Johnny Lê Nữu Vượng
Già làng

Mặc áo phản quang và vẫy gậy điều khiển giao thông, đội ngũ tình nguyện viên ở Jakarta vui vẻ chào mọi người và dùng nam châm hút đinh rải trên đường.
Xem toàn màn hình
Đội tình nguyện đi nửa cây số, thu gom được một mớ kim loại sắc nhọn bao gồm đinh, bu lông có ren và mảnh sắt vụn. Đó là thành quả của một buổi sáng thứ 7 tháng 6, nhằm giúp đường phố thủ đô Indonesia an toàn hơn trước nạn bẫy đinh.
Các tuyến đường chính có lưu lượng giao thông lớn ở thành phố này lâu nay bị đinh tặc tấn công, cố tình rải bẫy đinh làm hỏng lốp xe ôtô và xe máy.
Siswanto, cư dân ở phía tây Jakarta, bắt đầu thu gom kim loại rải trên đường phố từ năm 2010. Lấy cảm hứng từ ông, ngày càng nhiều người Jakarta tham gia và hình thành cộng đồng "hiệp sĩ" Saber, viết tắt của cụm từ "Sapu Bersih", nghĩa là "dọn sạch".
"Từ năm 2010 đến năm 2016, chúng tôi đã thu gom được 4 tấn bẫy đinh ở Jakarta và khu vực khác như Bekasi. Chúng tôi thu thập từ các tình nguyện viên", ông Siswanto, 51 tuổi, vừa nói vừa dùng một sợi dây buộc nam châm thu gom mảnh kim loại sắc nhọn khi tuần tra ven đường cùng một tình nguyện viên khác.
Các thành viên thay phiên nhau dọn đinh trước khi đi làm buổi sáng hoặc trước khi về nhà buổi tối. Mỗi sáng, họ thu gom được ít nhất 250 gram bẫy đinh từ nhiều địa điểm.
Trưởng phòng cảnh sát giao thông Jakarta Komarudin đánh giá cao công việc của các "hiệp sĩ" chống đinh tặc.
"Các cộng đồng như Saber xứng đáng được chúng tôi ghi nhận", ông nói.
Khi người đi xe máy cán phải đinh, lốp xe sẽ xẹp nhanh. "Bẫy đinh rất có hại, thậm chí có thể làm hỏng lốp không săm. Nếu chỉ một lỗ nhỏ thì vẫn có thể vá được nhưng nếu là một lỗ lớn, phải thay lốp mới", Yoga Fajri Pratama, thợ sửa xe, cho biết.
Cửa hàng của anh không gần những địa điểm hay có bẫy đinh nhưng nhiều người vẫn đến sửa lốp. Anh cho hay bẫy đinh không nhất thiết phải là đinh, mà có thể là mẩu sắt cắt từ khung thép của ô dù.
"Thật buồn khi nghe được có ai đó đang rải đinh, cố tình làm hỏng lốp xe của người khác", Pratama nói.
Nhiều người cho rằng đinh tặc có thể là nhân viên các cửa hàng sửa xe gần đó.
"Thật đáng ngờ khi chúng ta vừa cán phải bẫy đinh, thì cách đó 100 m đã có người vá lốp", Pandu Dewanata, một tài xế xe ôm 29 tuổi, người đã bị thủng lốp ít nhất ba lần trong năm qua, nói.
Yoga Fajri Pratama, thợ sửa xe, vá lốp cho khách ngày 16/6.
Cảnh sát Jakarta cho hay có trường hợp ốc vít hoặc bu lông vô tình rơi ra từ các phương tiện đi qua, nhưng cũng có cả đinh và vật nhọn được uốn cong một cách có chủ ý.
Ông Komarudin nghi ngờ bẫy đinh nhằm mục đích buộc người đi xe máy phải tấp vào lề đường trong tình trạng xẹp lốp, trở thành mục tiêu cho các tội phạm nghiêm trọng hơn như cướp giật.
Dian Anggraeni (phải) và Siswanto (trái), nghỉ ngơi sau khi làm sạch một đoạn đường ở Jakarta.
Dian Anggraeni, 33 tuổi, tài xế taxi ở Jakarta, tham gia cộng đồng Saber năm 2018 khi còn làm tài xế xe ôm. Cô từng trải qua cảnh bị xẹp lốp tới ba lần một ngày hoặc nhiều ngày liên tục dính bẫy đinh. Điều đó thôi thúc cô hành động.
"Mỗi khi dọn sạch đinh trên đường, tôi lại nghĩ mình đã làm đủ rồi, đã giúp giảm thiểu thiệt hại rồi. Nhưng ngay cả khi vừa làm xong, tôi vẫn có thể tìm thấy thêm đinh chỉ sau 5 hoặc 10 phút", Anggraeni nói. "Đó là điều khiến chúng tôi không bao giờ xong việc".
"Cảm giác này thật khó chịu, tôi muốn nạn đinh tặc chấm dứt", cô nói.

Đội tình nguyện đi nửa cây số, thu gom được một mớ kim loại sắc nhọn bao gồm đinh, bu lông có ren và mảnh sắt vụn. Đó là thành quả của một buổi sáng thứ 7 tháng 6, nhằm giúp đường phố thủ đô Indonesia an toàn hơn trước nạn bẫy đinh.
Các tuyến đường chính có lưu lượng giao thông lớn ở thành phố này lâu nay bị đinh tặc tấn công, cố tình rải bẫy đinh làm hỏng lốp xe ôtô và xe máy.

Siswanto, cư dân ở phía tây Jakarta, bắt đầu thu gom kim loại rải trên đường phố từ năm 2010. Lấy cảm hứng từ ông, ngày càng nhiều người Jakarta tham gia và hình thành cộng đồng "hiệp sĩ" Saber, viết tắt của cụm từ "Sapu Bersih", nghĩa là "dọn sạch".
"Từ năm 2010 đến năm 2016, chúng tôi đã thu gom được 4 tấn bẫy đinh ở Jakarta và khu vực khác như Bekasi. Chúng tôi thu thập từ các tình nguyện viên", ông Siswanto, 51 tuổi, vừa nói vừa dùng một sợi dây buộc nam châm thu gom mảnh kim loại sắc nhọn khi tuần tra ven đường cùng một tình nguyện viên khác.

Các thành viên thay phiên nhau dọn đinh trước khi đi làm buổi sáng hoặc trước khi về nhà buổi tối. Mỗi sáng, họ thu gom được ít nhất 250 gram bẫy đinh từ nhiều địa điểm.

Trưởng phòng cảnh sát giao thông Jakarta Komarudin đánh giá cao công việc của các "hiệp sĩ" chống đinh tặc.
"Các cộng đồng như Saber xứng đáng được chúng tôi ghi nhận", ông nói.

Khi người đi xe máy cán phải đinh, lốp xe sẽ xẹp nhanh. "Bẫy đinh rất có hại, thậm chí có thể làm hỏng lốp không săm. Nếu chỉ một lỗ nhỏ thì vẫn có thể vá được nhưng nếu là một lỗ lớn, phải thay lốp mới", Yoga Fajri Pratama, thợ sửa xe, cho biết.
Cửa hàng của anh không gần những địa điểm hay có bẫy đinh nhưng nhiều người vẫn đến sửa lốp. Anh cho hay bẫy đinh không nhất thiết phải là đinh, mà có thể là mẩu sắt cắt từ khung thép của ô dù.
"Thật buồn khi nghe được có ai đó đang rải đinh, cố tình làm hỏng lốp xe của người khác", Pratama nói.

Nhiều người cho rằng đinh tặc có thể là nhân viên các cửa hàng sửa xe gần đó.
"Thật đáng ngờ khi chúng ta vừa cán phải bẫy đinh, thì cách đó 100 m đã có người vá lốp", Pandu Dewanata, một tài xế xe ôm 29 tuổi, người đã bị thủng lốp ít nhất ba lần trong năm qua, nói.

Yoga Fajri Pratama, thợ sửa xe, vá lốp cho khách ngày 16/6.
Cảnh sát Jakarta cho hay có trường hợp ốc vít hoặc bu lông vô tình rơi ra từ các phương tiện đi qua, nhưng cũng có cả đinh và vật nhọn được uốn cong một cách có chủ ý.
Ông Komarudin nghi ngờ bẫy đinh nhằm mục đích buộc người đi xe máy phải tấp vào lề đường trong tình trạng xẹp lốp, trở thành mục tiêu cho các tội phạm nghiêm trọng hơn như cướp giật.

Dian Anggraeni (phải) và Siswanto (trái), nghỉ ngơi sau khi làm sạch một đoạn đường ở Jakarta.
Dian Anggraeni, 33 tuổi, tài xế taxi ở Jakarta, tham gia cộng đồng Saber năm 2018 khi còn làm tài xế xe ôm. Cô từng trải qua cảnh bị xẹp lốp tới ba lần một ngày hoặc nhiều ngày liên tục dính bẫy đinh. Điều đó thôi thúc cô hành động.
"Mỗi khi dọn sạch đinh trên đường, tôi lại nghĩ mình đã làm đủ rồi, đã giúp giảm thiểu thiệt hại rồi. Nhưng ngay cả khi vừa làm xong, tôi vẫn có thể tìm thấy thêm đinh chỉ sau 5 hoặc 10 phút", Anggraeni nói. "Đó là điều khiến chúng tôi không bao giờ xong việc".
"Cảm giác này thật khó chịu, tôi muốn nạn đinh tặc chấm dứt", cô nói.