Nữ 'học bá' người Việt trúng tuyển học bổng Thạc sĩ trường Đại học hàng đầu Trung Quốc

Phạm Hoàng Yến (24 tuổi) đang theo học chương trình nghiên cứu sinh thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Truyền thông tại Đại học Phúc Đán, Trung Quốc. Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ và kiên trì theo đuổi ước mơ du học, cô nàng đã xuất sắc giành được học bổng toàn phần hệ thạc sĩ của Chính phủ Trung Quốc, trúng tuyển trường Đại học top 50 thế giới năm 2024 theo công bố của tổ chức Times Higher Education.​

Từ niềm đam mê văn hóa, ngôn ngữ đến hành trình giành học bổng danh giá hàng đầu Trung Quốc
Hành trình học tiếng Trung của Hoàng Yến khởi đầu với mong muốn trau dồi bản thân bằng một ngoại ngữ thứ hai. Tuy nhiên, càng học hỏi, cô càng bị cuốn hút bởi kho tàng văn hóa và ngôn ngữ phong phú của đất nước 5000 năm tuổi. Niềm đam mê ấy thôi thúc Hoàng Yến theo đuổi trình độ tiếng Trung cao hơn và nung nấu ước mơ du học Trung Quốc.
Phạm Hoàng Yến đang là hiện nghiên cứu sinh thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Truyền thông tại Đại học Phúc Đán, Trung Quốc.

Phạm Hoàng Yến đang là hiện nghiên cứu sinh thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Truyền thông tại Đại học Phúc Đán, Trung Quốc.
“Luôn khao khát được học tập và trải nghiệm cuộc sống ở một môi trường mới, cùng với khả năng tiếng Trung sẵn có và chính sách học bổng toàn phần của Trung Quốc, mình đã quyết định chọn du học tại đây”, Hoàng Yến chia sẻ.
Động lực và tình yêu mãnh liệt với đất nước 5000 năm tuổi đã thôi thúc nữ sinh tìm hiểu và “bén duyên” với học bổng Chính phủ Trung Quốc (CSC). Hoàng Yến chia sẻ, Học bổng Chính phủ Trung Quốc mà mình nhận được là loại học bổng danh giá nhất mà Bộ Giáo dục Trung Quốc hỗ trợ cho sinh viên quốc tế. Hơn nữa, Đại học Phúc Đán còn là trường Đại học hàng đầu Trung Quốc, đứng thứ 44 thế giới (theo bảng xếp hạng Times Higher Education) năm 2024. Do vậy, tỉ lệ cạnh tranh đối với học bổng này là rất cao.
Với học bổng này, nữ sinh sẽ được miễn toàn bộ học phí, chi phí ký túc xá, bảo hiểm mỗi năm cho cả 3 năm học, hơn nữa, mỗi tháng còn được trợ cấp 3000 Nhân dân tệ (tương đương 10.500.000 đồng tiền Việt).
20 tuổi ước mơ “vươn khơi” ra biển lớn
Ngay từ năm thứ hai đại học, Hoàng Yến đã bắt đầu ấp ủ dự định du học Trung Quốc. Nữ sinh dành nhiều thời gian để tìm hiểu kỹ lưỡng về chương trình học bổng, bao gồm các yêu cầu hồ sơ, các loại học bổng và quy trình ứng tuyển. Ngoài giờ học, Hoàng Yến tranh thủ tối đa thời gian rảnh để lặn lội khắp các nhóm lớn nhỏ, trang tin để tìm hiểu thông tin du học tại Trung Quốc. Nắm bắt được cơ hội của chương trình học bổng toàn phần, Hoàng Yến dành nhiều thời gian nghiên cứu kỹ hơn về yêu cầu, điều kiện để tham gia nộp hồ sơ.
Trước khi ứng tuyển, nữ sinh 2K tập trung trau dồi kiến thức và kỹ năng để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của học bổng. Yến đặt mục tiêu đạt điểm HSK6 trên 180 điểm, tốt nghiệp đúng hạn và tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, đặc biệt ưu tiên những hoạt động liên quan đến chuyên ngành.
Hoàng Yến ấp ủ ước mơ được du học tại Trung Quốc từ khi còn là sinh viên năm 2.

Hoàng Yến ấp ủ ước mơ được du học tại Trung Quốc từ khi còn là sinh viên năm 2.
Với mục tiêu du học, Hoàng Yến cũng dành nhiều thời gian để nghiên cứu và lựa chọn trường phù hợp. Nữ sinh genZ cân nhắc các yếu tố như xếp hạng trường, ngành học, môi trường sống,... để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Yến chia sẻ rằng, việc lựa chọn trường dựa trên mục tiêu cá nhân là vô cùng quan trọng: “Ví dụ, nếu bạn thích môi trường năng động, hãy ưu tiên các trường ở thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh,... Còn nếu bạn muốn tập trung vào chuyên ngành, hãy chọn trường nổi tiếng về lĩnh vực đó.”
Sau khi hoàn thiện các yêu cầu cần thiết, nữ sinh bắt đầu chuẩn bị hồ sơ xin học bổng, bao gồm dịch thuật hồ sơ, giấy khám sức khỏe, bài luận cá nhân và kế hoạch học tập,... Để hồ sơ thêm ấn tượng và nổi bật, Yến đã chủ động tìm đến sự giúp đỡ từ chị Phạm Thị Kim Liên, một cựu du học sinh Trung Quốc. Nhờ những lời khuyên bổ ích và kinh nghiệm thực tế từ người chị đồng hương, nữ sinh đã hoàn thiện hồ sơ một cách chỉn chu, nêu bật được điểm mạnh của bản thân và lọt vào “mắt xanh” của ban tuyển sinh.
Hoàng Yến tại khuôn viên trường Đại học Phúc Đán.

Hoàng Yến tại khuôn viên trường Đại học Phúc Đán.
Nhằm tăng cơ hội thành công, Hoàng Yến áp dụng chiến lược "rải lưới rộng" bằng cách đăng ký ứng tuyển nhiều trường đại học và học bổng khác nhau: "Mình đã nộp hồ sơ cho 3 trường đại học và 2 loại học bổng, bao gồm học bổng CSC của Đại học Phúc Đán, học bổng SGS của Đại học Giao thông Thượng Hải (SJTU) và Đại học Sư phạm Hoa Đông. Sau khi trải qua các vòng tuyển chọn, mình vinh dự nhận được cả hai học bổng - học bổng trường SJTU và học bổng CSC của Đại học Phúc Đán. Cuối cùng, mình quyết định lựa chọn học bổng CSC tại Phúc Đán."
Hoàng Yến chia sẻ rằng bản thân không sở hữu một bộ hồ sơ quá xuất sắc, nhưng lại hội tụ đầy đủ những yếu tố đáp ứng yêu cầu chương trình học của trường. Chính vì vậy, cô nàng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm hiểu kỹ lưỡng chương trình học trước khi nộp hồ sơ: "Mình tin rằng các thầy cô đã đánh giá cao khả năng tiếng Trung của mình, đủ tốt để theo dõi bài giảng và học tập hiệu quả. Bên cạnh đó, chuyên ngành đại học và kinh nghiệm của mình có sự liên quan mật thiết với ngành học mà mình ứng tuyển. Ngoài ra, một số hiểu biết nhất định về văn hóa và xã hội Trung Quốc cũng là yếu tố góp phần tạo nên thành công của mình", Yến cho hay.
Sau một thời gian trải nghiệm cuộc sống tại Thượng Hải, Hoàng Yến choáng ngợp bởi nhịp sống nhanh, náo nhiệt tại đây. Nữ sinh nhận ra rằng, để hòa nhập với thành phố phồn hoa này, đôi khi bản thân cần tự tạo áp lực cho chính mình, học cách linh hoạt và thích nghi nhanh chóng. Yến chia sẻ: "Sợ hãi cảm giác bị tụt hậu, không theo kịp bạn bè chính là động lực mạnh mẽ nhất thôi thúc bản thân không ngừng nỗ lực và hoàn thiện bản thân mỗi ngày."
Trải qua thời gian, Yến đã dần hòa mình vào nhịp sống Thượng Hải và môi trường giáo dục hiện đại. Bí quyết giúp Yến thích nghi nhanh chóng chính là tích cực khám phá thành phố, kết bạn với mọi người xung quanh và tham gia các hoạt động do trường tổ chức. "Bằng cách này, mình có thể hòa nhập nhanh chóng và tạo dựng cho mình những kỷ niệm đẹp tại đây", Yến chia sẻ.
Hoàng Yến tại thành phố Thượng Hải phồn hoa.

Hoàng Yến tại thành phố Thượng Hải phồn hoa.
Nhắn nhủ với các bạn sinh viên cùng chung mơ ước du học tại Trung Quốc, Hoàng Yến cho biết cần đầu tư đầu tiên vào phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ thực tế để áp dụng. Bên cạnh việc chinh phục các chứng chỉ tiếng Trung cần thiết, Hoàng Yến nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng nói, phản xạ và khả năng biểu đạt lưu loát. Khi phỏng vấn xin học bổng, sinh viên sẽ phải đối mặt với những câu hỏi liên tục từ ban tuyển sinh, đòi hỏi khả năng ứng biến linh hoạt và tư duy nhạy bén.
“Mọi người có thể tập phản xạ thường xuyên với các bài trả lời câu hỏi HSKK mà không cần chuẩn bị trước, trước khi phỏng vấn mình lập 1 list câu hỏi rồi nhờ bạn bè phỏng vấn thử cho và đưa ra nhận xét, giúp mình có cái nhìn khách quan hơn về trình độ của mình hiện tại.”
Hoàng Yến cho rằng để chinh phục thành công học bổng cần đầu tư phát triển ngôn ngữ và hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

Hoàng Yến cho rằng để chinh phục thành công học bổng cần đầu tư phát triển ngôn ngữ và hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
Bên cạnh việc trau dồi kỹ năng ngôn ngữ, Hoàng Yến cũng cho rằng việc lựa chọn và theo đuổi chuyên ngành phù hợp với năng lực và sở thích bản thân là vô cùng quan trọng: “Tránh học theo trào lưu hay vì thích thú nhất thời mà dẫn đến tình trạng chán nản và bỏ cuộc giữa chừng”. Trước khi quyết định du học, nữ sinh genZ khuyên các bạn sinh viên cần dành thời gian để đánh giá rõ ràng điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, tìm hiểu kỹ lưỡng về yêu cầu tuyển sinh của trường, chương trình học và những kỹ năng cần thiết để theo học hiệu quả.
Trong tương lai, sau khi hoàn thành Chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý truyền thông tại trường Đại học Phúc Đán, cô gái Việt hy vọng sẽ tìm được một công việc tại đây phù hợp với năng lực để được trải nghiệm và hiện thực hóa ước mơ.
 
Từ trại súc vật qua một trại súc vật khác. Nhưng em nhìn dâm lắm, muốn bắn tinh lên mặt em.
 
Đeo cờ Vn, cầm cờ VN cho lũ bò bú liếm chứ bọn này khi tốt nghiệp phải ký văn bản công nhận mấy cái đảo là của Tàu hết, không là nó đéo cấp bằng.
 
Đeo cờ Vn, cầm cờ VN cho lũ bò bú liếm chứ bọn này khi tốt nghiệp phải ký văn bản công nhận mấy cái đảo là của Tàu hết, không là nó đéo cấp bằng.
Bằng của Khựa cũng đéo sài đc đâu mấy cái Thành Hóa, Bắc Đại cũng chỉ lót chuột ko có giá trị ngoài tàu, con này chỉ lấy chồng tàu hoặc về làm phiên dịch cho mấy cái công tỷ tàu thôi, mấy đứa này khác gỉ bọn lào du học vn
 
thủ dâm thôi, chứ qua tàu học phè phè bỏ mẹ nếu không nói là dễ, về làm giảng viên kiếm chồng giàu cũng ok =))
 
T nghe cái chữ học bá với mấy câu kiểu như: cẩu lương… chối tai bỏ mẹ
 
Top