Người Việt trẻ nhất đạt 9.0 IELTS hiện thế nào?

Hoàng Tuấn Dũng (SN 2001) từng đạt 9.0 IELTS vào năm 2017 khi học lớp 11 chuyên Anh Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội.​

Năm 2017, Hoàng Tuấn Dũng 16 tuổi. Theo thông tin từ gia đình, Dũng tự học 6 tuần để hiểu hình thức thi IELTS với mục đích chuẩn bị hồ sơ đi học trung học tại London, Anh Quốc. Ngay lần thi đầu tiên, ba kỹ năng nghe, viết, nói của Dũng đều đạt tối đa 9.0 điểm, kỹ năng đọc đạt 8.5 điểm.
Người Việt trẻ nhất đạt 9.0 IELTS hiện thế nào? - 1

Chứng chỉ IELTS của Hoàng Tuấn Dũng ngày 5/12/2017 (Ảnh: NVCC).
Nam sinh cũng đạt giải nhì cuộc thi TOEFL Junior dành cho học sinh trung học cơ sở khi đang là học sinh lớp 9 Trường phổ thông liên cấp Olympia, Hà Nội.
Hoàng Tuấn Dũng vừa tốt nghiệp hạng giỏi đại học Warwick, khoa kinh tế học. Trường Warwick là 1 trong 5 trường đại học danh tiếng nhất Vương quốc Anh. Đồng thời, trường thuộc tốp 3 đơn vị đào tạo hàng đầu về kinh tế tại đất nước này.
Người Việt trẻ nhất đạt 9.0 IELTS hiện thế nào? - 2

Hình ảnh Hoàng Tuấn Dũng hiện tại (Ảnh: NVCC).
Người Việt trẻ nhất đạt 9.0 IELTS hiện thế nào? - 3

Hoàng Tuấn Dũng trong lễ tốt nghiệp đại học tại London (Ảnh: NVCC).
Trước đó, người Việt được cho là trẻ tuổi nhất đạt 9.0 IELTS là Nguyễn Quý Anh (SN 2005), học sinh chuyên Anh Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Quý Anh đạt mức điểm này trong lần thi đầu tiên vào năm 2022, khi đang học lớp 12.
Sau Quý Anh, một số học sinh Việt Nam khác đạt IELTS tuyệt đối khi đang học lớp 11 như: Kiều Hà Trang (SN 2007), Trường THPT Amsterdam; Nguyễn Hàn Bách (SN 2007), Trường THPT Tây Hồ, Hà Nội.
Tuy nhiên, Tuấn Dũng là người duy nhất ở Việt Nam đạt 9.0 IELTS khi đang học lớp 11 thời điểm năm 2017 trở về trước.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có khoảng hơn 10 người sở hữu chứng chỉ IELTS 9.0, đa số là học sinh trường chuyên. Nguyễn Hàn Bách là nam sinh duy nhất được biết đến là học sinh "trường làng", ngôi trường có điểm chuẩn đầu vào không nằm trong tốp dẫn đầu của Hà Nội.
 
SAT cũng có đánh giá sử dụng ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa) qua mấy bài đọc hiểu, nhìn hiểu (biểu đồ, sơ đồ các thể loại, minh hoạ cách thức thực hiện)
Cảm ơn đã khai sáng
 
Mà mấy ông thần 9.0 ielts này chắc đưa Kinh sử, tài liệu khoa học, hay kiểu mấy ông CEO điều trần trước Quốc Hội Mỹ chắc ngon lành ông nhỉ. Quá giỏi mà
Có cc mà mấy thằng 9.0 IELTS này mà đòi đi điều trần trước quốc hội Mỹ :)). Bớt ảo ma lazada thần thánh đi.
Cỡ Mark xoăn, Châu Thụ Tư top top nó còn quay như dế :vozvn (32):
 
T ko thần thánh hóa ielts, nhưng ielts là chứng chỉ dành cho lĩnh vực học thuật. Học thuật cần sự logic và mạch lạc, nếu không biết sắp xếp nội dung thì rất khó để đạt đc mục đích giao tiếp. M có thể giao tiếp tiếng việt đời thường rất tốt, nhưng phải đến khi m nhận thấy sự bất lực trong việc sắp xếp nội dung nào trc, nội dung nào sau, liên kết chúng như thế nào để người nghe thấy dễ hiểu nhất trong 1 cuộc tranh luận học thuật chẳng hạn, thì m mới thấy logic và mạch lạc quan trọng thế nào.

Ielts ở VN đang bị biến tấu do trí khôn trạng quỳnh và tư duy đi tắt đón đầu, học tips, tricks, học từ vựng cao siêu, làm mất hết giá trị của việc học. Chính cái tư duy của người việt biến những thứ đáng trân trọng thành những thứ tầm thường, ví dụ như giáo dục và lòng yêu nước. Nói thì bảo phản động ỉa không ra cũng đổ lỗi cho nhà nước, nhưng cái này là do định hướng của đảng chứ không phải ai khác.

Quay lại ielts thì ielts cao chưa chắc đã đọc hiểu đc tất cả các loại tài liệu học thuật, nhưng sẽ bớt vất vả hơn do đã quen với cách hành văn và ngữ pháp, chỉ cần cải thiện từ vựng là có thể hiểu đc, giúp việc học tập thuận lợi hơn. Vậy nên ielts vẫn sẽ là điều kiện cần, dù AI có phát triển thì cũng khó mà thay thế đc toàn bộ việc học ngoại ngữ, nó sẽ chỉ là công cụ hỗ trợ giúp tiết kiệm thời gian và công sức, đúng như mục đích nó đc tạo ra
 
Chuẩn bị đi tranh giành cướp bóc việc làm với mấy đứa Ielts 5,6,7 hoặc mấy đứa người Việt sử dụng tiếng Việt giống như người Anh :))
Th cu này nếu về vn nếu nó k làm theo cái nó học thì nó cũng đầy slot KOL cho các trung tâm tiếng anh. Bọn kia sao mà so đc
 
ielts nó chỉ tương đương TOEFL thôi, tức là nó đo đi học nghe nói đọc viết có hiểu không thôi không hơn không kém. Tao cũng chả hiểu sao VN lại thần thánh cái ai eo thế, nước khác tao không biết chứ ai eo 6.5 hay 7. gì đấy hay ai eo 10. đéo khác buồi gì nhau cả khi apply vào 1 trường. Căn bản cả đời tao chưa thi ai eo hay toefl bao giờ vì học ở Mỹ 4 năm cấp 3 rồi nên đương nhiên được miễn (kiểu 1 thằng học 4 năm cấp 3 ở VN xong lên ĐH bắt nó thi khả năng đọc nghe nói hiểu tiếng Việt chúng mày có thấy hợp lý không?)

Nếu muốn cầy được học bổng, vào trường xịn thì ở Mỹ từ cấp 3 vào undergrad thì cầy SAT/ACT. Còn muốn lên cao học thì đa phần các trường (kỹ thuật, khoa học) là GRE, trừogn kinh doanh (business school) là GMAT, trường luật là LSAT, trường y là MCAT. Chứ đéo 1 ai quan tâm cái IELTS đâu, tao bảo rồi apply vào mấy trường này đa phần tùy vào mấy cái thi kia + GPA của mày + hồ sơ, chứ 6.5 hay kể cả 10. cũng đéo khác biệt gì lắm. Tao không hiểu sao VN chúng nó lại lùa cái này kinh như vậy? Mà chắc bọn UK chỉ cần tìieesng anh thôi àh?
 
Quan điểm cá nhân là học tiếng anh có nhiều kiểu học, cách học. Học gì đi chăng nữa cũng chỉ để phục vụ cho công việc (trong đó có giao tiếp). Nhiều người học cho cố vào, bằng cấp tiếng anh khủng nhưng đi làm lại không sử dụng, lại phải học lại thuật ngữ chuyên ngành của mình. Còn giao tiếp trong công việc thì cũng chẳng cần đến IELTS.
 
tao thấy đầy đứa ielts cao nhưng đi làm vẫn thua thằng dốt tiếng anh, do tư duy cả, đầy thằng học dốt nhưng sau đi kinh doanh giàu hơn đứa học giỏi sau ra bán mình cho tư bẩn.
Nhưng dù gì thì việc học vẫn quan trọng vì nó hình thành cho mình cái tư duy hơn người, nhiều thằng học dốt sau thành công giàu có vẫn phải đi học thêm để cải thiện trình độ tư duy và quản lý
 
Quan điểm cá nhân là học tiếng anh có nhiều kiểu học, cách học. Học gì đi chăng nữa cũng chỉ để phục vụ cho công việc (trong đó có giao tiếp). Nhiều người học cho cố vào, bằng cấp tiếng anh khủng nhưng đi làm lại không sử dụng, lại phải học lại thuật ngữ chuyên ngành của mình. Còn giao tiếp trong công việc thì cũng chẳng cần đến IELTS.
Tao đồng ý với quan điểm của mày. Tiếng Anh bản chất nó là ngôn dễ học và dễ hiểu. Khi nói chuyện hay viết thì biểu hiện trực tiếp mong muốn truyền đạt của người nói. Việc mà cố nâng tầm nó lên làm mất quá nhiều thời gian cho người học làm lãng phí nguồn lực của xã hội. Thay vào đó thì nên tập trung vào tiếng Anh chuyên ngành thì tốt hơn.
 
Đây 16 tuổi đã chuẩn bị hành trang sang xứ giãi chết, trong khi đa số lên tiktok khù khù khẹc khẹc ngạo nghễ nên mãi ở trong giếng.
 
Top