hirota
Chịu khó la liếm
Nguyễn Hữu Chỉnh sinh ở trấn Nghệ An dưới thời Lê-Trịnh, trong một gia đình giàu có. Nguyễn Hữu Chỉnh từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, đa tài, được các đại thần Hoàng Ngũ Phúc, Hoàng Đình Bảo thu dụng. Ông từng chỉ huy quân dân đánh giặc biển ở các trấn Sơn Nam, Nghệ An và được ca tụng là nhà vô địch trong ngành thủy chiến. Năm 1782, Hoàng Đình Bảo bị chúa Trịnh Khải giết. Nguyễn Hữu Chỉnh cùng gia quyến bỏ vào Nam theo Tây Sơn. Năm 1786, ông thuyết phục vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc sai em là Nguyễn Huệ đem quân đánh Thuận Hóa, miền đất biên viễn phía Nam của Lê Trịnh. Ông còn viết thư ly gián các tướng Trịnh ở Thuận Hóa giúp Nguyễn Huệ đánh bại họ. Tiếp đó, Nguyễn Hữu Chỉnh cùng Nguyễn Huệ lấy danh nghĩa "phò Lê diệt Trịnh" thúc quân tràn ra Thăng Long, đánh bại quân Bắc Hà, chúa Trịnh Khải tự sát. Ông bày Nguyễn Huệ chầu vua Lê Hiển Tông và dàn xếp hôn nhân giữa Nguyễn Huệ với con gái Hiển Tông là công chúa Ngọc Hân.
Nguyễn Nhạc không muốn Nguyễn Huệ chiếm Bắc Hà nên thân hành ra gọi em về. Anh em Tây Sơn nghi kị Nguyễn Hữu Chỉnh nên lập kế đột ngột rút quân về nam, bỏ ông lại cho người Bắc Hà giết. Nguyễn Hữu Chỉnh phát hiện bèn vội vã chạy theo, Nguyễn Huệ đành sai ông trấn thủ Nghệ An. Cuối năm 1786, vua Lê là Chiêu Thống bị Trịnh Bồng nổi lên ức hiếp, phải gửi mật chỉ gọi Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp. Nguyễn Hữu Chỉnh đem 1 vạn quân ra bắc, quét sạch mọi đạo quân Trịnh ngáng đường ông. Trịnh Bồng chạy khỏi Thăng Long. Lê Chiêu Thống phong Nguyễn Hữu Chỉnh chức Đại tư đồ Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự, tước Bằng công (鵬公). Ông xử lý mọi việc chính sự, phong quan chức cho những người thân tín và đập tan các phe đối kháng của Dương Trọng Tế, Hoàng Phùng Cơ, Đinh Tích Nhưỡng.
Khoảng năm 1787, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ xích mích ở phương Nam. Nguyễn Hữu Chỉnh muốn thừa cơ lập thế lực riêng ở miền Bắc như chúa Trịnh trước đây, và đòi Tây Sơn trả đất Nghệ An. Nguyễn Huệ không chịu, sai tiết chế Vũ Văn Nhậm trẩy quân ra Bắc Hà. Quân Tây Sơn mau lẹ chiếm Thanh Hóa, giết các bộ tướng của Nguyễn Hữu Chỉnh là Lê Duật, Nguyễn Như Thái, khiến ông phải đích thân đem quân ra chặn ở sông Thanh Quyết. Tại đây ông bại trận thảm hại, phải lui về Thăng Long rồi phò vua Lê chạy lên Bắc Giang. Quân Tây Sơn đuổi kịp, đánh bại Nguyễn Hữu Chỉnh trận cuối rồi bắt ông về Thăng Long xử tử.
Nguyễn Nhạc không muốn Nguyễn Huệ chiếm Bắc Hà nên thân hành ra gọi em về. Anh em Tây Sơn nghi kị Nguyễn Hữu Chỉnh nên lập kế đột ngột rút quân về nam, bỏ ông lại cho người Bắc Hà giết. Nguyễn Hữu Chỉnh phát hiện bèn vội vã chạy theo, Nguyễn Huệ đành sai ông trấn thủ Nghệ An. Cuối năm 1786, vua Lê là Chiêu Thống bị Trịnh Bồng nổi lên ức hiếp, phải gửi mật chỉ gọi Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp. Nguyễn Hữu Chỉnh đem 1 vạn quân ra bắc, quét sạch mọi đạo quân Trịnh ngáng đường ông. Trịnh Bồng chạy khỏi Thăng Long. Lê Chiêu Thống phong Nguyễn Hữu Chỉnh chức Đại tư đồ Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự, tước Bằng công (鵬公). Ông xử lý mọi việc chính sự, phong quan chức cho những người thân tín và đập tan các phe đối kháng của Dương Trọng Tế, Hoàng Phùng Cơ, Đinh Tích Nhưỡng.
Khoảng năm 1787, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ xích mích ở phương Nam. Nguyễn Hữu Chỉnh muốn thừa cơ lập thế lực riêng ở miền Bắc như chúa Trịnh trước đây, và đòi Tây Sơn trả đất Nghệ An. Nguyễn Huệ không chịu, sai tiết chế Vũ Văn Nhậm trẩy quân ra Bắc Hà. Quân Tây Sơn mau lẹ chiếm Thanh Hóa, giết các bộ tướng của Nguyễn Hữu Chỉnh là Lê Duật, Nguyễn Như Thái, khiến ông phải đích thân đem quân ra chặn ở sông Thanh Quyết. Tại đây ông bại trận thảm hại, phải lui về Thăng Long rồi phò vua Lê chạy lên Bắc Giang. Quân Tây Sơn đuổi kịp, đánh bại Nguyễn Hữu Chỉnh trận cuối rồi bắt ông về Thăng Long xử tử.