Ăn chơi Người Buôn Gió - Tuyển tập truyện ngắn

Porsche911Targa

Phó thường dân
https://i.*********/2023/03/02/BuiThanhHieucd562c0960bbbb83.jpg

Có lẽ Bùi Thanh Hiếu vẫn là 1 cái tên ít người biết đến vì thế hôm nay tao cóp nhặt biên soạn lại những đoạn văn ngắn tự truyện của tác giả này.
Từ những ngày NgườiBuônGió1972 còn là trẻ con đến khi đi tù đối mặt với cơ quan an ninh rồi làm đủ nghề rồi cuối cùng trở thành nhà văn lưu vong bên Đức.
Trong topic này tao chỉ đơn thuần copy những truyện ngắn của NgườiBuônGió1972 viết chứ ko nói xấu hay chống phá ****.

Danh sách truyện cho chúng mày đỡ phải kéo cuộn mỏi tay .

Từ Ngõ Phất Lộc đến Weimar :
Phần 1 : Lý do bị đuổi học
Phần 2 : Đi Bộ Đội
Phần 3 : Anh thợ cán cao su

Tuyển tập truyện ngắn :
1. Cùm xích dao lam và bệnh truyền nhiễm
2. Gà ô chân chì
3. Một lần trong đồn công an
4. Bà Nguyễn Thị Bình thăm trại tù
5. Cháo tim gan bầu dục
6. Một chút phố cổ lan man
7. Ngôi nhà nhỏ ven sông
8. Giang hồ số má
9. Vui chơi đầu xuân
10. Canh cải xanh nấu cá rô ron
11. Người đồng nát và tay chơi bạc
12. Ván cờ bất tận
13. Nghề nấu ăn
14. Cán bộ Hiểu Khàn trại Vân Hoà
15. Mâm cơm chiều 30
16. Những cây bàng biến mất
17. Quần chúng xe ôm
18. Về quê học nghề
19. Chuyện phiếm viết báo
20. Nhớ về một dòng sông gần cạn
21. Ma tuý trong trại giam
22. Không quen thì sống
23. Tí Hớn đi học
24. Đức lắp bắp
25. Hùng Mõm
26. Đàn em
27. Không nhận và Không nhận
28. Bát bún mọc ở Bremen
29. Thánh địa trong mỗi con người
30. Vì sao dân việt nam thích đánh nhau ( Nên đọc và suy ngẫm ! )
 
Sửa lần cuối:
1.
Cùm , xích , dao lam và bệnh truyền nhiễm trong tù



Tù nhân mỗi tháng được cắt tóc, cạo râu một lần. Đến ngày cắt tóc, quản giáo đưa kéo cho tù khéo tay và mở cửa cho tù nào tóc cần phải cắt. Tù có '' số má ''được cắt tóc theo ý muốn, còn tù không số má thì kéo và tông đơ cứ xiến sát chân tóc cho lần sau đỡ công cắt.

Trại quy định tù nhân trên 60 mới được để râu. Tù nhân chiếm 97% chưa đến tuổi 60, nên số phải cạo râu rất nhiều. Một buồng 50 tù, quản giáo phát cho hai con dao lam, thằng nào có '' số má'' thì cạo trước. Lần lượt theo '' chức vụ '' như '' trật tự'' rồi '' bộ đội '' rồi ''ưu tiên, lái xe'' và tới '' nhân dân loại 1 , nhân dân loại 2 ''. Cuối cùng là bọn xếp hạng bị '' tiêu diệt ''

Có 50 thằng tù, nhưng cấp nào ra cấp đó, chức vụ hay phân loại rõ ràng. Cấp '' bộ đội ''đến '' nhân dân loại 2 '' là do trưởng buồng phân. Còn cấp cao ''trật tự '' và bọn thuộc nhóm '' bị tiêu diệt '' do quản giáo chỉ định.

Hai con dao lam, có bốn lưỡi. Thằng thợ cạo bất đắc dĩ nhưng lành nghề hơn khối thợ cạo phố Quang Trung thời hoàng kim. Thợ cạo cho ngón tay vào giữa con dao lam lướt những đường điêu luyện trên mặt các ''đại ca''. Mỗi đằng lưỡi lam là dành cho một ''đại ca'' . Sau đó tự bọn còn lại cạo với nhau, đến hàng thứ ba thì con dao làm cùn đã khiến máu bật ra, xướt rớm trên gương mặt.

Có một cách cạo râu khác là se râu, tên tù cầm hai sợi chỉ lướt trên mặt người có râu tanh tách. Thực ra thì đây là nhổ râu, hai sợi chỉ xiết lại và đưa cao nhanh khiến râu bị nhổ từng lớp một. Se râu đau, phải có kỹ thuật, tù lâu năm mới làm nổi. Tù mới vào cầm sợi chỉ lóng ngóng không xong, nói gì đến se râu.

Phổ thông thì cứ cạo râu bằng dao lam, 50 thằng 2 con dao, tức bốn lưỡi dao. Không có xà phòng, sát trùng hay bôi trơn gì cả, cứ thế mà thay nhau cạo, đứa này cạo xong chuyển dao cho đứa khác dưới sự giám sát của quản giáo và '' trật tự''.

Khi kết thúc phần cắt tóc, cạo râu thì buồng trưởng thu kéo và dao lam về nộp lại cho quản giáo, đề phòng tù làm hung khí thịt nhau. Nhưng có lúc buồng trưởng lờ con dao lam đi không nộp, quản giáo cũng không đòi. Hai con dao lam được cắm vào đầu một que đũa, có dây điện. Nó biến thành một dụng cụ đun nước sôi. Hoặc nó thành con dao thái rau, thịt do gia đình cung cấp.

Cùm có mấy loại, loại cùm suốt là dạng móng ngựa bằng sắt tròn phi 20, tròng vài một thanh sắt chôn từ tường ra. Cùm tròn tì vào chân vì nó không cố định. Cứ hình dung một thanh sắt phi 20 uốn tròn đặt trên chân trong vòng 7 ngày đến 14 ngày thì hiểu chỗ tì nó sưng hay không.

Nhưng cùm suốt không dã man bằng cùm hộp. Cùm hộp là một thanh sắt lập là , bản dày 5 cm đánh thành một nửa vòng tròn phía trên. Ở dưới là một cục sắt dày khuyết hai nửa tròn để đặt chân lên. Cùm hộp thì hết cựa quậy, chỉ nhếch cái mông lên đi đái, ỉa là cạnh sắt cứa vào cổ chân rớm máu. Thằng nào gầy cổ chân tong teo không sao, béo một tí hay nhất bọn phù nề thì càng dễ bị chảy máu do cạnh cùm cứa vào. Cùm lâu ngày ngứa ngáy cho que tre luồn vào gãi, gãi bật máu mà chưa hết ngứa.

Có lúc thằng này đang cùm, máu chân vẫn còn thì thay thế thằng khác. Lý do là đổi buồng, vì thằng cùm buồng này chửi nhau với buồng bên cạnh , quản giáo phải cho hai thằng ra xa. Tù nhiều khi cùm lâu, muốn thả chân ra vài phút đổi tư thế, vươn người, nên thường kiếm cách gây sự nhau để chuyển buồng cùm. Tranh thủ vài phút quý báu để xoa chân, vận động người.

Về kim tiêm thì trạm y tế trong tù sẵn, nếu tù nhân cần tiêm thì mỗi thằng được một mũi riêng. Nhưng mà hiếm khi tù bệnh đến mức cần phải tiêm, trong tù bệnh giời đi nữa thì trạm xá phát cho vài viên thuốc rẻ tiền chữa bách bệnh. Quanh đi quẩn lại có ba loại thuốc viên trắng, khai đau thế nào thì y sĩ mặc đồ công an cũng chỉ có ba loại đấy. Đau trong người, đau đầu, sốt, ỉa chảy...tất cả quy các bệnh chỉ quy về ba loại bệnh phổ thông đấy để nhận thuốc. Tim , gan, phổi , phèo thì về hàng đau bụng. Sốt, đau đầu về hàng cảm sốt. Ỉa chảy, kiết lị về hàng tiêu hoá.

Thuốc uống thay cho tiêm, nên trạm xá sẵn sàng thay mũi kim mỗi lần tiêm. Nhưng trong tù lại có nạn chích choác, mũi kim vất đi ấy được tù vệ sinh nhặt bán lại cho dân chích trong tù. Một mũi tiêm thế tù dùng chung hàng tháng trời, có khi mòn còn có thằng tự mài để dùng tiếp. Mỗi lần chích nghi lễ thịnh soạn như bữa đại tiêc, một cái chén thuốc phiện loãng, một cái xi lanh chọc vào rút thuốc. các con nghiện chìa bắp tay ra, mũi kim vừa rút khỏi tay thằng này đâm luôn vào tay thằng khác. Mỗi lần chuẩn bị được xi lanh đưa chất tiên nâu ấy vào ven, bọn tù nhắm mắt khấn.

- Bẩm cô, lạy cô thương con, lạy cô thương con.

Cô đây là '' nàng tiên nâu '' trong truyền thuyết cây thuốc phiện. Bọn tù coi mỗi lần chích là ân huệ cô ban cho, cũng như nhân dân bên ngoài khi được cái gì thường nói

- Ơn Đảng,ơn Chính Phủ, ơn Bác.

Nhớ ơn là đặc tính của người Việt, ở đâu cũng giữ được nền nếp. Bình thường thì nhớ ơn ông bà , cha mẹ. Liên quan đến chính sách thì ơn Đảng, ơn Bác. Nghiện ngập thì ơn Cô, Cờ bạc ơn quan Hoàng Bảy, trộm cắp thì ơn thần Đạo Chích....một đặc tính tốt đẹp như vậy không dễ gì mai một dù ở bất cứ đâu.

Nói về kim thì còn loại kim may, tù dùng để xăm trổ. Nhưng bọn xăm trổ thường có điều kiện, nên không dùng kim chung. Ít trường hợp lây nhiễm qua kiểu kim xăm.

Những thằng tù không tiêm, không bị cùm, không dùng dao lam cơ hội thoát khỏi bệnh truyền nhiễm qua đường máu này cao. Nhưng chúng vẫn có nguy cơ mắc bệnh qua đường hô hấp hoặc đường da. Bọn tù có lúc đông quá,nằm ngủ san sát như lèn cá hộp. Nằm nghiêng người, co chân gọi là kiểu ''úp thìa ''. Lúc ấy thì không có cách nào tránh nổi tiếp xúc qua hơi thở, da thịt cọ vào nhau. Có buồng giam không có nhà vệ sinh, người ta dùng cái can nhựa khoét nửa trên để đi đái ỉa vào đấy , để cuối buồng, đậy cái áo rách lên che bớt mùi. Vì buồng chật , có thằng vào hàng '' tiệu diệt'' phải nằm sát cái can. Mỗi khi thằng khác đi vệ sinh, phải đứng dậy nhường chỗ xong mới lại được nằm hay ngồi.

Còn về bể nước nữa. Bể nước xây bằng gạch, láng xi măng. Một năm thau bể một lần. Tù có số má thì có chai nhựa đựng nước, mỗi khi giờ bơm nước ngắn ngủi nhanh tay hứng ở vòi chảy ra. Đám tù còn lại không đến tuổi dùng chai nhựa, mỗi lần khát xin phép các đại ca đến bể dùng gáo múc uống. Nước trong bể lâu ngày, cặn, mọc rêu, gián chết, và những con bọ nhỏ nữa chả biết tên mà kể.


Bây giờ ngồi ở trung tâm Châu Âu thuộc xứ giãy chết, trong căn hộ 60 mét vuông, ở mỗi mình. Viết những dòng này bằng MacBoook mà như đang ghi lại điều ai đó kể. Chứ đéo phải là mình đã trải qua.

Lúc ở nhà, có những đêm mơ ngồi bật dậy, trầm ngâm, nước mắt ứa ra. Vợ hỏi nghĩ gì, không nói. Thế là nó quy cho là nhớ con nào, vợ chồng thành lục đục. Chẳng thể thanh minh những điều ám ảnh trong quá khứ như thế, nghe nó sến quá.

Lúc ấy chỉ lặng lẽ thắp hương nhớ bố, ngày xưa bố mình cũng năm lần, bảy lượt bị đi tù.
 
Gà ô chân chì


Anh Hưng con nhà ông Bê ở ngõ nhà mình làm nghề chụp ảnh ở bờ Hồ. Dạo đó máy ảnh hiếm, chụp tráng phim, anh làm cũng khá tiền. Anh Hưng vui tính, mồm miệng hoạt bát, rất tếu táo. Lúc nào anh ngồi ở đâu là chỗ đó ầm ĩ tiếng anh, tuy rằng vóc dáng anh rất còi.

Ông Bê làm nghề sửa giày, đồn rằng ông là cao thủ đánh Chắn, ông đọc vanh vách cây bài nào đang ở trong nọc đến mức người ta thì thầm là ông chôn cây dưới nọc.

Anh Hưng không giỏi đánh chắn, anh đam mê chơi gà chọi.

Khi mình viết những dòng này, anh Hưng đã khuất phố phường vĩnh viễn, trước khi mất thì anh cũng lên chức ông từ chục năm rồi.

Câu chuyện này là cách đây 30 năm. Hồi đó mình mới mười mấy tuổi, ham xem đánh gà lắm, ngày nào cũng phải chầu hẫu chuồng gà nhà anh Hưng ngắm. Thích nhất là nghe anh ba hoa về gà.

Một lần anh về quê, mang ra một con gà ô chân chì. Con gà ô lông xỉn không bóng, đuôi như gà mái, chẳng phải loại gà đuôi tôm cong vút dũng mãnh. Cặp chân của nó đã màu chì thì chớ, lại bị hủi trắng, vảy chân dày cộp như sắp bong ra. Một con gà xấu mã đủ đường. Mình hỏi anh mua làm gì, anh bảo mua về làm gà phu

Gà phu là gà để gà khác tập luyện, như dạng võ sĩ quyền anh phải có bạn tập cùng. Gà phu để chạy hơi, chạy lồng với gà chiến. Thỉnh thoảng lại bị buộc mỏ để gà chiến đánh vài phút lấy gân.

Ở Lò Sũ có con gà tía mơ chân vàng rất đẹp, đợt đó cánh gà chọi quanh đó hay tụ tập ở quán nước trà của mẹ mình. Câu ra, cầu vào kích bác nhau là thành cuộc chọi gà. Chủ gà tía mơ chân vàng thách gà tía chân xanh chiến kê của anh Hưng đá. Nhưng con tía chân xanh lại đang bị xưng cục bàn. Anh Hưng khoác lác.

- Loại gà này chỉ đá với gà phu của tôi thôi.

Bên kia tức khí , bảo đánh thì cược tiền, anh Hưng bĩu môi.

- Gì chứ, tiền thằng này để trong tủ, mở ra là phải đứng né một bên , không tiền chả may nó đổ ra đè chết người.

Thế là cộp tiền, hai bên mang gà lên bờ đê sông Hồng chiến.

Con tía mơ chân vàng nổi tiếng về đánh mau, một lần nhấc chân nó có thể đánh tới hai ba cái đòn. Đã thế nó chí mỏ là đá được ngay. Nó ăn hai trận, chả trận nào quá bốn hồ. Trước khi thả gà, mọi người đều đặt cược về phe gà tía mơ. Bên gà ô chân chì đúng ông chủ của nó là anh Hưng cược lại với mọi người. Mình để ý hầu như anh Hưng mang gà ra đánh, toàn một mình một chiến tuyến.

Mình làm chân phục vụ chạy nước cho anh Hưng chữa gà. Mỗi hiệp đấu 15 phút, người ta cho gà nghỉ, xoa bóp, uống nước, ăn cơm, cà chua. Vì thời gian ngắn thế, nên việc phục vụ gà rất khẩn trương. Người chạy nước như một y tá mổ, người chữa gà hô kim chỉ là phải có kim chỉ xâu sẵn đưa ra, kêu nước sôi, cơm, khăn...gì đó là có ngay lập tức.

Hai gà thả vào đá giao nhau, gà tía mơ nhảy cao, chân tanh tách. Người ta chấp tám luôn. Lúc sau hết giao vào díu, gà tía mơ chồng trên hai mang đánh vùi dập gà ô chân chì trong tầm 4 phút. Người ta theo gà tía chấp ô xuống 6.

Lúc sau gà ô đánh mấy cái nhìn thấy nhẹ hều vào người gà tía. Hai con bắt đầu quần nhau, từ lúc này trở đi thấy con gà tía đánh thưa dần rồi chậm hẳn. Đến mấy hồ đấu sau thế trận thành bỉ bo, nhìn nhàm chán. Mỗi con đá đi đá lại vài cái rồi quần nhau, rồi lại đứng thở. Qua bốn hồ mà gà ô chân chì vẫn ngang cơ khiến bên gà tía mơ ngạc nhiên hoài nghi. Họ cho rằng con gà tía mơ có khi bị mất gân.

Mất gân là trường hợp chả may, thỉnh thoảng có gà đang đá tự nhiên hẫng hụt như mất hồn, lờ vờ không hăng hái chiến đấu mau lẹ như ngày thường.

Đến hồ thứ 9 thì tía mơ có vẻ không muốn đá nữa, nó đã nhìn ra ngoài. Nhìn tổng thế trận suốt 9 hồ chỉ có hồ đầu gà tía mơ đánh như vũ bão, sau đó thì tự nhiên hai con bằng đòn nhau, rồi cứ mỗi hồ gà tía mơ xuống sắc, tuy nhìn thì gà ô chân chì đánh nó không đau lắm. Cuối hồ 9 tía mơ dợm chân bước ra cót. Bên chủ tía mơ bưng gà lên xin thua.

Ai cũng nói gà anh Hưng gặp may, chứ nhìn phò thế, lẽ ra phải chạy kêu quang quác trong 3 hồ rồi. Anh Hưng chỉ cười hềnh hệch ngửa tay lấy tiền miệng nói.

- Đấy, các cụ bảo cờ bạc ăn nhau về sáng mà.

Con gà anh Hưng về cũng chả đau lắm, lẽ ra nó phải được nghỉ một tháng, sau đó vần hơi kiểm tra sức khoẻ, vần đòn kiểm tra chân đánh. Nhưng chỉ 20 ngày sau nó đã phải ra trận vì chủ của nó vốn là một kẻ bốc đồng, hay nói thánh tướng. Vảy đòn trận trước bong ra để lại vết sẹo trắng chưa lành. Ô chân chì lại phải đối đầu với một con bịp chân trắng.

Con bịp chân trắng đẹp như tranh, bịp mã mái lông mượt bóng, mắt trắng, mỏ trắng, móng trắng. Hai hàng vẩy đan nhau mỏng tang, rõ nét, hậu độ nổi tròn thẳng tắp đều như hạt cườm. Người ta nói nó có những đòn bất ngờ khiến gà khác vùng lên kêu quang quác, hoảng loạn thần kinh, hoặc mất mắt, mất mỏ. Bip chân trăng ăn bốn trận, trận nào nó cũng có những đòn độc địa như thế.

Hai bên thả gà, lại chấp tám, rồi chấp sáu, lại mỗi mình anh Hưng một cửa. Sang đến hồ thứ hai trở đi trận đấu lại thành chậm rãi, bỉ bo như mấy ông thợ xẻ. Cứ đều đều tà tà đưa đẩy lưỡi cưa. Mỗi con đánh một vài đòn rồi lại quấn, lại thở. Bên gà bịp chân trăng hồ nào cũng gào hét trông đợi đòn '' cáo '' khiến con ô ngu ngơ kia kêu quang quác. Nhưng cứ kẽo kẹt hồ này sang hồ khác chả thấy đòn đấy đâu. Gà bịp thở dốc, chân đánh đàn run lẩy bẩy. Đến hồ tám có lúc mỏi quá nằm bệt dưới đất. Nước da bip xám ngoét không đỏ au nữa. Còn con gà ô khi sắc nó vẫn nhợt nhạt như lúc đầu. Bên gà bịp lại trách nhau là nuôi nấng thế nào để gà bị ốm trong, gặp con gà '' phở '' mà không ăn được. Hồ thứ mười thì gà bịp mỏi quá xoã cánh chạm đất trước, sau đó từ từ nằm uỵnh xuống, mặc kệ con gà ô nó bới lông gà bịp như bới đất tìm thức ăn. Chốc bịp nhô đầu lên, gà ô lại mổ cho vài cái hoặc đá một cái.

Sang hồ 11 chạy chữa xong, mang vào sới, gà bịp nằm ệch luôn. Chủ gà bịp chán quá xin thua.

Mọi người ai cũng bực tức, nói con gà ô mã xấu, đánh thì chả có đòn nào ra hồn, cứ toàn gặp may lúc gà khác nó bị mất gân, ốm trong. Rồi lằng nhằng từ hồ này sang hồ khác, ăn được đoạn gà khác mất sức.

Anh Hưng vẫn cười hềnh hệch ngửa tay lấy tiền cược.

Từ đó anh đi hạ nhục đối thủ là chỉ cần gà phu của anh ấy cũng làm cho gà chiến người khác thất bại. Anh tả lại thì oanh liệt lắm, người ta nghe như hai con gà đấu nhau long trời lở đất, cuối cùng gà anh ấy dũng mãnh, tài hoa hơn đã khiến chủ gà khác sợ mà phải bê gà xin thua, trước khi gà chạy kêu như gà mái bị ngỗng sư tử hiếp. Anh tả trận thứ nhất gà anh đánh một đòn, con gà tía mơ rung phao câu, rụng luôn hai hòn dái, nằm quay lơ. Chủ gà tía mơ mang về đến nhà thì gà chết, mổ ra làm thịt thấy hai hòn dái bên trong ( ngọc kê ) đã bị rời ra từ lúc nào. Trân thứ hai anh tả gà ô của anh đánh con bịp chân trắng một đòn kêu to như gõ trống vào mu lưng, đúng chỗ phổi. Ngay lập tức phổi tụ máu đông đặc, gà bịp sau trận về chết, mổ ra y như rằng phổi tụ máu đông lại như bát tiết canh.

Mình thì biết hai con gà tía mơ và bịp sau trận về nó chả sao, thậm chí trận sau này con bịp nó còn thắng phủ đầu gà khác bởi những đòn đặc trưng hiểm hóc của nó.

Con gà ô lại đấu tiếp trận thứ ba, nó vẫn thế, lông xỉn xơ xác, da dẻ nhợt nhạt, chân hủi. Mặt mũi buồn rười rượi khi thấy đối thủ. Lần này nó gặp con gà ô chân vàng khét tiếng. Gà ô mới đánh hai trận ăn cả hai. Trận thứ nhất nó đánh đòn mé rút gáy làm đối thủ xoè cánh giẫy đành đạch chết luôn tại hồ ba. Trận thứ hai nó buông đòn dọc gà đối thủ gãy cổ , mất kiểm soát chạy loăng quoăng đầu cứ vung vẩy như trẻ con cầm cái đoạn lốp cao su vẫy giả làm mình rắn, thần kinh tức thì ở hồ thứ tư. Anh Hưng cũng sợ tiếng gà ô chân vàng, nhưng trót nói phét, lại bị người ta muốn sửa cho anh ấy bài học về tôi ba hoa , nên họ hùa nhau khích bác.

- Tiền đè chết người mà phải sợ à?

- Gà đánh rụng dái, vỡ phổi gà khác mà sợ à.?

- À, gà nó không sợ, nhưn chủ gà dái bé nên sợ, có khi hòn dái chủ gà bé hơn dái gà.

- Nói phét gặp thời, ai đánh thuế thằng nói phét, ăn may hai trận thôi.

- Trận này mà đá xong, thì úp mo vào mặt, bảo đảm thay lông ba vụ.


Anh Hưng nghe điên lên, thế là giao hẹn ngày đá, cộp tiền trước. Không đá là mất tiền.

Không ầm ĩ, gào hét hùng hổ như những người bên ngoài. Hai con gà chỉ được hiệp đầu, các hiệp sau lại chậm rãi, quần nhau, đòn đi, đòn lại mươi cái trong một hồ. Cũng chả thấy đòn gẫy cổ của gà ô chân vàng. Đến hồ mười thả vào là gà ô chân vàng đi ra khỏi sới, nó còn khoẻ đến mức nhảy cả qua cót. Bắt nó thả vào nó lại bỏ ra, không hề kêu, không hề có vẻ sợ, kiểu như nó chán chơi. Nó nhảy đến ba lần, anh Hưng bảo theo luật nhảy cót ba lần không đánh là thua. Bên kia kêu là gà mày phải đuổi, nó nhảy cót mới là thua. Gà mày có đuổi đâu. Hai bên ngừng lại bắt gà ra xoa, dỗ dành rồi đẩy sát vai nhau. Gà ô chân chì mổ cái, gà ô chân vàng quay đầu đi ra cót nhảy ra ngoài. Thế là bên ô chân vàng phải nhận thua trong tức tối. Họ bảo chắc đợt trước vần hơi sâu, gà họ mất hơi nên bỏ đá.

Con gà ô chân chì ăn hai trận nữa, những với gà xoàng. Nhưng dù là hai đối thủ sau này xoàng xoàng, gà ô cũng chả đánh đòn nào đẹp mắt hay hiểm độc, cứ loàng xoàng như nhau, gà ô chân chì nhỉnh hơn tí, rồi khuya hồ gà kia chạy.

Thế là nó ăn 5 trận, gài tà danh hay gà phò phạch nó đều chiến thắng. Chả chiến thắng nào thuyết phục, gà khác đỏ khoẻ cứ đá với nó một lúc là xuống sắc như bị bệnh sẵn trong người. Trận đấu cứ lê thê mười hồ đổ ra , gà tài danh hay bún phở đều thua như nhau. Thua trong thế trận mệt mỏi, chán chường.



Con gà ô ốm không cứu nổi, anh Hưng thịt làm món giả cầy, xào lăn với sả ớt. Anh chẳng hề tiếc nuối, có lẽ anh nghĩ nó quá may mắn trong cuộc đời chính chiến. Nhiều con gà chết đi, danh tiếng của nó vẫn nhắc đến với những trận đánh oai hùng, oanh liệt và hấp dẫn. Riêng gà ô chân chì chết trong lãng quên. Những trận nó đánh chả có ấn tượng gì ngoài sự nhàm chán.


Hơn hai mươi năm qua đi, tôi xem nhiều trận bóng đá của các đội đỉnh cao nhiều khi diễn ra trong nhàm chán vì tính chặt chẽ chiến thuật hết hiệp chính, hiệp phụ rồi đá luân lưu, hoặc những trận quyền anh của các võ sĩ từng có thành tích mười mấy trận nốc ao đối thủ, cũng diễn ra bỉ bo hết mười mấy hiệp rồi tính điểm. Cảm giác xem cũng thất vọng vì không có những pha bóng hào hoa, những cú đấm hiểm hóc.

Ngày nọ tôi gặp một ông cụ già chơi gà chọi, vui miêng kể câu chuyện con gà ô chân chì. Cụ già sững người rồi trầm ngâm nói.

- Đó là một con gà quỷ. Những con gà quỷ nó khiến gà khác hay đến đâu khi gặp nó cũng trở thành tầm thường. Những con gà hay nó chiến thắng đẹp, vì gà khác hay nó đánh hay hơn. Con gà quỷ nó không thế, nó khiến đối thủ trở nên tầm thường hơn nó để nó thắng. Những con gà hay thì dễ thấy. Còn con gà quỷ đã rất hiếm, mà có khi nó xuất hiện người ta cũng không biết, nhìn nó đánh đấy, chiến thắng đấy những vẫn nghĩ nó ăn may. Nói là quỷ, nhưng nó là thần kê đấy cháu ạ. Mắt thường không thấy nổi đâu. Chỉ có linh cảm mới hiểu được nó. Nó mã đã xấu, nhìn không thấy rồi, kể cả được xem nó đánh nữa cũng chả thấy hay gì, nên khó biết là phải.

Tôi về nghĩ mãi, có thể con gà ô chân chì không phải thần kê. Nhưng nó ăn năm trận kiểu như thế thì khó là may mắn, gà hay gà dở nó đều chiến thắng cách như vậy cả. Đó là điều tôi băn khoăn.

Trong cuộc đời mình, làm nhiều nghề khác nhau. Tự dưng tôi nhớ đến những người thợ lặng lẽ, cần cù. Chả thấy họ có gì nổi bật, nhưng phần việc nào họ nhận làm, họ làm cần mẫn, chăm chỉ và hoàn thành. Những việc tưởng khó khăn, trắc trở nhưng vào tay họ, mọi việc cứ trở thành dơn giản. Khiến nhiều khi tôi hoài nghi không phải việc khó khăn gì như mình tưởng, mà chẳng qua mình cảm giác là nó khó khăn thế thôi. Nhất là khi làm xong, thái độ họ dửng dưng, thản nhiên như không phải làm xong một việc khó khăn nữa.

Có lẽ bây giờ tôi phải nghĩ lại nhiều thứ đã chứng kiến, lúc tóc tôi đã rụng và bạc nhiều.
 
Một lần trong đồn công an



Mình xuống tàu ở ga Trần Quý Cáp lúc 4 giờ sáng, trời còn tối mịt. Làm chén nước trè xong nhảy lên sau xe anh xe ôm về. Đến đoạn Ngọc Khánh bị 4 cậu cơ động ép xe lại kiểm tra giấy tờ anh xe ôm. Sau đó đòi kiểm tra hành lý của mình.

Mình hỏi kiểm tra theo quy định nào, nếu các quy định của Giám đốc công an thành phố có lệnh thì điều bao nhiêu, khoản nào, thông tư, nghị định nào để mình tra mạng xem. Đúng thế mình chấp hành.

4 anh cơ động chả anh nào nhớ điều khoản nào, cứ khăng khăng chúng tôi có quyền kiểm tra. Mình bảo các anh còn có quyền bắn chết người nữa, nhưng ở trong trường hợp nào mà pháp luật quy định. Vì quyền các anh lớn thế, nên các anh cần phải nắm rõ quy định để thực hiện quyền của mình mà hạn chế thiệt hại. Giờ anh không nhớ luật thì làm sao anh thi hành luật cho đúng được, chỉ nhớ mang máng là mình có quyền. Thử hỏi gặp trường hợp chưa rõ ràng các anh bắn chết người vì nhớ mang máng mình có quyền được sao.

4 anh vẫn hung hăng bảo chúng tôi có quyền kiểm tra. Mình thấy thái độ hung hăng ấy mới điềm nhiên hỏi.
- Thế là không phải kiểm tra bằng luật pháp cho phép các anh, mà các anh dùng vũ lực kiểm tra hay sao mà hung hăng thế. Nếu vậy xin mời các anh khống chế bẻ tay tôi rồi mở túi ra kiểm tra.

Các anh cơ động nhìn nhau, lúc này trời chưa sáng còn tối, mà chỗ xảy ra thì đúng bóng cây che ánh đèn. Cả đoạn đường sáng đầy chỗ các anh không chèn, lại tính đúng lúc chỗ tối thì ép xe lại để đòi khám xét.

Sau mãi thì một anh nói.
- Ông cho tôi kiểm tra, không có gì thì ông đi, chứ ông làm thế này chúng tôi càng nghĩ ông có gì bên trong túi.

Mình thản nhiên.

- Tất nhiên tron túi tôi có đồ vi phạm, thế nên tôi mới hỏi các anh kiểm tra theo luật nào, có gì còn đầy đủ quy trình pháp luật. Còn không có tôi cũng chả mở cho các anh khám xét giữa đường thế này. Tôi con người, có quyền cá nhân. Giờ anh khám xét đồ đạc tôi giữa đường thế này, tôi hỏi anh ví dụ tôi yếu tình dục, phải dùng thuốc tăng cường sinh lý. Giờ mở ra cả gói thuốc cũng tung ra thì mặt mũi nào , xấu hổ vì phong độ đàn ông. Thế nên tôi sẽ không mở, nếu như các anh không nói đúng các anh làm theo điều khoản nào. Còn nếu chơi giang hồ thì mỗi anh cầm một lít, thế là 4 lít ( 400 ngàn VND) tôi đi, khỏi xem là gì. Giờ cuối ca, các anh cũng trên đường về, vợt thêm thế là ổn rồi. Muốn làm to nữa thì cứ việc.


Mấy anh cơ động bàn nhau, cứ nhìn mình chằm chằm canh chừng, chắc nghĩ bắt được vụ gì to. Gọi điện cho chỉ huy đến, cứ giằng co một lúc thì chỉ huy đến cùng 4 anh nữa. Vị chi là 9 anh cơ động, anh chỉ huy đeo hàm trung tá. Các anh lại đòi khám, mình lại ôn tồn tình bày, đã thế lại còn cười mỉm.

Cuối cùng thống nhất đưa về đồn công an gần nhất để khám, có lập biên bản nói lý do khám, khám trong phòng đèn sáng, trụ sở đàng hoàng có nhân chứng. Cả hội cảnh sát cơ động, công an phường đến hơn chục mạng vây quanh xem. Giở đồ ra thì chỉ có khẩu súng nhựa bắn hơi, dạng đồ chơi. Anh trung tá cơ động quay ngoắt bỏ đi không nói gì. Các anh còn lại thì kéo ra ngoài hội ý. Sau đó thì cơ động về còn mình với công an phường.


Anh phó công an phường bảo.
- Đây là súng đồ chơi , nằm trong danh mục cấm. Mày bị tịch thu và phạt hành chính.

Anh làm giấy tờ, hỏi han địa chỉ, rồi gọi về phường của mình xác minh. Bỗng nhiên mặt anh biến sắc, anh cầm giấy tờ đi. Đến 7 giờ sáng bảo mình ăn gì thì nói để mua ăn sáng, việc mình chờ chỉ huy đến mới giải quyết được. Mình ngồi chờ đến 8 giờ sáng thì thấy một xe ô tô đến phường, trên xe có 4 anh an ninh mặc quân phục cầm hồ sơ đi thẳng vào phòng trưởng công an phường.

Các anh an ninh quen, đến đã không nói giúp , lại còn bảo công an phường giữ mình hết ngày. Cái này là mình đoán được, vì hôm đó ở giáo xứ Thái Hà người ta sắp kéo ra uỷ ban quận. Nhưng hình như bên an ninh cũng không nói mình là đối tượng gì, chỉ bảo là giữ ở đấy đối xử tử tế đến chiều hết giờ thì xử lý cho về. Qua cái cách của công an phường sau khi an ninh về thì mình hiểu thế.

Anh phó công an phường xem hồ sơ mình, chửi.
- Đm mày giang hồ lính tráng, thế mà không giải quyết ngay cái lúc ngoài đó, kéo vào đây làm đéo gì mệt cả chúng tao ra.

Mình nói.
- Em bảo chúng nó cầm 4 lít, gần sáng cuối ca rồi. Chúng nó muốn ăn dầy thì chịu thôi. Tội em phạt 500 là kịch khung. Đã thế thì em nộp phạt cho nhà nước.


Anh PCAP bật chửi thề.

- ĐM mày giỏi nhỉ, biết cả luật, đúng là 500 đấy. Mẹ mấy thằng kia 400 không cầm cho xong. Toàn thằng nghĩa vụ biết đéo gì đâu. Nhưng mà nó bàn giao vào đây rồi, phải làm biên bản rồi phạt. Không giải quyết được tình cảm đâu em ạ. Còn bọn cơ động bên đó, mà mày làm cái đéo gì mà người ta gửi gắm mày kinh thế. ? Con cháu nhà ai à.?

Mình cười.

- Con cháu thì về, chứ ngồi đây làm gì.

Anh PCAP nói.

- Người ta bảo chú mày nói, làm đúng pháp luật cho mày sáng mắt ra. Giờ thì ngồi đây đến chiều nhé , cần ăn uống gì thì cứ bảo anh em người ta mua cho.

Mình ngồi ở đồn, được uống trà , hút thuốc, xem báo. Các công an khác đi vào đi ra tưởng mình là đang đến đợi việc gì. Ông chú nào chơi mình khăm thế, chú Hùng trưởng phòng PA88 hay là chú Luyến trưởng phòng PA67 hay chú Khánh trưởng phòng PA92 hay là chú Bạch Thành Định phó giám đốc an ninh CATP. Nghĩ thế thôi, mình đoán là phòng PA88 vì họ phụ trách tôn giáo, mà hôm nay ở nhà thờ Thái Hà có việc, nên tiện thì họ nhờ om mình qua ngày luôn.

Ông xe ôm mò đến xin lại xe hôm qua bị giữ, vì ông cũng không mang giấy tờ. Nói là ông nhưng chỉ hơn mình vài tuổi, lúc ở ngoài ga đón khách thái độ bặm trợn , anh chị. Thế đéo nào giờ xun xoe với anh trực ban trẻ măng. Mình nghe xin xỏ lộn tiết bảo.

- Đm tưởng ông dân ga thì thế nào, ra pháp luật sai đâu chịu đó, đéo gì phải xin.

Cậu trực ban trừng mắt nhìn mình, rồi lại ghi biên bản phạt ông xe ôm 150 nghìn. Ông xe ôm nộp phạt, mặt mũi nhăn nhó thảm hại, nhìn mình lắc đầu kiểu trách tại mình ông ấy bị lây. Mình rút ví móc 200k đưa nói.

- Thôi ông cầm lấy đi, đm làm ăn thời nay như đánh bạc, có lúc thế nọ thế kia, ca thán cái nỗi gì.

Cậu trực ban trẻ nóng máu, cậu ấy không cho mình ngồi chỗ khách chờ nữa. Cậu bảo.

- Ông vi phạm, không biết thân lại còn xỏ việc người ta làm, ông vào phòng trong kia ngồi đi.

Thế là mình bi vào phòng giam. Cái CAP Ngọc Khánh này rất hay, ngay ở phòng trực ban là phòng giam. Thực ra nó chỉ là một phòng to, người ta dựng một hàng song sắt, cửa sắt ngăn một đoạn là thành phòng giam. Đm công an phường chỗ trực ban thiết kế thế khác đéo gì doạ dân. Dân cứ vào phòng trực ban là nhìn thấy cái nhà giam song sắt to bằng ngón tay cái thì sợ vãi tè.

Trong phòng giam có hai thằng ở đó, đang ngồi ủ rũ, thằng nào thằng đấy xăm trổ nhì nhằng. Chúng nhìn mình buồn thảm rồi lại cúi đầu xuống. Mình hỏi.

- Bọn mày tội gì thế.

Một thằng lí nhí bảo ăn cắp. Mình cũng mệt nên kéo cái ghế sát tường nằm ngủ đợi hết ngày.

Một lúc có một anh vào gọi hai thằng kia ra hỏi cung. Như đã miêu tả, phòng giam cả trực ban chỉ là hàng song sắt ngăn nhau. Nên mọi lời nói cử chỉ đều thấy nhau hết. Mình nghe mới hiểu là hai ông thuê nhà nghỉ, rồi đang đêm mò sang phòng khác qua chỗ ô cửa phòng tắm để ăn trộm. Lấy được cái ví chui ra thì bị thằng mất nó tóm được chân, hô hoán nên bị bắt. Một ông bị còn một ông kia thì đang ở trong phòng.

Anh hỏi cung ( chính là anh phó CAP )ngồi cạnh anh trực ban hỏi.

- Đm mày, thế mày tả cho tao mày chui vào thấy bọn kia ( người mất cắp ) đang làm gì.?

- Đang ngủ.

- Chúng nó ngủ trần truồng à?

- Vâng.

- Mày có nhìn thấy con kia trần truồng không.?

- Có

- Nó có ngon không.?

- Dạ, bình thường.

- Hàng họ của nó bình thường à?

- Vâng.

- Con này chắc cave ( anh quay sang trực ban nói ) xem nó ở nhà hàng nào chưa.?


Trực ban.

- À nhà X, mụ ấy nhận xin nó rồi.


Anh cán bộ hỏi cung quay lại hỏi thằng trộm.

- Trong ví có bao nhiêu.?

- Em không biết, em mới lấy chui qua cửa thì ông ấy tóm được chân em.


Cán bộ giở cái ví tang vật ra.

- Đây cho mày xem, đm mày hớ rồi con ạ, thằng này rẻ rách làm đéo gì có tiền, đây này toàn tiền 1 đô, có tờ 100 nó kẹp bên ngoài làm hàng thôi. Cả 500 nghìn tiền mặt. Nhìn đây để tao ghi biên bản.

Anh bảo thằng trộm ký vào biên bản tang vật. Nói chung một vụ án tưởng đơn giản nhưng đủ thứ giấy tờ, đây mới chỉ là biên bản tang vật. Anh cầm tờ biên bản bảo thằng trộm vào phòng rồi đi.


Thằng trộm vào thì thầm với thằng kia. Mình bảo.

- Đm mày bị bắt, thì mày nhận mày làm. Thằng kia nó ngủ không biết. Mày gặp nó ở đâu thì hai thằng bịa ra rồi mệt đi ngủ, nửa đêm mày định ra ngoài kiếm gì ăn, thấy cửa buồng tắm phòng bên mở thì mày nảy ý định vào xem có gì không. Tuyêt đối phải thống nhất là thằng kia ngủ hoàn toàn không biết gì. Không thành trộm cắp có tổ chức thì chết mẹ chúng mày cả lũ, án nặng hơn. Mày nhận mình mày bị còn nhẹ hơn, đừng nghĩ khai thằng kia là nó cho khoan hồng. Thế đéo nào tí nữa nó cũng hỏi bọn mày về chuyện có bàn bạc hay có biết là thằng này sẽ ăn cắp không. Cố mà chối.



Thằng không lấy ngước mắt nhìn mình hỏi.

- Thế có bị đánh không anh.?


Mình chửi.

- Đm nó đánh chứ, đánh ác đằng khác. Nhưng cố mà chiu, còn hơn là đi tù, mà vào tù thì còn khối trận ác liệt hơn. Chuẩn bị tinh thần mà chịu, không nhận là biết thằng kia lấy.


Mình hạ giọng thầm thì dặn chúng nên khai thế này, thế kia. Rồi chắc chắn hai thằng thuộc khớp nhau mình mới thôi.

Hai thằng nhìn mình đầy biết ơn, chúng vâng dạ.

Lát sau một anh cán bộ cầm hồ sơ đi vào, giọng quát tháo.
- Đm hai thằng ăn cắp đâu.?


Rõ ràng chúng nó ở đấy, chỉ nhìn qua song sắt là thấy. Cái phòng trực ban to gì đâu, nhưng anh vẫn chửi tướng lên thế.

Hai thằng dạ, anh cán bộ này khác anh kia, thái độ rất hung hăng. Anh vất phịc h tập giấy lên bàn hất hàm bảo trực ban mở cửa gọi thằng không lấy ra.

- Mày canh cho nó lấy thế nào.?

- Dạ em không canh, em không biết nó lấy .

- Dm mày đi cùng mà không biết nó lấy, mày định qua mặt bố mày à.?

- Dạ em không biết, nó rủ em đi ngủ, thế là bọn em thuê phòng, nửa đêm nó dậy làm gì em ngủ say không biết. Khi ầm lên mọi người vào em vẫn còn trên giường.

Anh cán bộ hỏi cung mặc quần áo thường, hỏi thêm vài câu vẫn thế. Anh đứng dậy xô ghế, tóm cổ thằng không trộm đánh tới tấp. Anh trực ban cũng nhảy bổ vào đánh theo. Bấy giờ có một anh đi qua tóm cổ áo anh trực ban đây ra chửi.

- Đm mày mặc thế mà đánh nó, ai đi qua nó quay phim chết mẹ mày. Làm công an mà ngu, chỉ được cậy ông già.


Anh trực ban vuốt áo ngồi ngay ngăn tắp lự, mặt mũi còn đỏ ửng. Cái anh can này có vẻ khôn ngoan nhất đám.

Trong khi đấy thì anh kia vẫn đánh thằng nằm ngủ, anh thọi mạng sườn, lên gối, cùi chỏ, gót chân. Nói chung mà đánh người không chống cự thì dễ, tha hồ nhằm chỗ nào hở mà đánh, chả phải vội vàng gì đấm vào xương nó đau tay hơn. Đánh một lúc anh không thở được, phải nghỉ. Tống nó vào buồng giam anh đi ra ngoài chắc tìm nước uống lấy sức.

Thằng nằm ngủ nhăn nhó đau đớn vào chỗ ngồi, nhưng nó nhìn mình bằng con mắt đầy khâm phục.

Mình hỏi bọn mày làm ăn ở khu này, không có ông anh nào đỡ à. Thằng không trộm bảo có. Mình bảo tí nữa nói tên ông anh ấy ra. Cùng địa bàn công an lưu manh biết nhau hết mà. Nhưng dù anh mày quen thân thì mày cũng không được nhận, thế thì anh mày mới cứu mày được. Chứ nhận giá nó khác, đm công an và lưu manh thân thế thôi, nhưng làm việc vẫn cứ đưa nhau vào tròng để làm giá. Không tin được đâu.


Ông làm biên bản tang chứng quay lại, ông đi vào cửa miệng ngân nga.

- Mọi lý thuyết chỉ là màu xám xịt

Chỉ có cây đời là mãi mãi xanh tươi.


Ông này có vẻ vui tính, chính là ông phó CAP hỏi mình lúc đầu. Hình như ông bất mãn chỉ huy nói gì, lý thuyết gì nên ông cứ ngâm nga câu đấy suốt.

Mình nháy mắt thằng nằm ngủ, hất hàm ra hiệu. Thằng kia bật dậy goi chú ơi.

Ông hỏi mày muốn gì. Nó bảo cháu em anh Y.

Ông chửi.

- Đm mày nói láo, thằng Y nó thiếu gì tiền mà để đàn em đi ăn cắp.

Thằng kia nín thinh. Ông ấy bảo.

- Để tao gọi nó xem đúng không.?

Ông móc điện thoại, bấm số gọi. Nét mặt có vẻ như được xác nhận, ông bảo.


- Tí nó đến đây bây giờ.

Chỉ chục phút sau, một thằng giang hồ, to béo, xăm trổ xanh lè hai cánh tay đi SH phi thẳng vào sân đồn công an phường Ngọc Khánh cùng một thằng nữa ngồi sau. Ông phó CAP chửi.

- Mày làm ăn thế đéo nào để đàn em đi trộm vặt thế. ?

Thằng đàn anh gãi đầu cười nịnh bợ.

- Em nào biết đâu, anh gọi mới biết.

Hai bên kéo nhau ra ngoài nói chuyện, sau đó thằng đàn anh đi vào hỏi thằng em ăn uống gì chưa. Rồi dặn cứ ở đây đợi các anh ấy xử lý.

Thằng đàn anh đi về, hai thằng trộm mặt mũi ngẩn ngơ. Mình hỏi.


- Bọn mày theo nó lâu chưa.?
- Cũng mới mấy tháng anh ạ.
- Làm vụ nào lớn cho nó chưa.?
- Dạ chưa, chỉ mấy lần đi đòi nợ thôi, đi đông để doạ thôi ạ.
- Đi xong nó về đưa tiền cho luôn à.?
- Vâng.
 
Sửa lần cuối:
tiếp Một lần trong đồn công an


Mình nghĩ lúc nói.

- Đéo chắc nó bỏ tiền cứu chúng mày đâu, thôi cứ chắn ăn trông vào mình. Một thằng nhận đi tù, thằng kia ở ngoài thăm. Thế lần trước mày đi án bao lâu.?

- Một năm.

- Vậy thì lần này mày là một năm rưỡi, đm thằng kia ( mình quay sang thằng không trộm ) mày phải nhớ chuyện nó nhận tất về nó để mày ở ngoài, liệu mà thăm nóm nó. Xác định thế đi các ông em.

Đúng lúc ấy cái cậu công an mà can trực ban vào nghe thấy mình nói chuyện với hai thằng kia, thấy bọn nó vâng dạ, cậu hiểu ngay chuyện liền mắng mình.

- Cái ông Hiếu kia, ông dạy chúng nó cái đéo gì, còn thân ông đấy.

Mình cười bảo.
- Thân anh nhà nước đang bảo quản, ở đây trong đồn công an mà phải lo thân thì ra ngoài dễ chết đến thế nào.


Cậu ấy nhìn đồng hồ, rồi mở khoá bảo.

- Thôi, ông ra tôi làm việc với ông. Cho xong để ông về. Việc ông trông thế mà mất xấp giấy đấy. Vì liên quan đến bọn cơ động nữa.

Cậu dẫn mình ra phòng khác gặp ông phó Cây đời xanh tươi nói.

- Em làm luôn chuyện ông Hiếu đây.

Ông Cây đời xanh tươi bảo.

- Gọi bọn cơ động sang bắt nó tường trình lại, riêng thằng Hiếu này phải làm cả biên bản chứng nhận bàn giao không bị thương tích đánh đập gì.

Mình nói.
- Thôi việc gì làm cái đó, có ai động vào người em từ lúc ngoài đường đến lúc này đâu.


Ông Cây đời nói.

- Không được, riêng mày là phải ưu tiên số một. Mày là yếu nhân con mẹ nó rồi. Mạng bọn tao cũng chưa chắc bằng mày.

Nửa tiếng sau bọn cơ động đến, làm biên bản đủ thứ xong mới được đi, mấy cậu cơ động bị tách ra hỏi biên bản như là bị hỏi cung. Sau đó thì đến lượt mình tường trình, rồi tang vật, rồi giở quy định xử phạt hành chính ra soi khung phạt. Cậu khôn ngoan nói

- Này, khung ông là từ triệu rưởi đến năm trăm nhé, không phải kịch khung 500 đâu.

Mình bảo.

- Thế mày ghi 500 biên bản, anh đưa mày 500 ngoài. Thế cho nhanh.

Cậu lắc đầu.

- Thôi đéo dây với ông, tôi làm cho ông mức 500 nhẹ nhất để ông nhớ anh em tôi.

Mình cầm giấy nôp phạt kho bạc ra về, hôm sau mang lại giấy đóng tiền để nhận lại chứng minh thư. Hỏi cậu ấy hai thằng trộm đâu, cậu bảo một thằng chuyển quận, một thằng vô can thì cho về. Lúc mình cầm chứng minh thư đút túi, cậu ấy xin số điện rồi thì thầm.

- Em hỏi thật , anh làm cái đéo gì mà số má kinh thế, trên người ta chốc lại hỏi anh thế nào, đang làm gì, có thái độ gì không cả ngày hôm qua đấy.

Mình cười trả lời.

- Thì mày đọc hồ sơ anh đấy, tiền án, tiền sự có đấy cả còn gì.

Cậu ấy lắc đầu đầy hoài nghi. Thôi thì kệ cậu ấy, thông minh như cậu ấy rồi sẽ có ngày đoán được.
 
Bà Nguyễn Thị Bình thăm trại tù

Bà Nguyễn Thị Bình sau khi xem phòng giam, quay ra nói với tôi rằng.

- Ở thế này thì tốt quá, chả kém gì sinh viên, nhìn các anh thấy anh nào cũng khoẻ mạnh cả nhỉ.?

Đúng là phòng giam của đội tù của tôi sạch, chúng tôi béo khoẻ. Bà Bình nói chả có gì sai. Sở dĩ nói ông Đương nói thua xa bà Bình, vì từ thời xưa bà Bình đã khẳng định đời sống phạm nhận ngang bằng sinh viên thời điểm ấy. Chứ không phải là so với sinh viên thời trước nữa.

Bà Bình đi thăm trại tù, có ba anh vệ sĩ to cao mặc áo vét đi theo, một anh cầm ô che nắng cho bà. Bốn anh công an của trại đi theo nữa. Chưa kể đến phòng nào là có hai anh quản giáo đứng sẵn mở cửa.

Trước khi bà vào trại giam, lệnh từ bạn giám thị là dọn dẹp thật sạch sẽ, những thằng nào ốm yếu, tàn tật phải khẩn trương chuyển đi nơi khác ngoài trại. Trại có rất nhiều đội tù, đội của tôi là đội trồng rau. Vé vào đội này là 1 triệu VND thời điểm năm 1995 cho 1 năm tù. Án bao năm thì chồng từng ấy triệu. Án trên 5 năm ngoài tiền ra còn phải có người trong ngành bảo lãnh mới được ở đội rau này.

Phạm nhân đội tôi có Việt kiều, có con ông thiếu tướng công an, trung tướng quân đội, con của vài ông giáo sư, anh em nhà đại gia. Năm 1995, 1996 mà đi Camry, Toyota 7 chỗ bánh béo đến thăm tù thì các bạn hiểu thế nào, Đờ Rim Thái nhập nguyên khối giá 6 cây vàng hay Rim beo 125 cc . Spacy 125 ...đến thăm tù nhan nhản.

Đội tù của tôi sướng, sướng hơn sinh viên thật chứ không nói chế giễu. Sáng ra hiện trường làm việc, thằng bét nhất thì vào nhà dân làm bát mỳ tôm đập quả trứng. Thằng khá hơn thì làm bát phở bò, cháo lòng. Thằng đẳng cấp nữa thì gọi đĩa lòng lợn luộc, cổ cánh gà nhâm nhi rượu chán chê rồi mới ăn phở, cháo. Sau đó cà phê, trà thuốc và hút hay chích thuốc phiện phê lờ đờ đến bữa trưa.

Đến bữa tối thì thằng nghèo ăn cơm với cá chi chi rang với tóp mỡ , khá hơn thì đậu phụ kho lẫn thịt ba chỉ , đẳng cấp thì làm cá hấp bia, gà luộc...đều như vắt chanh. Ăn xong từng nhóm trà thuốc, nhóm uống trà vấn thuốc lào, nhóm hút Vinataba, nhóm hút 555. Đẳng cấp thì ngả bàn đèn thuôc phiện, dọc ớt, bóng móng lợn, thuốc Lai Châu rít ro ro, khói thơm lừng, mở cát sét nghe nhạc vàng. Hoặc xem tivi, tivi là tiền do các đội viên đóng góp.

Có thằng chỉ ăn thịt nạc thăn quanh năm, thằng đó giờ làm trật tự ở quận Hoàn Kiếm. Mấy lần đi biểu tình ở Hồ Gươm gặp nó, anh em vẫn chào hỏi nhau. Tên tuổi, nhà cửa rành rành. Thế nào nó cũng đọc những dòng này, nên mình không thể nói phét câu nào được.

Đội tù này không bao giờ ăn rau hay đồ ăn của bếp trại. Cùng lắm phạm nhân chỉ lấy cơm ở giữa thùng. Phần trên hớt bỏ, phần dưới bỏ luôn. Nhiều tù nhân mua cơm và thức ăn hàng ngày từ nhà dân cung cấp.

Đấy cứ vé vào đội một năm là 1 triệu, về đội rồi thì ngồi chơi không, tháng 500 đến 1 triệu. Còn vừa chơi vừa làm thì nhẹ nhàng hơn là 300 hoặc 200 một tháng. Thằng làm thực sự thì mỗi tháng 100k. Nên nhớ là giá tiền cách đây 20 năm nhé.

Tiền đóng đủ thì tha hồ chơi, hoặc làm cầm chừng. Ăn uống mua của dân. Tiêu chuẩn rau, cá, thịt , quần áo, chăn màn của trại không bao giờ dính dáng tới.

Tù thế là tù tiền, tù gia đình. Sướng là do gia đình mua vé vào đội và cấp hàng tháng. Toàn tiền nhà bỏ ra mua, dính dáng gì đến tiêu chuẩn của trại đâu.?

Bà phó chủ tịch nước, ông đại biểu mà đi thăm đội tù kiểu thế, thấy vậy làm sao mà không bảo tù sướng hơn sinh viên.

Tù thật ở chỗ khác cơ, cũng ở trại đấy. Nhưng người ta lập những đội tù cách xa trại mấy chục cây số để làm gạch, nung vôi, đóng than. Hàng ngày cơm trại hôi rình, ăn với muối và vài cọng rau. Mùa đông vác đá từ xa lan dưới sông lên bờ, mùa hè cởi trần đội gạch giữa trời nắng chang chang. Làm quần quần từ tinh mơ đến xẩm tối. Quản giáo cầm roi thấy thằng nào đi chậm vụt tới tấp vào lưng. Thằng nào ngã khuya xốc trói cánh giật cánh tay như gà, treo trên cái xà mà quản giáo tập thể dục. Dùng gậy phang hộc máu mồm, vãi cứt đái ra. Cho cả đội đứng nhìn luôn. Đêm đến trong cái phòng giam chật chôi, nằm nghiêng người san sát vào nhau. Nhà vệ sinh là cái thùng để cuối phòng, mùi thối khai bốc nồng nặc lẫn mùi mồ hôi người. Trời mùa hè, mái nhà tôn thấp lè tè, cửa sổ bốn cái, mỗi cái bằng nửa tờ A4 không đủ thông hơi. Có thằng lao động kiệt sức, không chịu nổi đòn tra tấn, phải dùng mai xắn đất tự xắn cụt ngón chân để về bệnh xá không phải làm nữa.

Ở đội này có anh Suốt nhà Định Công ở cùng mình, anh Suốt có vào FB thì xác nhận, không thiên hạ lại bảo thằng em chém gió nhé.

Mình ở đội tù như thế lúc ban đầu, ông Hưng nhà mình đến thăm, nhìn em còn da bọc xương, ứa nước mắt không nói nổi câu gì, quay về luôn. Về nhà gom góp , vay mượn tiền để mua vé cho mình về cái đội rau kia.

Cả trại chỉ có một đội rau, một đội cá, một đội trồng kiêm nấu bếp, trồng hoa, quét dọn là đời sống khá vì phạm nhân mua chỗ và cải tạo bằng tiền nhà. Còn mấy chục đội khác làm gạch, vôi, than thì không khác gì nô lệ thời trung cổ. Cứ hình dung trưa nắng chang chang từng đoàn tù lầm lũi đội đá, gạch leo lên dốc. Trong bóng râm công an cầm roi ve vẩy quan sát, chốc lại chửi bới nhắc thằng này thằng kia đi nhanh chân, nhắc đến lần thứ hai là ăn vụt. Có thằng vác gạc lên giữa dốc kiệt sức ngã lăn quay, gạch rơi vỡ bị ăn đòn tới tấp vì tội phá hoại tài sản XHCN, chống đối lao động cải tạo.

Có điều ông Đương hay bà Bình chả bao giờ đến những đội tù như vậy mà tham quan đời sống, toàn cứ đến đội tù mà phạm nhân là con thiếu tướng công an , trung tướng quân đội, con nhà giáo sư, bác sĩ , viêt kiều, nhà buôn ( cái này có tên tuổi thực, không tiện viết ra ) rồi khen đời sống tù nhân sướng cả như sinh viên.

Chỉ đi thăm một trong số bao nhiêu đội tù do ban giám thị trại dẫn đến. Chưa kể thực chất là cái đội thăm ấy đời sống có được là do gia đình bỏ tiền ra mua. Thế mà cứ khơi khơi , bô bô khẳng định. Làm đại biểu nhân dân mà thế này bảo sao đất nước không khốn khổ.



 
Sửa lần cuối:
1.
Cùm , xích , dao lam và bệnh truyền nhiễm trong tù



Tù nhân mỗi tháng được cắt tóc, cạo râu một lần. Đến ngày cắt tóc, quản giáo đưa kéo cho tù khéo tay và mở cửa cho tù nào tóc cần phải cắt. Tù có '' số má ''được cắt tóc theo ý muốn, còn tù không số má thì kéo và tông đơ cứ xiến sát chân tóc cho lần sau đỡ công cắt.

Trại quy định tù nhân trên 60 mới được để râu. Tù nhân chiếm 97% chưa đến tuổi 60, nên số phải cạo râu rất nhiều. Một buồng 50 tù, quản giáo phát cho hai con dao lam, thằng nào có '' số má'' thì cạo trước. Lần lượt theo '' chức vụ '' như '' trật tự'' rồi '' bộ đội '' rồi ''ưu tiên, lái xe'' và tới '' nhân dân loại 1 , nhân dân loại 2 ''. Cuối cùng là bọn xếp hạng bị '' tiêu diệt ''

Có 50 thằng tù, nhưng cấp nào ra cấp đó, chức vụ hay phân loại rõ ràng. Cấp '' bộ đội ''đến '' nhân dân loại 2 '' là do trưởng buồng phân. Còn cấp cao ''trật tự '' và bọn thuộc nhóm '' bị tiêu diệt '' do quản giáo chỉ định.

Hai con dao lam, có bốn lưỡi. Thằng thợ cạo bất đắc dĩ nhưng lành nghề hơn khối thợ cạo phố Quang Trung thời hoàng kim. Thợ cạo cho ngón tay vào giữa con dao lam lướt những đường điêu luyện trên mặt các ''đại ca''. Mỗi đằng lưỡi lam là dành cho một ''đại ca'' . Sau đó tự bọn còn lại cạo với nhau, đến hàng thứ ba thì con dao làm cùn đã khiến máu bật ra, xướt rớm trên gương mặt.

Có một cách cạo râu khác là se râu, tên tù cầm hai sợi chỉ lướt trên mặt người có râu tanh tách. Thực ra thì đây là nhổ râu, hai sợi chỉ xiết lại và đưa cao nhanh khiến râu bị nhổ từng lớp một. Se râu đau, phải có kỹ thuật, tù lâu năm mới làm nổi. Tù mới vào cầm sợi chỉ lóng ngóng không xong, nói gì đến se râu.

Phổ thông thì cứ cạo râu bằng dao lam, 50 thằng 2 con dao, tức bốn lưỡi dao. Không có xà phòng, sát trùng hay bôi trơn gì cả, cứ thế mà thay nhau cạo, đứa này cạo xong chuyển dao cho đứa khác dưới sự giám sát của quản giáo và '' trật tự''.

Khi kết thúc phần cắt tóc, cạo râu thì buồng trưởng thu kéo và dao lam về nộp lại cho quản giáo, đề phòng tù làm hung khí thịt nhau. Nhưng có lúc buồng trưởng lờ con dao lam đi không nộp, quản giáo cũng không đòi. Hai con dao lam được cắm vào đầu một que đũa, có dây điện. Nó biến thành một dụng cụ đun nước sôi. Hoặc nó thành con dao thái rau, thịt do gia đình cung cấp.

Cùm có mấy loại, loại cùm suốt là dạng móng ngựa bằng sắt tròn phi 20, tròng vài một thanh sắt chôn từ tường ra. Cùm tròn tì vào chân vì nó không cố định. Cứ hình dung một thanh sắt phi 20 uốn tròn đặt trên chân trong vòng 7 ngày đến 14 ngày thì hiểu chỗ tì nó sưng hay không.

Nhưng cùm suốt không dã man bằng cùm hộp. Cùm hộp là một thanh sắt lập là , bản dày 5 cm đánh thành một nửa vòng tròn phía trên. Ở dưới là một cục sắt dày khuyết hai nửa tròn để đặt chân lên. Cùm hộp thì hết cựa quậy, chỉ nhếch cái mông lên đi đái, ỉa là cạnh sắt cứa vào cổ chân rớm máu. Thằng nào gầy cổ chân tong teo không sao, béo một tí hay nhất bọn phù nề thì càng dễ bị chảy máu do cạnh cùm cứa vào. Cùm lâu ngày ngứa ngáy cho que tre luồn vào gãi, gãi bật máu mà chưa hết ngứa.

Có lúc thằng này đang cùm, máu chân vẫn còn thì thay thế thằng khác. Lý do là đổi buồng, vì thằng cùm buồng này chửi nhau với buồng bên cạnh , quản giáo phải cho hai thằng ra xa. Tù nhiều khi cùm lâu, muốn thả chân ra vài phút đổi tư thế, vươn người, nên thường kiếm cách gây sự nhau để chuyển buồng cùm. Tranh thủ vài phút quý báu để xoa chân, vận động người.

Về kim tiêm thì trạm y tế trong tù sẵn, nếu tù nhân cần tiêm thì mỗi thằng được một mũi riêng. Nhưng mà hiếm khi tù bệnh đến mức cần phải tiêm, trong tù bệnh giời đi nữa thì trạm xá phát cho vài viên thuốc rẻ tiền chữa bách bệnh. Quanh đi quẩn lại có ba loại thuốc viên trắng, khai đau thế nào thì y sĩ mặc đồ công an cũng chỉ có ba loại đấy. Đau trong người, đau đầu, sốt, ỉa chảy...tất cả quy các bệnh chỉ quy về ba loại bệnh phổ thông đấy để nhận thuốc. Tim , gan, phổi , phèo thì về hàng đau bụng. Sốt, đau đầu về hàng cảm sốt. Ỉa chảy, kiết lị về hàng tiêu hoá.

Thuốc uống thay cho tiêm, nên trạm xá sẵn sàng thay mũi kim mỗi lần tiêm. Nhưng trong tù lại có nạn chích choác, mũi kim vất đi ấy được tù vệ sinh nhặt bán lại cho dân chích trong tù. Một mũi tiêm thế tù dùng chung hàng tháng trời, có khi mòn còn có thằng tự mài để dùng tiếp. Mỗi lần chích nghi lễ thịnh soạn như bữa đại tiêc, một cái chén thuốc phiện loãng, một cái xi lanh chọc vào rút thuốc. các con nghiện chìa bắp tay ra, mũi kim vừa rút khỏi tay thằng này đâm luôn vào tay thằng khác. Mỗi lần chuẩn bị được xi lanh đưa chất tiên nâu ấy vào ven, bọn tù nhắm mắt khấn.

- Bẩm cô, lạy cô thương con, lạy cô thương con.

Cô đây là '' nàng tiên nâu '' trong truyền thuyết cây thuốc phiện. Bọn tù coi mỗi lần chích là ân huệ cô ban cho, cũng như nhân dân bên ngoài khi được cái gì thường nói

- Ơn Đảng,ơn Chính Phủ, ơn Bác.

Nhớ ơn là đặc tính của người Việt, ở đâu cũng giữ được nền nếp. Bình thường thì nhớ ơn ông bà , cha mẹ. Liên quan đến chính sách thì ơn Đảng, ơn Bác. Nghiện ngập thì ơn Cô, Cờ bạc ơn quan Hoàng Bảy, trộm cắp thì ơn thần Đạo Chích....một đặc tính tốt đẹp như vậy không dễ gì mai một dù ở bất cứ đâu.

Nói về kim thì còn loại kim may, tù dùng để xăm trổ. Nhưng bọn xăm trổ thường có điều kiện, nên không dùng kim chung. Ít trường hợp lây nhiễm qua kiểu kim xăm.

Những thằng tù không tiêm, không bị cùm, không dùng dao lam cơ hội thoát khỏi bệnh truyền nhiễm qua đường máu này cao. Nhưng chúng vẫn có nguy cơ mắc bệnh qua đường hô hấp hoặc đường da. Bọn tù có lúc đông quá,nằm ngủ san sát như lèn cá hộp. Nằm nghiêng người, co chân gọi là kiểu ''úp thìa ''. Lúc ấy thì không có cách nào tránh nổi tiếp xúc qua hơi thở, da thịt cọ vào nhau. Có buồng giam không có nhà vệ sinh, người ta dùng cái can nhựa khoét nửa trên để đi đái ỉa vào đấy , để cuối buồng, đậy cái áo rách lên che bớt mùi. Vì buồng chật , có thằng vào hàng '' tiệu diệt'' phải nằm sát cái can. Mỗi khi thằng khác đi vệ sinh, phải đứng dậy nhường chỗ xong mới lại được nằm hay ngồi.

Còn về bể nước nữa. Bể nước xây bằng gạch, láng xi măng. Một năm thau bể một lần. Tù có số má thì có chai nhựa đựng nước, mỗi khi giờ bơm nước ngắn ngủi nhanh tay hứng ở vòi chảy ra. Đám tù còn lại không đến tuổi dùng chai nhựa, mỗi lần khát xin phép các đại ca đến bể dùng gáo múc uống. Nước trong bể lâu ngày, cặn, mọc rêu, gián chết, và những con bọ nhỏ nữa chả biết tên mà kể.


Bây giờ ngồi ở trung tâm Châu Âu thuộc xứ giãy chết, trong căn hộ 60 mét vuông, ở mỗi mình. Viết những dòng này bằng MacBoook mà như đang ghi lại điều ai đó kể. Chứ đéo phải là mình đã trải qua.

Lúc ở nhà, có những đêm mơ ngồi bật dậy, trầm ngâm, nước mắt ứa ra. Vợ hỏi nghĩ gì, không nói. Thế là nó quy cho là nhớ con nào, vợ chồng thành lục đục. Chẳng thể thanh minh những điều ám ảnh trong quá khứ như thế, nghe nó sến quá.

Lúc ấy chỉ lặng lẽ thắp hương nhớ bố, ngày xưa bố mình cũng năm lần, bảy lượt bị đi tù.
Cắm mắt
 
Cháo tim gan , bầu dục


Mùa hè ăn cháo đậu xanh, cà pháo, đậu rán tẩm hành.

Mùa đông ăn cháo gà, cháo tim, bầu dục.

Hàng cháo gà không quá khó kiếm như cháo đậu xanh. Hàng cháo tim bầu dục thì hiếm hơn chút. Bây giờ thì nhiều nhan nhản rồi, một hàng ăn người ta làm nồi cháo chung. Thịt gà thái xé nhỏ , lươn khô, tim , bầu dục , óc....bày sẵn trên đĩa. Ai thích ăn gì thì múc cháo ra, bỏ thứ đó vào là thành loại đấy.

Nhưng hồi mình bé thì không thế, hàng cháo nào ra hàng cháo đó.

Hàng cháo gà của bà Ý cuối ngõ Phất Lộc lúc nào cũng thơm lừng. Cháo mà thơm được là rất khó, bạn có thể thấy mùi thơm của nước phở chứ ít khi thấy mùi thơm từ hàng cháo gà toả ra. Chả hiểu sao bát cháo của bà Ý ngày trước thơm được như vậy. Thịt gà thái hạt lựu chứ không xé như bây giờ. Lòng, mề, gan cũng thái hạt lưụ , phi hành với mỡ gà xong cho lòng mề vào xào. Múc ra tô đựng, mấy thứ đó ngập trong nước mỡ gà vàng óng.

Hành hoa, tía tô thái nhỏ để đáy bát, rồi đến thịt gà thái hạt lựu. Múc cháo đổ lên rồi mới múc ít lòng mề cùng mỡ gà thả trên mặt bát cháo. Lúc này mỡ loang ra màu óng ả, bát cháo rắc thêm tí hạt tiêu dậy mùi thơm phức. Tối mùa đông lạnh, đi đâu về bụng đói có bát cháo như vậy thì thật sảng khoái.

Mà cháo thơm cũng phải thôi, con gà nuôi cả năm mới lớn. Luộc xong nước gà đã thơm sẵn. Hành, tía tô cũng mất vài tháng. Gạo trồng không có phân bón thúc, cứ tự nhiên nên tuy sản lượng không nhiều, nhưng tám thơm hay nếp hương thì khỏi nói về mùi vị.

Người ta cứ bảo bây giờ sẵn, không đói khổ như ngày xưa, ăn thấy thường không ngon. Cái đó chỉ đúng một phần, phần khác là bởi cách thức nuôi trồng của ngày xưa thuần nông nghiệp, không công nghiệp với hoá chất, thức ăn sẵn như bây giờ. Nên nói gì thì nói, người sành ăn vẫn phải công nhận đồ ăn ngày trước thơm ngon hơn là vậy.

Hàng cháo tim, bầu dục thì xa hơn. Ở tận cuối phố Lương Ngọc Quyến, giáp với Hàng Giầy. Cái lối vào của ngôi nhà to thời Pháp cũ, trong đó có nhiều căn hộ. Ở tầng 2 ban ngày có nhà bán cà phê phin. Còn tầng dưới, ngay cái hành lang đi vào rộng chừng mét rưỡi, một hộ khác bán cháo bầu dục, tim.

Chủ hàng có vẻ là một nhà trí thức, ông thường đọc cái gì đó trong lúc chưa có khách. Cái bàn là một miếng gỗ treo sát tường rộng chừng 30 phân. Khách ăn ngồi còn phải nhường lối đi cho các hộ khác bên trong. Khách không liên tục và nhiều, người bán hàng cũng tác phong rất chậm rãi. Mỗi khi có khách, ông múc cháo từ nồi to cho sang cái xoong nhỏ trên bếp điện. Rồi ông quay ra thái bầu dục, hay tim. Mỗi bát cháo chỉ nửa quả bầu dục. Nhìn cách ông thái miếng bầu dục như thợ kim hoàn, rất chi là trân trọng. Có vẻ ông cũng thèm ăn những lát bầu dục đó. Đấy là ấn tượng làm mình nhớ mãi, mấy người bán hàng ăn nào mà nhìn sản phẩm của mình với con mắt thèm thuồng như thế. Ngày nay người ta bốc thịt, bốc rau , múc cháo, chan nước dùng thậm chí chả thèm nhìn cái bát.

Chủ hàng múc cháo, thái rau, thái tim, bâù dục đều rất tỉ mỉ. Bê cháo đặt trước măt khách xong, ông hỏi cần gì nữa không. Nếu khách không cần gì, ông về chỗ ngồi nép sát tường đọc sách hay báo gì đó.

Bố hay cho mình ăn cháo bầu dục. Cái phố Lương Ngọc Quyến hút gió từ ngoài sông Hồng, mùa đông gió thổi cắt da thịt. Phố vắng teo, có hàng ngô nướng ở ngã tư Mã Mây, Lương Ngọc Quyến lập loè ánh lửa. Giữa phố Lương Ngọc Quyến là rạp hát, cửa hàng lương thực, trường học một bên văng tanh. Còn bên kia cũng chả nhà dân nào mở cửa hàng , cửa hiệu gì cả. Thửo ấy nhà mặt phố không có giá trị gì vì ít người buôn bán. Đã thế lại còn hay mất điện, đèn đường đã tù mù thì chớ. Mình nắm tay bố dắt đi, bố mặc cái áo dạ gọi là Ba đờ xuy từ thời Pháp. Trong túi áo bố có một mẩu nhỏ cao hổ cốt. Khi đến hàng cháo, bố móc túi ra gói nilong lần dở mấy lượt ra miếng cao bằng hai đón ngón tay của mình. Bố đưa cho chú bán cháo, bảo cho vào bát của mình khi múc cháo đun. Miếng cao sẽ tan cùng với cháo trong cái xoong nhỏ.

Mình bị bệnh từ bé, bố có vẻ lo lắng căn bệnh của mình. Chắc bố biết được cao hổ cốt là vị thuốc có thể chữa được bênh cho mình, nhưng không dùng nhiều, cho nên một tháng bố dẫn đi ăn cháo như thế một lần. Nhà mình không khá giả gì, anh em lại đông, mỗi khi cho mình đi ăn như thế bố dẫn đi như giấu mọi người. Lúc mình ăn, bố ngồi nhìn, mắt cứ đau đáu. Một bát cháo như thế mà không có cao hổ cốt cũng đã bằng tiền mua thức ăn một ngày cho cả nhà. Vì nhà mình cũng như bao nhà khác thời đó , bữa cơm chỉ có rau muống, bắp cải xào cà chua, có mỡ xào đã là tốt. Nếu xông xênh sẽ đập hai quả trứng vịt vào nồi bắp cải xào đánh tan trứng ra. Mâm cơm chỉ có cơm và món bắp cải xào như vậy.

Mình vẫn day dứt khi ăn bát cháo tốn kém như vậy, cảm tưởng như ăn mất phần của anh chị em trong nhà, nhưng bố mình bảo đó là thuốc đấy con ạ. Con bị bệnh trong người, cố ăn đi con. Khi gần hết bát cháo, bố sẽ bê bát lên và tự vén sạch để đút cho mình.

Những đêm mùa đông thế này, bố hay dẫn mình đi ăn cháo. Và thường tỉnh dậy xem mình ngủ có tung chăn ra không. Mình thật lắm bệnh, bé tí đã bị gan, phổi, thận, mật. Bố rất hay cáu với mình, nhiều khi mình nghich gì là bị ăn đòn và mắng trong khi các anh hay em mình cũng thế lại không đến nỗi bị bố đánh mắng vậy. Lúc đó mình không hiểu, nhiều khi tủi thân lắm. Lúc mình chớm hai mươi tuổi, bố sắp mất. Bố gọi vào giường bệnh nói . Mình mới biết bố thấy mình tính khí khác các anh em trong nhà từ nhỏ nên bố dạy thế. Bảo sao lúc mình 15 tuổi, đi học võ, bị bố cấm. Bố bảo loại mày mà học võ vào thì thành giặc, đọc sách mới thành người thôi con ạ. Mình cũng hiểu tại sao nhà khó khăn mà chưa bao giờ bố từ chối mình khi xin tiền mua sách , truyện để đọc. Những khi mình đọc truyện, ánh mắt bố nhìn mình rất ấm áp, trìu mến.

Bây giờ đã vào mùa đông, 5 giờ chiều trời đã tôí mịt. Thế là mình đã ở đây sang mùa đông thứ hai. Đường phố ở đây cũng vắng và hun hút như khu phố nhà mình thửo xưa, cái lạnh cũng thế, có gió, có mưa phùn lất phất.

Và cũng có một bát cháo bầu dục, mình tự nấu theo đúng cách của chú bán hàng góc Hàng Giầy, Lương Ngọc Quyến.

Nhưng quê hương thì xa và bố thì mất lâu rồi.
 
Một chút phố cổ lan man

Tự dưng dạo này bọn báo mạng nó liên tục bới bài xỏ xiên dân Hà Nội, nào thì cuộc sống chen chúc, bẩn thỉu, nào thì bát phở xếp hàng, ngồi ăn vỉa hè cạnh nước cống...nào thì người Hà Nội mở miệng là chê người khác là đồ nhà quê.

Nói chung thì chuyện này cũ mèm, chuyện gây bất hoà vùng miền để câu lượng người đọc xưa nay trên báo ai cũng hiểu.

Nhưng mà đọc thì thấy nhớ nhà quá.

Đầu tiên mỗi sáng dây là nhớ món ăn. Nhà mình ở một mặt ngõ Phất Lộc, mặt kia Lương Ngọc Quyến. Sáng 5 giờ đã nghe tiếng hàng ăn người ta lục đục dọn hàng, đến 6 giờ tỉnh dậy là thấy râm ran rồi.

Mình ra khỏi nhà, nếu rẽ tay phải đi về hướng cuối ngõ sẽ gặp hàng bún dọc mùng của bà Sinh. Nước bún trong, thơm, miếng thịt chân giò rút xương bó lạt cuộn lại nhuộm nghệ vàng luộc, để nguội rồi thái lát mỏng. Bún chần nước nóng già, cho ra bát, sắp thitj chân giò mỏng như cánh hoa, phủ hành lên, khi chan chủ hàng hớt một dăm ba miếng mọc thả vừa chín theo nước dùng vào bát. Mọc có hai loại, mọc là giò sống trộn nấm , mộc nhĩ hoặc giò sống không. Thích nhất là cuộng dọc mùng làm kỹ, ăn giòn và ngấm vị nước dùng thơm ngon như ăn miếng thịt.

Bây giờ là giá 20 nghìn một bát, vừa rồi Tí Hớn sang chơi báo giá vậy. Tí Hớn sáng nào cũng thích ăn món đấy. Giờ thì con dâu bà Sinh bán, vợ của ông Chiến, bạn tá lả với mình. Tí Hớn ăn bát 15 nghìn, đang than thở ít mọc quá, xin bố gửi tiền về để con ăn bát 20 nghìn có thêm mọc.

Ở phố cố người ta bán hàng 3 thế hệ và khách hàng cũng 3 thế hệ là thường.

Nếu đi qua hàng bún chân giò bà Sinh, rẽ tay phải hướng đình Phất Lộc, trước cổng đình là hàng bún riêu. Hàng bún riêu của vợ ông T, mình không biết bà ấy tên gì, thường mấy bà làm dâu ngõ mình không nhớ tên. Ông T hơn mình chục tuổi là bạn xóc đĩa. Bún riêu mình không thích ăn lắm, nhưng hôm nào mà đi qua thấy vắng. Mà vắng khách thì hiếm lắm, lúc nào cũng thấy ít là năm đến 7 người ngồi quanh gánh bún. Bà vợ ông T chả có bàn gì cả, bà ây làm đôi quang gánh, mấy cái ghế nhựa. Ghế thấp ngổi, ghế cao làm cái bàn. Bún riêu thơn phức mùi cua, chủ hàng cẩn thận để gạch cua riêng, khi chan nước dùng xong mới hớt tí cua cho vào. Nước thanh, chua dìu dịu. Lúc bát bún còn nóng gắp rau sống nhúng vào bát ăn trước, rau sống là rau xà lách thái nhỏ, loại rau chọn làm sao để giòn, không chát, không qúa dày lá hay quá mỏng lá. Cũng không già quá hay non quá. Mầu rau mà xanh thẫm là già, xanh trắng là non, xanh hơn màu lá mạ chút là ổn.

Chục năm gần đây người ta ăn bún riêu chần thêm thịt bò tái, hoặc miếng giò lụa hoặc đậu phụ rán già. Loại giò gói từng chiếc nhỏ bằng hai ngón tay. Mình thì không ăn bún riêu với bò tái, vì nó mất mùi của bún riêu. Cùng lắm thì ăn miếng giò cho giống mọi người. Đậu phụ ran già cho vào bát bún, nó hút nước dùng, ăn cũng ngon. Nhưng mình vẫn thích ăn bún riêu không có giò, đậu, thịt bò hơn.

Đi qua hàng bún riêu đấy là đến hàng bún đậu phụ mắm tôm, nhưng sáng thì người ta mới đang rán đậu, dọp hàn chuẩn bị trưa bán. Hàng bún đậu mắm tôm thì khá nổi tiếng, chả cần phải nói. Đầu tiên có một hàng ở số 45 thì phải, sau có hàng mở thêm ở số 55. Cái hàng 55 sau này cũng đông khách không kém gì hàng 45. Cả hai hàng đều do con dâu bán nên mình cũng chả nhớ tên.

Qua hàng bún đậu mắm tôm đến hàng cháo gà của hậu duệ bà Ý. Giờ hình như con bà Ý bán, mình phải gọi bằng cô, vì con rể bà Ý chú ấy trước cùng sản xuất đồ nhựa với bố mình. Năm 1979 chú là người Hoa nên di cư qua Hồng Kong rồi sang Anh. Cô bán hàng là em vợ của chú ấy. Mình ra ăn cô thường cho thêm ít lòng gà. Lòng gà thái nhỏ ướp gia vị rồi xào bằng mỡ gà vàng óng. Lúc múc lòng thái nhỏ ấy vào bát cháo, mỡ gà loang một vàng óng ánh trên bát cháo trắng nhìn hấp dẫn chỉ muốn xực luôn. Nhưng cháo thì nóng lâu, phải đảo bát cháo để hành , tía tô ở dưới đáy chín cùng đã. Sau đó mới dùng thìa vét quanh mép bát cháo. Đúng là cháo nóng húp quanh, công nợ giả dần như thành ngữ. Cháo thì húp quanh đúng rồi, nhưng công nợ mà giả dần để người ta cứ đến nhà đòi thì đúng là điều tối kỵ của người Hà Nội cũ.

Cạnh hàng cháo là hàng cơm rang, mỳ xào, phở bò gà bún miến ngang của thằng Thắng, bạn học từ vỡ lòng với mình. Nói thật thì mình ghét nhất ăn hàng nào bán đủ thứ như vậy. Bán gì bán một món thôi thì còn tập trung chất lượng. Nhưng nói thế, hàng thằng Thắng khá đông khách, nó bán toàn về đêm là chính. Thỉnh thoảng đêm ăn phở xào của nó làm, thích xào dòn hay xào mềm nó chiều tuốt. Nói thật thì phở hay mỳ nó xào là khá nhất, tương đối ngon so với nơi khác. Còn các món còn lại thì mình chưa ăn bao giờ.

Nhà Thắng gia truyền nghề quẩy, quẩy nhà nó nóng dòn tan, ăn không đắng. Lúc bé vào nhà nó chơi, cứ đợi có quẩy vun , quẩy gẫy là xơi. Khi nó lấy vợ thì chuyển nghề bán hàng ăn thế kia,mồm miệng lanh lợi, chân tay tháo vát, phục vụ khách luôn tươi cười vui vẻ, thậm chí còn hỏi thăm khách về gia cảnh. Nó bán hàng hình như khách ăn vài lần là nhớ mặt, đến hỏi han như chỗ thân tình lâu năm.

Thắng làm ăn cũng khá, mua đất đai nhà cửa, xe ô tô. Rồi có vốn nữa, ông mãnh mở hiệu vàng, đá quý, ngoại tệ. Được cái nhìn thấy anh em luôn đon đả chào hỏi mời mọc, không khệnh khạng với hàng xóm, láng giềng. Nhưng chả hiểu ông bạn còn ham lô đề gì không, có lần gặp mặt mũi méo xệch vì nợ nần. Chắc cũng ham mê một đợt sau đó thì sợ , quay về làm ăn tu chí rồi. Thấy sau này cũng ổn.

Đến hàng thằng Thắng là hết ngõ, đi sang kia là Hàng Bạc, Hàng Mắm, Hàng Bè thì vô số thứ, chẳng hạn như hàng bánh giò ở hàng Bè chỗ cửa nhà trẻ thì kể không hết về cái bánh giò nóng hổi, thơm phức mùi bột chín và nhân thịt trộn mộc nhĩ, nấm hương.

Phải quay lại ban đầu từ nhà ra, rẽ phải về phía đầu ngõ.

Vì nhà mình số 22, lên đi lên đầu ngõ tí là hết. Phía trên lại hẹp hơn lên chỉ có mỗi hàng miến lươn của chị Hương. Chị Hương là người của ngõ, chồng là ông Vương ở rể, ông Vương là bạn bóng đá, chắn cạ với mình. Khổ thế, kể từ nãy đến giờ ông nào cũng là bạn cờ bạc cả. Đấy là chưa kể hàng cơm của ông Hồ, sư phụ dậy chơi gà chọi của mình nữa. Buổi trưa có hàng bún chả, loại chả kẹp khi nướng bằng que tre. Hàng bún chả của nhà bà Đạo nổi tiếng từ những năm đầu 80, một gánh bún chả bà nuôi cả nhà. Giờ con trưởng của bà cũng tầm 60 rồi. Ngày trước bà bán ở tận chỗ ngã tư Chả Cá, Lãn Ông. Bà xếp hàng lên xe xích lô ông Thọ vào mỗi sáng khoảng 10 giờ ra chỗ đó bán. Sau này bà mất, con dâu út của bà kế nghiệp bán ngay đầu ngõ.

Ông Thọ bây giờ vẫn đạp xích lô, nhưng mà xích lô đẹp , inox sáng bóng có tên tây là Sansi gì đó mình không nhớ. Thời năm 80 ấy mấy lần ông bị mất xích lô. Giờ nghề xích lô của ông chỉ chở Tây du lịch, hình như thành một công ty xích lô do ông gì ở cuối ngõ mở ra thì phải. Ông Thọ trước hay để xe đầu ngõ đón khách lúc chưa có công ty xích lô. Mình hay ngồi trên xe ông ấy nói chuyện, ông hiền lành và vui tính. Cả đời ông không hề to tiếng với hàng xóm bao giờ.

Trước cửa nhà mình có hàng bà Phượng bán xôi chè và các loại chè. Bà có đúng cái tủ kinh nhỏ, cái bàn nhỏ ngồi ké góc cửa nhà mình. Xôi chè, bánh trôi, bánh chay, chè đậu xanh..trông bé tí thế mà nhiều khách quen ở xa tìm đến phết. Chỗ bà Phượng bán hàng ban tối tổ tuần tra dân phố , đăng ký tạm trú tạm vắng đóng luôn đó. Mấy ông dân phòng toàn người ngõ, đợt chị Bùi Hằng ở nhà mình một tháng, chả dân phòng, công an nào hỏi. Dù họ biết rõ chị là người thế nào. Hàng xóm biết nhau đến mấy đời, chả ai nỡ nào đi vào nhà hạch sách, có thay công an hộ khẩu cũng thế. Nhưng mình vừa đi sang đây, ông Lai trung tá hộ khẩu mới về xộc vào nhà lùng xục tìm người tạm trú. Chị Hằng ngại phải đi chỗ khác. Lúc mình ở nhà, ông Lai chưa bao giờ vào nhà kiểu như thế.

Mình lấy vợ, ở chỗ khác tận Nghĩa Đô. Hàng xóm toàn đảng viên, kể cũng bất lợi hơn ở Phất Lộc. Vì ở Phất Lộc chả bao giờ có chuyện bí thư, tổ trưởng vào nhà thuyết phục không đi biểu tình hay này nọ làm gì. Toàn anh em lúc cởi truồng ra đường tắm mưa với nhau đến giờ. Dù trên có ép thì họ thoái thác. Nhưng dân ở Nghĩa Đô là tứ xứ kéo về, toàn cán bộ nhà nước, quân đội. Về hưu được phường bảo đến nhà ai là hăm hở lắm.

Nói gì mình vẫn thích ở ngõ Phất Lộc hơn, cả tuổi thơ ở đó cùng với gia đình. Nhà mình mấy lần định bán để chia, mình không đồng ý nên thôi. Giờ để cho vợ chồng thằng em nó cứ ở đã. Giữ được ngày nào thì giữ. Có lần mình gặp thằng An nhà 28 bạn học từ bé, nhà nó bán đi nơi khác. Nó gặp mình nói chuyện đâu đâu , rồi ngậm ngùi bảo.

- Đi nơi khác nhớ ngõ lắm ông à, tôi mỗi lần đi qua ngõ, cảm tưởng như mất cái gì, đau nhói ngực.

Mình nhiều khi đi xa, mỗi lần đi không biết ngaỳ về. Bởi thế dặn con em dâu.

- Mày làm gì thì làm, phải để bà Phượng ngồi trước cửa, khi nào bà mất thì thôi. Nếu mày định mở cửa hàng làm ăn gì mà phải bảo bà ấy đi nơi khác thì dẹp cửa hàng đấy đi. Mày không biết bà ấy với bố mẹ trước kia sống với nhau tình nghĩa thế nào đâu. Cái thứ hai tao cấm mày không được cãi vã to tiếng với hàng xóm, có gì phải nhịn, báo cho tao để tao giải quyết.

Với mình thì hàng xóm nhìn thấy là cười chào hỏi thăm, chả ai muốn gay gắt cả. Thậm chí có nhà xung đột còn tìm mình đến để can hai nhà với nhau. Nhiều khi các cô gái về làm dâu ngõ va chạm cãi nhau, chứ cánh đàn ông có chuyện gì lầu bầu mấy câu rồi thôi. Không nên này nhịn thì bên kia nhịn.



Chuyện ngõ nhỏ, phố cổ thì nhiều. Kể lan man chả bao giờ hết.

Giờ báo chí vạch vòi chuyện phố cổ có gì mà ghê, có gì mà lưu luyến , rồi hàng ăn có gì mà ngon, chỉ là thói quen. Mình nghĩ những người viết bài ấy chưa từng ở phố cổ, ngõ nhỏ cả thời ấu thơ, nên không biết nói thế nào để giãi bày cùng họ.

Trong bộ phim nổi tiếng Tử Chiến Thành Jerusalem, sau cuộc chiến tàn khốc, khi gặp nhau để quyết định số phận toà thành. Người giữ thành hỏi người tướng bên kia đại loại Jerusalem là cái gì mà phải đổ máu tàn khốc để dành như vậy, chỉ là một khu đất đá cằn. Người tướng bên kia trả lời đại loại nó không là gì cả, nhưng nó có thể là tất cả, không thể giải thích nổi.

Ngõ nhỏ, phố nhỏ cũng vậy thôi. Đời mình chưa bao giờ cầm trên tay nổi một cây vàng. Nhưng khái niêm một mét đất nhà mình họ đang trả mấy cây không bao giờ có trong đầu. Ai nói mình chỉ nghĩ là chuyện đâu đâu. Chả có vài chục cây hay vài tỉ nào hết cả, chỉ có mái nhà mình đã sống tuổi ấu thơ ở đó. Rồi cuộc đời xô đẩy đến đâu, mình có chỗ để nhớ, để sau một thời gian phiêu bạt. Một chiều thu nào đó, bắc ghế ngồi trước cửa mươi phút hút thuốc, uống trà mạn và chào hỏi hàng xóm đi qua.

Cũng như một chiều thu, à không, đã hai chiều thu như thế. Ở nhà tù trở về, thấy mẹ già ngồi trước cửa ngóng con.

Tôi bước ra cánh cổng sắt nhà tù, thấy người xe đi lại. Tôi nhìn một lát định hướng rồi đi về phía bên tay trái, đi bộ giữa dòng người tan tầm đang hối hả về nhà. Tôi về nhà mẹ.

Mẹ tôi bắc ghế ngồi ngoài cửa, nét mặt buồn vời vợi, bà nhìn vào luồng người đi lại mà như chả nhìn cái gì. Tôi đi từ trước mắt bà, trong tầm nhìn của mẹ đến gần mà mẹ tôi cứ nhìn như thế, cái nhìn có hướng mà như đâu đâu. Tôi đến cửa gọi nhẹ.

- Mẹ à, con đây.



Goi ngôi nhà mình ở ngõ Phất Lộc là '' nhà mẹ ''. Chỉ có hai từ đấy thôi, tất cả những gì giá trị về nhà phố cổ hay gì gì đi nữa chỉ có trong hai từ ấy.
 
Ngôi nhà nhỏ ven sông



Giữa những năm 80, bố tôi mua một ngôi nhà có vườn ngay sát bờ sông Hồng. Người trong phố hay gọi đó là khu bãi hoặc khu ngoài đê.

Cứ thẳng nhà Phất Lộc, leo qua đê đi vài trăm mét ra đến mép sông, tổng quãng đường chắc chỉ 500 mét. Chỉ 500 mét mà cảm thấy như một khoảng trời khác biệt, khoảng trời của thôn quê. Con đường đất mịn do phù sa sông Hồng dâng lên mỗi năm, những hàng rào bằng que củi, tre ở hai bên đường chắn những mảnh vườn nhỏ trồng rau. Có đoạn con đường rợp bóng mát luỹ tre, vài con gà, chó nhởn nhơ, có cả con bò đang ở góc vườn gặm thân cây ngô non.

Ngôi nhà bố tôi mua có vườn trước, vườn sau. Vườn trước có khóm chuối đang trổ bông, có cây ra nải, bố tôi cuốc vườn trồng thêm vài luống rau. Ông dựng một giàn mướp. Trước hiên nhà là bể nước mưa hứng nước mưa từ mái nhà xuống.

Ngôi nhà mái ngói thoáng mát, cửa sổ hai bên mặt tiền, cửa đi vào chính giữa, mái hiên nhô ra gần hai mét. Đúng một ngôi nhà quê.

Đằng sau ngôi nhà là một khoảng sân lát gạch đỏ, qua sân đến chái bếp vách nứa, mái rạ. Sau cái bếp là một mảnh vườn nhỏ xíu, chỗ đó bố quây lại nuôi gà. Trong mảnh vườn nhỏ đằng sau ấy có một cái cây đu đủ đang ra quả và một cây quả gai đỏ.

Bố tôi sống một mình, hàng ngày ông chăm vườn, gà, đọc sách. Ông mua khoai tây một đống đổ dưới gầm giường, ông rang đỗ, giã rồi làm hai chum tương. Nải chuối xanh từ vườn ngoài cũng ở dưới gầm giường. Bữa cơm của ông chỉ loanh quanh mấy món khoai tây nấu, chuối xanh nấu lạc, mướp nấu lạc, rau muống xào mắm tôm...trừ khoai tây ra còn tất cả đều ở vườn nhà. Thỉnh thoảng mươi hôm ông đi chợ một lần, lúc đó ông mua vài lạng thịt ba chỉ về rang ăn cho có đạm mấy bữa. Rồi quay lại món rau, củ vườn nhà.

Thỉnh thoảng tôi ra, gánh nước sông đổ vào cái chum sân sau để bố đánh phèn, lấy nước tắm , rửa bát đũa, rau. Nước ăn thì lấy từ bể nước mưa đằng trước.

Vào mùa nước dâng hàng năm, nước ngập gần hết cửa ra vào. Bố tôi quay về nhà Phất Lộc ở, còn tôi thì ra trông nhà. Vì sát sông gặp phải năm nước to, phải lội đến 300 mét sau đó bơi thêm vài chục mét mới vào được nhà. Năm đầu tiên không có kinh nghiệm, để nước rút hết xuống sông, bùn đóng khô trên nền nhà , tôi mới cạo bùn, gánh nước dội. Làm thế rất mất công, năm sau nhìn những nhà bên cạnh làm, tôi mới rút ra kinh nghệm là cứ chực nước rút lộ khoảng nền nhà nào thì quét ngay đến đó. Nước vừa rút hết xuống là nhà cũng sạch bong.

Tôi bị đuổi học vào năm đầu cấp ba. Ngày ấy thi được vào cấp ba như trường Trần Phú là ước mơ của bao nhiêu bạn bằng lứa tôi. Bố tôi chưa kịp mừng thì tôi bị đuổi học. Bố xin một người bạn cho tôi làm dây cua roa xe công nông. Xưởng làm dây cu roa công nông cũng ở ngoài đê, nên thời gian đó tôi ở cùng bố tôi. Ngẫm lại quãng thời gian lúc bố còn sống, thời điểm ấy tôi ở gần bố nhất.

Chịu khó cần cù, tích tiểu thành đại. Đại phú do thương, tiểu phú do cần.
Khoan hoà, nhường nhịn, một điều nhịn, chín điều lành.
Làm gì suy nghĩ chín chắn hẵng làm.

Đó là những điều mà bố dạy đi dạy lại suốt cho tôi, một thằng nửa trẻ con nửa người lớn đang tuổi mười sáu. Hai mươi năm sau chả điều nào trong điều bố dạy được tôi áp dụng, tính tôi nóng vội, háo thắng, liều lĩnh, thích phiêu lưu, với tôi một điều nhịn là chín điều nhục. Phi '' gian thương '' thì bất phú. Không nhanh là mất cơ hội...

Mười năm nữa khi qua tuổi tứ tuần, tôi mới nhận ra được những điều bố dạy trong căn nhà đầy dáng dấp hiền hoà của một vùng quê yên bình ấy, thì tôi lại chả còn biết áp dụng nó làm gì nữa. Giờ thì tôi cũng chả có tham vọng làm giàu để thành đại phú hay tiểu phủ, cũng chẳng cần quan hệ nhiều với mục đích gì để phải nhẫn nhịn ai, cũng chả còn hoài bão gì lớn để mà phải suy nghĩ chín chắn.

Bây giờ ngôi nhà ven sông thuộc về chủ khác, những năm 90 sau đó sự lột xác đến không ngờ, đầu tiên là những người vỡ nợ, thua bạc họ nhảy ra ven sông cắm lều ở tạm, rồi quây gạch xây tạm, rồi thành nhà mái bằng bê tông, đường cũng bê tông. Vườn tược biến mất, nước sông ngày càng cạn kiệt trơ bùn đen. Cờ bạc, trộm cắp, nghiệp ngập tìm đến đó như một nơi trú ngụ lý tưởng.

Trước khi tôi đi vào chuyến đi viễn xứ không rõ ngày về, tôi qua lại thăm nơi cũ. Thằng bé hàng xóm khi xưa tôi bế đã có vợ con, tôi được gọi bằng ông trẻ. Tôi không tìm lại được hình ảnh nào của những ngày mà hai bố con tôi sống. Rặt một sự hỗn loạn của tiếng chửi bới , cãi cọ của đám đánh bạc và những con nghiện. Thằng bé hàng xóm giờ đã thành ông bố nhìn tôi như vẻ nhắc nhở đến những ngày yên tĩnh, êm đềm khi xưa. Mấy thằng bạn hàng xóm như thằng Báu, Chiến, Hùng trước kia hiền như đất, mỗi buổi chiều chúng tôi thường trải chiếu ven sông, uống trà, hút thuốc lào, hóng gió sông mơn man mát dịu, kể chuyện công việc mỗi thằng, dự định dành tiền để dùng việc này nọ....giờ cả ba thằng đều nghiện, bỏ vợ, thằng đi tù, thằng vật vờ không nhà cửa.

Chả trách được chúng nó, bởi cơn cuồng bão của thói tham lam, ăn xổi, ham chơi đầy chúng nó đến như vậy cũng chính là cơn cuồng bão mà tôi đi qua. Thậm chí còn khốc liệt và đắng cay hơn những người bạn ấy.

Những điều tôi học được những ngày tháng bên bố trong căn nhà đơn sơ ấy giờ chỉ còn là đức tính yêu thương con, gần gũi con, chịu khó chuyện trò, lắng nghe và tâm sự với con. Hướng dẫn con đọc những trang sách nhân văn của nhân loại, khuyên con nhẫn nhịn với bạn bè, kiên trì, nhẫn nại với mọi việc.

Mẹ cái thằng chó con Tí Hớn, chả biết nó giống ai. Hai năm rồi mà nó không đọc xong được mấy cuốn như Con Bim Trắng Tai Đen, Không Gia Đình, làm cái gì cũng vội vàng hấp tấp, không được là cáu gắt, hay sốt ruột, cái gì không vừa ý phản ứng ra mặt ngay. Sểnh ra là chơi game và đọc truyện tranh siêu nhân.

Mỗi lần cay thằng Tí Hớn , lại nhớ đến ngôi nhà ven sông khi xưa, có bố trong bộ quần áo vải màu gụ ngồi xới rau, tự nhiên lại dịu cơ giận để nhẹ nhàng, kiên nhẫn khuyên nhủ nó.





 
Giang hồ số má


Quanh khu phố nhà, tôi nể nhất hai anh, đó là anh Phi Ngọ và anh Dũng Quái.

Một lần cầm cái xóc đĩa ngoài đường, bỗng nhiên có thằng từ đâu đến chửi bới cả lũ chơi. Nó chửi xong, đứng ưỡn ngực thách cả đám bạc chiến nhau với nó. Anh Dũng Quái nhà ở Đào Duy Từ, người bé loắt choắt, không nói không rằng bất ngờ rút dao đâm một nhát vào lưng. Tất cả nhìn thấy chạy hết, bỏ lại thằng kia nằm rên rỉ đến khi có người đưa đi cấp cứu.

Anh Dũng Quái không có đàn anh, cũng chả nhận đàn em. Một mình anh lủi thủi đi đánh quả, có tiền vào xới bạc cũng chỉ một mình, ống tay áo dài buông chùng, trong đó dấu một con dao lá lúa cứng, không hiểu anh dấu kiểu gì mà khi nào cần anh chỉ lắc cánh tay một cái là chuôi con dao nằm trong lòng bàn tay, mũi dao nhanh như chớp xiên vào đối thủ. Tính anh ít nói, chơi sòng phẳng, nhưng bất kỳ ai dù số má đến đâu mà hơn phân anh hoặc có lời nói xúc phạm anh, con dao của anh sẵn sàng đưa vào bụng ngay. Mặc kệ lúc đó xung quanh đối phương lắm đàn em hay là chỗ đông người chứng kiến.

Giang hồ ít người biết anh, vì anh không giao du, không phô trương thanh thế, thể hiên. Nhưng ai đã biết anh đều e ngại.

Anh Phi Ngọ cũng gần nhà anh Dũng Quái. Lẽ ra nếu thủ đoạn chút, biết quan hệ, biết làm oai, tận dụng những vụ đâm chém của mình, biết khoe khoang thể hiện để doạ đời....thì anh Phi Ngọ chắc chắn sẽ là đại ca lừng lẫy tên tuổi ở Hà Nội chứ không phải trong khu Hoàn Kiếm. Anh Phi Ngọ vào trại tù, một mình dám bật cả '' thi đua ''. Bị nhốt vào kiên giam, anh đào tường ra khỏi khu kiên giam vào đêm mưa gió, rồi quăng quần áo lên dây thép gai trèo trốn thoát. Sau anh bị bắt lại vào xà lim, cùm cả tháng, mỗi bữa chỉ nắm cơm trắng ít muối.

Hai anh cùng một trại tù ,các anh gần nhà nhưng cũng chả cùng hội với nhau, mỗi anh một góc trại. Tất cả các '' trách nhiệm '' hay ''trật tự '' và '' thi đua ''đều ngầm bảo nhau tránh các anh. Những hội này đều do cán bộ trại dựng lên, với danh nghĩa là tự quản, nhưng thực chất là nhóm đầu gấu để thi hành luật rừng hộ cán bộ. Trấn lột, đánh đập , quay quắt tù nhân lấy tiền chia chác cho cán bộ.

Anh Phi Ngọ và Dũng Quái không tham gia các nhóm đó, các anh vốn trước giờ chỉ chiến với kẻ manh hơn. Làm cái việc dựa hơi cán bộ, cậy động để đánh đập những tù mới chả số má gì, chỉ để lấy tiền không phải là cách các anh muốn. Các anh sống trong tù vẫn với bản chất ngoài đời, ngang tàng, anh hùng nhất khoảnh, không áp bức kẻ yếu, không hùa theo kẻ mạnh làm điều mình không muốn.

Hôm tôi mới đến trại, anh Dũng Quái cho bao 555, anh Phi Ngọ cho hộp sữa ông Thọ.

Nhờ thế tôi không bị trận đòn nhập trại của bọn '' trật tự, thi đua ''. Đòn nhập trại là cái ổ khoá to bằng nắm tay, bọc vào cái khăn mặt, nện vào lưng của tù mới hàng chục nhát. Có người bị đánh xong, nằm ốm, đi viện vì dập phổi, gan. Nếu muốn thoát đòn'' nhập trại '' phải có 200 nghìn, hoặc là chỗ quen biết với hội đánh, hoặc có cán bộ vào báo luôn thằng này, thằng kia là người nhà tao.

Anh Phi Ngọ trốn trại, bị vào xà lim rồi chuyển trại khác. Anh Dũng Quái hết án về. Mấy năm sau tôi ra tù, chẳng bao giờ gặp lại các anh. Có năm làm ăn được, muốn tìm hai anh để tạ ơn, nhưng người đồn anh này chết, anh kia trốn nã. Chả biết tìm đâu. Bao thuốc 555 và hộp sữa ông Thọ các anh cho hôm đầu vào trại là có ý nghĩa thông báo với các hôi trong trại về tình cảm của các anh . Ý nghĩa thông báo như thế, trong hoàn cảnh thế thì khó ước định được giá trị vật chất là bao nhiêu. Nhất là anh Dũng Quái, trước nay không bao giờ nhận đàn em, đàn anh gì.

( Nếu bạn nào đọc những dòng này, có biết tin tức gì về anh Dũng Quái, xin báo giúp cho mình )

Cả hai anh đều không có số má, tên tuổi để nhiều người biết. Khối kẻ báo chí đưa tin là đại ca, là trùm băng đảng, dữ dằn, ghê gớm này nọ. Đa phần toàn nhờ cậy đông, tụ tập được nhiều vây cánh, khôn ngoan biết quan hệ, biết đánh bóng mình, biết thị uy, doạ nạt. Tôi đã chứng kiến khi những đại ca ấy đi một mình, nhát như thỏ đế. Gặp đám đông hơn là ngọt xớt anh anh em em. Khi nào đi cùng hội đông . gặp dân lành,người yếu thế thì hung hăng chửi bới, đánh đập lấy số má, lấy oai. Mỗi lần đi đánh ở đâu là phải bắn tin loạn lên, doạ được ai đó thì về kể lể khắp như thành tích ghê gớm lắm.

Buồn cười nhất là những đứa chả bao giờ dám đánh chém trận nào, nhưng rất giỏi làm '' hàng ''. Quần ga, áo ga, mũ cối, kính cơn, đúc tàu đi lại khệnh khạng, tóc tai tiền cua hậụ bít, xăm trổ toàn nhè chỗ người ta dễ nhìn thấy như cánh tay, ngực. Hội nào cũng la cà, người ngoài nhìn tưởng anh chị lắm, chất chác lắm. Nhưng thực ra cả đời chả dám làm gì phạm tội, thấy công an thì xun xoe bóc thuốc mời. Thấy hội nào mạnh mạnh là lân la đến thân thiết như ở trong hội đó, nhóm đó. Đi đâu cũng kể kiểu - à tôi vừa bên chỗ thằng C, vừa ngồi với bọn A...hoặc vừa đi chiến với bọn B. Chiến gì đâu, bọn B đánh đối thủ chạy rồi, mới mò đến khệnh khạng dây phần. Thỉnh thoảng cũng chọn vụ nào ngon ngon, đối tượng hiền lành, vụ việc không có gì để chường mặt ra sớm từ đầu kiếm chút để ra vẻ ta đây số má thật, chơi thật.

Thế mà không chỉ những người dân thường tưởng tay đó là anh chị, mà nhiều khi dân giang hồ ở nơi khác cũng tưởng đó là tay anh chị bản lĩnh, chất chác. Lâu dần có quan hệ , tiếng tăm, tự nhiên thành đại ca. Những loại thế này công an rất thích dùng, vì chúng có thể cung cấp thông tin của các nhóm khác, đổi lại công an làm ngơ cho chúng vài việc chúng làm nho nhỏ, chả chết ai để chúng có duy trì số má. Hoặc khi cần, công an xúi chúng gây chiến nhóm khác, để công an hốt được những tay máu mặt thật sự trong nhóm kia.

Những tay anh chị như Phi Ngọ, Dũng Quái không những ít được đời biết đến, mà còn khó trụ bởi bản tính cương cường, trọng nghĩa.

Ở một góc độ nào đó, có nhiều người đấu tranh cho nền dân chủ cũng ít ai biết đến họ. Tuy rằng họ làm thật sự những việc hữu ích, nhưng không mấy ai biết đến họ. Vì họ không có nhu cầu kể hoặc muốn nhiều người biết việc họ làm.

So sánh dân anh chị với hình ảnh một số người đấu tranh, có lẽ khiến bạn đọc thấy khập khiễng. Nhưng nhìn chung trong cuộc đấu tranh nào đều có tìm thấy những nét tương đồng. Tuy thành phần đấu tranh và mục đích đấu tranh khác nhau.

Chả phải có người đã lấy hình ảnh đàn trâu rừng chống chọi lại sư tử để minh hoạ cho sự đấu tranh chống bạo quyền đó sao.?

Chúng ta vẫn lấy cuộc chiến sinh tồn của loài vật để ngẫm nghĩ bài học cho mình, ngay cả cách cư xử của loài vật với nhau cũng đáng học hỏi. Từ con Bim Trắng Tai Đen đến con Ca Dăng, Bấc, Nanh Trắng hay những vật trong gánh xiếc trong Không Gia Đình ai dám nói là không đáng học.

Tôi đã học nhiều thứ để sinh tồn trong cuộc đời này, qua những con vật đó. Đôi khi tôi học nhiều thứ khác từ giới giang hồ.
 
Vui chơi đầu xuân

Mình thích nhất lúc ra Tết, ngày 4 trở đi. Lúc đó tha hồ có các hội làng khắp nơi để đi xem. Nếu không đi hội thì cũng thoải mái cờ bạc ở mọi nhà. Đúng như ca dao, tục ngữ nói tháng một là tháng ăn chơi.

Lúc choai choai, có tiền thì đi chơi hội, xem đánh gà chọi, đấu vật. Tiền để mua nước ngọt si rô toàn phẩm mầu và đường hoá học, mấy cái bánh nếp, tẻ và dư chút thì mua sổ xố vui chơi có thưởng tại chỗ, tức loại '' cò quay '' bịp bợm đầy rẫy các hội.

Lúc choai choai 15 hay 16 là khó nhất, chả có tiền mấy. Nên ít đi hội và cũng ít ngồi đánh bài. Xe cộ lại chẳng có nữa, đến cái xe đạp cũng còn khó đừng nói xe gắn máy.

Trò tiêu khiển Tết của tuổi ấy ít tốn kém nhất là ra xem mấy ông cụ già đánh cờ giữa ngõ, thỉnh thoảng được ké hầu một ván.

Ông Bộ ở nhà 36 và ông Phúc ở nhà 34 là cặp kỳ phùng địch thủ, đánh cờ liên miên hết ngày này qua ngày khác, đánh từ sáng rồi nghỉ trưa, chiều 2 giờ đánh đến giờ ăn cơm, tối vác ra chân cột đèn công cộng giữa ngõ đánh tiếp đến khuya.

Năm đấy ông Bộ ngoài 60, còn ông Phúc cũng ngoài 70. Ông Phúc vừa chơi vừa nói liên mồm, ông Bộ thì ít tuổi nhưng lại dề dà, chậm rãi. Ông Bộ đi rồi là thôi, ông Phúc đi rồi thấy chưa được lại giật lại đi nước khác. Tính ông Bộ sau mỗi nước đi của ông Phúc là nghĩ một hồi, có khi vừa nghĩ ra cách đi đối phó thì ông Phúc đã hoãn, giật quân cờ về đi nước khác.

Một hôm ông Bộ ốm, ông Phúc bày cờ ra ngoài cửa nhà ông Bộ gọi mãi không được, thấy mình bèn bảo.

- Mày vào đây tao mày làm một ván.

Mình chơi với ông Phúc, ván thứ nhất đánh tan tác , ăn sach trơn,, ông định đi quân cờ nào là mình chỉ nước mất quân. Ông bực quá chửi.

- Đm mày, mày ăn mẹ mày đi, cứ phải doạ.

- Vâng, ông cho thì cháu xơi, cám ơn ông mừng tuổi con ngựa.


Ông Phúc đi tiếp con pháo, mình lại xơi, ông đi tiếp xe, mình xơi xe. Ông xoá bàn cờ kêu thua bày ván khác.

Ván sau mình cố hạn chế ăn quân, cờ hai bên còn đầy quân mà ông Phúc bị thua, hoãn lại mấy lần mà vẫn thua. Mình chép miệng

- Đau, cờ còn đầy quân mà thua, thế mới đau. Thôi ván sau cháu cất một xe, đánh cho bằng phân ông nhé.

Ông Phúc lầu bầu.

- Ừ, đm mày cứ thử một xe xem có tài được không.?

Mình cất xe, đánh vẫn thắng. Khi xếp cờ ván mới, mình hỏi.

- Hay cháu chấp thêm xe nữa nhé.

Nói thật thì mình chỉ đùa, cờ làm sao mà chấp nổi hai xe. Mình chỉ đùa thế chứ không nghĩ ông sẽ đồng ý. Ông Phúc nghe thấy mình nói vậy,bất ngờ tung thẳng luôn quả đấm vào mặt mình. May đúng lúc mình cúi xuống xếp cờ, nên quả đấm của ông chỉ vào trán mình, quả đó vào mặt thì cũng hộc máu mũi chứ chả chơi. Mình bị ăn quả đấm vào đầu, rạp người né sang bên theo bản năng, đúng lúc một cú đá nữa vèo qua vai. Không nhanh đúng là lại vào cằm, cổ như chơi. Tiện nhoài người mình nhoi chạy ra xa. Ông Phúc đứng chửi.

- Đm thằng ranh con nhớ mặt tao, mai bố mày mang quả đấm sắt thoi chết mẹ mày.

Mình biết ông Phúc nói thật, thời thanh niên của ông hồi Pháp thuộc ông cũng là dạng máu mặt, quả đấm sắt mình nhìn thấy ông có, đó là những cái vòng nhỏ liền nhau đeo vào bốn ngón tay, mặt trên là sắt gai.

Hôm sau mình rón rén ra xem ông Bộ và ông Phúc chơi cờ, mình thỉnh thoảng chỉ nước cho ông Bộ. Ông Phúc thua, ông cười hè hè, giả vờ tìm thuốc lá trong túi, hoá ra ông lần sờ để móc tay vào quả đấm sắt. Mình nhìn thấy tay mò mò túi lâu lâu đã nghi nên đề phòng, ông vừa moi ra là mình chạy biến.

Đến chiều hai ông đánh cờ, mình lò dò đến, cẩn thận đứng sau lưng ông Bộ. Ông Phúc ngẩng đầu lên thấy mình, mặt đanh lại, mình rối rít van xin, bảo cháu chỉ xem thôi, không nói gì. Ông Phúc chỉ mặt nói.

- Mày mà láo nữa tao cho mày không còn răng đâu con ạ.

Mình vâng vâng dạ dạ, ngoan ngoãn ngồi xem. Lúc ông Phúc thắng thế, mình lừa lừa lấy cắp luôn con ngựa 8 bình 9 sát mép bàn của ông, hất ra ngoài vào chỗ quân ăn ra. Lúc sau ông Phúc định điều con ngựa ấy đi, nhìn không thấy, hỏi đâu rồi. Ông cứ loay hoay tìm mãi mới nhìn ra nó ở phía quân ông Bộ ăn ra để bên ngoài. Ông hỏi sao nó ở đây, ông Bộ lớ ngớ không trả lời, mình nói hình như bị ăn từ lúc nãy. Ông Bộ được thể cũng bảo bị ăn rồi. Ông Phúc cãi không được đành chịu, miệng ông lại lầu bầu.

- Đm cờ bạc kiểu ăn cắp.

Vừa nói ông vừa liếc sang hằm hè mình. Được một lúc mình lại lấy con ngựa mà ông Phúc ăn của ông Bộ, lén ra về sắp lại mấy quân cờ ngay ngắn giúp các ông, đặt luôn con ngựa của ông Bộ lên bàn.

Tức là mình đã lấy con ngựa bên ông Phúc bỏ ra ngoài, lại lấy con ngựa của ông Bộ bên ngoài bỏ vào trong. Cờ ông Bộ lợi gấp đôi. Ông Phúc thua, ông sắp bàn cờ lại ván mới mà vẫn suy nghĩ hậm hực. Bỗng ông vùng dậy lôi quả đấm sắt ra thọi mình. Nhưng mình cảnh giác cao đô nên nhảy ra tránh được, chạy luôn ra xa. Ông Phúc chửi theo.

- Đm mày ăn cắp quân của ông nhé, ông nhớ ra là con ngựa của ông gác chân tượng, con nào ăn thì tượng ông đã ăn rồi. đm thằng mất dậy, ăn cắp. Mày mà bén mảng đến đây nữa ông cho mày chết.

Hôm sau mình lại mò ra bàn cờ, thấy có người nhấp nháy từ xa, mình đứng lại không đến gần. Anh Xuân người nháy mình lẻn ra bảo.

- Mẹ mày, ông ấy thấy mày chạy nhanh không đấm được, hôm nay ông thửa hòn gạch to lắm, để bên cạnh , mày mà ra nói gì ông ấy phang luôn.

Mình bàn với anh Xuân, bảo anh nói khó ông ấy là em sẽ không lấy quân, không mách nước cho ông Bộ, em đứng trên cao xem. Anh Xuân đi ra nói thôi cụ chấp gì nó, để con cấm nó không được ngồi gần bàn cờ, không được mách nước cho bên kia, có mách thì mách cho cụ thôi. Ông Phúc nghe xong gật đầu nói

- Được.

Anh Xuân vẫy tay, mình lại gần xem bàn cờ mấy ván, bình luận vu vơ không chết ai. Giả bộ sợ rồi, lừa lúc ông Phúc không để ý, mình lấy luôn hòn gạch ông ấy để bên hông, thay vào chỗ đó hòn sỏi bé tí. Thấy yên tâm, mình bắt đầu mách nước cho ông Phúc, nhưng mình mách kiểu đểu. Ông Phúc đi cây xong rồi mình mới bảo.

- Đáng nhẽ ông phải tiến con này, để đuổi con kia. Chứ ông đi thế này, người ta bình xe đây chiếu, rồi quăng mã chiếu là ăn được pháo ông.

Ông Bộ dẫu có chậm thì cũng nghe được, thế là ông chỉ việc bình xe chiếu, rồi quăng mã chiếu ăn pháo ông Phúc. Ông Phúc mất cây mà vẫn gật gù.

- Ừ nhỉ, mình dại quá, lẽ ra phải tiến con xe đuổi mã nó trước thì không mất pháo.

Mình cứ để ông Phúc đi rồi , mới lại mách kiểu ông đi thế này dở quá, người ta mà thế này, thế kia ông thiệt. Ông Bộ cứ vậy làm theo, một lúc ông Phúc mất sạch cây, ông bừng tỉnh chửi.

- À, đm thằng này mách nước đểu cho mình, hoá ra là cho bên kia.

Ông quay ngoắt sang vớ chỗ mà ông nghĩ là hòn gạch, ông vớ mãi hẫng hụt trong lòng bàn tay viên sỏi nhỏ bằng ngón tay út. Mình giơ hòn gạch của ông ra bảo.

- Ông tìm cái này à, to thế ông ném xa sao được, ném hòn bé kia thôi.

Ông Phúc bật dậy gầm lên

- Đm hôm nay tao giết mày.

Ông chạy về nhà, anh Xuân bảo mình.

- Mày biến nhanh, cụ về vác dao đấy.

Mình té luôn, nấp ở hàng nước bà Chu , thấy ông Phúc cầm dao đi ngó nghiêng tìm mình, miệng chửi thề quyết băm nát xác mình. Tóc ông bạc phơ, người ông nhỏ nhắn, con dao bài ông cầm chỉ gang tay, lưỡi mỏng, đầu bằng. Dao ấy thì thái đậu phụ.

Nhưng đúng lúc ấy mình bắt đầu thấy sợ. Sợ vì cái quả quyết, sẵn sàng chơi tới bến của ông. Cơn tức của ông do mình trêu chọc chỉ từ sáng đến chiều là tan. Nhưng nếu vài hôm sau ông chưa tan thì sao, mình nghĩ lạnh người. Vì mình chỉ đề phòng được một hôm chứ làm sao mà đề phòng đến mấy hôm. Nghĩ đến mấy hôm sau ông còn tức, ông vờ quên rồi thấy mình lơ là cho hòn gạch vào đầu mà lo thực sự đến run người.

Mình tránh luôn ông đến vài tháng, lúc vào hè mọi chuyện đã lâu. Mình ngồi xem, nhưng chả nói gì nữa. Lúc hai ông đánh xong còn xếp cờ cho hai ông lại ván mới. Ông Phúc khen.

- Thằng này ngoan, mày đi học đã vào đoàn chưa con mà ngoan thế.?

Mình trả lời.

- Cháu vào đoàn có khi hư thêm, cháu ngoan là nhờ đoàn dao thôi ông ạ.

Ông Phúc hỏi đoàn dao là đoàn nào.?

Mình đáp.

- À cháu nói là đoàn dao thông vận tải ý mà, cháu sợ cái đoàn ấy, gặp nó thì đi xa lắm, gần thì Việt Đức, xa thì Văn Điển luôn ông ạ.

Ông Phúc cười vui vẻ, miệng chửi yêu.

- Mẹ cái thằng nói ngọng, đoàn giao lại nói là đoàn dao.
 
Mày post truyện Anh cả lú của Thần gió lên đây đọc chơi đi
 
đọc hết năm xưa rồi mà đọc lại vẫn thấy cảm xúc
 
Canh cải xanh nấu cá rô ron


Sau vụ gặt tháng 10, các con mương cũng không còn đầy nước, phải đến mùa cấy tháng giêng thuỷ lợi mới bơm nước trở lại.

Trên cánh đồng chỉ trơ lại những gốc dạ, tranh thủ lúc đất mềm người ta cày đổ ải cho đất nghỉ. Có chỗ lười cày, đất vài bữa sau khô nứt toác thành những hình lục giác bát giác.

Nước càng ngày càng cạn đi trong cái mương cụt dẫn nước từ mương cái vào để tưới rau. Cái mương cụt một bên là rặng chuối, một bên là kè đá.

Đây là mùa nhàn nhất trong năm của bọn tù đội rau. Công việc hiện tại chỉ tập trung trồng rau vụ động là bắp cải, su hào. Cái kè đá là nơi bọn tù nhàn tản ngồi tụ tập, tán phét trong lúc nghỉ giải lao tưới rau. Cách cái kè đá vài mét là một khoảng đất, thế nào ông quản giáo đưa một nắm hạt cải xanh để gieo. Nửa tháng sau rau đã lên xanh mơn mởn.

Một buổi ngồi nghỉ, thằng Lợi nhìn đám rau nói.

- Đéo hiểu ông Quản trồng rau cải này làm gì nhỉ, có một dúm thì làm cái đéo gì.?

Thắng Bọ nói.

- Trồng cho nhà ông ấy ăn.

Thằng Lợi ở đây được 6 năm, nó rành rọt nói.

- Đéo biết câm mẹ mày mồm, nhà ông ấy không ăn rau ở đây bao giờ cả. Khéo chúng mày thù tẩm thuốc vào chết cả nhà ông ấy thì sao.

Thắng Bọ thắc mắc.

- Hay trồng nhập cho bếp trại.?

Thằng Lợi lại chửi.

-Đm bố đã bảo mày ngu lại hay nói, cả vạt cải này cân lên được bao nhiêu mà nhập trại.

Thắng Bọ tần ngần.

-Ừ nhỉ, đéo hiểu trồng thế làm gì.?

Thằng Lợi thì thầm.

- Đm, ông ấy trồng bẫy bọn tù đấy. Thằng nào vặt ăn, ông ấy phạt cho nhà mang tiền lên mà nộp. Động vào rau của đội thì mất mấy lít ( mấy trăm nghìn ) đấy con ạ.

Thắng Bọ ớ người.

- Thế không thằng nào bị bẫy, thì để cải chết già à ?

Lợi đại bàng vừa bước đi vừa nói.

- Chết già thì chết, động vào là đi đấy.

Hơn tháng sau cải xanh lên bằng gang tay, nhìn bắt mắt. Nước trong cái mương cụt lại vơi đi một nửa. Bọn tù ngồi nghỉ trên kè đá, bỗng có thằng nói.

- Cái mương này nhiều cá đen lắm, thế nào cũng có bọn trê và chuối. Hay tát mẹ mương bắt đi.

Hắn bảo.

-Đang giờ làm đi tát mương , bắt cá. Chúng mày lại thích giẫy chết.

Cả hội thở dài, lại ngồi chép miệng tiếc rẻ, trong đầu chúng chắc thằng nào cũng nghĩ đến những con cái chuối, trê nướng thơm phức.

Hắn đi lên phòng quản giáo, thấy ông đang ngồi xem ti vi, hắn bảo.

- Thầy ơi, cái mương kia đầy rong rêu. Tranh thủ mùa này cạn mình nạo mương nhé, cũng đang nhàn.

Ông quản giáo giơ tay vẫy lia lịa.

- Ừ, ừ, mày cho chúng nó làm đi.

Hắn đi xuống, ban lệnh tát mương của quản giáo. Chọn ra bốn thằng ở vùng quê thành thạo, bọn chúng lấy thân chuối đổ làm thân đập , đắp bùn cho kín đập và thay nhau tát một hồi thì cạn cái mương. Lấy liềm và cuốc khua hết rong, cỏ, rêu lên. Thế là tha hồ mò cá, đúng là nhiều cá, nhưng toàn cá trê và chuối chỉ bằng hai ngón tay.

Được lưng xô cá trê, quả. Hắn thắc mắc.

- Sao đéo thấy cá rô bọn mày nhỉ.?

Ông Ánh bảo.

- Cá rô nó chui vào ngách đá hay chui xuống bùn, cứ mòn dưới bùn là thấy. Bọn này nó nhịn thở lâu, không như bọn chuối, trê một lúc là nhoi lên bùn thở đâu.

Ông Ánh làm nghề nuôi cá, lập tức cả hội nhảy xuống bùn mò. Hắn cũng thò tay vào khe đá kè để mò mẫm. Trong khe có cá rô thật, bọn cá rô khôn đến mức không những chui vào khe đá cạn nước. Chúng còn gương vây ngược chống vào hai bên kẽ đá cho khỏi rơi và nằm im như thế. Hắn cầm cái que nhỏ ngoáy ngược lên trong khe đá, cá rô cứ rơi lôp bộp. Những đứa khác cũng làm theo, chốc lại có tiếng reo mừng à, ồ.

Được một rổ cá rô ron, con nào con đấy béo múp, vàng ươm. Những cái vây sắc và cứng của chúng đánh vaò tay bọn tù, đứa nào cũng rớm máu. Bọn tù nướng cá ăn, cá trê và chuối còn có thịt , ít xương, Bọn cá rô nướng toàn xương với vảy cứng. Phương châm hết nạc thì vạc đến xương, bọn tù nước cá trê và chuối trước. Đến lúc phải lao động thì rổ cá rô gần như còn nguyên.

Bọn tù đứng dây , đứa cầm cuốc, đứa xách đôi thùng tưới nói.

- Làm gì bọn rô này, rán giòn lên chấm nước mắm hạt tiêu thì tuyệt.

Thằng khác bảo.

- Về nhà mày nhé, đm tù lại còn đòi sang. Điều kiện thế.! Rán hết chỗ này thì mất lít mỡ.

Hắn bảo.

- Toàn thằng đéo biết tính, cá rô này nấu với rau cải xanh đây này là ngon nhất.

Mấy thằng nói.

-Đm ông tinh tướng, giỏi mà vặt rau xem, trói treo chết mẹ mày luôn.



Hắn không nói lại bọn tù, lăng lẽ bê rổ cá rô lên phòng quản giáo, ông quản giáo hỏi.

- Cái gì đấy.?

Hắn đáp.

- Dạ, bọn em vừa bắt được khi nạo mương. Thầy mang về cho cô và em ăn, cá béo lắm.

Ông quản giáo cười.

- Đm ăn đéo gì cá rô, toàn xương.

Hắn nói.

- Bọn cá rô này, nấu với canh rau cải, chan vào bánh đa sợi thì tuyệt. Nó là món đặc sản ở Hà Nội đấy thầy ạ. Chỉ có quý tộc mới ăn sáng món đó thôi, còn đắt hơn phở. Mà ít hàng bán lắm vì cá rô đâu sẵn, toàn rô phi hay cá khác người ta độn vào.

Ông quản giáo mắng.

- Mày nói thế đéo nào, canh cải xanh nấu sườn là ngọt nhất. Thế Hà Nội lại là đặc sản à.?

Hắn đáp

- Vâng, cá này luộc qua, gỡ thịt ra phi với hành , còn xương cá và đầu cá giã nát cho vào nước đun sôi một lúc. Lọc lấy nước để bỏ xương. Cải xanh tươi mới hái, rửa sạch cho vào nước cá đang sôi đã nêm gia vị trước. Chan nước canh lên bát bánh đa trắng đã trần chín, rồi rắc thịt cá phi hành lên trên cùng. Hà Nội chỉ có quan to mới ăn được kiểu thế, toàn trong nhà hàng lớn, khách quen. Bên ngoài làm gì có quán nào có bán đâu.

Quản giáo rối rít.

- Ơ ơ, mình có cải xanh, có cải xanh. Mày hái một nắm để tí tao mang về, mày ghi lại cho tao cách làm để tao bảo bà ấy làm. Nghe cũng hấp dẫn đấy, thế toàn dân nhà giàu ở Hà Nội ăn à.?

Hắn gật đầu.

- Vâng, toàn quan to cả nhà giàu ăn. Nhưng không chắc được bằng thầy, vì cá tươi luôn, rau tươi luôn. Quán trên kia có khi cá rô phi cả cải héo nó cho vào.

Quản giáo.

-Đúng. Chúng nó có tiền, chắc đéo gì bằng mình. Mình ở đây của tươi sống rành rành.

Hắn bảo.

- Em xuống hái rau cho thầy, sẽ đánh vảy, mổ cá luôn.

Hắn xuống chỗ bờ mương quát.

- Lợi, hái rau cải rửa sạch chia làm hai mớ. Một mớ cho bốn người ăn, một mớ đủ cho anh em mình.

Thằng Lợi chửi.

-đm con chó, mày đùa tao à.?

Hắn nói.

- Lệnh của thầy.

Hắn quay sang Thắng Bọ.

- Thắng Bọ, lên giếng nước làm cá rô, chuẩn bị chiều nấu canh cải cá rô.

Thắng Bọ.

-Điên, đm ăn xong đi kỷ luât hết à.?

Hắn đáp.

- Lệnh của thầy, có làm không Tao chỉ nói lại , hay bọn mày đợi ông ấy xuống đây bảo.

Lát sau hắn để cá rô làm sạch và rau rửa sạch trong hai túi nilong, đặt vào giỏ xe của ông quản giáo.

Phần lớn cá và rau còn lại, bọn tù tối hôm đó xuýt xoa khen ngon. Nước canh cá ngọt lừ, thịt cá phi hành thơm ngon đọng mãi đầu lưỡi. Ăn song vừa tấm tắc khen ngon, vừa lo sợ mai ông quản giáo phát hiện rau mất nhiều sẽ kỷ luật. Thằng Lợi nói.

-Đm, ngon thì ngon thật, nhưng lỡ mai mà đi cùm thì ăn đéo bõ ỉa.

Đứa nào cũng thoáng vẻ lo lắng, hắn nói.

- Yên tâm đi, mai ông ấy phát hiện thì tao chịu, tao sẽ bảo tao hái cho chúng mày ăn. Chúng mày không biết gì hết.


Sáng hôm sau, như thường lệ, vào đầu buổi sáng ông quản giáo đi thăm đồng. Đi qua vạt rau cải xanh, ông nhìn một lúc rồi đến gần hắn bảo.

- Hôm qua canh cải nấu cá rô ngon thật, bà ý cứ bảo mày dân Hà Nội có khác, sành ăn thế.

Lúc ông quản giáo đi rồi, bọn tù xúm lại hỏi.

- Ông ấy không nói gì à.?

Hắn nói.

- Ông bảo canh cá rô nấu rau cải xanh, ăn ngon nhỉ.?

Cả hội bật cười, thằng Lợi hỏi.

- Mày làm đéo gì mà ông ấy bỏ qua thế.?

Hắn đáp.

- Tao vừa cho cả nhà ông ấy một bữa làm quan to, đại gia, quý tộc hơn bọn Hà Nội. Chẳng lẽ làm đại gia , quý tộc thành phố mà hôm nay nhìn vạt rau lại bảo, hôm qua nhà tao ăn có một góc vạt rau, còn một góc rau đâu rồi à.?



Canh cá rô rau cải là món mẹ nấu cho hồi hắn còn 10 tuổi. Đấy cũng là món mẹ hắn thích nhất. Món ăn không hề đắt , nhưng lại mất công làm. Lúc hắn lớn thì mẹ già, tay chân bà run lẩy bẩy không đụng dược vào dao thớt. Cuộc sống bươn chải, vợ con, làm ăn và nhiều thứ khiến hắn quên bẵng mẹ già thích món gì. Hắn lấy vợ ở nơi khác, tháng về thăm mẹ dúi tiền cho mẹ lúc ít, lúc nhiều tuỳ theo lúc kiếm ăn được nhiều hay ít. Cái lời hứa lúc ăn bát canh bánh đa cá rô mẹ nấu khi thơ đó hắn còn nhớ. Con biết làm rồi, sau mẹ thích ăn con sẽ làm cho mẹ. Lời hứa ấy bẵng một cái đã hơn 30 năm.

Lúc khó khăn nhất cuộc đời, hắn vẫn xoay sở nấu được bát canh cá rô cho người đời ăn.

Nhưng lúc này, lúc mà yên ấm, đề huề nhất từ trước đến nay. Hắn vẫn chưa nấu được cho mẹ mình như lời hứa năm nào.

Giá như còn gặp lại mẹ, việc đầu tiên hắn sẽ ra chợ mua mớ cá rô và rau cải thật tươi.

Giá như còn gặp lại mẹ. Giá như.....



 
Top