
Thuật từ nhà nước cảnh sát (tiếng Anh: police state) được dùng để chỉ một quốc gia mà chính phủ của nó dùng lực lượng cảnh sát để thực hiện các biện pháp độc đoán, kiểm soát cứng rắn và có tính áp bức đối với đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của toàn dân. Nhà nước cảnh sát thường thường bộc lộ các yếu tố của chủ nghĩa toàn trị và kiểm soát xã hội. Thông thường, có ít hoặc không có khác biệt giữa luật pháp và việc thực thi quyền lực chính trị của người đứng đầu nhà nước trong một nhà nước cảnh sát.
Người dân của một nhà nước cảnh sát thường trải qua những sự hạn chế về việc di chuyển từ nơi này sang nơi khác, về sự tự do phát biểu hay truyền đạt quan điểm chính trị cũng như những quan điểm khác. Các quan điểm như thế thường bị cảnh sát theo dõi hoặc ngăn chặn. Việc kiểm soát chính trị trong nhà nước cảnh sát có thể được tiến hành bởi lực lượng cảnh sát mật vụ, thường thường hoạt động bên ngoài phạm vi mà một nhà nước hiến định cho phép.
Hoa Kỳ
Tại Mỹ đầu thập niên 1950, các thế lực chống cộng cực đoan nắm quyền. Lực lượng cảnh sát mật vụ của McCarthy và Hoover thường xuyên thực hiện các chiến dịch chống cộng gồm theo dõi, phân biệt đối xử, sa thải, khởi tố, tra khảo và tống giam nhiều người bị xem là đảng viên ******** hoặc ủng hộ chủ nghĩa ********.[8][9][10] Một bộ phận trong số những nạn nhân bị mất việc, bị bắt giam hoặc bị điều tra quả thật có quan hệ trong hiện tại hoặc trong quá khứ với Đảng ******** Hoa Kỳ. Nhưng đại bộ phận còn lại có rất ít khả năng gây nguy hại cho nhà nước và sự liên quan của họ với những người ******** là rất mờ nhạt.[11]
Với việc thành lập Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), kể từ năm 1952, Chính phủ Mỹ thi hành chính sách nghe lén các cuộc điện thoại, điện tín... của công dân Mỹ cũng như của các chính khách các nước ở khắp nơi trên thế giới. Chương trình này bị lộ sau khi bị điệp viên Edward Snowden tiết lộ cho báo chí.[12]
Liên Xô
Liên Xô từ khi thành lập vào năm 1922 cho tới khi giải tán 1991 – mà có nới lỏng dưới thời Khrushchyov (Phi Stalin hóa) và Gorbachyov (Perestroika) – được phương Tây coi là một nhà nước cảnh sát, trong đó hầu như không có lãnh vực nào trong cuộc sống hàng ngày mà không nằm dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Tự do thương mại, tự do đi lại, tự do văn hóa và giáo dục, tự do ngôn luận và những tự do khác được quy định trong pháp luật, nhưng thực tế lại khác. Hầu như bất cứ việc gì quan trọng đều phải xin giấy phép từ chính quyền. Các cơ quan nhà nước, chủ yếu là cơ quan mật vụ và công an NKVD, sau này KGB, theo dõi nghiêm ngặt đời sống công cộng và riêng tư của công dân Liên Xô; những nhà hoạt động chính trị hoặc tuyên truyền chống Nhà nước Xô viết bị nhà nước trừng phạt, tra tấn (Lubjanka), xử bắn hay đưa tới các trại giam („Gulag").
Các biện pháp kiểm soát và bắt buộc toàn trị xảy ra nghiêm ngặt nhất dưới thời chủ tịch nước và tổng bí thư đảng ******** Liên Xô Stalin và Brezhnev, đã cho đưa những người bất đồng chính kiến vào các nhà tù tâm thần, dưới thời Khrushchyov và sau đó trong thời kỳ (Glasnost) của Gorbachyov, tuy nhiên cũng có hình thành những khu vực tự do hạn chế trong những lãnh vực văn hóa, chính trị và cá nhân.[13]
vi.m.wikipedia.org
Người dân của một nhà nước cảnh sát thường trải qua những sự hạn chế về việc di chuyển từ nơi này sang nơi khác, về sự tự do phát biểu hay truyền đạt quan điểm chính trị cũng như những quan điểm khác. Các quan điểm như thế thường bị cảnh sát theo dõi hoặc ngăn chặn. Việc kiểm soát chính trị trong nhà nước cảnh sát có thể được tiến hành bởi lực lượng cảnh sát mật vụ, thường thường hoạt động bên ngoài phạm vi mà một nhà nước hiến định cho phép.
Hoa Kỳ
Tại Mỹ đầu thập niên 1950, các thế lực chống cộng cực đoan nắm quyền. Lực lượng cảnh sát mật vụ của McCarthy và Hoover thường xuyên thực hiện các chiến dịch chống cộng gồm theo dõi, phân biệt đối xử, sa thải, khởi tố, tra khảo và tống giam nhiều người bị xem là đảng viên ******** hoặc ủng hộ chủ nghĩa ********.[8][9][10] Một bộ phận trong số những nạn nhân bị mất việc, bị bắt giam hoặc bị điều tra quả thật có quan hệ trong hiện tại hoặc trong quá khứ với Đảng ******** Hoa Kỳ. Nhưng đại bộ phận còn lại có rất ít khả năng gây nguy hại cho nhà nước và sự liên quan của họ với những người ******** là rất mờ nhạt.[11]
Với việc thành lập Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), kể từ năm 1952, Chính phủ Mỹ thi hành chính sách nghe lén các cuộc điện thoại, điện tín... của công dân Mỹ cũng như của các chính khách các nước ở khắp nơi trên thế giới. Chương trình này bị lộ sau khi bị điệp viên Edward Snowden tiết lộ cho báo chí.[12]
Liên Xô
Liên Xô từ khi thành lập vào năm 1922 cho tới khi giải tán 1991 – mà có nới lỏng dưới thời Khrushchyov (Phi Stalin hóa) và Gorbachyov (Perestroika) – được phương Tây coi là một nhà nước cảnh sát, trong đó hầu như không có lãnh vực nào trong cuộc sống hàng ngày mà không nằm dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Tự do thương mại, tự do đi lại, tự do văn hóa và giáo dục, tự do ngôn luận và những tự do khác được quy định trong pháp luật, nhưng thực tế lại khác. Hầu như bất cứ việc gì quan trọng đều phải xin giấy phép từ chính quyền. Các cơ quan nhà nước, chủ yếu là cơ quan mật vụ và công an NKVD, sau này KGB, theo dõi nghiêm ngặt đời sống công cộng và riêng tư của công dân Liên Xô; những nhà hoạt động chính trị hoặc tuyên truyền chống Nhà nước Xô viết bị nhà nước trừng phạt, tra tấn (Lubjanka), xử bắn hay đưa tới các trại giam („Gulag").
Các biện pháp kiểm soát và bắt buộc toàn trị xảy ra nghiêm ngặt nhất dưới thời chủ tịch nước và tổng bí thư đảng ******** Liên Xô Stalin và Brezhnev, đã cho đưa những người bất đồng chính kiến vào các nhà tù tâm thần, dưới thời Khrushchyov và sau đó trong thời kỳ (Glasnost) của Gorbachyov, tuy nhiên cũng có hình thành những khu vực tự do hạn chế trong những lãnh vực văn hóa, chính trị và cá nhân.[13]