình sanh ra được khỏe mạnh.

Trong Kinh có nói về người giải quyết vấn đề bằng cách tự tử. Tự tử không phải là tội ác nhưng khi mà giải quyết bằng cách tự tử nó sẽ tạo nên một dấu ấn tâm lý rất lớn, vì cái chết không phải dễ thực hiện. Mà bây giờ mình nghĩ đến nó, nó sẽ để lại ấn tượng tâm lý suốt nhiều kiếp luân hồi, đời sau kiếp khác sanh ra gặp chuyện khó khăn là cứ nghĩ đến chuyện chết trước. Mình không quí cái xác này, mai này mình sẽ chọn các giải pháp giống như vậy.

🔸️2- KHÔNG TRỘM CƯỚP

Giới trộm cướp nó giúp cho mình hạn chế tánh Tham và hạn chế nghèo đói mất mát tài sản trong đời sau kiếp khác.

🔸️3- KHÔNG TÀ DÂM

Là liên hệ về đời sống tình dục. Người có chừng mực trong đời sống tinh thần tình cảm là tình dục thì họ có cơ hội sống lâu. Đó là nói về Ngũ Giới. Còn nói về Bát Giới hay là Xuất Gia Giới thì Giới thứ ba nó rất quan trọng vì chính nó giữ cho mình phải giữ thân như ngọc. Các vị nhớ bên Lão giáo hay thuật dưỡng sinh Trung Quốc nó có ba khái niệm :
● Tinh, Khí, Thần.
Nó là nguồn năng lượng của mình mặc dù mình không xài nhưng một lúc nào đó nó dư thì nó cũng tự kiếm đường nó thoát, nhưng đó là chuyện của nó. Nhưng khi nó chưa thoát thì nó cũng là vốn quí của mình. Còn mình tiêu hao quá thì mình dễ bị rụng răng và lớn tuổi dễ bị mất trí nhớ, xương cốt dễ bị hư hao tổn thất. Giới thứ 3 nó giúp cho mình như vậy. Và chưa hết. Người nghĩ nhiều về đời sống tình dục thì ngoài chuyện hao tổn tinh thần, thể xác cũng dễ dàng bị suy kiệt, thất thoát - thận suy, khí nhược.

🔸️4- KHÔNG NÓI DỐI

Một người ăn nói chừng mực thì có được niềm tin nơi người khác và không có gì phải lo. Các vị biết một trong những cái khổ tràn ngập trong xã hội người Việt và Châu Á nói chung là cái tật đôi chối :
- Nói thêm bớt, chuyện có nói không, chuyện không nói có.
Một người nói năng chừng mực thì không phải dây dưa vào chuyện thị phi. Mà thị phi nó chính là một phần rắc rối của đời sống. Không nói dối là vì mình tôn trọng sự thật chứ không phải giữ Giới là do sợ tội.
Bởi vì thành Phật là gì ?
Là thấy được sự thật.
Bản chất của thế giới ra sao thì thấy nó như vậy. Anh muốn trở thành một người Giác Ngộ thì anh phải tôn trọng sự thật. Tôn trọng sự thật có nhiều cách :
- Không thích giả dối trong ngôn ngữ, trong biểu hiện.

Trong Kinh nói là người nói dối khi sanh ra có rất nhiều Quả xấu :
- Lời nói của họ không được tín nhiệm trước đám đông, khi ra đời sẽ có một hình thể khó nhìn, dư hoặc thiếu. Tại vì chuyện không có mình cho là có. Nhân nói dối cũng tạo ra một ngoại hình khó nhìn.

🔸️5- KHÔNG DÙNG CÁC CHẤT SAY

Tránh xa những chất say như xì ke, ma túy, rượu vì ngoài chuyện nó có thể gây hao tổn tinh thần nó còn ảnh hưởng bao nhiêu gan, thận, tim mạch. Nếu mình không học đạo mình nghĩ đơn giản là tu học đầu óc phải tỉnh táo. Nghĩ như vậy cũng đúng nhưng nó nghèo lắm. Đời sống của chúng ta luôn luôn phải đối diện với vô số điều bất trắc sẽ xảy đến với mình và người thân. Tỉnh táo có lợi là giữ lại khả năng đối phó với những tình huống bất trắc. Hơn nữa mình khác con thú vật ở chỗ khả năng phân biệt thiện ác, nặng, nhẹ, nên, không nên. Khi mình uống rượu vô rồi khả năng đó sẽ bị đánh mất, kéo mình xuống ngang hàng với con vật.

Trong Kinh nói có người sanh ra bị tâm thần bẩm sinh, có nhiều Nhân mà trong đó có một kiếp nào đó không coi trọng đầu óc tỉnh táo, xử dụng các chất kích thích. Cho nên khi sanh ra với chứng tâm thần như vậy.

● Không uống rượu có nhiều lý do :

1- Lý do trước mắt là mình phải giữ lại cái khả năng tự lo cho chính mình.
2- Người không uống rượu là người có khả năng giúp đỡ được nhiều người khác.
3- Mình không biết có những bất trắc nào sẽ đổ xuống , nếu mình không tỉnh táo.
4- Người coi rẻ sự tỉnh táo đầu óc thì kiếp sau sanh ra rất dễ bị tâm thần vì anh có mà anh không biết quý.

Cho nên mỗi lần mình làm gì phải biết đây là 6 Căn biết 6 Trần bằng Tâm ác thì kiếp sau 6 Căn biết 6 Trần bất toại. Còn nếu 6 Căn biết 6 Trần bằng Tâm thiện thì kiếp sau 6 Căn tiếp xúc 6 Trần dễ chịu.

🔸️Giới luật của Đức Phật giúp cho mình ba lợi ích :

1/ Lánh xa ác nghiệp
2/ Huân tập các thiện nghiệp
3/ Hỗ trợ cho đời sống thể lý, đời sống sinh lý của mình được tốt hơn.

Giữ Giới nó thuộc về tâm linh, nhưng nó còn hơn như vậy nữa. Một vị thành tựu Giới luật vị đó sống tốt hơn người bình thường rất nhiều.
Họ được Thanh Tâm Quả Dục.
Thanh Tâm là giữ lòng thanh tịnh, còn Quả Dục là bớt muốn. Mà dưỡng sinh Lão giáo của Tàu hoặc yoga của Ấn họ cũng nhìn nhận Thanh Tâm Quả Dục là giữ lòng sạch sẽ bớt ham muốn cũng là điều kiện làm cho mình được khỏe mạnh.
Bớt ăn uống, bớt hưởng thụ, bớt ham muốn thì chắc chắn nó làm cho tinh thần mình khỏe và sức khỏe thể chất của mình cũng tốt hơn nhiều lắm.

Người có Giới luật trong sạch đi đâu lòng cũng dạn dĩ, ngay cả chuyện ma, bóng tối, chỗ vắng vẻ mà mình có Giới mình cũng dạn hơn người bình thường, còn nếu mình không có Giới, mình lo sợ bị trụy tim lên máu cũng chết. Giới có lợi như vậy. Người có thành tựu về Giới luật thì người đó được an lạc cả tinh thần và thể xác.
 
Kinh Lỗ Khoá

Chánh Kinh :

Lời Phật dạy
1.17. RẤT KHÓ ĐƯỢC SINH LÀM NGƯỜI

“Này các tỳ-khưu, ví như một người quăng một khúc gỗ có một lỗ hổng vào biển lớn. Tại đấy có con rùa mù, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần. Các ông nghĩ thế nào, con rùa mù ấy sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào khúc gỗ có một lỗ hổng ấy hay không?”

“Năm khi mười họa may ra có thể được, bạch Thế Tôn, sau một thời gian dài.”

“Này các tỳ-khưu, Ta nói rằng thời gian để con rùa mù ấy, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào khúc gỗ có một lỗ hổng còn nhanh hơn thời gian cho kẻ ngu, khi một lần đã rơi vào đọa xứ để được làm người trở lại.

“Vì sao? Vì rằng ở đấy không có pháp hành, chánh hạnh, thiện nghiệp, phước nghiệp. Ở đấy chỉ có ăn thịt lẫn nhau, và chỉ có người yếu bị ăn thịt. Vì sao? Vì không thấy được bốn thánh đế. Bốn thánh đế ấy là gì? Thánh đế về khổ, thánh đế về khổ tập, thánh đế về khổ diệt, thánh đế về con đường đưa đến khổ diệt.

“Do vậy, này các tỳ-khưu, các ông cần phải nỗ lực để rõ biết: ‘Ðây là khổ.’ Cần phải nỗ lực để rõ biết: ‘Ðây là khổ tập.’ Cần phải nỗ lực để rõ biết: ’Ðây là khổ diệt.’ Cần phải nỗ lực để rõ biết: ‘Ðây là con đường đưa đến khổ diệt.’”

– Kinh Lỗ Khóa (SN 56.47)

OF6X2ty.jpeg


Giải thích :

Ai cũng biết muốn thành Phật khó lắm. Và chúng ta phải hiểu thêm một bước nữa: Phật rất là khó kiếm. Rồi bởi vì Phật nằm trong cái số hiền thánh, nên hiền thánh đương nhiên là khó kiếm.

Hiền thánh ở đời có ba hạng. Một là Phật tổ Như lai. Hai là Độc giác, tự đắc, không thầy không trò, đắc xong lên núi, tịch luôn. Cho nên có hay không có người đời không thể biết. Thấy mặt chứ đâu biết đó là Độc giác. Coi như có mà như không. Hạng thứ ba là Thinh văn, là đệ tử của Phật tổ Như lai, Phật toàn giác. Tuy Thinh văn đông thiệt nhưng chỉ có xuất hiện trong thời kỳ mà có Phật tổ ra đời mà thôi.

Cho nên hiền thánh cực hiếm. Trong vòng sinh tử con mắt chúng ta thấy tùm lum hết trơn. Chúng ta thấy nào là núi non, cây cỏ, đất đá, chim muông, súc vật, bò bay mái cựa, phi cầm đẩu thú. Chúng ta thấy đủ thứ hết. Để thấy được thánh hiền bằng con mắt không thì cũng đã là hiếm rồi đó, nhưng mà chưa có ghê bằng cái thấy bằng nhận thức mới thật là cực hiếm, hiếm lắm.

rua_mu.jpg


Vì sao? Vì thân người còn kiếm không ra để xài.

Trong kinh có nêu chuyện con rùa mù làm ví dụ. Có một con rùa mù, một trăm năm nó mới trồi lên có một lần một, lâu lâu nó chọt lên một cái, lâu lâu nó chọt lên mà trong một cái sự tình cờ, hãn hữu nào đó mà nó lại chọt nhằm ngay một cái lỗ trong một tấm ván trôi ở trên đầu của nó. Miếng ván nó nằm ở đâu? Trên biển làm gì có ván? Ở đâu ra không biết nữa, cái tấm ván đó từ bờ này nó trôi, nó dạt qua bờ kia mà do ngẫu nhiên làm sao mà con rùa chọt trúng vô đó. Quí vị nghĩ nó hiếm cỡ nào? Cái xác xuất, cái probability nó cực thấp, thấp lắm, chưa được một phần tỷ nữa, nó phải là một lần của nhiều ngàn tỷ, xác xuất nó thấp lắm, một trên nhiều ngàn tỷ. Đó là xác xuất cơ hội làm người, nói chi là đã được thân người mà được còn gặp bậc hiền thánh, thì khó lắm. Mà gặp hiền thánh, gặp mà trơ cái mắt ếch mình ra thì cũng bằng không; hoặc là gặp mà đem cái lòng căm thù, oán ghét, chống đối, đánh phá thì gặp vậy chỉ thêm họa thôi. Là rồi, xong.

Cho nên ở đây cái đầu tiên là thấy vô thượng; tức là cặp mắt thấy được hiền thánh. Chúng ta phải tâm niệm như thế nào, bởi đây Ngài xài chữ tu tập, chúng ta phải tu tập như thế nào mà để đời đời sanh ra gặp thánh hiền biết liền; nghe được chánh pháp là biết liền, hiểu liền; mà nếu ngon cái nữa, hành trì liền, đắc chứng liền. Nhưng mà cái bước đầu tiên là mở banh con mắt u mê của mình ra để khi mình gặp thánh hiền mình biết đây là thánh hiền; khi mình được thấy thánh hiền làm sao mà mình "lụm" được mớ thánh hiền mình bỏ túi, cái thấy đó mới là cái thấy vô thượng.

Tôi nói hoài, mỗi giây mỗi phút chớ không phải là mỗi ngày mỗi giờ. Mỗi giây, mỗi phút anh thích cái gì, anh ghét cái gì, anh quan tâm cái gì, anh nặng lòng cho cái gì - cái đó rất là quan trọng. Chính cái đó, chính cái mà anh ghét, chính cái mà anh thích, chính cái mà anh quan tâm, cái mà anh nặng lòng, chính những cái đó nó mới dìu dắt anh, nó mới xô đẩy anh trôi về một cái phương trời nào đó trong cái tam thiên đại thiên thế giới này, trong một cái góc xó xỉnh nào trong cái cuộc đời này. Anh tiếp tục làm công hầu khanh tướng, kỹ nông công thương, nam phụ lão ấu, bàng sanh, ngạ quỷ, atula, địa ngục. Tùy cái chuyện mà anh thích cái gì, anh ghét cái gì, bởi vì chính cái thích và cái ghét, chính cái mà anh nặng lòng, chính cái mà anh quan tâm nó mới dẫn đến hành động của anh. Và hành động đó chính là nghiệp, mà nghiệp nó đẫn đến tái sanh cảnh giới để anh đi về.

Bây giờ anh muốn gặp hiền thánh thì anh phải dọn cái lòng của anh làm sao để hiền thánh đặt chân lên đó, làm sao có chổ đứng trong lòng của anh. Còn đằng này trong lòng của anh nó đầy gai góc, miểng chai, lựu đạn, thì hiền thánh nào mà đặt chân lên đó được? Anh tưởng tượng, có biết bao nhiêu là người trong lớp giảng này cũng mang tiếng là nghe pháp, giảng kinh, chép kinh tùm lum hết nhưng mà cuối cùng hết, cái phần vật chất trong lòng mình nó còn được bao nhiêu? Mình muốn rước thánh hiền về với lòng mình, thì phải có chỗ cho người ta đứng, có chỗ cho người ta ngồi chớ? Mình muốn hoa nó nở trong vườn của mình, phải dọn vườn làm sao - chứ toàn là cỏ dại, gai góc không làm sao hoa nó mọc đươc? Anh phải dọn đất làm sao tôi không biết, nhưng anh phải dọn làm sao đó mà hoa nó có chỗ để nó mọc. Anh dọn cái con mắt của anh làm sao đó mà nó có chỗ để mai mốt nó còn nhìn hiền thánh; chứ không anh phải nhìn hiền thánh bằng cái con mắt mà coi như là tỵ hiềm, ghen ghét thì chết rồi.

Cho nên thấy vô thượng là như vậy, thấy được đối tượng xứng đáng bằng một cái nhận thức tương xứng, rất là khó. Đó là thấy vô thượng. Nghe vô thượng cũng vậy, cũng cứ vậy mà hiểu. Trong cái vòng sinh tử,lỗ tai này nghe biết bao nhiêu thứ. Nghe tiếng người ta hát, người ta ca, nghe tiếng người nói, trâu rống, chó sủa, gà kêu, mễnh tát. Nghe hết, nghe đủ thứ âm thanh. Nhưng mà nghe được cái gì mà nó thay đổi được con người của mình, nó thay đổi được đời sống của mình từ xấu thành tốt, từ đau khổ qua an lạc, từ thấp lên cao, từ hướng hạ sang hướng thượng, từ thụt lùi sang tiến bộ. Anh nghe kiểu gì? Có biết bao nhiêu chuyện để anh nghe, anh nghe nhạc, anh nghe người ta chửi lộn, anh nghe cái tiếng trời gầm, anh nghe tiếng nước chảy, thác đỗ, gió thổi, v.v. Biết bao nhiêu âm thanh để anh nghe, nhưng anh nghe cái gì mà nó thay đổi được con người của anh? Chỉ là nghe lời của thánh hiền, nghe lời của người lành, nghe lời của minh sư thiện hữu thì cái nghe đó, cái âm thanh đó, cái tiếng động đó nó mới được gọi là vô thượng vì nó giúp được anh. Còn bao nhiêu cái thứ âm thanh mà nó không giúp được gì cho anh hết, thì anh có nghe rách cái màng nhĩ thì cũng chỉ vậy thôi.
 
Tại sao cha mẹ của các chư Phật đều địt nhau rồi đẻ ra các chư Phật rồi các chư Phật ăn cháo đá bát xem chuyện địt nhau là tội lỗi? :doubt:
 
Tại sao cha mẹ của các chư Phật đều địt nhau rồi đẻ ra các chư Phật rồi các chư Phật ăn cháo đá bát xem chuyện địt nhau là tội lỗi? :doubt:

Không ai nói đó là tội lỗi. Chỉ có chiếm đoạt vợ người mới là tội lỗi.
 
Vậy các ni cô, sư thầy có thể yêu nhau địt nhau đúng không? :doubt:
Cầu giải thoát = ly dục
Khoái luân hồi = hưởng dục.

Không ai bắt giải thoát cũng không ai bắt luân hồi. Mỗi chúng sinh có quyền tùy chọn.
Không có ai dí súng vô đầu bắt cạo đầu đi tu hết.
 
Cầu giải thoát = ly dục
Khoái luân hồi = hưởng dục.

Không ai bắt giải thoát cũng không ai bắt luân hồi. Mỗi chúng sinh có quyền tùy chọn.
Không có ai dí súng vô đầu bắt cạo đầu đi tu hết.
Tức là mỗi người có 1 cách giải thoát riêng, miễn sao bản thân cảm thấy giác ngộ, an yên là được. Đúng vậy ko? :sweet_kiss:
 
Tức là mỗi người có 1 cách giải thoát riêng, miễn sao bản thân cảm thấy giác ngộ, an yên là được. Đúng vậy ko? :sweet_kiss:
Ko phải thế, tùy ta chọn thôi.

Tu = cầu ko luân hồi, ko tu = luân hồi.

Tùy thuộc ta tin và khoái luân hồi hay không. Đó là nhận thức mỗi người chứ chả ai ban phước giáng họa ta cả.
 
Mày có thể giải thích koan tiếng vỗ một bàn tay ko
 
Ý t là công án thiền tiếng vỗ của một bàn tay
T không biết cái đó nhưng t có bài Thiền hơi thở cơ bản.
Chỉ cần đọc #1 và #2 là thực hành được.

https://xamvn.icu/r/huong-dan-thien-hoi-tho-co-ban.745931/
 
TAM HỌC

Toàn bộ những gì chúng ta cần biết nó có nhiều cách nói lắm, và dĩ nhiên tôi chọn cách nói của Đức Phật đó là: “Cả đời Như Lai mấy mươi năm đi hoá đạo ta chỉ nói có hai chuyện đó là cái khổ và con đường thoát khổ.“

Tôi thường nói :“Con đường vào rừng đó chính là con đường ra rừng“.

Nói như vậy con đường thoát khổ nó không rời con đường đau khổ.
Trong vô số kiếp luân hồi chúng ta đam mê với 6 căn và 6 trần. Vậy con đường giải thoát vẫn tiếp tục 6 căn và 6 trần :

6 căn +6 trần + chán = giải thoát
6 căn + 6 trần + thích = sanh tử .


Chính vì thích trong 6 căn và 6 trần cho nên nó hệ quả này :

Thế giới có hai cách nhìn:Tục đế ( hiện tượng )và Chân đế (bản chất).

Trong vô số kiếp luân hồi chúng ta chỉ quan sát thế giới này qua Tục đế, nên dẫn đến hệ quả đầu tiên là thích hay ghét.

Thích và ghét nó không rời nhau, thích ở đâu thì ghét ở đó. Chính vì vô số kiếp mình chỉ thấy thích và ghét cho nên mình chỉ thấy vỏ ngoài của nó.

Thí dụ như Đức Phật nhìn thấy chiếc lá Ngài chỉ thấy đất, nước, lửa, gió. Hình dáng, màu sắc của lá, cây, cành, nhánh, Ngài biết đó là thế giới hiện tượng được quan sát qua 5 giác quan vật chất, còn xét rốt ráo của chiếc lá về bản chất thì nó chỉ là 4 Đại. Đức Phật và chư thánh nhìn chiếc lá qua Chân đế.

Các Ngài có cái nhìn cả hai khi cần thiết. Chúng ta thì chỉ biết nhìn thế giới này qua Tục đế, từ đó mới có thích, ghét.

Bây giờ biết Phật pháp rồi thì chúng ta tập sự nhìn ngắm thế giới qua hai khía cạnh Chân đế và Tục đế. Khi nhìn thế giới qua hai khía cạnh này thì mới đi đến chán được, còn nếu nhìn thế giới qua Tục đế thì không có cách nào chán được.
Con đường nào để giúp cho chúng ta quan sát thế giới qua khía cạnh Chân đế ? Đó chính là con đường tứ niệm xứ, còn cái nhìn bằng thích và ghét nó chỉ đẩy mình chìm sâu trong thế giới Tục đế.

Từ chuyện mình thích ghét trong 6 trần nó mới dẫn đến làm ác và làm thiện.

Làm thiện có hai nhánh:

-Thiện thấp -Hành thập thiện:
Bố thí, trì giới, tu thiền, phục vụ, cung kính, tùy hỷ, hồi hướng, thính pháp, thuyết pháp, điều chỉnh tri kiến.

-Thiện cao: tu thiền .

-Làm ác gồm thập ác :
1-Thân tam :
sát sanh, trộm cướp, tà dâm.

2-Khẩu tứ :
-Nói dối.
-Nói lời đâm thọc, nói lời chia rẽ.
-Nói lời thô ngữ độc ác.
-Nói lời phiếm luận.

3-Ý tam
-Tham ác, Sân ác,Tà kiến .

Như vậy toàn bộ giáo pháp của Đức Phật là :
Không làm các điều ác
Siêng làm các việc lành
Giữ tâm ý trong sạch.


Và ba điều này trong giáo lý duyên khởi gọi là ba hành.

Ba hành là gì ?

1-Làm ác bị lọt xuống các cõi đọa:
Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và Atula.

2-Làm thiện có 2 nhánh :

-Thiện sanh về cõi lành Ngũ Uẩn có hình danh :
sắc, thọ, tưởng, hành, thức (nhân thiên Dục giới và Phạm thiên Sắc giới)

-Thiện sanh về cõi Tứ Uẩn chỉ có : thọ, tưởng, hành, thức.(Phạm thiên Vô Sắc)

3-Giải thoát

Ngày xưa chúng ta thấy không biết thấy, nghe không biết nghe, ngửi không biết ngửi.
Còn bây giờ có tam học rồi thì riêng giới nó là cái rào cho 6 căn không buông lung. Ăn, mặc, ở bị hạn chế.

Định cũng đi ngược lại thói quen của 6 căn, 6 trần. Tuệ càng đi ngược nhiều hơn.
Định và tuệ là nhốt 6 căn và 6 trần để giải quyết không cho thích ghét nữa.

Giới và định tuy nó là thiện, nhưng nó vẫn còn nhốt chúng ta trong thế giới của tục đế
. Riêng tụê cho mình quan sát thế giới qua bản chất chân đế.
Muốn có tuệ bắt buộc chúng ta phải có giới và định.

*Tam học rất rõ ràng :


Giới cho chúng ta quản thúc 6 căn. Định trói chặt 6 căn và Tụê soi thấu 6 căn.

Tại sao chúng ta sanh tử ? Là vì trong đầu có những góc tối không được soi thấu. Giải thoát là gì ? Là giải quyết vấn đề của sanh tử, bằng cách là soi thấu nó để đừng tiếp tục hiểu lầm về nó nữa.
 
sinh làm người khó nhưng tại sao càng ngày càng đông người được sinh ra?
Dù cho con người có gấp 1000 lần hiện tại cũng chả nghĩa lí gì so với lượng chúng sinh đọa xứ.

Chỉ tính riêng loài kiến thôi : Theo tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS), trái đất có ít nhất 20 triệu tỉ tỉ con kiến , với tổng số lượng là 12 triệu tấn sinh khối, tức cao hơn số lượng các loài chim hoang dã và loài có vú gộp lại

- Nói chi là số chúng sinh tái sinh vào các loài động vật khác : ngao, sò, ốc, hến, chuột, gián, trùng, ruồi, muỗi...
- Nói chi là lượng chúng sinh tái sinh vào cảnh giới ngạ quỷ
- Nói chi là lượng chúng sinh tái sinh vào cảnh giới a tu la
- Nói chi là lượng chúng sinh tái sinh vào cảnh giới địa ngục.

Có bốn hạng nghe Pháp:
  1. Hạng thứ nhất: nghe rồi trớt quớt, coi như không nghe.

  2. Hạng thứ hai: nghe rồi treo toòng teng đó. Lâu lâu đụng chuyện móc ra xài một cái, xài xong máng lên trở lại. Nghe rồi lâu lâu đi đám ma bắt đầu mới suy niệm "đúng là đời vô thường!". Nhưng mà vừa niệm xong móc cái phone ra "Hôm nay Galleria 70% off! OK! Go!" Cái hạng này là nghe rồi máng lên tường lâu lâu đụng chuyện kéo xuống xài, xong rồi móc lên trở lại.

  3. Hạng thứ ba: Học Đạo, hành Đạo và bị đốt nóng bởi những thứ mình đã học. Tức là tu thì chuyên tâm lắm nhưng mà làm khổ mình khổ người. Tôi nói hoài có nhiều người họ ăn chay mình nhìn mình khó chịu, có nhiều người họ Bát Quan mình khó chịu. Có nhiều "kiểu tu" mình nhìn thấy ghét lắm. Tu như vậy là đốt nóng mình và đốt nóng người.

  4. Hạng thứ tư: học Đạo, hành Đạo và biến nó thành suối nguồn an lạc cho mình và cho người khác. Mình tu làm sao mà bản thân mình càng ngày càng an lạc và trong mắt mọi người họ gặp mình họ muốn gần mình. Cái đó mới đúng là người tu và nếu quý vị hiểu tu là đóng khung, là khắc kĩ, thì các vị A La Hán chắc không ai gần nổi đâu. Trí tuệ, đạo hạnh cao như ngài Xá Lợi Phất chắc ở một mình luôn nhưng mà không, trong kinh nói rằng ngài Xá Lợi Phất cực kì dễ gần, cực kì dễ thương, dễ mến. Phải nói là "cực kì". Đến một lúc nào đó người ta trở nên dễ thương như người ta không biết gì. Bởi vậy ngài Ca Chiên Diên ngài mới nói là "trí nhiều làm như ngu, sức nhiều làm như yếu, có mắt làm như mù, có tai làm như điếc". Nghe nói mà nổi da gà. Rất là độc. Ngài nói trí mà thượng thừa như thằng ngu, thằng khờ. "Có mắt làm như mù" tức là không có dòm ngó ai mặc dù chuyện gì cũng biết. "Có tai như điếc", không nghe chuyện tầm bậy của đời mặc dù chuyện gì cũng nghe được, nhưng mà không ngóng. "Có sức làm như yếu" tức là không có cạnh tranh đấu đá với đời. Có trí làm như ngu, có mắt làm như mù, có tai là như điếc, có sức làm như liệt. Đó là cái pháp tu thượng thừa Đạo Phật.
Còn mình mới được có ba mớ là bắt đầu thấy ghét rồi, muốn đúc tòa sen rồi. Tôi kể hoài về mấy cái người tôi gặp khi đi dạy học. Họ gặp tôi, đặc biệt khi một mình họ với tôi thì họ không bao giờ hỏi Đạo. Họ lại luôn luôn hỏi trước đám đông.

Hỏi để cho người ta biết họ đã tới "cảnh giới" đó rồi. Có nhiều lúc không phải là hỏi mà họ bắt tôi phải nghe thành tích của họ.
"Con nghe Sư về, con hoan hỷ, con tới con hỏi Sư một hai chuyện con thắc mắc từ lâu" - "Cô hỏi đi cô!" -
"Dạ con sau này con không có biết giận ai, ai nói gì con cũng thấy thương người ta quá! Mà con bố thì không có tiếc, có nhiêu bố hết vậy đó. Còn ngồi thiền coi như ba tiếng không có biết mỏi. Không biết nó là sao?".
Tôi mới nói "Cái đó giờ về mua xi măng đúc tòa ngồi chứ đâu có thắc mắc gì nữa!".
Họ nổ, kiếp trước họ làm pháo nên bây giờ họ nổ, can không kịp! Tu như vậy làm khổ người ta quá. Mình tu là phải làm cho người ta thấy dễ gần.

Tôi nói hoài: có những người sống lâu thành đồ cũ, có những người sống lâu thành đồ cổ. Cái đồ cổ càng lâu nó càng quý. Có nhiều người họ sống lâu, đem ra garage sale người ta còn không muốn lấy nữa. Có nhiều món chỉ ra tới yard sale, garage sale, nhưng có nhiều món đáng đưa vào museum, vào antique shop. Cho nên sống lâu thành đồ cũ và sống lâu thành đồ cổ, hai cái khác nhau.

Có những người đời sống của họ chỉ là sự góp mặt chứ không phải là đóng góp và từ đó có những cái chết chỉ là sự vắng mặt, không phải là sự mất mát trong đời. Lý do tại sao? Là bởi vì lúc họ sống họ chỉ là sự góp mặt thôi, chỉ là góp phần chen lấn thôi chứ không phải là sự đóng góp. Sống phải là đóng góp thì chết mới là sự mất mát và người được như vậy thì sống càng lâu mới là "đồ cổ", không được như vậy càng lâu thành "đồ cũ".

Trích bài giảng Thế Giới Qua Cảm Thọ
 
Dù cho con người có gấp 1000 lần hiện tại cũng chả nghĩa lí gì so với lượng chúng sinh đọa xứ.

Chỉ tính riêng loài kiến thôi : Theo tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS), trái đất có ít nhất 20 triệu tỉ tỉ con kiến , với tổng số lượng là 12 triệu tấn sinh khối, tức cao hơn số lượng các loài chim hoang dã và loài có vú gộp lại

- Nói chi là số chúng sinh tái sinh vào các loài động vật khác : ngao, sò, ốc, hến, chuột, gián, trùng, ruồi, muỗi...
- Nói chi là lượng chúng sinh tái sinh vào cảnh giới ngạ quỷ
- Nói chi là lượng chúng sinh tái sinh vào cảnh giới a tu la
- Nói chi là lượng chúng sinh tái sinh vào cảnh giới địa ngục.

Có bốn hạng nghe Pháp:
  1. Hạng thứ nhất: nghe rồi trớt quớt, coi như không nghe.

  2. Hạng thứ hai: nghe rồi treo toòng teng đó. Lâu lâu đụng chuyện móc ra xài một cái, xài xong máng lên trở lại. Nghe rồi lâu lâu đi đám ma bắt đầu mới suy niệm "đúng là đời vô thường!". Nhưng mà vừa niệm xong móc cái phone ra "Hôm nay Galleria 70% off! OK! Go!" Cái hạng này là nghe rồi máng lên tường lâu lâu đụng chuyện kéo xuống xài, xong rồi móc lên trở lại.

  3. Hạng thứ ba: Học Đạo, hành Đạo và bị đốt nóng bởi những thứ mình đã học. Tức là tu thì chuyên tâm lắm nhưng mà làm khổ mình khổ người. Tôi nói hoài có nhiều người họ ăn chay mình nhìn mình khó chịu, có nhiều người họ Bát Quan mình khó chịu. Có nhiều "kiểu tu" mình nhìn thấy ghét lắm. Tu như vậy là đốt nóng mình và đốt nóng người.

  4. Hạng thứ tư: học Đạo, hành Đạo và biến nó thành suối nguồn an lạc cho mình và cho người khác. Mình tu làm sao mà bản thân mình càng ngày càng an lạc và trong mắt mọi người họ gặp mình họ muốn gần mình. Cái đó mới đúng là người tu và nếu quý vị hiểu tu là đóng khung, là khắc kĩ, thì các vị A La Hán chắc không ai gần nổi đâu. Trí tuệ, đạo hạnh cao như ngài Xá Lợi Phất chắc ở một mình luôn nhưng mà không, trong kinh nói rằng ngài Xá Lợi Phất cực kì dễ gần, cực kì dễ thương, dễ mến. Phải nói là "cực kì". Đến một lúc nào đó người ta trở nên dễ thương như người ta không biết gì. Bởi vậy ngài Ca Chiên Diên ngài mới nói là "trí nhiều làm như ngu, sức nhiều làm như yếu, có mắt làm như mù, có tai làm như điếc". Nghe nói mà nổi da gà. Rất là độc. Ngài nói trí mà thượng thừa như thằng ngu, thằng khờ. "Có mắt làm như mù" tức là không có dòm ngó ai mặc dù chuyện gì cũng biết. "Có tai như điếc", không nghe chuyện tầm bậy của đời mặc dù chuyện gì cũng nghe được, nhưng mà không ngóng. "Có sức làm như yếu" tức là không có cạnh tranh đấu đá với đời. Có trí làm như ngu, có mắt làm như mù, có tai là như điếc, có sức làm như liệt. Đó là cái pháp tu thượng thừa Đạo Phật.
Còn mình mới được có ba mớ là bắt đầu thấy ghét rồi, muốn đúc tòa sen rồi. Tôi kể hoài về mấy cái người tôi gặp khi đi dạy học. Họ gặp tôi, đặc biệt khi một mình họ với tôi thì họ không bao giờ hỏi Đạo. Họ lại luôn luôn hỏi trước đám đông.

Hỏi để cho người ta biết họ đã tới "cảnh giới" đó rồi. Có nhiều lúc không phải là hỏi mà họ bắt tôi phải nghe thành tích của họ.
"Con nghe Sư về, con hoan hỷ, con tới con hỏi Sư một hai chuyện con thắc mắc từ lâu" - "Cô hỏi đi cô!" -
"Dạ con sau này con không có biết giận ai, ai nói gì con cũng thấy thương người ta quá! Mà con bố thì không có tiếc, có nhiêu bố hết vậy đó. Còn ngồi thiền coi như ba tiếng không có biết mỏi. Không biết nó là sao?".
Tôi mới nói "Cái đó giờ về mua xi măng đúc tòa ngồi chứ đâu có thắc mắc gì nữa!".
Họ nổ, kiếp trước họ làm pháo nên bây giờ họ nổ, can không kịp! Tu như vậy làm khổ người ta quá. Mình tu là phải làm cho người ta thấy dễ gần.

Tôi nói hoài: có những người sống lâu thành đồ cũ, có những người sống lâu thành đồ cổ. Cái đồ cổ càng lâu nó càng quý. Có nhiều người họ sống lâu, đem ra garage sale người ta còn không muốn lấy nữa. Có nhiều món chỉ ra tới yard sale, garage sale, nhưng có nhiều món đáng đưa vào museum, vào antique shop. Cho nên sống lâu thành đồ cũ và sống lâu thành đồ cổ, hai cái khác nhau.

Có những người đời sống của họ chỉ là sự góp mặt chứ không phải là đóng góp và từ đó có những cái chết chỉ là sự vắng mặt, không phải là sự mất mát trong đời. Lý do tại sao? Là bởi vì lúc họ sống họ chỉ là sự góp mặt thôi, chỉ là góp phần chen lấn thôi chứ không phải là sự đóng góp. Sống phải là đóng góp thì chết mới là sự mất mát và người được như vậy thì sống càng lâu mới là "đồ cổ", không được như vậy càng lâu thành "đồ cũ".

Trích bài giảng Thế Giới Qua Cảm Thọ
cho dù số lượng chúng sinh đọa xứ rất là nhiều. Nhưng như đã nói, sinh vào cõi người rất khó vậy số lượng chúng sinh cõi kia đâu có tu hành gì đâu mà sinh làm người được.
Hay làm người là câu chuyện xác suất? Cái khó ở đây là xác suất nhỏ, chứ không phải tu hành tốt rồi được làm người?
 
cho dù số lượng chúng sinh đọa xứ rất là nhiều. Nhưng như đã nói, sinh vào cõi người rất khó vậy số lượng chúng sinh cõi kia đâu có tu hành gì đâu mà sinh làm người được.
Hay làm người là câu chuyện xác suất? Cái khó ở đây là xác suất nhỏ, chứ không phải tu hành tốt rồi được làm người?
Cái này bạn phải có kiến thức về Duyên Sinh và Duyên Hệ mới có thể nói rõ - phân tích chi tiết theo chi pháp.

Còn nói đơn giản là ai trong đời cũng đã từng làm việc thiện dù là thằng đâm cha chém chú, trộm cắp, hiếp dâm, độc tài khủng bố. Nhưng trong đời nó cũng sẽ có 1-2 khoảnh khắc gì đó nó thiện. Thì cái đó là cái quả đầu thai tâm thiện. Nhưng mà cái quả đó nó ít và yếu còn cái ác nó nhiều quá. Nên là nó khó trổ, nó phải bị đọa lên bờ xuống ruộng hoài vô lượng kiếp. Cho tới một khi cái quả thiện kiếp xưa xưa nó nó đủ duyên(đủ điều kiện) nó trổ. Thì sẽ tái sanh lại làm người hoặc làm trời.
 
Cái này bạn phải có kiến thức về Duyên Sinh và Duyên Hệ mới có thể nói rõ - phân tích chi tiết theo chi pháp.

Còn nói đơn giản là ai trong đời cũng đã từng làm việc thiện dù là thằng đâm cha chém chú, trộm cắp, hiếp dâm, độc tài khủng bố. Nhưng trong đời nó cũng sẽ có 1-2 khoảnh khắc gì đó nó thiện. Thì cái đó là cái quả đầu thai tâm thiện. Nhưng mà cái quả đó nó ít và yếu còn cái ác nó nhiều quá. Nên là nó khó trổ, nó phải bị đọa lên bờ xuống ruộng hoài. Cho tới một khi cái quả thiện kiếp xưa xưa nó nó đủ duyên(đủ điều kiện) nó trổ. Thì sẽ tái sanh lại làm người hoặc làm trời.
Làm trời là làm gì?
 
Top