Johnny Lê Nữu Vượng
Già làng

Tháng bảy có lệnh Chính ra,
Cấm xe xăng nhớt người ta hãi hùng.
Tin như sét đánh, ngày 1 Tháng Bảy năm 2026, Hà Nội sẽ chính thức cấm xe xăng chạy trên các vành đai, một quyết định được Thủ tướng Phạm Minh Chính công bố với nụ cười làm dáng méo xệch quen thuộc, mà lý do mơ hồ đến mức buồn cười. Dù được nói là chống ô nhiễm môi trường,chống bụi mịn… nhưng thiên đường ******** do ông Chính vẽ ra, dường như đang chỉ dành riêng ông Phạm Nhật Vượng, ông trùm của VinFast – ngôi sao sáng lẻ loi trên bầu trời kinh tế xã hội chủ nghĩa Việt Nam,nhưng là bóng tối hãi hùng trên toàn cõi Việt Nam,với hiện thực diễn ra mỗi ngày là sản phẩm của Vượng đang cháy,lật và gây tai nạn khắp nơi.
Hãy tưởng tượng một Hà Nội không còn tiếng động của xe xăng – thứ phương tiện đã gắn bó gần một thế kỷ với người dân Việt Nam,từ anh công nhân đến chị bán rau. Thay vào đó,người Việt sẽ được “giải phóng” những chiếc xe điện VinFast lướt êm ru trên đường phố, hoặc đôi khi được đẩy hay kéo bởi những người cứu hộ nghiệp dư, hoặc bị bốc cháy dữ dội như một màn trình diễn pháo hoa bất đắc dĩ. Quyết định cấm xe xăng,theo lời ông Chính,là để bảo vệ môi trường,hiện đại hóa đô thị và nâng tầm vị thế Việt Nam. Nhưng nếu nhìn kỹ,ta chỉ thấy một bức tranh châm biếm: một chính sách được vẽ nên để phục vụ lợi ích của một tập đoàn, trong khi người nghèo – những người vẫn đang bám víu vào chiếc xe máy cà tàng mưu sinh mỗi ngày – bị đẩy vào ngõ cụt.
Vinfast quả là một chứng thực về “ý đảng mà không có lòng dân”. Từ các bài báo trên truyền hình,báo chí nô tài nhà nước đến những dòng trạng thái của đội quân dư luận viên, VinFast được mô tả như một kỳ tích, một biểu tượng của sự vươn lên trong thời đại 4.0. Nhưng rất khác với thực tế. Xe VinFast cháy nổ với tần suất gần như mỗi tuần,mỗi tháng… khiến người ta tự hỏi liệu đó là xe điện hay xe tang di động. Các vụ tai nạn liên quan đến VinFast được báo chí quốc tế đưa tin đều đặn,từ lật xe ở Hải Phòng đến va chạm ở Sài Gòn. Nhưng lạ thay,Bộ Công an và các cơ quan chức năng dường như bị “mù tập thể”. Không hề có một lời kêu gọi điều tra, không một động thái kiểm soát chất lượng. Thay vào đó,chúng ta được nghe những bản hùng ca về “tầm nhìn chiến lược” của ông Vượng, người được mô tả là ngày càng giàu lên, bất chấp thực tế rằng sản phẩm của ông đang khiến người Việt phải trả giá bằng chính sự an toàn của họ.
Trong chiến dịch làm xanh chế độ, Phạm Nhật Vượng được báo chí mô tả là ngày càng giàu lên, như thể sự giàu có của ông là minh chứng cho sự thành công của VinFast. Nhưng giàu có của một cá nhân liệu có đủ để che lấp những thiệt hại mà người dân phải gánh chịu? Xe VinFast có thể là niềm tự hào của một số người, nhưng với đa số người Việt, nó là biểu tượng của sự bất công: một sản phẩm được thổi phồng bởi quyền lực, lđược bảo vệ bởi bộ máy nhà nước, và được trả giá bằng mồ hôi, nước mắt,mà đôi khi là cả máu của người dân.
Mà cũng lạ, Vượng giàu là chuyện của Vượng, tại sao giới tuyên truyền, giới trí thức bưng bô lại ca ngợi như tiền lẻ của Vượng đang tràn vào nhà mình?
Ông Chính Ba Đò tuyên bố cấm xe xăng, để chống ô nhiễm. Nhưng ông không nói gì khói bụi ô nhiễm từ các nhà máy điện than vẫn đang ám đen buồng phổi các tỉnh thành. Ông cũng như điếc với tiếng kêu than của người dân vùng khai thác bô-xít, hay những cánh rừng xanh bị san bằng làm sân golf khắp đất nước.
Ông Chính Ba Đò cười hềnh hệch về chuyện hiện đại hóa ư. Nhưng làm sao hiện đại được khi phần lớn người dân Hà Nội, từ bác xe ôm đến cô bán trà đá,không đủ tiền mua một chiếc VinFast rẻ nhất, huống chi là chi phí bảo trì hay thay pin đắt đỏ
Cấm xe xăng nhớt người ta hãi hùng.
Tin như sét đánh, ngày 1 Tháng Bảy năm 2026, Hà Nội sẽ chính thức cấm xe xăng chạy trên các vành đai, một quyết định được Thủ tướng Phạm Minh Chính công bố với nụ cười làm dáng méo xệch quen thuộc, mà lý do mơ hồ đến mức buồn cười. Dù được nói là chống ô nhiễm môi trường,chống bụi mịn… nhưng thiên đường ******** do ông Chính vẽ ra, dường như đang chỉ dành riêng ông Phạm Nhật Vượng, ông trùm của VinFast – ngôi sao sáng lẻ loi trên bầu trời kinh tế xã hội chủ nghĩa Việt Nam,nhưng là bóng tối hãi hùng trên toàn cõi Việt Nam,với hiện thực diễn ra mỗi ngày là sản phẩm của Vượng đang cháy,lật và gây tai nạn khắp nơi.
Hãy tưởng tượng một Hà Nội không còn tiếng động của xe xăng – thứ phương tiện đã gắn bó gần một thế kỷ với người dân Việt Nam,từ anh công nhân đến chị bán rau. Thay vào đó,người Việt sẽ được “giải phóng” những chiếc xe điện VinFast lướt êm ru trên đường phố, hoặc đôi khi được đẩy hay kéo bởi những người cứu hộ nghiệp dư, hoặc bị bốc cháy dữ dội như một màn trình diễn pháo hoa bất đắc dĩ. Quyết định cấm xe xăng,theo lời ông Chính,là để bảo vệ môi trường,hiện đại hóa đô thị và nâng tầm vị thế Việt Nam. Nhưng nếu nhìn kỹ,ta chỉ thấy một bức tranh châm biếm: một chính sách được vẽ nên để phục vụ lợi ích của một tập đoàn, trong khi người nghèo – những người vẫn đang bám víu vào chiếc xe máy cà tàng mưu sinh mỗi ngày – bị đẩy vào ngõ cụt.
Vinfast quả là một chứng thực về “ý đảng mà không có lòng dân”. Từ các bài báo trên truyền hình,báo chí nô tài nhà nước đến những dòng trạng thái của đội quân dư luận viên, VinFast được mô tả như một kỳ tích, một biểu tượng của sự vươn lên trong thời đại 4.0. Nhưng rất khác với thực tế. Xe VinFast cháy nổ với tần suất gần như mỗi tuần,mỗi tháng… khiến người ta tự hỏi liệu đó là xe điện hay xe tang di động. Các vụ tai nạn liên quan đến VinFast được báo chí quốc tế đưa tin đều đặn,từ lật xe ở Hải Phòng đến va chạm ở Sài Gòn. Nhưng lạ thay,Bộ Công an và các cơ quan chức năng dường như bị “mù tập thể”. Không hề có một lời kêu gọi điều tra, không một động thái kiểm soát chất lượng. Thay vào đó,chúng ta được nghe những bản hùng ca về “tầm nhìn chiến lược” của ông Vượng, người được mô tả là ngày càng giàu lên, bất chấp thực tế rằng sản phẩm của ông đang khiến người Việt phải trả giá bằng chính sự an toàn của họ.
Trong chiến dịch làm xanh chế độ, Phạm Nhật Vượng được báo chí mô tả là ngày càng giàu lên, như thể sự giàu có của ông là minh chứng cho sự thành công của VinFast. Nhưng giàu có của một cá nhân liệu có đủ để che lấp những thiệt hại mà người dân phải gánh chịu? Xe VinFast có thể là niềm tự hào của một số người, nhưng với đa số người Việt, nó là biểu tượng của sự bất công: một sản phẩm được thổi phồng bởi quyền lực, lđược bảo vệ bởi bộ máy nhà nước, và được trả giá bằng mồ hôi, nước mắt,mà đôi khi là cả máu của người dân.
Mà cũng lạ, Vượng giàu là chuyện của Vượng, tại sao giới tuyên truyền, giới trí thức bưng bô lại ca ngợi như tiền lẻ của Vượng đang tràn vào nhà mình?
Ông Chính Ba Đò tuyên bố cấm xe xăng, để chống ô nhiễm. Nhưng ông không nói gì khói bụi ô nhiễm từ các nhà máy điện than vẫn đang ám đen buồng phổi các tỉnh thành. Ông cũng như điếc với tiếng kêu than của người dân vùng khai thác bô-xít, hay những cánh rừng xanh bị san bằng làm sân golf khắp đất nước.
Ông Chính Ba Đò cười hềnh hệch về chuyện hiện đại hóa ư. Nhưng làm sao hiện đại được khi phần lớn người dân Hà Nội, từ bác xe ôm đến cô bán trà đá,không đủ tiền mua một chiếc VinFast rẻ nhất, huống chi là chi phí bảo trì hay thay pin đắt đỏ