Đạo lý Phân tích tâm lí học - Triết học A tỳ đàm

Triết học A tỳ đàm


Thông thường chúng ta thường hay nhận xét đây là người tiểu nhân, đây là quân tử.
Người này là tốt, người kia xấu, keo kiệt, đố kỵ, hiền lành, tham lam, tự cao, tự ái ....

Đó chỉ là định nghĩa chung chứ chưa phân tích rốt ráo vì đâu cấu tạo nên cái nhìn để đánh giá về con người đó. Vậy thế nào là thiện, thế nào là ác, thiện và ác gồm những gì ?

Hôm nay t sẽ mạo mụi viết bài phân tích các thành tố tâm lí để cấu tạo nên cái gọi là tính cách, trạng thái tâm lý và dẫn tới các hành động, biểu hiện.

Ở #1 sẽ là giới thiệu khái quát. Các phần sau sẽ đi chi tiết và rõ ràng.
------------------------------------------


Vi Diệu Pháp Nhập Môn
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambhuddhassa.
Cung Kính Ðức Thế Tôn, Bậc Ứng Cúng, Ðấng Chánh Biến Tri.

1- Pháp (Dhamma) (*)​

V- Pháp là chi?

Ð- Pháp là những trạng thái riêng biệt, có tướng trạng khác nhau (như vuông, tròn, dài, ngắn, sáng, tối v.v.) tức là những tư cách riêng biệt để phân biệt được. Pháp có hai:

Là Pháp Chơn Ðế.
Là Pháp Tục Ðế.
(*) Tự trì trạng thái gọi là Pháp (Attano lakkhanaṃ dhāretīti: Dhammo); hay "Nhậm trì tự tánh; Quỷ sanh vật giải".

2- Pháp Chơn Ðế (Paramatthasacca).

V- Thế nào là Pháp Chơn Ðế?

Ð- Pháp Chơn Ðế là pháp bản thể chơn tướng, sự thật của Chế Ðịnh, không thay đổi (Pháp Chơn Ðế ví như chất vàng. Còn Pháp Tục Ðế ví như các kiểu nữ trang). Pháp Chơn Ðế có hai:

Là Chơn Ðế vô vi.
Là Chơn Ðế hữu vi.

3- Chơn Ðế Vô Vi (Asaṅkhāta).

V- Thế nào là Chơn Ðế vô vi?

Ð- Chơn Ðế vô vi là bản thể vắng lặng, hoàn toàn thanh tịnh, cứu cánh tối hậu: cũng gọi là viên tịch, Niết Bàn, Diệt Ðế v.v...


4- Chơn Ðế Hữu Vi (Saṅkhāta).

V- Thế nào là Chơn Ðế hữu vi?

Ð- Chơn Ðế hữu vi là pháp bản thể còn sanh diệt, còn tạo tác. Do các duyên trợ tạo cũng gọi là pháp hành, pháp hợp thế v.v.. có hai loại Chơn Ðế hữu vi là Sắc và Danh.


5- Sắc (Rūpā).

V- Thế nào là Sắc?

Ð- Sắc là thể chất vô tri giác, hằng tiêu hoại đổi thay. Cũng gọi là Pháp Hợp thế, Dục giới, Cảnh Lậu v.v.. bản chất của Sắc là vật biến ngại và biến hoại.


6- Danh (Nāma).

V- Thế nào là Danh?

Ð- Danh là pháp không hình sắc cũng gọi là Tâm Pháp tức là Tâm, Tánh, Trí, Thức, hiểu biết, suy nghĩ, trừu tượng v.v.. Danh có hai loại:

Tâm.
Sở Hữu Tâm.

7- Tâm (citta) (*).

V- Thế nào là Tâm?

Ð- Tâm là hiểu biết, suy nghĩ, nhận thức, tức là biết cảnh, nhận thức đối tượng, cũng gọi là Ý Thức. Tâm có hai loại:

Tâm Hợp Thế.
Tâm Siêu Thế.
(*) Tướng trạng của tâm là biết cảnh; phận sự của tâm là làm hướng đạo cho Sở hữu tâm và Sắc pháp; sự thành tựu của tâm là được sinh khởi liên tục; nhân cần thiết của tâm là Sắc, Thọ, Tưởng và Hành uẩn.

8- Tâm Hợp Thế (Lokiya citta).

V- Thế nào là Tâm Hợp Thế?

Ð- Tâm Hợp Thế là Tâm biết cảnh trong đời, tâm biết cảnh còn sanh tử, tâm biết cảnh phiền não, tâm biết cảnh còn giới hạn bởi không gian và thời gian. Tâm Hợp Thế có hai:

Tâm Dục Giới.
Tâm Ðáo Ðại.

9- Tâm Dục Giới (Kāmāvacara citta).

V- Thế nào là Tâm Dục Giới?

Ð- Tâm Dục Giới là Tâm chuyên môn bắt cảnh dục (chuyên biết cảnh Sắc, thinh, khí, vị và xúc). Tâm Dục Giới có ba:

Tâm Bất Thiện.
Tâm Vô Nhân.
Tâm Dục Giới Tịnh Hảo.

0xfmivo.jpg
 
Sửa lần cuối:
Pháp Tục Đế - Pháp Chân Đế ( Vô Vi và Hữu Vi)

Pháp : Trên đời này mọi thứ đều gọi là Pháp.

Vì vậy có câu :
" Vạn pháp do duyên sanh
Vạn pháp do duyên diệt"

Pháp nếu kể có 2 là Pháp Tục Đế và Pháp Chân Đế

Tục Đế :
Là những cái chỉ sự giả hợp, giả lập bởi thế gian, không có thật. Không có thật ở đây không phải là không tồn tại mà nó chỉ là tên gọi và cái thấy của thế gian thôi.

Ví dụ :


+ Nyc của mình là ny mới của thằng khác. Cái nyc không có thật mà chỉ là giả định.
+ Mình bị cắm sừng thì nó chỉ là giả định. Vì hành động cắm sừng đó là nỗi buồn của mình nhưng là niềm vui của 2 đứa kia chẳng hạn.
Nói chung Tục Đế là những gì thế gian gọi từ người, vật, ma quỷ, súc sinh, Phật, Chúa, nhà cửa, sông núi, đất đai, rừng rú, trái đất, vũ trụ ...

Ngoài pháp Tục Đế là pháp Chân Đế tức bản chất của thế giới.

Pháp Chân Đế
gồm có Pháp Hữu Vi và Pháp Vô Vi. Pháp Hữu Vi thì bị tác động bởi Tam tướng Khổ - Vô thường - Vô ngã.

Còn Pháp Vô Vi
thì chỉ Vô ngã chứ không bị tác động bởi 2 cái kia.

-Pháp Hữu Vi : Gồm có Danh pháp và Sắc pháp

Sắc pháp :
Tứ đại ( 4 đại : đất nước lửa gió) + 24 đại y sinh

Danh pháp : Tâm và sở hữu tâm ( tâm sở hay thành tố của tâm thức ).

-Pháp Vô Vi : Diệt Đế hay Niết bàn (Nibbana) .

mlUDiJN.jpg
 
Sửa lần cuối:
PHÁP TỤC ÐẾ (Samuttisacca) - Danh Chế Định - Nghĩa Chế Định

Bữa giờ nói pháp chân đế ( thánh nhân thấy) rồi nay đi lại pháp tục đế ( phàm phu thường thấy)

Tục đế có nghĩa là sự thật thông thường theo thế tình, sự thật của ngôn từ và ý nghĩa của ngôn từ. Như khi nói đến cái xe thì người ta hiểu rằng xe là một vật có bánh xe để di chuyển. Tiếng xe dùng để chỉ một vật gồm bánh xe, sườn xe ... hợp lại. Như vậy, xe là một sự định đặt ngôn từ để diễn đạt một vật chớ thật ra không có gì là chiếc xe cả. Tuy nhiên, gọi một vật có bánh để chạy là xe thì so với thông thường cũng không phải là sai, do đó mới có định nghĩa, Tục đế là những sự thật thông thường do thế tình đặt ra.

Chữ Sammuttisacca còn được các dịch giã dịch bằng những danh từ khác nhau như sau:

Chế định: ngôn từ để chỉ định vật gì định đặt.
Mặc ước: ước định, khái niệm về vật gì.
Thi thiết: đặt bày ngôn từ diễn đạt các sự vật ...

Mặc dù được dịch với nhiều danh từ, nhưng tựu chung thì Tục đế là các ngôn từ được định đặt ra để diễn đạt các sự vật.

Pháp Tục Ðế được chia ra làm hai loại:

wugLdSY.jpeg


- Danh chế định (Nāmapaññatti) lại được phân ra làm sáu loại:

Nhưng t sẽ gom lại là chỉ có 2 thôi là Danh chơn chế định ( có thật ) và Phi danh chơn chế định ( không có thật mà chỉ là giả định, ước lượng, nhắm chừng .. ).

Danh chơn là cái gì chỉ pháp chân đế mà bữa giờ nói : tâm, tâm sở, 5 uẩn ( sắc, thọ, tưởng, hành, thức), 6 căn 12 xứ 18 giới ..

Cái gì là chúng sinh thì đều có uẩn, căn, xứ, giới hết nên nó là danh chơn.

Phi danh chơn là cái không có thật, giả định thôi

Ví dụ : con người, con chó đều là do 5 uẩn tạo thành.

Hay nóng, lạnh cũng là phi danh chơn vì nóng lạnh nó chỉ mang tính ước lượng.
Với người này nóng, với con này nóng nhưng với đứa khác thì chưa chắc.

Nó không rốt ráo như danh chơn.

4 cái kia là do 2 thằng danh chơn và phi danh chơn nhảy qua lại
1. Danh chơn chế định (Sāvijjamāna paññatti): là những danh từ chỉ vật thật có, bản thể chơn tướng, những danh từ dùng để diễn đạt pháp Chơn đế. Thí dụ: Tâm, Sở hữu tâm, Sắc pháp, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, Uẩn, Xứ, Giới, Ðế ...

2. Phi danh chơn chế định (Avijjamāna paññatti): là những danh từ giả lập, không có bản thể, chơn tướng (giả định theo mặc ước). Những danh từ dùng để diễn đạt pháp Tục đế. Thí dụ: Chư thiên, Ma vương ...

3. Danh chơn, phi danh chơn chế định (Vijjāmāna avijjāmāna paññatti): là những danh từ ghép, chữ trước chỉ vật có thật (pháp Chơn đế), chữ sau chỉ vật theo qui ước (pháp Tục đế). Thí dụ: Tâm tôi, Tiếng radio, Mùi sầu riêng ... Tâm, tiếng, mùi là những danh từ chỉ vật có thật (chơn đế); tôi, radio, sầu riêng là những danh từ giả định (tục đế).

4. Phi danh chơn, danh chơn chế định (Avijjāmāna vijjāmāna paññatti): là những danh từ ghép, tiếng trước thuộc về ngôn từ giả định (pháp Tục đế), tiếng sau thuộc về những danh từ chỉ vật có thật (pháp Chơn đế). Thí dụ: Tôi sân, nó có tâm tham ... Tôi, nó là giả danh, không có thật; sân, tâm tham là những trạng thái có thật.

5. Danh chơn, danh chơn chế định (Vijjāmāna vijjāmāna paññatti): là những danh từ ghép, tiếng trước và tiếng sau đều chỉ những sự vật có thật. Thí dụ: Tâm Tham, Nhãn Thức, Thọ Lạc ... Tâm, Tham, Nhãn, Thức, Thọ, Lạc đều là những sự vật có thật (những danh từ dùng để diễn đạt pháp Chơn Ðế).

6. Phi danh chơn, phi danh chơn chế định (Avijjāmāna avijjāmāna paññatti): là những danh từ ghép, trong đó tiếng trước và tiếng sau đều chỉ những sự vật giả danh như nhơn loại, thiên hạ, trời đất, cha con, ông cháu, ... những danh từ đó diễn đạt những sự vật không có thật (chỉ là giả danh) theo pháp chơn đế mặc dù đối với pháp tục đế chúng hoàn toàn có thật.

- Nghĩa chế định (Atthapaññatti) gồm có bảy loại như sau:

Cái này quá dễ hiểu nên chắc khỏi phải giải thích. Toàn bộ thế giới chỉ trong 7 cái này

1. Hình thức chế định (Santhānā paññatti): là những danh từ dùng để diễn đạt hình dáng của sự vật như núi cao, biển rộng, hố sâu, sông dài, bàn tròn, người lanh lẹ, ....

2. Hiệp thành chế định (Samūha paññatti): những danh từ chỉ các sự vật hiện hữu bởi sự tập hợp của nhiều vật khác nhau như nhà (sự kết hợp bởi rui, mè, kèo, cột ...), xe (sự kết hợp bởi sườn, bánh, tay lái, ...), gia đình (sự kết hợp bởi cha, mẹ, con cái ...).

3. Chúng sinh chế định (Satta paññatti): là những danh từ dùng để chỉ những sinh vật có thức tánh, mạng căn như người, trời, tiên, Phật, ...

4. Phương hướng chế định (Disā paññatti): là những danh từ dùng để diễn đạt về phương hướng như Ðông, Tây, Nam, Bắc, ...

5. Thời gian chế định (Kāla paññatti): là những danh từ dùng để chỉ một thời điễm nào đó như buổi sáng, buổi tối, Xuân, Hạ, Thu, Ðông, ...

6. Hư không chế định (Ākāsa paññatti): là những danh từ dùng để diễn tả những chỗ trống, kẻ hở, hư không như hang, hố, huyệt, ao, đầm, ..

7. Hình tướng chế định (Nimitta paññatti): cũng gọi là Tiêu Biểu chế định, là những danh từ diễn đạt một sự vật tiêu biểu, tượng trưng như lá cờ, quốc gia, bảng hiệu, ... hay các đề mục tu Chỉ Tịnh như Ðất, Nước, Lửa, Gió, xanh, vàng, ...

Không nên lầm tưởng là cứ mỗi danh từ trong danh chế định sẽ có một danh từ tương đương trong nghĩa chế định, mà phải hiểu rõ rằng các danh từ giả định trong danh chế định diễn tả một sự vật có thật dù cụ thể hay trừu tượng. Còn nghĩa chế định là những danh từ chỉ nhằm vào mặt ý nghĩa, hay nếu đi chung với danh chế định thì nhằm bổ túc thêm ý nghĩa của danh chế định đó. Thí dụ: cái nhà trên phương diện danh chế định thì nó thuộc về Phi Danh Chơn chế định, nhưng theo nghĩa chế định thì nó là Hiệp Thành chế định.


Tóm lại, mọi vật trong đời được diễn đạt bằng ngôn ngữ, để bày tỏ cho nhau được hiểu biết, bất cứ dưới hình thức nào, phương tiện nào đều là chế định. Ngay khi Ðức Phật thuyết pháp để chuyểân mê, khai ngộ, Ngài cũng phải dùng pháp chế định của Tục Ðế để diễn đạt Chơn Ðế. Vì thế chúng ta cần phải biết rõ thế nào là Chơn Ðế và thế nào là Tục Ðế để khỏi lầm lẩn trong việc tu tập.
 
Sửa lần cuối:
PHÁP CHƠN ÐẾ (Paramatthasacca)

- Chân đế là những gì rốt ráo nhất của cái thế giới này được Đức Phật nói trong Abhidhamma.

- Pháp chân đế thì có 2 là Pháp Hữu Vi và Pháp Vô Vi

Pháp Hữu Vi lại có 2 : Sắc Pháp và Danh Pháp, Pháp Vô Vi là Niết Bàn


Sắc Pháp là Căn và Trần. Tức là mình nhìn thằng kia thì mình là Căn còn nó là Trần. Còn nó nhìn mình thì bản thân nó là Căn của nó còn mình là Trần của nó. Chỉ là Căn nhìn Trần và bên kia cũng là Căn nhìn Trần. Không có ai ở đây hết.

Danh pháp mà là Pháp Hữu Vi ( bị vô thường, khổ, vô ngã nó tấp cho lên bờ xuống ruộng):

- Gồm có Tâm và Tâm sở ( sở hữu của tâm). Ví như Tâm là nước lèo còn tâm sở là nguyên liệu nấu ăn.


Nếu bỏ nguyên liệu giò heo, xương bò vô thì là nước lèo bún bò ( Tâm Thiện ). Còn bỏ huyết, giò heo, cua xây, chả lụa vô thì nó là nước lèo bún riêu ( Tâm Bất Thiện). Chỉ đơn giản vậy thôi

- Còn Niết Bàn là Pháp Vô Vi. Cái này mình còn lâu lắm mới chứng nên biết là biết vậy thôi đừng có đi sâu.

Cái mà gọi là cái thây xinh đẹp của mình hay cái thùng rác nó cũng y chang nhau về mặt chân đế là 4 đại đất nước lửa gió thôi. Không có khác cái gì hết. Thánh nhân là người thấy rốt ráo cái chân đế này - cái mà phàm phu vẫn chấp chặt là người đẹp, người xấu, người khôn, người ngu, múi mít, gái dẩm, Ninh Dương Lan Ngọc hay Nhã Phương ...

Thánh nhân thấy rốt ráo cái thế giới này, cái cuộc đời này, cái thây như cái đống rác này không có gì để mê hết, không có gì để bất mãn, không có gì để nắm níu nên nhàm chán.

Nhàm chán dẫn đến ly tham. Ly tham dẫn đến không còn chấp thân kiến hoài nghi. Xong rồi rốt ráo nữa không còn dục ái, sân, sắc ái, vô sắc ái, mạn, phóng dật ... rồi Niết Bàn luôn. Bái bai mấy cục nợ Sắc pháp và Danh pháp 1 + 13 + 14, 1 + 13 + 25 nhởn nhơ ngoài này.

Chơn đế là sự thật bản thể của Tục đế, một sự thật cố nhiên và không bao giờ thay đổi. Khi ta gọi anh A, theo Tục đế thì anh A là một người có một sắc tướng riêng biệt, một sự thật giã định để phân biệt giữa người này với người khác; theo Chơn đế thì anh A là một tập hợp của ngũ uẩn và ngũ uẩn đó mới chính thật là anh A.

Thật ra rất khó mà định nghĩa một cách trọn vẹn và đầy đủ từ ngữ Paramatthasacca, vì nó bao hàm rất nhiều nghĩa mà mỗi nghĩa là một khía cạnh của pháp Chơn đế:

Không bao giờ thay đổi (Parama aviparito): không thay đổi ở đây không có nghĩa là thường hằng, bất biến, mà nó có nghĩa là trước sau giống nhau không sai khác. Quá khứ như thế nào thì hiện tại và tương lai cũng như thế ấy; do đó được gọi là chơn như (chơn: sự thật; như: không thay đổi).

Ðối tượng của trí tuệ cao siêu (Paramattha): nghĩa lý cao siêu, chân lý vi diệu, bản thể của vạn pháp; do đó cũng được dịch là siêu lý.

Ðệ nhất nghĩa đế (Paramatthasacca): sự thật tuyệt đối, vô song.

Ngoài ra, về mặt chiết tự ta có thể hiểu (chơn: sự thật, đế: sự thật) chơn đế là sự thật của sự thật, là thực thể của tục đế.

Theo Vi Diệu Pháp có tất cả là bốn thực thể của các pháp:

d9kfBb1.jpeg


1. Tâm (Citta): thành phần tri giác của chúng sanh.

2. Sở hữu tâm (Cetasika): thành phần phụ thuộc của tâm.

3. Sắc pháp (Rūpa): thành phần vật chất, vô tri.

4. Niết bàn (Nibāna): bản thể tịch tịch, chấm dứt sự sinh diệt của Danh Sắc.

Tâm và Sở hữu tâm là bản thể vô hình, được gọi là Danh (Nāma); đối lại với Sắc pháp (Rūpa) gọi là Sắc. Danh và Sắc thuộc về thành phần do duyên tạo nên được gọi là pháp hữu vi (Saṅkhāra). Trái lại Niết Bàn là sự tịch tịnh, diệt hoàn toàn, không phải là pháp bị tạo nên được gọi là pháp vô vi (Asaṅkhāra).

Người học Phật cần phải phân biệt rõ thế nào là giả định, thế nào là thật thể. Ðâu là hữu vi, đâu là vô vi để không có sự lầm lẩn, chấp "ngón tay là mặt trăng"; nhất là đối với người hành thiền quán thì vấn đề càng quan trọng hơn, vì hành thiền minh sát là quán xét để thấu triệt bản chất thật thể của các pháp.

Một điểm cần ghi nhận là điều tinh túy của Abhidhamma là sự sâu sắc về bản thể pháp hay pháp chơn đế. Một nhà chú giải đã viết "Abhidhamma sabhāvo gambhiro = Vi Diệu Pháp sâu xa về bản thể pháp". Vì vậy, người học Vi Diệu Pháp cần nắm vửng nghĩa lý của pháp chơn đế.

Danh và Sắc theo bản nêu A tỳ đàm

ObC7Y5Y.jpeg
 
Sửa lần cuối:
CẤU TẠO CHÚNG SINH TRONG PHẬT GIÁO.

Đối với các tôn giáo khác thì thường cho rằng chúng sinh được cấu tạo bởi hồn và xác. Tức là có một linh hồn đi từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên quan điểm Phật giáo không chấp nhận một linh hồn trường cửu, bất biến như vậy.

Thay vào đó PG quan niệm là mỗi chúng sinh được cấu tạo bởi Danh pháp và Sắc pháp. Cả 2 đều thuộc vào Pháp hữu vi - tức là đều chịu sự tác động của Tam tướng ( Vô Thường - Khổ - Vô ngã).

T sẽ tóm tắt các khái niệm với ngôn ngữ đời thường một cách dễ hiểu nhất và ngắn gọn nhất. Và giới thiệu 1 PG gần gũi với thực tế và định nghĩa lại thế nào là Nhân - Quả một cách hợp lí, chi tiết, không có mùi mê tín, giáo điều, nhang khói bùa phép cao siêu ảo diệu.

SẮC PHÁP

- Sắc Pháp hay còn gọi là Sắc Uẩn trong 5 Uẩn của chúng sanh.


- Mọi thứ tồn tại trên đời mà thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng, nghĩ tới được là sắc .

- Sắc pháp được hiểu tương tự như những thứ thấy được, sờ được bằng các giác quan hay các căn. Với ngôn ngữ khác như tiếng anh là material hay từ gốc Pali là Rūpa.

- Sắc pháp được hiểu nom na là những gì cấu tạo nên thế giới này về mặt vật chất. Từ con người, con chó, cái nhà, chiếc xe, ngọn núi, hồ nước, biển cả, trái đất, mặt trời, mặt trăng ...

- Sắc pháp trong PG được biết đến với tứ đại ( 4 đại ) : đất, nước, lửa, gió. 4 đại ở đây không thể hiểu theo nghĩa thông thường theo vật lí mà dùng để chỉ tính chất. Đó chỉ là danh chế định để tiện cho người thời xưa hình dung.

+ Đất : Chỉ tính chất cứng, mềm
+ Nước : Chỉ độ kết dính
+ Lửa : Chỉ sự nóng lạnh hay nhiệt độ
+ Gió : Chỉ sự vận động không ngừng, tính căng hoặc chùng

36fujic.jpeg


Trên đời không có gì sờ chạm được mà nằm ngoài 4 đặc tính này

Nói thêm về 4 Đại

- Toàn bộ vật chất trên đời đều có đủ 4 đặc tính này. Ngoài ra nếu là chúng sinh thì sẽ có thêm 24 sắc đại y sinh. Vì chỉ giới thiệu khái quát nên không bàn sâu.


- Điểm khác nhau giữa chúng sinh và không phải chúng sinh:

+ Chúng sinh được cấu tạo bởi sắc pháp( 4 đại + 24 đại y sinh) + danh pháp ( tâm + tâm sở).
+ Không phải chúng sinh : chỉ sắc pháp ( 4 đại ) thôi.

Minh họa về 4 đại và các 24 sắc địa y sinh

24 sắc y sinh là 24 sắc có mặt khi vật chất và tâm thức kết hợp lại tạo nên 1 chúng sanh.

  1. Sắc Thần Kinh Nhãn (Cakkhupasāda)
  2. Sắc Thần Kinh Nhĩ (Sotapasāda)
  3. Sắc Thần Kinh Tỷ (Ghānapasāda)
  4. Sắc Thần Kinh Thiệt (Pasādajīvhā)
  5. Sắc Thần Kinh Thân (Pasādakāya)
  6. Cảnh Sắc (Rūpārammaṇa)
  7. Cảnh Thinh (Saddārammaṇa)
  8. Cảnh Khí (Gandhārammaṇa)
  9. Cảnh Vị (Rasārammaṇa)
  10. Nam Tính (Purisabhāvarūpa)
  11. Nữ Tính (itthībhāvarūpa)
  12. Sắc Ý Vật (Hadayavatthu)
  13. Sắc Mạng Quyền (Jīvitindriyaṃ)
  14. Sắc Vật Thực (Āhārarūpaṃ)
  15. Sắc Giao Giới (Paricchedarūpaṃ)
  16. Thân Biểu Tri (Kāyaviññatti)
  17. Khẩu Biểu Tri (Vacīviññatti)
  18. Sắc Khinh (Rūpalahutā)
  19. Sắc Nhu (Mudutārūpa)
  20. Sắc Thích Sự (Rūpakammaññatā)
  21. Sắc Sinh (Upacāya)
  22. Sắc Tiến (Santatirūpa)
  23. Sắc Dị (Jararūpa)
  24. Sắc Diệt (Aniccatā)
Ho4E1u6.png


Chi tiết hơn về Sắc pháp
 
Sửa lần cuối:
Danh Pháp

- Danh pháp là tổng hợp các cấu tạo để thành tâm của mọi chúng sinh. Nó tương tự như khái niệm linh hồn của các tôn giáo khác nhưng không giống hoàn toàn. Các tâm sinh diệt rất nhanh trên một đơn vị gọi là sát-na.

- Cấu tạo của 1 tâm gồm 2 là tâm và tâm sở. Tâm là một cái bình thường không thiện ác và tâm sở là những thành tố đi kèm để tâm đó trở thành tâm thiện hay tâm bất thiện.

JJUWHQq.jpg


- Cái tô là TÂM và 1 đống trong tô gọi là TÂM SỞ. Cả 2 đi cùng cấu tạo nên Danh pháp hay Tâm thức của một con người.

- Ví dụ :

+ Tâm (nước) , Tâm thiện (nước + me + cà chua + bạc hà), Tâm bất thiện ( nước + khoai tây + cà rốt + củ dền).
+ Tâm (bún) , Tâm thiện( bún + nước lèo bún riêu), Tâm bất thiện ( bún + nước lèo bún bò).
+ Những thành tố đi theo để cấu tạo nên Tâm đó là Thiện hay Bất thiện gọi là Tâm sở.

- Tâm nếu kể có thể chia làm 2 là Tâm Hiệp thế và Tâm Siêu Thế:
+ Tâm Hiệp thế là tâm của chúng sanh còn luân hồi nhiều ( là tâm của tụi mình).
+ Tâm Siêu thế là tâm của Thánh nhân.

=> Cái câu ai cũng có Phật tánh hay tâm mình là tâm Phật là sai. Không thể hiểu theo kiểu nghĩa đen như vậy.

- Tâm Siêu thế của Thánh nhân tạm thời không nhắc tới. Vì còn lâu mình mới có cái tâm đó.

- Tâm Hiệp thế tạm thời chia ra 2 :

+ Tâm Dục giới :
Là tâm của chúng sinh hưởng dục bình thường : con người, con thú, ngạ quỷ, địa ngục, súc sinh, chư thiên ( người trời còn hưởng dục hay trong cõi dục). Tâm này sẽ bàn sâu và tìm hiểu kĩ.

+ Tâm Đáo đại : Là tâm của người chứng đắc thiền sắc và vô sắc giới. Tâm này là tâm của người ly dục và nhàm chán dục. Mình cũng không có tâm này nên tạm bỏ qua luôn.

Hình ảnh sơ lược các cõi trong vũ trụ quan Phật giáo. Tâm mà mình cần lạm bàn và tìm hiểu kĩ là Tâm Dục giới thôi.

6NDl5un.jpg
 
Sửa lần cuối:
TÂM DỤC GIỚI

Mình hay nói tu tâm dưỡng tính. Mà hỏi tâm là gì cấu tạo ra sao thì không biết lấy gì mà tu. Tu là tu cái gì ?

Vì vậy t sẽ định nghĩa về tâm cõi Dục ( cõi người, chư thiên không thiền và 4 đường đọa).
Tâm cõi Sắc giới và Vô sắc giới tạm thời không bàn.

- Tâm dục giới gom gọn rất đơn giản là có 8 Tâm Thiện và 12 Tâm Bất Thiện. Từ mỗi Tâm đó sẽ cho ra Tâm Quả. Gọi tắt là nhân quả. Tâm Quả thì bản chất không có Thiện hay Ác, chỉ là kết quả của hành động trước đây.

- Tâm Thiện hay Tâm Bất thiện là nhân và Tâm quả là quả.

- Bài này chỉ giới thiệu sơ lược về cái gọi là Tâm Thiện và Tâm Bất Thiện chứ chưa đào sâu.

Thiện :

jOtG3Gi.jpg


Bất thiện :


nsROrzE.jpg

Tâm quả của thiện và bất thiện. Mỗi hành động thiện ác đều có 2 quả.

- Quả bình sinh :
là loại quả trổ trong đời sống của kiếp này hoặc 1 kiếp nào đó trong vòng luân hồi nếu ta còn tái sinh

- Quả tái sinh hay còn gọi là quả tục sinh ( Tâm đầu thai ) : Là loại quả mà là tâm thức để ta về thiện thú hay chốn sa đọa

- Quả Duy Tác là loại tâm quả của vị A La Hán. Cũng là làm thiện nhưng không để lại quả hay mầm móng tái sanh nào


iauy9nc.jpg

=> Tâm Duy tác hay còn gọi là Tâm Tố là Tâm của vị A La Hán. Tâm đó không thiện hay ác. Không gieo nhân hay để lại hậu quả gì cả.
-----

Khái quái các loại Tâm Dục Giới ( Tâm của tụi mình )

- 12 Tâm Bất Thiện :

8 Tâm Tham

qA6aYya.jpg


2 Tâm Sân

9Ur7XgQ.jpg


2 Tâm Si
htHYS2P.jpg

----------------------------

8 Tâm Thiện


ZCCsGLI.jpg



Pháp tất cả chia có 2: Pháp Tục Ðế & Pháp Chơn Ðế.
Pháp Chơn Ðế chia có 2: Pháp Vô Vi & Pháp Hữu Vi.
Pháp Hữu Vi chia có 2: Danh pháp & Sắc pháp.
Danh pháp chia có 2: Tâm & Tâm sở.
Tâm chia có 2: Tâm Siêu Thế & Tâm Hiệp Thế.
Tâm Hiệp Thế chia có 2: Tâm Dục Giới & Tâm Ðáo đại.

Tâm Dục Giới gồm 54:
12 Tâm Bất Thiện,
18 Tâm Vô Nhân và
24 Tâm Tịnh Hảo.



TâmCảm giácHợp tốTác Động
12 Tâm Bất Thiện
Tham
Tham
Tham
Tham
Tham
Tham
Tham
Tham
Hỷ
Hỷ
Hỷ
Hỷ
Xả
Xả
Xả
Xả
Tà Kiến
Tà Kiến
Ly tà
Ly tà
Tà Kiến
Tà Kiến
Ly tà
Ly tà
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Sân
Sân
Ưu
Ưu
Phẩn
Phẩn
Vô trợ
Hữu trợ
Si
Si
Xả
Xả
Hoài nghi
Phóng dật


8 Tham = 2 (Hỷ / Xả) x 2 (Tà / Ly tà) x 2 (Vô trợ / Hữu trợ)
2 Sân = 2 (Vô trợ / Hữu trợ)
2 Si = 2 (Hoài nghi / Phóng dật)



TâmCảm giácQuả
18 Tâm Vô Nhân
Nhãn thức
Nhãn thức
Nhĩ thức
Nhĩ thức
Tỷ thức
Tỷ thức
Thiệt thức
Thiệt thức
Thân thức
Thân thức
Tiếp thu
Tiếp thu
Quan sát
Quan sát
Quan sát
Xả
Xả
Xả
Xả
Xả
Xả
Xả
Xả
Khổ
Lạc
Xả
Xả
Xả
Xả
Hỷ
Bất thiện
Thiện
Bất thiện
Thiện
Bất hiện
Thiện
Bất thiện
Thiện
Bất thiện
Thiện
Bất thiện
Thiện
Bất thiện
Thiện
Thiện
Khai ngũ môn
Khai ý môn
Xả
Xả
Ứng cúng vi tiếuHỷ


8 = 4 căn (mắt tai mũi lưỡi) x 2 (Thiện / Bất thiện)
2 = thân thức x 2 (Khổ / Lạc)
2 = tiếp thu x 2 (Thiện / Bất thiện)
2 = quan sát Xả x 2 (Thiện / Bất thiện)
1 = quan sát Hỷ
3 = khai ngũ môn, khai ý môn, ứng cúng vi tiếu.



TâmCảm giácHợp tốTác động
24 Tâm Tịnh Hảo
Đại thiện
Đại thiện
Đại thiện
Đại thiện
Đại thiện
Đại thiện
Đại thiện
Đại thiện
Hỷ
Hỷ
Hỷ
Hỷ
Xả
Xả
Xả
Xả
Trí
Trí
Ly Trí
Ly Trí
Trí
Trí
Ly Trí
Ly Trí
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Đại quả
Đại quả
Đại quả
Đại quả
Đại quả
Đại quả
Đại quả
Đại quả
Hỷ
Hỷ
Hỷ
Hỷ
Xả
Xả
Xả
Xả
Trí
Trí
Ly Trí
Ly Trí
Trí
Trí
Ly Trí
Ly Trí
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Đại tố
Đại tố
Đại tố
Đại tố
Đại tố
Đại tố
Đại tố
Đại tố
Hỷ
Hỷ
Hỷ
Hỷ
Xả
Xả
Xả
Xả
Trí
Trí
Ly Trí
Ly Trí
Trí
Trí
Ly Trí
Ly Trí
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ
Vô trợ
Hữu trợ


8 = Đại thiện x 2 (Hỷ / Xả) x 2 (Hợp trí / Ly trí) x 2 (Vô trợ / Hữu trợ)
8 = Đại quả x 2 (Hỷ / Xả) x 2 (Hợp trí / Ly trí) x 2 (Vô trợ / Hữu trợ)
8 = Đại tố x 2 (Hỷ / Xả) x 2 (Hợp trí / Ly trí) x 2 (Vô trợ / Hữu trợ)




Trong 54 tâm Dục giới, có 45 tâm dành cho phàm phu và thánh Hữu Học, tám tâm Đại tố và Vi Tiếu chỉ là của riêng các vị A-la-hán.

Người Tam nhân ở cõi Dục giới nếu có đủ duyên lành đắc pháp Thượng Nhân (thiền định, Đạo Quả) thì khi tu thiền định tức thiền Chỉ tịnh (samathabhāvanā) họ vẫn có thể có được năm tâm thiện Sắc giới (rūpāvacarakusalacitta), bốn tâm thiện Vô sắc (arūpāvacarakusalacitta) và nếu tu Tuệ quán (vipassanabhāvanā) thì sẽ có đủ 40 tâm Siêu thế.
 
Sửa lần cuối:
TÂM SỞ ( SỞ HỮU TÂM)

Hay còn gọi là các thành tố cấu tạo nên một tâm. Tiếng anh là mental factor.

Khái quát thì có 52 tâm sở. Sẽ khái quát sơ lược toàn bộ và đi sâu và từng nhóm tâm sở sau.


CTh82di.jpg


Quan hệ của Tâm (CÁI TÔ KHÔNG) và Tâm sở (1 ĐỐNG TRONG TÔ)

JJUWHQq.jpg




Thế nào là tâm sở và quan hệ với tâm

Tâm lý chúng sanh của con người gồm tâm thiện và tâm ác (tâm bất thiện).

Tâm bất thiện: 1 cái biết + 13 tâm sở tợ tha trung tính + 14 tâm sở bất thiện

Tâm thiện: 1 cái biết + 13 tâm sở tợ tha trung tính + 25 tâm sở thiện

Bất cứ tâm nào cũng dựa vào căn nào đó trong 6 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) cùng với cảnh nào trong 6 cảnh (sắc, thanh, khí, vị, xúc, pháp). Và cộng thêm thứ ba là tâm sở nào đi cùng với nó.

Tâm sở giống như nguyên liệu của tâm – trong một viên thuốc cái thành phần tạo ra viên thuốc ấy là nguyên liệu. Từng cái thành phần tạo thành cái tâm đó gọi là tâm sở.

13 tâm sở trung tính là tâm không thiện, không ác. Giống như những chất phụ gia phải có để nấu một nồi canh. Dầu nấu canh khoai hay canh rau thì đều phải có những chất cơ bản đó là nước, muối và bột nêm.

Tất cả phiền não đày đọa chúng sinh như: tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi, hôn trầm, nghi hoặc, ghen tuông, ích kỷ, nhỏ mọn ... tất cả đều đi ra từ con số 14.

Tất cả những pháp tu mà xưa giờ vẫn thờ, lạy, xem nó là ghê gớm như thất giác chi, bát chánh đạo, tứ niệm xứ, ... đều đi ra từ con số 25.

Như vậy tu hành là anh rút củi bên đây đút qua lò bên kia. Phật với mình cùng giống nhau ở chỗ 1 cái biết + 13 tâm lợi tha. Nhưng Phật thì cộng thêm với 25 cái tịnh hảo, còn chúng ta thì cộng thêm 14 cái bất thiện.

-----------------------------------------------
-Tâm Sở Tợ tha (aññasamāna cetasika)

Có 13 tợ tha trung tính ( không thiện không ác
) và có mặt trong cả tâm thiện và bất thiện. Chia ra thì có 2 là Biến hành và Biệt cảnh.

+ Tâm sở Biến hành (sabbacittasādhāraṇa).


Biến là khắp nơi, hành là đi. Tâm sở Biến hành là loại tâm sở có mặt trong tất cả các loại tâm (sabbacittasādhāraṇa; chữ sādhāraṇa nghĩa là chung, công cộng).

Gồm có 7 là : Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Nhất hành, Mạng quyền, Tác ý.

+ Tâm sở Biệt cảnh (pakuṇṇaka cetasika).


Chữ pakiṇṇaka nghĩa là rời rạc, rải rác.

Đây là loại tâm sở chỉ hợp với tâm tùy theo có cảnh thích hợp, nên gọi là “Biệt cảnh”.
Những tâm sở Biệt cảnh này ví như những người tuy chung đoàn nhưng khác hoàn cảnh, khác cá tính, có những sở trường khác nhau.

Gồm có 6 là : Tầm, Tứ, Thắng giải, Cần (Tinh tấn), Hỷ, Dục.

aVpdXjc.jpg


--------------------------------------
14 Tâm sở Bất Thiện

- Tâm sở bất thiện là những tâm sở tạo ra những điều ác xấu, phiền não (kilesa), ô nhiễm (māla) khiến chúng sinh rơi vào khổ.

1- Nhóm Si phần có 4 tâm sở là:

- Tâm sở Si (mohacetasika),
- Tâm sở Vô tàm (ahiricetasika).
- Tâm sở Vô quý (anottappacetasika).
- Tâm sở Phóng dật (uddhaccacetasika).
Nhóm Si phần này còn gọi là tâm sở bất thiện biến hành vì hiện khởi trong tất cả tâm bất thiện.[2]

2- Nhóm Tham phần gồm 3 tâm sở là:

- Tâm sở Tham (lobhacetasika).
- Tâm sở Tà kiến (diṭṭhicetasika).
- Tâm sở Ngã mạn (mānacetasika).
Những tâm sở này có chung đặc tính là “dính mắc với cảnh”, không muốn xa lìa cảnh, chúng chỉ hiện hữu trong tâm tham, nên gọi là “nhóm tham”.

3- Nhóm Sân phần gồm 4 tâm sở là:

- Tâm sở Sân (dosacetasika).
- Tâm sở Ganh tỵ (issācetasika - Tật).
- Tâm sở Bỏn xẻn (keo kiết) (macchariyacetasika - Lận).
- Tâm sở Hối hận (kukucca cetasika).
Những tâm sở này có chung đặc tính là “không hài lòng đối tượng (cảnh)”, chúng chỉ hiện hữu trong hai tâm sân, nên gọi là “nhóm sân”.

4- Nhóm Hôn phần gồm 2 tâm sở là:

- Tâm sở Hôn trầm (thīnacetasika) và tâm sở Thụy miên (middhacetasika).
Hai tâm sở này có chung đặc tánh làm cho các pháp đồng sanh trở nên yếu đuối, lười nhát, rơi vào thụ động.

Nhóm Hôn phần chỉ hiện khởi trong những tâm bất thiện có “sự kích thích” (akusalasasaṇkhārikacitta), tức là chỉ có trong bốn tâm tham hữu trợ và tâm sân hữu trợ mà thôi.

5- Tâm sở Hoài nghi (vicikicchācetasika). Tâm sở này chỉ có trong tâm Si hợp hoài nghi.


kN11bVQ.jpg


Pāli có giải thích:

Akusalehi yuttanti = akusalaṃ: Hợp với những điều không tốt đẹp gọi là bất thiện.

Các Ngài giải thích bất thiện có 5 nghĩa:

- Bịnh hoạn (rogayattha).
- Không tốt đẹp (asundarattha)
- Không khôn khéo (achakattha).
- Lầm lỗi (savajjattha).
- Tạo quả khổ (dukkhavipākattha).
Gọi là bất thiện vì những tâm sở này có khuynh hướng tà vạy, khiến tâm lầm lạc rơi vào sự áp chế của chúng, để rồi cho quả khổ sau này.

Đức Phật có dạy:

“Disodisaṃ yaṃ taṃ kariyā.
Verī vā pana verinaṃ
Micchāpanihitaṃ cittaṃ.
Pāpiyo naṃ tato kare. [1]
“Kẻ thù hại kẻ thù.
Oan gia hại oan gia.
Không bằng tâm hướng tà.
Gây ác cho tự thân”

Sự tà vạy ở đây ám chỉ 10 điều ác là: Sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong dục, nói dối, nói ác, nói đâm thọc, nói nhãm nhí, tham ác, sân ác và tà kiến ác.

-------------------------------------------

Tâm sở Tịnh Hảo ( Thiện )

Gồm có 25 tâm sở tịnh hảo

Nhóm tâm sở Tịnh hảo gồm 25 tâm sở, chia làm bốn nhóm như sau:

- Nhóm tâm sở Tịnh hảo biến hành (sobhanasādharaṇā): Gồm 19 tâm sở.

- Nhóm tâm sở Ngăn trừ (virati): Gồm 3 tâm sở.

- Nhóm tâm sở Vô lượng (appamaññaya): Gồm 2 tâm sở.

- Và trí tuệ.


K3i5zeQ.jpg

1. Hỏi: Vì sao gọi là tâm sở Tịnh hảo? Có bao nhiêu tâm sở thuộc nhóm Tịnh hảo?

Đáp: Chữ sobhana nghĩa là chói sáng, rực rỡ. Những tâm sở nào làm tâm trở nên chói sáng rực rỡ, đưa đến tiến hóa, tâm sở ấy gọi là tịnh hảo (sobhana).

Sở dĩ gọi là sobhana vì những tâm sở này liên kết với ba căn thiện (mūlakusala) là vô tham, vô sân, vô si.

"Tīṇimāni, bhikkhave, kusalamūlāni. Katamāni tīṇi? Alobho kusalamūlaṃ; adoso kusalamūlaṃ; amoho kusalamūlaṃ.

"Này các Tỳ khưu! Có ba căn bản của thiện. Thế nào là ba? Không tham (alobha) là căn bản của thiện; không sân (adosa) là căn bản của thiện; không si (amoha) là căn bản của thiện...". [1]

Thế nào là thiện?

Theo Atthasālinī (sớ giải Bộ Pháp tụ), Ngài Buddhaghosa (Giác Âm) có giải thích [2] :

"Kusalanti kucchitānaṃ salanādīhi atthehi kusalaṃ:

Gọi là thiện, khi xuất hiện nó diệt trừ những điều tội lỗi (ādīna), xấu xa (kucchitā), đó là ý nghĩa (của) thiện.

Apica ārogyaṭṭhena anavajjaṭṭhena kosallasambhūtaṭṭhena ca kusalaṃ:

"Và thiện còn có những ý nghĩa khác là: Không có bịnh (ārogya), không có tội lỗi (anavajja), khởi lên khôn khéo (kosallasambhūta)".

Phụ Sớ giải (Ṭīkā) giải thích: Thiện có 5 nghĩa là :

1- Không bịnh (ārogya).

2- Tốt đẹp (sundarattha).

3- Khôn khéo (chaka).

4- Không tội lỗi (anavajja).

5- Có quả an vui (sukhavipāka).

Giải:

a- "Không bịnh". Ở đây chỉ cho "tâm lành mạnh", là tâm không bị tha hóa bởi những ô nhiễm từ bên ngoài vào. Ý nghĩa "không bịnh" hàm ý "hoàn hảo".

Ý nghĩa khác của "không bịnh" là những tâm sở này có thể dẫn đến Nípbàn (aroga là tên gọi khác của Nípbàn). Như Phật ngôn:​

"Ārogya paramā lābhā

Không bịnh là lợi tối thượng" [3] .

b- "Tốt đẹp". Vì phá hủy những điều ác xấu, thực hiện tích cực những việc lành như: bố thí, trì giới, tu thiền ...

c- "Khôn khéo": Tâm sở Tịnh hảo biết lách tránh những cạm bẩy dẫn đến thối đọa, như vị tỳkhưu thấy nguy hại của các trần cảnh (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) đáng hài lòng nên có tâm nhàm chán dục lạc, nhờ đó vị ấy tinh cần tu tập có thể chứng đạt thiền định hay Nípbàn.

Hoặc khi nhận cảnh không tốt đẹp, biết giữ tâm không cho rơi vào "khó chịu", đồng thời nương vào đối tượng (ārammaṇa - cảnh) không tốt đẹp ấy để đạt được những thành tựu tốt đẹp, như vị Tỳ khưu quán tử thi, quán thể trược ... chứng đạt Sơ thiền, phát triển tuệ quán thành tựu Đạo - Quả siêu thế, do đó gọi là khôn khéo.

Chữ Kosalla được Ngài Buddhaghosa giải thích: "Kosallaṃ vuccati paññā: Trí tuệ gọi là khôn khéo".

Ý nghĩa "khôn khéo " ở đây chỉ cho những tâm thiện hòa hợp với trí. Những tâm thiện ly trí không có được ý nghĩa này.

d- "Không tội lỗi". Khi có ba căn bản thiện phối hợp, tuy hành động về thân hay ngữ, tuy bề ngoài có vẽ không tốt đẹp nhưng không mang tội lỗi.

Như Trưởng lão Piliṇḍavaccha, vị trưởng lão được Đức

 
Sửa lần cuối:
Tâm Sở Tợ Tha - 7 Biến Hành

- Tiếp nối về chủ đề về tâm sở, t định nghĩa tâm sở tợ tha là nhóm tâm sở hỗ trợ, bổ trợ cho mọi thiện pháp cao quý nhất như t thành chánh quả hay ác nhất là ngũ nghịch đại tội ( giết cha, giết mẹ, làm Phật chảy máu, giết A la hán, chia rẽ tăng đoàn). Tất cả những việc làm thiện hay ác đều góp mặt tâm sở tợ tha.

- Bản chất tâm sở tợ tha là không thiện không ác. Tợ tha chia làm 2 là Biến Hành và Biệt Cảnh.

Biến Hành thì luôn xuất hiện khi thân, khẩu, ý tạo nghiệp ( nghiệp có 2 là thiện và ác, mỗi hành động lớn nhỏ đều tạo nghiệp).

Biến Hành
có 7 : Xúc - Thọ - Tưởng - Tư - Nhất Hành - Mạng quyền - Tác Ý

Biệt Cảnh có 6 : Tầm - Tứ - Thắng giải - Cần - Hỷ - Dục

Có 13 tợ tha trung tính ( không thiện không ác ) và có mặt trong cả tâm thiện và bất thiện. Chia ra thì có 2 là Biến hành và Biệt cảnh.

+ Tâm sở Biến hành (sabbacittasādhāraṇa).

Biến là khắp nơi, hành là đi. Tâm sở Biến hành là loại tâm sở có mặt trong tất cả các loại tâm (sabbacittasādhāraṇa; chữ sādhāraṇa nghĩa là chung, công cộng).

Gồm có 7 là : Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Nhất hành, Mạng quyền, Tác ý.

+ Tâm sở Biệt cảnh (pakuṇṇaka cetasika).
Chữ pakiṇṇaka nghĩa là rời rạc, rải rác.

Đây là loại tâm sở chỉ hợp với tâm tùy theo có cảnh thích hợp, nên gọi là “Biệt cảnh”.
Những tâm sở Biệt cảnh này ví như những người tuy chung đoàn nhưng khác hoàn cảnh, khác cá tính, có những sở trường khác nhau.

Gồm có 6 là : Tầm, Tứ, Thắng giải, Cần (Tinh tấn), Hỷ, Dục.


mqzCFEe.jpg

Dưới đây là định nghĩa khái niệm về 13 Tợ Tha:


- Xúc (phassa) là sự “va chạm” giữa tâm, cảnh và vật (vatthu).


VD: Chạm vào múi mít, nhìn múi mít, nghe múi mít nói, nghĩ về múi mít, hửi mùi của múi mít, liếm múi mít ....

Thông thường ở cõi năm uẩn, khi đề cập đến tâm sở Xúc là nói đến sự “gặp nhau” giữa ba pháp tâm, cảnh và vật. Thật ra chỉ cần tâm gặp cảnh là tâm sở Xúc hiện khởi cho dù ở cõi hữu tâm hay cõi năm uẩn.

Phassa xuất nguyên từ ngữ căn phas là “chạm vào”.

Như sự thấy là do nhãn vật, cảnh sắc và Nhãn thức gặp nhau. Khi cảnh sắc chiếu vào nhãn vật (cakkhhupasāda) vẫn chưa có tâm sở Xúc sanh lên vì tâm Hữu phần (bhavaṅgacitta) chưa chạm vào cảnh [1], bao giờ tâm Hữu phần chạm vào cảnh sắc, tâm sở Xúc mới sanh lên và Nhãn thức hiện khởi. Khi có tâm Nhãn thức sanh lên thì sự thấy mới hình thành.

Một người bị hôn mê bất tỉnh, người khác đụng chạm vào người, y cũng không biết, mặc dù khi ấy có sắc thần kinh Thân, có cảnh Xúc nhưng tâm hữu phần chưa “chạm cảnh” thì Thân thức chưa sanh, sự nhận thức “do đụng chạm” chưa có.

Điều này cho thấy vai trò quan trọng của tâm sở Xúc.

Tâm có tiếp xúc cảnh mới nhận rõ cảnh, ví như hai người có gặp nhau mới biết rõ diện mạo nhau trong hiện tại, diện mạo đã biết trong quá khứ không phản ánh trung thực trong thời hiện tại. Cũng vậy, tâm sở Xúc trong tâm hữu phần (ví như diện mạo trong quá khứ) là khác, tâm sở Xúc phát sanh lên (ví như diện mạo hiện tại) là khác. Tức là, tâm hữu phần chạm cảnh làm nảy sanh một tâm sở Xúc mới và một tâm “mới” phát sanh lên.

Nên Đức Phật có dạy: “Tất cả pháp lấy Xúc làm tập khởi” [2], nghĩa là khi Xúc sanh lên thì tất cả các pháp đồng sanh cùng sanh lên.

Do đó, không nên hiểu lầm”đụng chạm suông” là tâm sở Xúc (na saṅgatimatto eva phasso).

“Đụng chạm suông” là sự va chạm giữa sắc pháp với sắc pháp, như lá cây va chạm vào gió, 2 viên sỏi va chạm vào nhau .... Loại va chạm này không gọi là tâm sở Xúc, vì loại “xúc” này không biết cảnh.

Như cây cột chính nâng đỡ toàn thể sườn nhà, cũng vậy tâm sở Xúc có nhiệm vụ nâng đỡ các tâm sở khác đồng sanh lên.

Bà Rhys Davids có giải thích “Xúc có địa vị ưu tiên, vì được xem như khởi thủy của tư tưởng và như điều kiện tất phải có cho các tâm sở đồng phát sanh”. [3]

Tuy tâm sở Xúc được nêu lên trước tiên giúp các tâm sở khác cùng sanh lên, nhưng không có nghĩa là: “tâm sở Xúc sanh lên trước, các tâm sở khác sanh sau”.

Xúc tâm sở được ví như cây cột nâng đở rui, mè, kèo ... người ta sẽ nhìn cây cột trước tiên để đánh giá khả năng chịu lực của căn nhà. Cũng vậy, Xúc tâm sở được nêu lên trước để xác định sự hiện khởi của danh pháp.

Nói cách khác, Xúc tâm sở có nhiệm vụ nâng đỡ các pháp đồng sanh nên nó hiển lộ (không phải hiện khởi) trước tiên. Như Pāli có ghi:

- “Phassena phusitvā vedanāya vedayati saññāya sañjānāti ... (Một tâm) có sự chạm cảnh do Xúc, hưởng (cảnh) do Thọ, nhận ra (cảnh) do Tưởng, tạo tác do Cố ý (cetanā) ...”

Sở dĩ Xúc tâm sở được nêu lên trước tiên là vì:

- Để tiện cho việc giảng giải.
- Theo lý Duyên khởi: “Salāyatana paccayā phasso - sáu xứ duyên cho xúc”.

- Thọ : Là cảm giác của thân tâm khi tiếp xúc trần cảnh

Nếu kể 3 thì có khổ, lạc và xã ( không khổ không lạc)

Nếu kể 5 thì thân ( khổ và lạc), tâm ( hỷ và ưu) + xã ( ở cả thân và tâm)

VD : Bị cắm sừng thì đau khổ, ăn thấy ngon, nhìn múi mít thấy khoái, chạm múi mít thấy phê.


Vedanā xuất nguyên từ ngữ căn vid nghĩa là nhận lãnh. Pāli có giải như vầy:

“Vedayatīti = vedanā: Hưởng cảnh gọi là thọ”.

Cũng như Xúc, tâm sở Thọ là một trong những đặc tính chính yếu của tâm.

Thọ có nghĩa là “nhận lãnh” xem ra thích nghi hơn ý nghĩa “cảm giác”.

Đối với tinh thần, Thọ có ba trạng thái: vui (hỷ), buồn (ưu) hay thản nhiên (xả). Đối với thể xác Thọ có hai trạng thái: sung sướng (lạc) hay đau đớn (khổ).

Thọ thuộc về thân xác không có tầm quan trọng về phương diện đạo đức, nhưng cũng không thể xem thường vì nó tạo điều kiện (duyên) cho những hành động đạo đức hay phi đạo đức sau đó.

Như người bị đánh đau quá sẽ trở nên hung dữ đi đến phạm tội sát nhân...

Người thân an lạc, tâm tình hào phóng, khoáng đạt, hoặc đam mê khoái lạc ...

Thọ thuộc về tinh thần là điều kiện phát triển đạo đức, nếu hành giả nhận thức rõ tính chất thiện hay bất thiện của chúng.

Phật ngôn có ghi rằng:

“Somanassaṃ palaṃ devānaṃ inda duvidhena vadāmi sevitabbaṃ p’ asevitabbaṃ”.

- “Này Thiên chủ! Ta nói (thọ) hỷ có hai loại: một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa”. [6]

Tiếp theo Đức Phật dạy: loại thọ hỷ nào thân cận làm tăng trưởng thiện pháp thì nên thân cận, loại thọ hỷ nào làm bất thiện pháp tăng trưởng nên lánh xa.

Tương tự như thế:

Thọ ưu có loại nên thân cận, có loại nên tránh xa.

Thọ xả có loại nên thân cận, có loại nên tránh xa.

Chính hạnh phúc hay đau khổ mà chúng sanh nhận lãnh là tâm sở Thọ. Nói cách khác, tâm sở Thọ lãnh nhận đối tượng (cảnh), tâm sở Thọ mạnh mẽ vững vàng là do tâm sở Xúc trợ giúp.

Chính tâm sở Thọ nhận lấy quả lành hay quả dữ từ nghiệp (do tâm sở Tư - cetanācetasika ) tạo trong quá khứ hay chính trong hiện tại.

Ngoài tâm sở Thọ ra, không có một linh hồn (jīva) hay một tự ngã (atta) nào nhận lãnh quả của nghiệp đã tạo ra.

Cũng nên hiểu rằng: hạnh phúc (sukhaṃ) của Níp Bàn không có một uẩn nào hiện diện ở trong đó cả, mà tâm sở Thọ chính là thọ uẩn (vedanakkhandha), do đó không nên hiểu lầm có Thọ trong Níp Bàn.

Đức Phật dạy: “Nibbānaṃ paramaṃ sukhaṃ - Níp Bàn là lạc cao nhất” [7] .

Sukhaṃ (Lạc) ở đây không ám chỉ cho thọ, mà nói lên tình trạng “an ổn” tuyệt đối, do không bị luật vô thường biến đổi chi phốp, sự “an ổn” tuyệt đối ấy là hạnh phúc cao nhất. Ví như người biết rõ “bịnh này đã dứt khỏi, nó không còn sanh khởi lại nữa”, người ấy hân hoan. Bịnh không còn sanh trở lại nữa ví như Níp Bàn, nhận biết “bịnh không còn sanh lại” ví như tâm biết cảnh Níp Bàn và rõ ràng “sự hân hoan - ví như sukhaṃ” không ở trong “bịnh không còn sanh lại”, chính xác hơn “bịnh không còn sanh lại” làm duyên cho “hân hoan” sanh khởi. Tức là cảnh Níp Bàn làm duyên cho tâm Đạo hay tâm Quả Siêu thế nhận biết, từ đó nảy sanh Thọ (Hỷ hoặc xả). Ý nghĩa này càng rõ hơn khi chúng ta thấy “tâm Đạo hay tâm Quả Siêu thế Ngũ thiền không có thọ lạc (hỷ)”. Hoặc các vị Thánh A La Hán an trú trong Diệt thọ tưởng định để tạm thời hưởng sự Viên tịch (parinibbāna) trong 7 ngày và rõ ràng không có tâm sở Thọ trong sự viên tịch tạm thời ấy.

Có thể hiểu như vầy: “Thọ có thể hưởng cảnh Níp Bàn, nhưng Níp Bàn không hề có Thọ”.



- Tưởng : Là tâm sở nhớ lại, những gì ta biết do học hỏi, nghiên cứu từ sách báo, thầy cô, bạn bè ... đều là tưởng.

Hay thậm chí xài con iphone 15 là dựa trên kiến thức của iphone đời cũ rồi suy ra ... xài word 2013 từ kiến thức
các bản word cũ ... Bắn đc valorant nhờ kiến thức chơi game bắn súng trước đây ...

Hay khi nhìn một chiếc lá nhớ người xưa, nhìn mặt trời nhớ bài thơ, liên tương về điều gì đó cũng gọi là tưởng vậy.

=> Tưởng vừa là kiến thức ta biết và là sự kế thừa kiến thức lẫn nhau trong mỗi người.

Pháp nào có trạng thái nhớ lại, biết lại, pháp ấy gọi là tưởng.


Trưởng lão Sārīputta có dạy:

- “Sañjānāti sañjānātī’ti kho āvuso tasmā saññāti saññātī’ti. Này hiền giả! Nhớ biết, nhớ hiểu là tưởng” [1] .

Saññā từ ngữ căn saṃ + ñā: là biết.

Ngữ căn saṃ có rất nhiều nghĩa như: mất, suy nghĩ, yên lặng… Như vậy saññā là “biết cái đã mất”, hay saññā là “biết do nghĩ đến” hoặc saññā là “biết do (cái biết hiện tại) không có (yên lặng)”...

Ngoài ra, tùy theo đoạn văn mà saññā có nhiều ý nghĩa khác như māyāsaññā (ảo tưởng), vipallāsa saññā (nghịch tưởng hay điên đảo tưởng)...

Ở đây, Tưởng là sự nhận thức một vật gì đó, do nhớ lại một dấu hiệu đã từng biết như màu xanh, màu vàng, tiếng tru của chó rừng, tiếng hát quen thuộc của ai đó...

Tâm sở Tưởng ví như người giữ kho cho Đức vua, nhận ra thứ tài sản đã được cất giữ trong kho.

Hoặc ví như người thợ mộc nhận ra từng loại gỗ do đã biết những dấu hiệu của chúng.

Vậy nghĩa đơn giản nhất của saññā là: “nhận thức được những gì từng biết qua các giác quan”.

Saññā có thể hiểu là “tri giác” không?

Nếu “tri giác” được hiểu là: “hình thức nhận thức cao hơn cảm giác, phản ánh sự vật với đầy đủ biểu hiện bên ngoài”, thì “tri giác” tuy không lột hết ý nghĩa của saññā, nhưng cũng gần với saññā theo nghĩa thông thường. Vì sao? Vì không từ đó suy diễn ra thêm “một khái niệm nào khác”.

Như cảnh Níp Bàn không phải là pháp được biểu hiện bên ngoài, nhưng tâm đạo Dự lưu nhận cảnh Níp Bàn vẫn có tâm sở Tưởng. Đó là “tri giác cảnh Níp Bàn”.

Không nên hiểu “tưởng là tri giác” theo nghĩa triết học như các triết gia Bacon, Descartes, Spinoza và Leibniz đã dùng [2] .

Tưởng là một tâm sở rất quan trọng trong đời sống tâm linh, chính sự nhận thức “cái gì” đó qua dấu hiệu (nimitta) từng biết, nhận thức ấy có thể đúng, có thể sai. Biết bao lần ta té ngã chỉ vì “từng biết” miếng ván này vững chắc, nhưng hiện tại nó đã mục nát, biết bao lần ta nhầm lẫn người xa lạ là thân quen, chỉ vì họ có những nét “đã từng biết”, có lần ta rơi xuống hố chỉ vì “từng biết đám cỏ” phủ lên trên miệng hố...

Chính những “dấu hiệu đã từng biết” đưa đến suy luận rồi dẫn đến nhận thức sai, như cho rằng “mặt trời quay quanh trái đất” cũng do dấu hiệu “sáng mọc, chiều lặn”. Cũng do những “dấu hiệu kỳ lạ” của đất đá mà nảy sinh “tôn sùng linh vật”, cũng do những dấu hiệu “ủ rũ héo tàn” của cây cỏ khi người chăm sóc chúng mất đi, làm nảy sinh quan niệm “cây cỏ cũng có vui buồn”, cũng do dấu hiệu “hạnh phúc - đau khổ” dẫn đến quan niệm “ban thưởng hay trừng phạt của Đấng Tạo hóa vô hình ...

Tưởng có năng lực dẫn dắt tâm đi “lang thang” giữa muôn ngàn “sai - đúng” như thế, nên tưởng rất quan trọng trong hành trình tâm linh.

Chính Tưởng tích lũy những dấu hiệu để hình thành trí suy luận (trí tư), tưởng là nền tảng ban đầu cho tri thức, nếu như tưởng được đặt đúng hướng.

- Tưởng tri (sañjānāti) dẫn đến thức tri (vijānāti).
- Thức tri dẫn đến tuệ tri (pajānāti).
- Tuệ tri dẫn đến thắng tri (abhijānāti).
- Thắng tri dẫn đến liểu tri (pariññā).
 
- Tư : Là tâm sở quyết định, suy xét có làm gì đó không. Là tâm sở CHỦ ĐẠO cho việc tạo nghiệp.

Dựa vào câu Phật ngôn đã có Tư thì chắc chắn có nghiệp.

- Tư còn là khả năng tư duy hay trí tư


Nên ghi nhận rằng “ở đây chỉ nêu lên khía cạnh suy gẫm, không đề cập đến cái biết (nhận thức), vì nhận thức là lãnh vực riêng của Tâm, Tưởng và Trí.

Suy gẫm + nhận thức của trí và tưởng theo khuynh hướng thiện, đó là trí Tư.

Suy gẫm + nhận thức của trí và tưởng theo khuynh hướng bất thiện, đưa đến tà trí, tà kiến.


Tâm sở cetanā dịch là TƯ, là vì cả ba từ Citta, Cetasika và Cetanā đều xuất nguyên từ ngữ căn CIT là “suy gẫm, suy tư”.

Có ba loại suy gẫm: Suy gẫm biết cái “đang hiển lộ”, suy gẫm để biết cái “ẩn khuất” và suy gẫm để hành động.

Điều “ẩn khuất” có hai loại: đã xẩy ra, và đang xẩy ra nhưng còn bị che lấp.

Có câu chuyên ghi trongBổn sanh: Bồ tát quan sát những chi tiết đặc biệt trên đường đi, suy gẫm biết rắng “Có con voi cái đã đi qua (vì phân và nước tiểu voi nằm chung một chỗ), con voi chột một mắt (vì thấy cỏ một bên còn nguyên, trái lại bên kia đường thì xơ xát)... Đây là suy gẫm biết cái “ẩn khuất đã xẩy ra”.

Một người nhìn thấy ở xa có khói đen bốc lên dày đặc, y biết rằng “nơi ấy đang có hỏa hoạn", đây lả suy gẫm biết cái “đang xẩy ra bị che lấp”. Như vô thường là pháp đang hiện khởi, nhưng bị che lấp bởi si mê....


Tứ ý nghĩa của Tư tâm sở là:

- Trạng thái: Kích động đến các pháp tương ưng (cetayita lakkhaṇaṃ).
- Phận sự: Tập hợp các pháp tương ưng cùng hướng về cảnh (āyuhanarasā).
- Thành tựu: Có sự phối hợp, xếp đặt các pháp tương ưng (saṃvidhāna paccupaṭṭhāna).
- Nhân cần thiết: Có ba danh uẩn ngoài ra (sesakhandha padaṭṭhā).


- Nhất Hành : hay còn gọi là Định, là khả năng tập trung tư tưởng để hoàn thành điều gì đó và không bị các tâm khác xen lẫn vào.

Định còn có nghĩ là tập trung. Trên đời không ai làm gì mà không cần tập trung. Tùy mỗi người mà khả năng tập trung sâu hay nông, mạnh hay yếu. Kể cả đi đái cũng phải tập trung, nếu không tập trung sẽ đái ra ngoài bồn :d

Nhất hành hay Định khi tu tập sẽ là các tầng thiền.

Chúng ta có thể dùng bốn hình ảnh như sau để mô tả ba ý nghĩa trạng thái của tâm sở Nhất hành là:

Trên bàn (ví như cảnh) có nhiều đồng tiền bằng kim loại, có 4 hình ảnh như sau:

Hình ảnh 1: các đồng tiền rời rạc với nhau. Đây không phải là ý nghĩa của Nhất hành tâm sở.

Hình ảnh 2: Các đồng tiền được đặt sát vào nhau không có kẻ hở (như một vòng tròn). Đây là ý nghĩa thông thường của Nhất hành tâm sở.

Hình ảnh 3: Các đồng tiền được xếp thành bốn chồng, đặt sát vào không có kẻ hở với nhau. Đây là Nhất hành tâm sở ở giai đoạn cận định (upacārasamādhi).

Hình ảnh 4: trên bàn chỉ có một chồng đồng tiền và đồng tiền trên cùng ví như Định (samādhi).

Pāli có giải tự tiếng ekaggatā như sau:

- Ārammaṇa cittaṃ samaṃ ādhiyati = ekaggatā.

Giữ tâm quân bình (không lay động) trong cảnh, gọi là Nhất hành”.

Trong Mahāṭīkā có giải rằng:

“- Ādhiyatīti thapeti = ekaggatā.

Gìn giữ các pháp trên một đối tượng (cảnh), gọi là Nhất hành”
.

“- Sammā vā samadhāna mattaṃ eva vā etaṃ cittassāti = samādhi.

Thực tính giữ vững tâm và các pháp (tương ưng), gọi là Định”.


Tóm lại, tâm sở Nhất hành là pháp gìn giữ các pháp khác trụ vững trong cảnh.


Tứ ý nghĩa của tâm sở Nhất hành là:

- Trạng thái: Không loạn động đối với cảnh (avikhepalakkhaṇaṃ). Hay: Không chao động đối với cảnh (avisāralakkhaṇaṃ).
- Phận sự: Tập hợp các danh pháp đồng sanh (sahātānaṃ sampiṇḍanaraso).
- Thành tựu: Hiện bày sự yên lặng (upasama paccupaṭṭhāna).
- Nhân cần thiết: Yên vui (sukhapadaṭṭhāna).

Giải thích:

Trạng thái:
đặc tính của tâm sở Nhất hành trái với hoài nghi (vicikicca) và nhất là phóng dật (uddhacca). Khi gặp cảnh, vì có nhiều cách phân vân, lưỡng lự đối với cảnh, nên hoài nghi không thể trú vững trong cảnh, đã có nghi hoặc thì không thể có sự “kết dính” , “khắng khít” với cảnh được. Còn phóng dật lại có trạng thái lao chao, loạn động, nên cũng không trú vững trong cảnh và như thế cũng không có sự “kết dính” đối với cảnh.

Trái lại tâm sở Nhất hành có sự trú vững trong cảnh, chính sự “kết dính” với cảnh đã khiến cho Nhất hành có sự yên lặng, không bị loạn động trong cảnh, cho dù cảnh có rung động như thế nào đi nữa. Ví như mũi kim đính vào mảnh vải trên khung thêu, dù khung thêu có ngả nghiêng xoay chuyển như thế nào, mũi kim vẫn yên lặng tại chỗ đính vào. Đây là trạng thái của tâm sở nhất hành.

Cảnh được lắng yên thì Nhất hành càng tăng trưởng sức mạnh, khi cảnh hoàn toàn yên lặng thì tâm sở Nhất hành hiển lộ sức mạnh trở thành ĐỊNH (samādhi).

Phận sự: Khi tâm sở Nhất hành sanh khởi, nó tóm thâu những danh pháp đồng sanh “kết dính vào nhau” không cho rời rạc, phân tán. Ví như bụi bám trên đường lộ, một người muốn quét bụi cần phải lấy nước rảy trên mặt đường, bụi sẽ kết dính vào nhau và bụi sẽ không bay tung tóe khi bị quét. Hay ví như những cánh hoa được kết dính vào nhau bởi sợi chi, khi gặp gió các cánh hoa không bị rời rạc tung bay.

Nước có tác dụng”gom thâu” bụi dính vào nhau, không cho bụi bay tung tóe khi quét, sợi chỉ có tác dụng kết dính những cánh hoa, không cho các cánh hoa rời rạt khi gặp gió như thế nào, thì tâm sở Nhất hành có tác dụng “gom thâu” các danh pháp đồng sanh với nó dính chặt vào nhau như thế ấy. Đây là phận sự của tâm sở Nhất hành.

Thành tựu của tâm sở Nhất hành được hiện rõ dưới trí tuệ của bậc hiền trí hoặc của hành giả khi quán xét về danh- sắc.

Tâm được yên lặng trú vững trong cảnh, ví như ngọn lửa đứng yên, không lay động ở nơi lặng gió. Đây là sự thành tựu của tâm sở Nhất hành, tức là khi ấy Nhất hành có sức mạnh gom giữ các pháp đồng sanh, không cho bị tán loạn từ một hấp lực nào khác.

Nhân cần thiết của tâm sở Nhất hành là sukha (an lạc), nghĩa thông thường của sukha là an vui, hạnh phúc.

Nhưng ở đây cần nên hiểu là sự an vui này (sukha) đối nghịch với hoài nghi và phóng dật.

Lẽ thường, người có sự an vui ở thân, tâm tư người ấy dễ dàng yên lặng.

Đức Phật có dạy: “thân yên lặng dẫn đến tâm yên lặng, tâm yên lặng dẫn đến phiền não yên lặng”.



- Mạng quyền : Giúp duy trì, bảo tồn đời sống một tâm trong 1 sát na qua 3 giai đoạn sanh - trụ - diệt.

Định là sự tập trung còn mạng quyền là sự gom lại và duy trì hoạt động đó. Ví dụ như đọc sách thì tập trung còn mạng quyền là duy trì sự tập trung đọc sách trong từng sát na.


Phân tích từ jīvitindrya được jīvita + indriya = jīvitindriya.

Gọi là jīvita (mạng) vì bảo tồn đời sống danh pháp tồn tại ba sátna (khaṇa): sanh - trụ - diệt.

Pāli có giải như vầy:

“Jivanti sahājāta dhammā etenāti = jivitaṃ: Gìn giữ các pháp đồng sanh được tồn tại, gọi là Mạng”.

Gọi là indriya (quyền) vì có khả năng cai quản, kiểm soát các pháp đồng sanh cùng làm một phận sự.

Pāli có giải rằng;

“Indanti parama issariyaṃ karoṇtīti = indriyāni: Đang thực hiện nhiều sự kiểm soát cao nhất, gọi là quyền”.

Kết hợp hai từ trên trở thành jīvitindriya nghĩa là “cai quản sự tồn tại của các pháp, gọi là Mạng quyền”.

Có hai loại Mạng quyền là danh Mạng quyền (nāma jīvitindriya) và sắc Mạng quyền (rūpa jīvitindriya).

Danh Mạng quyền bảo tồn đời sống danh pháp tồn tại 3 sátna tiểu.

Sắc Mạng quyền bảo tồn đời sống sắc pháp tồn tại 51 sátna tiểu (= 17 sátna tâm). Trong đó sát na Sanh là sátna khởi đầu, sátna Diệt là sát na thí7 51 (sátna cuối cùng), sátna Trụ gồm 49 sátna ở giữa.

Sắc Mạng quyền là loại sắc do nghiệp tạo, tuy thảo mộc cũng có sự sống nhưng không có loại sắc Mạng quyền này, chúng tồn tại là do sự vận chuyển của sắc thời tiết (utusamuṭṭhānarūpa) và sắc vật thực (āhārarūpa) riêng của chúng, chúng không có sắc do Tâm tạo hay do Nghiệp tạo.

Đối với chúng sanh hữu tình cõi năm uẩn, danh - sắc Mạng quyền đồng sanh với tâm Tục sinh (tâm khởi đầu kiếp sống - paṭisandhiviññāṇa), đồng diệt với tâm Tử (tâm cuối cùng chấm dứt một kiếp sống- cuticitta). Nên hiểu rằng: Danh - sắc Mạng quyền được tồn tại trong kiếp sống đó, không có nghĩa là chúng thường hằng, không bị hoại diệt trong suốt thời gian tuổi thọ của chúng sanh ấy, chúng vẫn phải sinh diệt liên tục, khi Mạng quyền này diệt đi, một Mạng quyền khác sanh lên, “cả hai Mạng quyền ấy giống nhau như là một”, do đó nói rằng “loại Mạng quyền này tồn tại suốt trong kiếp sống của chúng sanh ấy”.


- Tác ý : quan tâm, hướng đến điều gì đó và là nền tảng cho tâm sở Tư ( Chủ ý)

Ví dụ lâu lâu thoáng nhớ con ghệ, lâu lâu thoáng nhục vì chuyện ngu quá khứ. Nhìn con đường xưa nhớ tới em đi gọi là tác ý tới vấn đề.

Phân tích từ manasikāra được là: manasi + kāra.

Manasi là nơi tâm, nơi ý.

Kāra là làm, tạo tác. Có giải tự như sau:

“Kiriya = kāro: Sự làm ra, gọi là tác.

Theo nghĩa từng từ thì manasikāra là “việc làm của ý” dịch là tác ý. Nghĩa là hướng tâm (chú ý) đến đối tượng, cũng giống như bánh lái đưa con thuyền đến mục tiêu. Tâm không có Tác ý ví như con thuyền không có bánh lái, con thuyền sẽ mãi lênh đênh trên mặt nước, không thể định hướng đâu là bến đâu là bờ.

Có hai loại định hướng: định hướng đúng và định hướng sai.

Định hướng đúng được gọi là yoni so manasikāra (như lý tác ý), định hướng sai là ayoni so manasikāra (phi như lý tác ý).

Đức Phật có dạy: “Này các tỷ kheo, vị tỷ kheo với tâm bị đặt sai hướng, có thể đâm thủng vô minh, làm minh sanh khởi, có thể chứng đạt Níp Bàn, sự tình này không xảy ra. Vì cớ sao? Này các tỷ kheo, vì tâm bị đặt sai hướng….

Này các tỷ kheo, vị tỷ kheo với tâm được đặt đúng hướng, có thể đâm thủng vô minh tâm đặt đúng hướng có thể xuyên thủng vô minh, làm minh sanh khởi, có thể chứng đạt Níp Bàn, sự tình này có xảy ra. Vì cớ sao? Này các tỷ kheo, vì tâm được đặt đúng hướng“
. [5]

Bài kinh trên cho thấy: chính tâm sở Tác ý đã hướng tâm, nếu tâm đặt đúng hướng thì mang đến nhiều lợi ích.

Như lý tác ý là gì?

Theo nguyên nghĩa: Yoni là trung tâm, Tập Sớ giải thích là “nguyên nhân”, là “duyên - điều liện tạo ra”. So là đúng đắn, hiệp theo phương pháp. Yoni so là đúng theo phương pháp, “chú ý đúng theo phương pháp” là chú ý vào nguyên nhân, vào duyên, vào nhân quả. Một đôi khi “như lý tác ý” được dùng như nghĩa “trí tuệ”.

Vậy, như lý tác ý là hướng tâm về nhân duyên của các pháp, chú ý đến thực tính pháp.

Chính như lý tác ý này rất quan trọng, tất cả thịện pháp đều nương sanh từ đó, đồng thời cũng từ như lý tác ý mà tăng trưởng.

“Ta không thấy một pháp nào khác, này các tỷ kheo, do pháp ấy các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các tỷ kheo như “như lý tác ý” [6]

Và:

“Do như lý tác ý, này các tỷ kheo, các giác chi chưa sanh được sanh khởi và các giác chi đã sanh đi đến tu tập viên mãn.” [7]

Phi như lý tác ý là gì? Là không lưu ý đến những gì liên quan đến nhân- duyên, nghiệp quả hay không chú ý đến những thực tính pháp.

Chính tâm sở Tác ý này là thành phần quan trọng, nó khiến cho tâm rơi vào ảnh hưởng của ác- bất thiện pháp bằng phi như lý tác ý hay khiến cho tâm làm bạn với thiện pháp bằng như lý tác ý.

Ta không thấy một pháp nào khác, này các tỷ kheo, do pháp ấy các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi và các pháp thiện đã sanh được đoạn tận, này các tỷ kheo như “phi như lý tác ý” (sđd).

Một ý nghĩa khác của tâm sở Tác ý là: “làm thành cảnh cho tâm”. Có ba loại tác ý là:

- Tác ý làm thành cảnh (ārammaṇa) cho tâm, đây là việc làm của tâm sở Tác ý.
- Tác ý làm thành lộ tâm (cittavīthi), đây là việc làm của tâm Hướng ngũ môn (xem Tâm vấn đáp).
- Tác ý làm thành đổng lực (javana), đây là việc làm của tâm Hướng ý môn.

Pāli có giải về “tác ý làm thành cảnh cho tâm” như sau:

“Ārammaṇa manasipaṭpādāyatīti = ārammaṇapaṭipādako.

Làm thành cảnh cho tâm, gọi là tác ý thành cảnh”
. Tức là tâm sở Tác ý.

Như vậy, tâm sở Tác ý có hai tính chất: chú ý đến cảnh và tạo thành cảnh cho tâm.
 
Sửa lần cuối:
Tâm sở Tợ Tha - Tợ Tha Biệt Cảnh

Gọi là Biệt Cảnh vì không nhất thiết phải có mặt như Biến Hành mà là tùy lúc có lúc không
. Còn lúc nào có lúc nào không thì tùy trường hợp.

Tâm sở Biệt cảnh gồm có sáu tâm sở là: Tầm, Tứ, Thắng giải, Cần, Hỷ và Dục.


----------------

- Tầm và Tứ : nếu Tầm là hướng tâm đến đối tượng thì Tứ là trụ vào đối tượng đó. Ví tâm sở Tầm là con ong đi tìm nhụy thì Tứ là con ong khi đã thấy nhụy và bám lên hút mật. Hay nói cách khác thì Tầm là tìm còn Tứ là bám, trụ lại với đối tượng.


2 tâm sở này luôn song hành và là 2 trong số 5 chi thiền của thiền chỉ samatha. Ngoài ra Tầm còn là Chánh Tư Duy trong 8 chánh đạo.

Hỏi: Thế nào là tâm sở Tầm (vitakkacetasika)?

Đáp:


Từ ngữ vitakka là do vi + ngữ căn takk.

Vi là đặc biệt, ngữ căn takk là suy gẩm, suy tư, suy nghĩ.

Vitakka (tầm) nghĩa là tìm kiếm cảnh cho tâm.

Pāli có giải như sau: “vitakkanam. = vitakko: cách tìm kiếm(cảnh), gọi là tầm”.

Rất khó tìm một từ ngữ chính xác để dịch chữ vitakka, từ ngữ này có rất nhiều nghĩa sai biệt, khi dùng trong tạng Kinh (sutta pitaka) thì vitakka dùng theo nghĩa “tư tưởng, tìm kiếm”, còn trong tạng Luận (abhidhamma pitaka) thì vitakka dùng theo nghĩa chuyên môn là “nâng cao các tâm sở đồng sanh” hay “áp đặt tâm và các tâm sở đồng sanh trên một đối tượng”.

Giữa hai tâm sở Tác ý (manasikāra cetasika) và tâm sở Tầm (vitakkacetasika) có nét giống nhau: “hướng về cảnh hay tìm đối tượng”, nhưng có nét khác nhau là: Tâm sở Tác ý hướng các pháp đồng sanh đến đối tượng, còn tâm sở Tầm thì “ném (pakkhipantoviya)” các pháp đồng sanh đến đối tượng. Học viên nên ghi nhận rõ hai đặc tính này.

Hỏi: Thế nào là tâm sở Tứ (vicāracetasika)?

Đáp:


Chữ vicāra là do vi = căn car.

Vi
nghĩa là đặc biệt, căn car nghĩa là “đi lang thang bất định”.

Vicāra trong tạng Luận là một thuật ngữ mang ý nghĩa “suy xét trên một đối tượng (cảnh)” hay “dán áp tâm trên đối tượng một cách đặc biệt”,vicāra được dịch là Tứ.

Hai tâm sở Tầm - Tứ có những nét rất giống nhau, gần như chúng hổ trợ cho nhau rất mật thiết.

Trong Tạng Kinh khi đề cập đến Nhị thiền, Đức Phật dạy: “Vị Tỷ kheo chứng và trú Nhị thiền, một trạng thái hỷ lạc không tầm không tứ, do định sanh”.

Trong Tạng Luận, Đức Phật dạy:

Savitakkasavicāra dhammā. - Tất cả pháp có tầm có tứ
Avitakkavicāramattā dhammā. - Tất cả pháp không tầm có tứ.
Avitakkāvicārā dhammā. - Tất cả pháp không tầm không tứ.
[5]

Vì sao có sự khác biệt này?

Vì trong Tạng Kinh Đức Phật Ngài nhắm đến tâm quả cho tái sanh về cảnh giới, cả hai loại: tâm quả Nhị Thiền (không tầm có tứ) và tâm quả Tam thiền (không tầm không tứ) đều đưa tái sanh về cõi Nhị thiền, cao nhất là cõi Quang Âm thiên. Nên trong Tạng Kinh, Đức Phật chỉ đề cập đến “Nhị thiền không Tầm không Tứ”.

Còn trong Tạng Luận, Đức Phật dạy theo thực tính pháp (sbhavadhamma), nên Ngài nêu rõ từng trạng thái tâm: tâm Nhị thiền không Tầm có Tứ, tâm Tam thiền không Tầm cũng không có Tứ.

Hành giả nên nhận định đúng rõ ràng đặc tánh của tâm sở Tầm và tâm sở Tứ.

Tầm ví như con ong hướng đến cánh hoa sen (là cảnh), còn Tứ ví như khi đến cánh hoa sen rồi thì bay vòng quanh cánh hoa để quan sát, nên Tứ đôi khi còn được dịch là “suy tư”. Hoặc ví dụ như sau: Tiếng chuông đầu tiên là Tầm, tiếng chuông ngân là Tứ.

Pāli có giải thích: “Vicāranaṃ = vi cāro: Kềm giử cảnh gọi là Tứ”

- Thắng giải : Là quyết định, quyết đoán làm việc gì đó. Trên đời này không có ai làm gì mà không có sự quyết đoán. Kể cả việc chia tay, cắm sừng, ngoại tình, đâm cha chém chú thì cũng có sự quyết định làm điều đó. Không có một đại thiện nghiệp hay đại ác nghiệp long trời lở đất nào mà không có Thắng giải ( quyết định) trong đó.

Ngoài ra Thắng giải còn là Quyết Định Ba la mật trong Thập Độ.
Hỏi: Thế nào là tâm sở Thắng giải (adhimokkha cetasika)?

Đáp
:

Adhimokkha = adhi + căn muc (phóng thích). Adhi: cao tột.

Nghĩa thông thường của adhimokkha là “phóng ra đến nơi cao tột”.

Adhimokkha dịch là Thắng giải nghĩa là “thoát ra nghi hoặc”.

Pāli có giải:

“Imam’eva’ti sanniṭṭhāna karanaṃ = adhimokkha: làm vững chắc “điều ở đây”, gọi là Thắng giải.

Thắng giải ví như “quyết định” của quan tòa vì có tính vững chắc không lay chuyển.

Thắng giải được hiểu như “một phán quyết sau cùng (adhi)”.

Ở đây, “sự phán quyết” chỉ nêu lên khía cạnh “thoát ra sự lưỡng lự, phân vân”, không đề cập đến khía cạnh “đúng hay sai” của quyết định ấy. Tính chất “đúng hay sai” chẳng liên quan gì đến Thắng giải cả.

Tâm sở Thắng giải là loại tâm sở Tợ tha, khi nó hợp trong tâm bất thiện (trừ tâm si hợp Hoài nghi) chính khi ấy tâm sở Hoài nghi không thể có mặt được. Vì Thắng giải có khả năng áp chế hoài nghi cảnh. Nói cách khác, Thắng giải quyết định “đây là cảnh”, không có sự phân vân: “Đây là cảnh hay không phải là cảnh nhỉ?” và thế là hoài nghi không thể sanh khởi. Ngược lại trong tâm Si hợp Hoài nghi, do sức mạnh Hoài nghi nên không thể có tâm sở Thắng giải, Hoài nghi có hai trạng thái: Hoài nghi thông thường (là hoài nghi cảnh) và hoài nghi pháp thực tính.

- Tinh Tấn hay Cần : Là tâm sở siêng năng làm gì đó dù là thiện hay ác. Kể cả một thằng há miệng chờ sung thì nó cũng phải siêng nằm lì ở đó chứ :d

Cần còn là Tấn căn - Tấn lực trong 5 căn - 5 lực, Cần trong 4 thần túc, Cần giác chi trong 7 giác chi, 4 chánh cần hay Chánh Tinh Tấn trong 8 chánh đạo.

Hỏi: Thế nào là tâm sở Tinh tấn (viriya cetasika)?

Đáp
:

Tinh tấn là sự cố gắng tiến tới, là sự siêng năng liên tục.

Chữ viriya là do căn aj + īr.

Căn aj nghĩa là đi, vi thay cho aj + īr = vi+ īra = vīra (hoặc vira).

Vīra nghĩa là cương quyết, anh dũng, nên viriya được định nghĩa là “hành động của người anh hùng (vīrānaṃ bhāvo kammaṃ)”.

Viriya còn có nghĩa: “thực hiện đúng theo phương pháp (vidhinā īrayitabbaṃ pavattetabbaṃ vā).

Đồng nghĩa với viriya là những từ như: ussāhana (cố gắng cần mẫn), paggaha, paggahana (cố gắng, sử dụng hết sức mình), upatthambhana (trợ giúp, nâng đỡ).

Viriya ví như viên dũng tướng lâm trận, anh dũng lướt tới, bất chấp nguy hiểm để tiêu diệt đối phương, bảo vệ đoàn quân của mình. Cũng vậy, tinh tấn là trạng thái lướt tới đến áp đảo những nghịch pháp, bảo vệ các pháp đồng sanh.

Hay ví như căn nhà hư cũ, nhưng vẫn đứng vững nhờ có cây cột chống đỡ. Cũng vậy viriya chống đở, ủng hộ các pháp đồng sanh không cho lui sụt trước những nghịch pháp

Các vị Luận sư cho rằng ý nghĩa ussāha (cần mẫn, siêng năng) gần nhất với viriya và có giải thích rằng:

“Udukkhasābho sahanaṃ = ussaha: Đủ sức chịu đựng khó khăn, gọi là siêng năng”.

Tinh tấn có hai loại là: tà tinh tấnchánh tinh tấn.

Tà tinh tấn là cố gắng, kiên trì tạo ra những ác nghiệp, hay cương quyết duy trì những tri kiến sai lệch. Tức là sự tinh tấn trong các bất thiện tâm.

Tà tinh tấn ví như tên tướng cướp uy mảnh, xông lướt đến để chiếm đoạt tài vật phi pháp.

Đối nghịch với tà Tinh tấn là chánh Tinh tấn, đó là tinh tấn trong các thiện pháp. Chánh tinh tấn bao hàm nhiều lãnh vực như:

Trong lãnh vực trừ diệt ác pháp, làm sanh khởi và tăng trưởng thiện pháp nó được gọi là Chánh cần (sammappadhāna).

Trong lãnh vực nâng đỡ, làm nền tảng cho các thiện pháp, nó được gọi là Cần như ý túc (viriyiddhipāda).

Trong lãnh vực cai quản, điều hành các pháp đồng sanh siêng năng, dũng mảnh. Ví như viên tướng ra lệnh cho tướng sĩ dưới quyền cùng xông trận với mình. Nó được gọi là Tấn quyền (viriyindriya) một trong năm quyền.

Trong lãnh vực có sức mạnh, không giao động trước nghịch pháp lười nhát, nó được gọi là Tấn lực (viriyabala).

Trong lãnh vực dẫn đến giác ngộ, được đến chứng đắc Níp Bàn, nó có tên là Tấn giác chi (viriyabojjhaṅga).

Trong lãnh vực diệt nghiệp luân hồi khi chứng đạt Níp Bàn, nó có tên là Chánh tinh tấn (sammā vāyāna).

Như vậy, những ý nghĩa như: “chuyên cần, kiên trì, chịu đựng, cố gắng hết sức mình” xem như sát nghĩa với viriya (tinh tấn) nhất.

- Hỷ : Hỷ là vui mừng, Hỷ này khác tùy hỷ vì hỷ này chưa chắc là thiện vì nhiều khi mình đâm cha chém chú mình vui, mình cắm sừng hay ngoại tình mà mình vui. Mình lừa thầy phản bạn mà mình vui vậy. Cái vui này vừa là vui của thiện pháp, vừa là vui của ác pháp tùy trường hợp.

Cái này còn gọi là Hỷ giác chi nếu xài đúng.

Hỏi: Hãy giải thích tâm sở Hỷ (pīti cetasika)?

Đáp:


Hỷ (pīti) là sự vui thích với cảnh. Pāli có giải tự như vầy:

“Pinayatīti = pīti (thích thú với cảnh, gọi là hỷ)”.

Pīti xuất phát từ ngữ căn pi là hoan hỷ, thích thú, hân hoan.

Sự hoan hỷ thích thú này không phải là thọ hỷ (somanassavedanā), hay thọ lạc (sukhavedanā).

Tâm sở Hỷ như là điềm báo trước cho thọ lạc sanh khởi.

Tâm sở Hỷ là sự hân hoan đối với cảnh, khác với thọ hỷ là “nhận lãnh cảnh với sự thích thú”. Có ví dụ minh họa như sau:

Một người đến thăm bạn thân, gặp lại nhau người bạn rất vui bảo với người kia rằng: “Anh nán đợi giây lát, tôi bảo người nhà sắp bày tiệc rượu. Chúng ta cùng nhau hàn huyên tâm sự”.

Nghe lời ấy, người kia vui thích (ví như trạng thái tâm sở Hỷ), khi thọ dụng buổi tiệc tẩy trần, người ấy càng thích thú (ví như tâm sở Thọ hỷ). Ý nghĩa này cho thấy, tâm sở Hỷ là sự thích thú trong lãnh vực tinh thần, còn Thọ hỷ là sự thích thú khi thọ dụng và Thọ lạc chính là sự thọ dụng của Thọ hỷ tăng trưởng vững mạnh, nó thấm nhuần khắp châu thân.

Tâm sở Hỷ có ba loại:

- Hỷ bất thiện là “thích thú ao ước được thọ dụng cảnh”.
- Hỷ thiện thì hân hoan trước những đối tượng là pháp tánh tốt đẹp.

Ví như người vui thích trước sự thành công của người khác (Hỷ thiện), người thư hai thì vui thích được thụ hưởng sự thành công ấy (Hỷ bất thiện). Đây là hai khía cạnh sai biệt của hai loại tâm sở Hỷ.

- Hỷ “không thiện cũng không bất thiện”, đây là tâm sở Hỷ của bậc Thánh Vô lậu.


- Dục : là mong muốn , là ước muốn bình thường không thiện không ác. Người VN rất dị ứng chữ Dục này hoặc nghe là nghĩ bậy bạ nhưng thực chất nó rất bình thường. Ví dụ : Dục tốc bất đạt - cái gì mà muốn lẹ lẹ dễ không được lắm.


Muốn ăn, muốn ngủ, muốn ngồi thiền, muốn nghe kinh cũng là dục. Muốn sát sanh, trộm cắp, tà dâm, chửi rủa người ta cũng là dục. Dục nó đi liền với mọi sinh hoạt của chúng sinh.

Dục còn là Dục Như ý túc của 4 thần túc.

Hỏi: Thế nào là tâm sở Dục (chandacetasīka)?

Đáp
:

Chanda (dục) xuất phát từ ngữ căn chad: là ao ước, mong cầu.

Đặc tính của chanda (dục) là “ý muốn làm” (kattukamyatā), giống như với tay muốn nắm lấy đối tượng. [12]

Tâm sở Dục là sự thích hợp với cảnh, có thể dịch Chanda là “sự tầm cầu, sự mong cầu”.

Giữa tâm sở Dục và tâm sở Tham (lobhacetasika) có sự khác biệt là:

Tâm sở Dục là “sự ao ước suông” đối với cảnh, với điều chưa có. Còn tâm sở Tham thì “bám chặt” cảnh hay bám chặt điều đã hoặc đang có.

Tâm sở Dục không mang tính chất đạo đức, chỉ là sự mong ước suông, nhưng kết hợp theo cảnh có thể trở thành bất thiện, là thiện hay không thiện cũng không bất thiện.

Còn tâm sở Tham luôn luôn có tính bất thiện, mang tính chất đạo đức xấu.

Dục (chanda) có ba loại là:

1- Kāmacchanda (Dục dục): là sự tầm cầu năm trần cảnh (sắc, thinh, hương, vị, xúc) tốt đẹp hay những pháp khả ái trong dục giới như: Vua, quan Đại thần, chư thiên …

Dục dục (hay tham dục) chính là một trong năm pháp triền cái (nīvaraṇa). Đây là một loại “ao ước xấu”, đưa đến kết quả tai hại.

2- Tác dục (kattukamyatā chanda): là sự “ý muốn làm”. Đây là sự “mong mỏi” của vị A La Hán đối với chúng sanh, vị A la hán “mong” chúng sanh thoát khỏi khổ, nên các Ngài có “ý muốn trợ giúp” chúng sanh bằng cách giảng pháp, hoặc tạo điều kiện cho chúng sanh thoát khỏi khổ do sự cúng dường đến các Ngài hay đảnh lễ các Ngài.

Câu chuyện của công tử Maṭṭakundali đảnh lễ Đức Thế Tôn bằng ý, mệnh chung sanh về Thiên giới [13] , hay Trưởng Lão Kassapa, Trưởng Lão Sāriputta thường nhập thiền Diệt, sau đó quán xét tìm người hữu duyên để tế độ.

Những việc làm của các vị Thánh A La Hán không xuất phát từ “mong cầu hưởng thụ” cũng không xuất phát từ “mong cầu được thắng đạt” mà chỉ là “ý muốn làm”.

3- Dhammacchanda (Pháp dục): là “mong cầu” đạt được pháp thượng nhân như thiền định, đạo quả siêu thế, Níp Bàn.

Chính Pháp dục là nền tảng cho sự thành tựu những thiện pháp, đồng thời làm tăng trưởng những thiện pháp ấy cho đến khi viên mãn.

Chư vị Bồ Tát dù là Bồ Tát Thinh văn, Bồ tát Độc giác hay Bồ Tát Chánh Đẳng giác đều xuất phát từ Pháp dục này. Chính pháp dục này khiến Thái tử Siddhattha lìa bỏ dục lạc thế tục xuất gia để tìm đạo thoát khổ.

Pháp dục chính là Dục như ý (chandiddhipāda).

Đức Phật có dạy: “tất cả pháp lấy dục (chanda) là nền tảng” [14] . Nghĩa là: “những mong cầu lạc thế gian, do tham dục làm nền, những mong cầu Thượng nhân pháp do Pháp dục làm nền, những việc làm của vị Thánh vô lậu là do Tác dục là nền”.

Như vậy: Dục dục là bất thiện, Pháp dục là thiện, Tác dục là “không thiện cũng không bất thiện”
 
Sửa lần cuối:
Tâm sở Bất Thiện - Tâm Si ( Si phần )


HỎI: Vì sao gọi là tâm sở bất thiện?

ĐÁP:


Tâm sở bất thiện là những tâm sở tạo ra những điều ác xấu, phiền não (kilesa), ô nhiễm (māla) khiến chúng sinh rơi vào khổ.

Pāli có giải thích:

Akusalehi yuttanti = akusalaṃ: Hợp với những điều không tốt đẹp gọi là bất thiện.

Các Ngài giải thích bất thiện có 5 nghĩa:

- Bịnh hoạn (rogayattha).
- Không tốt đẹp (asundarattha)
- Không khôn khéo (achakattha).
- Lầm lỗi (savajjattha).
- Tạo quả khổ (dukkhavipākattha).
Gọi là bất thiện vì những tâm sở này có khuynh hướng tà vạy, khiến tâm lầm lạc rơi vào sự áp chế của chúng, để rồi cho quả khổ sau này.

Đức Phật có dạy:

“Disodisaṃ yaṃ taṃ kariyā.
Verī vā pana verinaṃ
Micchāpanihitaṃ cittaṃ.
Pāpiyo naṃ tato kare. [1]
“Kẻ thù hại kẻ thù.
Oan gia hại oan gia.
Không bằng tâm hướng tà.
Gây ác cho tự thân”

Sự tà vạy ở đây ám chỉ 10 điều ác là: Sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong dục, nói dối, nói ác, nói đâm thọc, nói nhãm nhí, tham ác, sân ác và tà kiến ác.


SGca9Os.jpg

Đầu tiên chúng ta sẽ đi vào nhóm Si phần trước.

LfQm71W.jpg


- Si : là vô minh, ngốc nghếch trước vạn sự, trước cuộc đời này. Cái gì pha một chút bất thiện bèn có 1 chút ngốc nghếch ngây dại trong đó. Gọi nôm na là si.

Trong 12 Duyên khởi thì Vô Minh từ gốc của Si hình thành. Nói cách khác thì Si có tính đậm đặc hơn Vô Minh. Nói theo ngôn ngữ thế gian là ngu lâu dốt bền hơn.

Về tâm sở Si.

Do mê muội, lầm lạc, nên tâm rơi vào ảnh hưởng bất thiện như tham, sân, ganh tỵ, bỏn xẻn, hoài nghi... từ đó khiến chúng sanh làm tất cả những điều ác.

Những ác pháp được thực hiện là do tâm bất thiện điều sử, trong đó có Si là cội rễ (mūla).

Trong tất cả các pháp bất thiện thì vô minh là bất thiện lớn nhất, Đức Phật có dạy:

“Vô minh là đỉnh đầu
Hãy hiểu biết như vậy”[3].


:

“Này các tỷ kheo, phàm có những pháp bất thiện nào, tất cả đều lấy vô minh làm cội rễ (mūla).”[4]


- Vô tàm và Vô úy : Là sự ghê sợ tội lỗi và hổ thẹn với tội lỗi.

Do không hổ thẹn (ahirika) khi thực hiện việc ác(tội lỗi), đồng thời không hề run sợ (anottappa) hậu quả của việc làm tội lỗi, nên chúng sanh thực hiện được mọi điều ác.

“Này các tỷ khưu! Hai pháp đen( ke kaṇhā), thế nào là hai? Không hổ thẹn (tội lỗi) và không ghê sợ (tội lỗi). Các pháp này, này các tỷ kheo là hai pháp đen.

Này các tỷ kheo, hai pháp này là hai pháp trắng, thế nào là hai? Hổ thẹn tội lỗiGhê sợ tội lỗi là hai pháp trắng.

Này các tỷ khưu, hai pháp trắng này che chở cho thế gian. Nếu hai pháp trắng này không che chở cho thế gian thời không chỉ được (na paññāyetha) đây là mẹ hay là em, chị của mẹ hay đây là vợ của anh hay em của mẹ, hay đây là vợ của thầy hay đây là vợ của các vị tôn trưởng.

Và thế giới sẽ đi đến hỗn loạn (sambhedaṃ), như giữa các loài dê, loài gà vịt, loài heo, loài chó, loài giả can....”
[5]

Đoạn kinh trên cho thấy, nhờ có Hổ thẹn tội lỗi và Ghê sợ tội lỗi nên thế gian này không rơi vào hổn loạn, chính không hổ thẹn tội lỗikhông ghê sợ tội lỗi khiến thế gian này đi đến hổn loạn, không có nề nếp rõ rệt, không có sự phân biệt rõ ràng.

Nói cách khác, hai tâm sở Vô tàm và Vô quý hành động theo bản năng thiên về khuynh hướng của tham, sân. Do vậy, hai tâm sở này được xếp vào tâm sở bất thiện biến hành.

Phóng dật : Tâm tán loạn, phóng lung tung, không tập trung vào cái cần và phóng đến cái không cần. Hay giới trẻ hay dùng là overthinking chẳng hạn là 1 dạng phóng dật hay hoài nghi.

Tâm yên tịnh khiến thân - ngữ yên tịnh, bởi “ý làm chủ, ý tạo” [6], khi ấy chúng sanh không thể làm điều ác. Như lời Phật dạy:

“Santaṃ tassa mamaṃ hoti.
Santa vācā ca kamma ca...

“Tâm trầm tĩnh, ngôn ngữ trầm tĩnh, hành động trầm tĩnh...”.[7]


Khi nào tâm loạn động, khi ấy tâm mới hướng về bất thiện, chính tâm sở Phóng dật (uddhacca) làm cho tâm trí con người loạn động, khiến cho những bất thiện pháp xuất phát từ tham, sân... hiện bày rõ rệt.

Do đó tâm sở Phóng dật (uddhacca) có mặt trong tất cả bất thiện tâm.

Pāli có kệ rằng:

Akusalesu pana moho
Ahirikaṃ anottappaṃuddhaccaṃ cetti
Cattāro me cetasikā sabbākusalasādhāraṇā
Sabbesu pi dvādasākusalesu labhanti.

“Si, Vô tàm, Vô quý, Phóng dật. Bốn tâm sở này là bất thiện biến hành, những tâm sở này được tìm thấy trong tất cả 12 tâm bất thiện”[8].

Chi tiết về Tâm sở Bất Thiện
 
Tâm sở Bất Thiện - Tham Phần


HỎI: Thế nào là tâm sở Tham phần? Tham phần có bao nhiêu tâm sở?.

ĐÁP:


Những Tâm sở nào có trạng thái dính mắc vào cảnh, được gom lại thành một nhóm và định danh là “nhóm tâm sở Tham phần”.

Những tâm sở này có chung trạng thái không muốn buông lìa “cái nó có được”. Ví như người nhặt được ngọc quý, y không muốn buông ra, chỉ muốn đem cất giữ.

Nhóm tham phần gồm ba tâm sở: Tham (lobha), tà kiến (diṭṭhi), ngã mạn (māna).

Tâm sở Tham có trạng thái bám vào những pháp tốt đẹp, hay những cảnh trần mỹ diệu để hưởng thụ khoái lạc qua các giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân.

Tam sở Tà kiến thì khắn khít với quan điểm sai lệch với chân pháp.

Tâm sở Ngã mạn thì thích thú nắm giử những điều đặc biệt mà mình có.


tad16vf.jpg



- Tham : là tâm luyến ái, bám chấp vào đối tượng. Nói theo 12 Duyên Sinh thì Tham nặng là ÁI -> Dẫn đến chấp Thủ và mạnh nữa là Hữu.

Thế nào là tâm sở Tham (lobhacetasika)?

ĐÁP:


Lobha (tham) từ ngữ căn LUBH nghĩa là bám chặt vào, xiết chặt lại.

Pāli có giải tự như sau:

“lubhatīti = lobha: Bám chặt vào, gọi là tham”.

Khi nhận lãnh một điều tốt đẹp nào đó, tâm không muốn buông lìa, đó là do ảnh hưởng của tâm sở Tham, nên Đức Phật có dạy: “Chánh pháp còn phải bỏ huống chi là tà pháp”.

Đối với một số pháp tốt như giới hạnh, thiền tịnh... Hành giả cần thực hành chứ không nắm giữ (upādāna), ví như người đi trên đường không dừng lại trên đường.

Cũng vậy, giới - định - tuệ là con đường dẫn đến Nípbàn, nếu dừng lại trên đường sẽ không đến được mục đích.

Đức Puṇṇa Mantāniputta có trả lời Đức Sāriputta (Xálợiphất) rằng:

“Anupādā parinibbānatthaṃ: Không nắm giữ khi viên tịch”. [44]

Chữ upādāna (nắm giữ) là một dạng khác của tham, upādāna là tham một cách tích cực.

Tham là một trong ba căn bản bất thiện, nó đưa đến hại mình, hại người, hại cả hai.

Tham làm cho người ấy trong hiện tại đau khổ, trong tương lai rơi vào khổ cảnh. Đức Phật có dạy:

“Này các Tỷ kheo, với ai có lòng tham, bị lòng tham chinh phục, tâm không được tự chủ (pariyadumacitto), vu cáo người khác đau khổ (asata dukkhaṃ upadahati), bằng cách sát hại, trói buộc, tịch thu tài sản, mắng nhiếc...Như vậy, nhiều ác bất thiện pháp sanh ra từ tham, duyên khởi từ tham, tập khởi từ tham” Và:

“Người bị ác pháp do tham chinh phục, ngay trong hiện tại sống đau khổ với tổn hại, với ưu não, với nhiệt não. Sau khi thân hoại mệnh chung, được chờ đợi là ác khổ cảnh.”[45]


Một số danh từ khác chỉ cho những khía cạnh khác nhau của tham là: Pema (tình thương), taṅhā (ái dục), rāga (khát ái, đắm nhiễm), piya (yêu dấu, thương mến) kāya (sự thân yêu)...

- Pema (tình thương) có hai loại: tình thương đúng đắn như con thương cha mẹ, cha mẹ thương con, các người thân trong gia tộc như anh chị em thương nhau... Loại tình thương này không rơi vào đắm nhiễm trong dục lạc, có thể xem như một hình thức của tâm từ.

Loại tình thương thứ hai rơi vào đắm nhiễm trong dục lạc, như tình thương vợ chồng, tình thương giữa nam - nữ... Đây là tình thương của tham, gọi là “quyến luyến (rati)” hay “ái luyến”.

Trong tạng Luật có câu truyện: Có hai mẹ con cùng xuất gia trong Giáo pháp này, mẹ là Tỳ khưu ni, con là Tỳ khưu. Do thương mến nhau nên hai mẹ con không thể xa rời nhau và cuối cùng đi vào thông dâm.

Cho dù là tình thương đúng (tâm từ), nếu quá nhiều hay quá mạnh cũng dẫn đến bất thiện sân, còn nói chi đến “quyến luyến”, như Phật ngôn:

“Pemato jāyati soko.
Pemato jāyati bhayaṃ....
“Thương yêu sinh sầu khổ?.
Thương yêu sinh lo sợ...”

Kệ ngôn này nhắc đến câu truyện bà Thánh nữ Visākhā sấu muộn khi vừa mất người cháu thân yêu.[46]

- Rāga (khát ái hay nhiễm đắm). Vải bị màu thấm vào làm mất màu sắc lúc ban đầu, cũng vậy tâm bị năm trần cảnh thấm vào làm mất đi sự trong sáng lúc ban đầu, gọi là nhiễm như Phật ngôn:

“Này các tỳ khưu, tâm này là sáng chói, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ ngoài vào.”[47]

Vải không thể buông bỏ màu, cũng vậy, tâm không thể buông bỏ các trần cảnh hay pháp khả lạc, khả ái, gọi là đắm.

Và chữ virāga còn hàm ý chỉ cho Nípbàn, vì không còn nhiễm hay chìn trong thế gian

- Tà Kiến : là những quan điểm bậy bạ mà bản thân mình thấy ngộ ngộ hay hay và cho là đúng dù không hợp lẽ đời lẽ đạo.

Thường tà kiến chia làm 2 : Thường Kiến và Đoạn Kiến

HỎI: Thế nào là tâm sở Tà kiến (diṭṭhicetasika)?

ĐÁP:


Diṭṭhi từ ngữ căn DIS là thấy, biết, diṭṭhi thường được hiểu là “quan niệm, quan điểm, quan kiến”.

Khi diṭṭhi đi chung với tính từ sammā, thành sammā diṭṭhi là chánh kiến. khi đi chung với micchā thành micchādiṭṭhi là tà kiến, khi diṭṭhi đi đơn độc được hiểu là “ám chỉ tà kiến”.

Tà kiến là sự thấy sai lệch với sự thật, tức là nhận thức với một quan điểm không đúng với thực tính pháp (sabhāvadhamma).

Pāli có giải thích như sau:

“Micchā passatīti = diṭṭthi: Thấy sai lệch (với chân pháp), gọi là (tà) kiến.”

Thực tính pháp ở đây là nói đến bàn chất của pháp hữu vi, tất cả pháp hữu vi đều có ba thực tính: vô thường, khổ và vô ngã, ngoài ra còn có một số pháp hữu vi khác mang tính “không trong sạch” như thân thể chúng sanh, các phiền não...

Tà kiến là nhìn thấy các pháp ấy trái ngược lại, như vô thường cho là thường, khổ cho là lạc, vô ngã cho là ngã, không trong sạch cho là trong sạch.

Này các tỳ khưu, sự kiện này không xẩy ra, không có được: “Một người thành tựu (chánh) kiến có thể chấp nhận (upagaccheyya) các hành là thường còn”, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các tỳ khưu, kẻ phàm phu có thể chấp nhận các hành là thường còn, “sự kiện này có xảy ra”.

.... “Một người thành tựu (chánh) kiến có thể chấp nhận các hành là lạc”, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có thể xảy ra, này các tỳ khưu, kẻphàm phu có thể chấp nhận các hành là lạc, “sự kiện này có xảy ra”.

... “Một người thảnh tựu (chánh) kiến có thể chấp nhận các hành là ngã”, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có thể xảy ra, này các tỳ khưu, kẻ phàm phu có thể chấp nhận các hành là ngã, “sự kiện này có xảy ra”[52]


Và:

“Trong vô thường, tưởng thường.
Trong khổ, tưởng là lạc.
Trong vô ngã, tưởng ngã,
Trong bất tịnh, tưởng tịnh.
Chúng sanh đến tà kiến.
Tâm động, tưởng tà vọng (khittacitta, visaññino).
Bị ma trói buộc chặt,
Không thoát khỏi ách nạn.”
[53]
Tà kiến có hai loại:

- Sự thấy sai thông thường: như nhầm lẫn người nam ra người nữ, viên ngọc là viển sỏi đẹp hay viên sỏi đẹp là viên ngọc ... loại tà kiến này vô hại.

- Sự thấy sai đặc biệt: Tức là thấy sai các thực tính của pháp hữu vi, đồng thời có sự “tin chắc” vào sự thấy - biết sai lệcch này (thuật ngữ gọi là chấp kiến hay kiến thủ - upādānadiṭṭhi), còn gọi là tà tín (micchā saddhā).

Hoặc chấp nhận một chủ thuyết sai lạc và tin rằng “đây chính là chân lý” ngoài ra là hư ngụy.

Như tin có một Đấng Thượng đế tạo ra thế gian, tin có một linh hồn (jīva) thường hằng ...

Loại tà kiến đặc biệt, nói gọn có thì có hai: Thường kiến (sassatadiṭṭhi) và đoạn kiến (ucchedadiṭṭhi).

Nếu phân tích rộng thì có đến 62 loại tà kiến, như Đức Thế Tôn đã thuyết giảng bài kinh Phạm võng (Brahmajālasutta) trong Trường bộ I (Dīghanikāya).

Có hai duyên trợ cho tà kiến sanh khởi là:

a- Chấp nhận một quan điểm sai lầm của người khác. Tức là, qua sự rao giảng của người khác, hay thân cận với người có sự nắm giữ tà kiến rồi nghe người ấy thuyết phục.

b - Không có sự suy xét sâu xa tế nhị, có sự suy xét theo thông tục thường tình ở đời.

“Này chư tỷ kheo, có hai duyên khiến tà kiến sanh khởi. Thế nào là hai? Tiếng nói của người khác (parato) và không như lý tác ý.”[54]

Theo bản Sớ giải, “tiếng nói người khác (parato ghoso) có hai ba loại:

- Do truyền thuyết từ xưa lưu lại.

- Do suy luận siêu hình, rồi đem rao giảng đến người khác, người nghe tin theo.

- Các thiên nhân nói lại, như đạo sĩ Asita nghe thiên nhân báo tin “Bồ tát chánh giác xuất hiện”.

Tiếng nói của người khác làm duyên khiến tà kiến khởi sanh, đó là “những lời hư ngụy, không đúng sự thật theo chân pháp”.

Đức Phật có dạy:

“Này các Kālāmā, chớ có tin vì nghe theo trruyền thuyết (anussavena), chớ có tin vì theo truyền thống (paramparaaya), chớ có tin vì nghe người ta nói (itikiraaya), chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình (lakkahetu)...”[55]

Và Đức Phật dạy:

- “Nhưng này các Kālāmā, khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là bất thiện, các pháp này là có tội, các pháp này bị người có trí chỉ trích, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận (samattā, samādinnā), đưa đến bất hạnh khổ đau”, thời này Kālāmā, hãy từ bỏ chúng....

- Này các Kālāmā, khi nào tự mình biết như sau: “Các pháp này là thiện, các pháp này không có tội, các pháp này không bị người có trí chỉ trích, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận, đưa đến hạnh phúc an lạc”, thời này Kālāmā hãy đạt đến và an trú.(sđd).


- Ngã mạn : là sự so sánh. Kể là 3 : so sánh hơn, so sánh bằng, so sánh thua.
Kể rộng là 9 : bản thân thua mà nghĩ thua, thua mà nghĩ hơn, thua mà nghĩ bằng ... từ đó kể ra 9.

HỎI: Thế nào là tâm sở Ngã mạn (mānacetasika)?

ĐÁP:
Māna xuất nguyên từ ngữ căn man, ngữ căn “man” có nhiều nghĩa như:

- Chập lên nhau, chồng lên nhau (abhāse).[113] Nên māna (ngã mạn) là sự so sánh “điều mình có” với điều người khác có.

- Hiểu biết, tư tưởng (ñāṇa). Khi có sự hiểu biết điều tốt đẹp của mình, tâm tự hào, trở thành māna, nhất là khi có những tiếp đầu ngữ ava hay ati:

Ava + căn man = avamaññati (khinh thường, xem thường, khinh dễ) (sđd).

Ati + căn man = ati maññati (tự phụ, khinh thị, cao ngạo).(sđd).

Atimāna là sự kiêu căng, tự phụ.

- Cứng mạnh, nâng đở, ủng hộ (thambha). Ở đây dùng theo nghĩa cứng mạnh, nên māna còn có nghĩa là: bạo ngược, cứng rắn.

Ngoài māna ra, một số danh từ khác cũng dùng để chỉ cho ngã mạn là: akaṅkara (sự ngạo mạn), ketukamyatā (sự khoe khoang), paggaha (nâng cao), unnati (tự mãn, nổi lên, tăng cao) ...

Như vậy, ngã mạn là tự hào, tự mãn, ngạo mạn khinh thường kẻ khác, khía cạnh khác của ngã mạn là “tự ti, mặc cảm”.

Pāli có giải thích như sau:

“Seyyomasmīti ādinā maññatīti = māno.
Tự hào điều mình có hơn người, gọi là ngã mạn.”

Sự tự hào này có hai phương diện:

- Đối với bên ngoài (ngoại phần) thường tỏ ra kiêu căng, tự đắc, ngạo mạn.

- Đối với bên trong thì hãnh diện điều mình có được, như lá cờ (ketu) gặp gió sẽ phần phật tung bay, nên Đức Phật dạy:

- “Này các thấy tỳ khưu, thế nào vị tỳ khưu bậc Thánh, đã hạ cây cờ xuống?...

- Này các tỳ khưu, ở đây, vị tỳ khưu đã đoạn trừ ngã mạn...[114]


Có lần Đức Anuruddha tỏ ý tự hào về Thiên nhãn thông mà Ngài đã chứng đạt, Ngài nói với Đức Sāriputta rằng:

- Thưa hiền giả Sāriputta, với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, tôi có thể nhìn một ngàn thế giới như nhìn một vật trong lòng bàn tay...

- Này hiền giả Anuruddha, hiền giả suy nghĩ như sau: “Với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, tôi có thể thấy ngàn thế giới”, đây là kiêu mạn của hiền giả
.[115]
 
Tâm sở Bất Thiện - Sân Phần


HỎI: Tâm sở sân (dosa cetasika) ra sao?

ĐÁP
:

Do sa (sân) xuất nguyên từ ngữ căn Du là khó chịu, buồn rầu.

Theo quan niệm thông thường “sân” là cách thức “nóng nảy” của tâm. Thật ra, “phẩn nộ” hay “nóng nảy” chỉ là trạng thái thô thiển của tâm sở sân, trạng thái trung bình của tâm sở sân là buồn rầu (soka), khóc than (parideva), khó chịu (domanassa), đau đớn xác thân (dukkha) và trạng thái vi tế của tâm sở sân là “không hài lòng”, “không an lạc”, “không thích thú”, “không hân hoan”.

Những từ ngữ chỉ cho tâm sở sân là: hiṃsa (sát hại), palāsa (ác ý hay thù oán), kodha (phẫn nộ), soka (buồn rầu), parideva (than khóc – than thở, khóc), domanassa (khó chịu), dukkha (khổ ).

- Sát hại (hiṃsa) là sự khó chịu lên đến cực điểm, hoàn toàn không hài lòng với đối tượng, ở giai đoạn này tâm không hề chần chừ khi hủy diệt đối tượng.

Chính vì không chịu đựng nổi đối tượng (cảnh), bị đối tượng áp chế, khi hủy diệt xong đối tượng, tâm như thoát ra sự áp chế, nên bộc phát trạng thái hài lòng, thỏa thích khi “chướng ngại” không còn. Đó là lý do vì sao một người sát hại xong kẻ thù, y thích chí cười vang hoặc vô cùng thỏa mãn.

- Ác ý (palāsa), phẫn nộ (kodha) cũng là trạng thái khó chịu cao độ trước cảnh, nhưng tâm còn có thể chịu đựng được. Ác ý hay phẫn nộ nếu không được kềm chế, sẽ dẫn đến sát hại.

Kềm chế được ác ý, phẫn nộ, được xem là tốt. Đức Phật có dạy:

“Yo ve uppatitaṃ kodhaṃ.
Rathaṃ bhandaṃ’va dhāraye.
Taṃ ahaṃ sārathiṃ brūmi.
Rasmiggāho itaro jano.
“Ai chận được phẫn nộ.
Như dừng xe đang lăn.
Ta gọi người đánh xe.
Kẻ khác, cầm cương hờ.”

Kệ ngôn trên được Đức Phật dạy, nhân câu truyện: Một vị tỳ khưu đốn cây để làm liêu thất, cội cây ấy của một nữ thiên nhân. Vị tỳ khưu vô tình làm con nàng bị thương, thiên nữ phát sanh sự phẫn nộ, toan sát hại vị tỳ khưu, nhưng nàng kịp thời kềm chế được, và đi đến trình câu truyện lên Đức Thế Tôn. [131]

- Sợ hãi (bhaya), khiếp đảm (bherava) là một dạng khác của tâm sân. Cả hai đều phản ánh tâm trạng không hài lòng với cảnh.

Sợ hãi phát xuất từ cảnh bên trong, như kẻ trộm cảm thấy sợ hãi khi nghĩ đến hình phạt của vua quan.

Còn khiếp đảm xuất phát từ cảnh bên ngoài, như một người thấy cảnh tra tấn, hành hạ tội nhân. Hoặc như người một mình trong rừng vắng, cảm thấy sợ hãi lẫn khiếp đảm.

Có những sợ hãi (khiếp đảm) là duyên phát sinh các thiện pháp, như cảm thấy sợ hãi đối với 4 khổ cảnh hay những hình phạt của vua quan, nên tránh xa tội lỗi, làm những việc phước thiện.

Trái lại có những sợ hãi (khiếp đảm) khiến bất thiện pháp đang sanh lên được tăng trưởng, như người quá sợ hãi khi thấy tánh mạng hoặc tài sản bị đe dọa, y trở nên liều lĩnh, hung bạo lao vào mọi việc ác để hủy hoại đối tượng đe dọa y (sợ quá hóa liều).

Chính Đức Phật khi còn Bồtát, Ngài cũng có những khiếp đảm khi ở trong rừng Uruvela, nhưng Ngài khác với chúng sanh khác là khi kinh hoàng thì đổi tư thế như bỏ chạy... riêng Ngài vẫn giữ nguyên tư thế và chú niệm diệt trừ khiếp đảm ấy.

“Này Bàlamôn! Trong khi ta đi kinh hành qua lại, sợ hãi, khiếp đảm ấy đến. Này Bàlamôn, ta không đứng, ta không ngồi, ta không nằm; nhưng ta trừ diệt sự sợ hãi, khiếp đảm ấy trong khi ta đi kinh hành qua lại”[132].

lRtl1Ir.jpg


- Sân: Tức giận, nóng nảy, khó chịu, bực bội trước ngoại trần và nội trần.

Ví dụ : Nhìn mặt thằng kia thấy ghét là hữu trợ, về nhà nhớ tới cái mặt nó ghét lần nữa là vô trợ do lúc đó không ai làm gì mình.

HỎI: Tứ ý nghĩa của Tâm sở Sân ra sao?

ĐÁP:

Tâm sở sân có bốn ý nghĩa là:

- Trạng thái: Làm cho thân tâm thô tháo (caṇḍikka lakkhaṇa).

- Phận sự: Thiêu đốt (hủy hoại) cảnh (nissaya dāha raso).

- Thành tựu: Phạm tội (hay tạo nghiệp ác bất thiện) (dussanapaccuppaṭṭhano).

- Nhân cần thiết: thiếu hiểu biết (hay thiếu lý trí) (upaṭṭhānakārapaccupaṭṭhānā).

Giải:

- Trạng thái:

Chữ caṇḍikka = caṇḍa = ikka, caṇḍa là thô lỗ, cộc cằn, hung bạo.

Ikka xuất phát từ chữ accha [134], accha là “chói sáng, rực rỡ, không che đậy..”

Caṇḍikka là “không che đ6ạy sự thô lỗ”, “rực rỡ sự thô lỗ”...

Tâm sở Sân là cách không hài lòng, khó chịu với đối tượng (cảnh) nên điều sử thân hành, ngữ hành để hủy diệt đối tượng, do tính cách xúc chạm cảnh mạnh mẽ nên nảy sinh sự khua bày rõ rệt, ví như hai thanh sắt chạm nhau sẽ phát ra âm thanh.

Sự biểu lộ thân hay ngữ thô lỗ (thô bạo) là một trong những trạng thái của tâm sở Sân, ngoài ra về ý thì: Tâm trở nên thô cứng, rắn rỏi.

Điều dễ nhận thấy là: Khi tâm sân cường mạnh thì người này bất chấp đạo lý (tâm rắn rỏi), hay khi có sự khó chịu với người nào thì không thể có tình thương với người đó (tâm thô cứng).

Nên ghi nhận rằng: “Khi sân sinh khởi thì không thể có tình thương, nhưng không có tình thương không hẳn là tâm sân, một người không thương người xa lạ nhưng không hẳn khó chịu với người ấy.

Phận sự:

Chữ nissaya là “nương tựa”, tâm sinh lên do nương vào cảnh, thiêu đốt (dāha) (nơi) nương tựa là thiêu đốt cảnh, hay hủy diệt đối tượng.

Tâm sở Sân khi sanh lên, luôn luôn có tính không hài lòng đối tượng và chỉ muốn tiêu hủy những gì (cảnh) mà nó không hài lòng.

Vì rằng: Tâm sở sân không bám víu cảnh[135], nó không có tình cảm, tâm sở sân chỉ thấy những khuyết điểm của đối tượng, nên nảy sinh “không hài lòng” với đối tượng.

Chính vì thế “hủy diệt cảnh” là phận sự của tâm sở Sân, ví như người thấy bộ y phục tuy mới, nhưng thấy dơ bẩn dù chút ít thì không muốm mặc.

Thành tựu:

Hành giả quán sát thân ngữ, thấy rõ sự thô thiển của nó và thấy thân ngữ này trở thành thân hành ác, ngữ nói ác. Hành giả hiểu biết đó là sự thành tựu của tâm sở Sân.

Thân vi phạm vào: sát sanh, trộm cắp.

Ngữ vi phạm vào: nói dối, nói hai lời (đâm thọc), nói ác... Đó là sự thành tựu của tâm sở Sân.

- Tật : Hay gọi nôm na là tật đố, đố kỵ, ganh tỵ, tị hiềm. Nghĩa là không muốn ai được cái gì. Nhìn người ta giàu có hơn mình mình ghét, khôn hơn ghét, địa vị quyền lực hay có trái chuối củ khoai mà mình không có nên mình ghét.

HỎI: Tứ ý nghĩa của tâm sở Ganh tỵ (tật đố) là gì?

ĐÁP
:

Tứ ý nghĩa của tâm sở Ganh tỵ là:

- Trạng thái: Ganh ghét sự thành đạt tài sản của người khác (aññasampatti ussāyana lakkhanā).

- Phận sự: Không hài lòng (khi thấy) người khác có tài sản tốt đẹp (parasampattiyā anabhirati rasā).

- Thành tựu: Quay lưng với sự thành đạt của người khác (parasampatti vimukhatā paccupaṭṭhāna).

- Nhân cần thiết: Là sự thành đạt (của) người khác (parasampatti padaṭṭhānā).

Giải:

- Trạng thái:


Chữ aññasampatti = añña (cái khác) + sampatti (thành đạt)

usāyana = usu (khó chịu)+ āyana (có lợi đắc)

Ganh tỵ là sự khó chịu khi thấy người khác thành tựu những lợi đắc, hay không hài lòng trước sự thành công (của người) khác.

Sự khó chịu này phát sanh theo hai cách:

- Vì thấy thành tựu của mình thua kém trước sự thành công của người khác nên khó chịu.

- Vì mình chưa đạt được sự thành tựu (sampatti) trong khi người đã thành đạt.

Điều lợi đắc (āyana) ở đây ám chỉ danh tiếng, tài sản, địa vị, sự tôn sùng ... là những điều đáng hài lòng.

Trạng thái của Ganh tỵ là khó chịu, không thích người khác thành đạt hơn mình.

- Phận sự:

Chữ anbhirati = na (không) + abhirati (thích thú, hài lòng).

Ganh tỵ sinh lên, nó có nhiệm vụ làm cho tâm cùng các pháp đồng sanh “không thích thú” trước sự thành tựu của người khác.

- Thành tựu:

Khi không thể chấp nhận (vimukkhatā là quay mặt đi) sự thành đạt của người khác, đó là thành tựu của tâm sở Ganh tỵ.

Thành tựu của ganh tỵ rõ nét nhất là “lời xuyên tạc”, nhằm mục đích hạ bệ “người” đã thành đạt, hoặc có những hành động phá hoại sự thành đạt của người.

Có hai loại thành đạt (sampatti): Thành đạt theo pháp và thành đạt phi pháp.

Ở đây ám chỉ sự thành đạt đúng pháp, chỉ trích những thành tựu do phi pháp mang lại không phải là ganh tỵ. Như chư tỳ khưu chỉ trích “sự tích lũy tài lộc của các Sa môn nhiều ham muốn”.

- Lận : Xan lận, xan tham, bỏn xẻn keo kiệt. Nghĩa là không muốn cho ai cái gì, không muốn bản thân mất gì, không muốn móc cái gì ra cho người ta dù là cây tăm, cây kim cọng chỉ, trái cà trái ớt ...

HỎI: Thế nào là tâm sở Bỏn xẻn (macchariyacetasika).

ĐÁP:


Macchariya thường được dịch là: Bỏn xẻn, hà tiện, bủn xỉn, keo kiệt, xan tham.

Theo nguyên ngữ, macchariya =mā + accha + ariya.

Mā là một phân từ hàm ý ngăn cản nghĩa là “đừng, không được”.

Accha (tính từ) có nghĩa là “trong sạch, tinh khiết, chói sáng, hiển lộ”.

Ariya là “điều tốt đẹp, điều cao quí”.

Macchariya là “đừng cho điều tốt đẹp hiện bày”. Hay “điều tốt đẹp đừng hiển lộ.”

Macchariya có đặc tính “giấu kín sự thành đạt, thịnh vượng của mình”[152]

Ngài Buddhaghosa giải thích: “Macchariya là che dấu sự thành đạt mình đã có hay sẽ có”[153]. Lại nữa, trong bộ Vibhaṅga (Phân tích) trong tạng Luận có định nghĩa:

“Sự bón rít, sự keo kiệt, sự hà tiện, gọi là bỏn xẻn (macchariya)”.[154]

Do có đặc tính “che giấu”, nên macchariya được xem là: sự bón rít, sự hà tiện, sự keo kiệt...

Pāli có giải thích: Macchera bhavo = macchariya.

“Có sự bón rít (hà tiện), gọi là bỏnxẻn.[155]


Thông thường “bỏn xẻn” là: “Không muốn chia xẻ những gì mình có cho người khác”, nhưng chiều sâu của macchariya là: “Không muốn người khác được điều tốt đẹp chi cả”. Còn “hà tiện” là “bám giữ những gì có được, không muốn lui sụt – hao hụt”.

Nói cách khác, bỏn sẻn là do tâm sân điều sử, còn hà tiện (bón rít) là do tâm tham dẫn đầu.

Tuy nhiên, trong một ý nghĩa nào đó, hà tiện ngầm ý “không cho đến người khác những gì mình có”, đây là đặc trưng thành tựu của bỏn xẻn, nên hà tiện đôi lúc dùng như bỏn sẻn.

Một ý nghĩa khác của bỏn xẻn là: “Đã cho rồi, nhưng sau đó lại tiếc rẻ (hay hối tiếc)”.


- Hối : Hối hận, ray rứt, cắn rứt lương tâm. Với Phật học thì hành động hối hận hay khóc lóc cũng là một biểu hiện của tâm Sân.

Hối hận tại sao hồi đó mình không chịu học hành đàng hoàng, không đối xử tối khi ông bà già còn sống. Không chịu học ngành này ngành kia , hối hận vì chơi gái dính SMG, hối hận vì không giữ được mối tình thời c3 hay thanh mai trúc mã.

Tất cả gom lại là Hối hận.


HỎI: Thế nào là tâm sở Hối hận (kukkuccacetasika).?

ĐÁP:


Kukkucca là trạng thái lo âu, không hài lòng đối với việc làm của mình, chữ Kukkucca Pāli có giải thích là:

Kukatassa bhāvo = kukkuccaṃ.[172]

Ku (xấu, sái quấy) + kata (đã làm xong) = kukata.

Bhāva (trạng thái, điều kiện).

Trạng thái (tâm) khi đã làm xong việc sái quấy, gọi là kukkucca.

Với người có trí, khi đã vô tình hay cố ý đã vi phạm một điều sái quấy, khi nghĩ lại thì không thể hoan hỷ được, trái lại có trạng thái lo âu, bồn chồn, ray rứt... trạng thái ấy là kukkucca (lo âu, ân hận, hối hận).

Sự ray rứt tâm có hai nguyên nhân:

- Việc ác quấy đã làm.

- Việc thiện đã không làm. Như vị lương y chỉ vì tài vật thù lao, không cứu người bịnh, để người bịnh mệnh chung, khi nghĩ lại cảm thấy tâm ray rứt.

Hoặc không giúp đở thân bằng quyến thuộc, khiến người này phải lâm vào cảnh tù tội, sa đọa, tử vong ...Khi nghĩ lại cảm thấy tâm ray rứt.

Và những việc thiện đã không làm này, được liệt vào kukatassa (tuy không thực hiện điều xấu), sở dĩ gọi là “đã làm điều xấu – kukatassa –“vì là duyên dẫn đến những tác hại lớn. Ví như: Thay vì dập tắt đóm lửa nhỏ, nhưng không làm, nó sẽ phát triển thành một đám cháy lớn, cũng vậy, thay vì thực hiện việc thiện để dập tắt tai họa nhỏ, nhưng không làm, khiến dẫn đến những hậu quả to lớn.

Lại nữa, “bỏ qua việc thiện” để rồi hối tiếc, vì thấy kết quả tốy đẹp của việc thiện (nhưng mình không hưởng được). Như trường hợp “không giúp đở người khốn khổ”, người khác lại giúp đở. Về sau người “khốn khổ” trở nên vị đại thần có quyền cao chức trọng và đã đền ân trọng hậu người giúp đở mình khi xưa. Bấy giờ, người “bỏ qua việc thiện” tiếc rẻ, nhủ thầm “phải dè...”...

Pāli có giải thích:

Kataṃ me pāpama kataṃ me apuññaṃ: (Ân hận) với tội ác đã làm hay không làm điều phước, gọi là hối hận.

Hối hận với tội lỗi đã làm dường như xuất phát tử một tâm tốt, biết hướng thiện, “còn có lương tâm”, khác với “tâm chai lì vô cảm trước tội lỗi”. Thực ra, kukkucca không phải là thiện vi rằng:

- Việc ác đã làm hay việc thiện đã không làm, dù có hối tiếc hay ân hận cũng không hoán cải được gì.

- Nếu là “cảnh tội lỗi đã làm”, khiến tâm ray rứt thì rõ ràng là bất thiện. Như trường hợp bà Hoàng Mallikāay ray rứt về tội nói dối với Đức vua Pasenadi lúc lâm chung, nên rơi vào địa ngục 7 ngày. Hay như vị tỳ khưu ray rứt vì phạm giới “làm đức cọng cỏ lác” chưa sám hối, chết sanh làm Long vương.

- Tuy có cảnh tốt (hướng thiện), nhưng tâm có trạng thái khó chịu, ray rứt thì cũng không thể gọi là tâm thiện. Không thể nói tâm thiện có những cảm giác khó chịu được. Ví như một người đứng trong hố rác, tuy hướng về khu rừng hoa, nhưng không thể bảo “khi ấy thân người này thơm”.
 
Tâm sở Bất Thiện - Hôn Phần ( Hôn Trầm - Thụy Miên )

W56rkbP.jpg



Hôn trầm là nó lười biếng, nó mệt mỏi, nó dã dượi. Còn cái thụy miên là nó buồn ngủ, nó muốn kiếm cái chỗ nó ngã cái lưng để nó an dưỡng.

Trong các vị thế nào cũng có người ngạc nhiên, nhất là có cái đầu khoa học nửa vời. Các vị nghe vậy các vị tức lắm, các vị nói: "Ủa tôi có cái tấm thân này thì tôi phải có đói, có khát, đúng không? Mà khi tôi đói thì tôi mệt. Nếu không có gì trong thời gian dài tôi đói không có gì ăn tôi kiệt sức tôi buồn ngủ. Hoặc tôi ăn no quá tôi buồn ngủ, hoặc là trời lạnh mà được đắp mền ấm tôi ngủ, trời nóng mà được mát mẻ tôi ngủ. Chuyện đó chuyện bình thường. Cái đòi hỏi tự nhiên mang tính sinh học của cơ thể này, có gì đâu gọi là phiền não?"

Dạ thưa, mình hiểu lầm rồi. Vị A la hán có mệt mỏi, vị La hán có nghỉ ngơi, đúng. Nhưng mà Ngài nghỉ ngơi thuần túy là cái nhu cầu sinh học. Còn mình thì mình kéo theo đó cả cái yếu tố tâm lý. Tin tôi đi. Cái làm biếng của mình, cái buồn ngủ của mình nó không chỉ gói gọn ở trong cái nhu cầu sinh học mà nó còn kéo theo đó cả cái vấn đề của tâm lý. Cái tâm lý gì? Cái tâm lý thích an dưỡng, tâm lý không có muốn động tay động chân, tâm lý muốn được nằm yên. Và nhất là bây giờ có ba cái smart phone, có ipad, muốn nằm yên vậy để chat, để lướt web. Riết lâu ngày nó quen, nó chây lười, nó ươn, nó nhớt cái lưng, lâu ngày nó quen đi. Sáng dậy, mình biết bữa nay mình không có đi làm, không có đi đâu, không làm cái gì mà thức sớm, rồi cứ nằm nướng, nướng cho nó giòn thì thôi. Còn mà thiền thì hồi cao hứng làm cũng dữ lắm, mua sắm tọa cụ rồi trang trí bàn Phật nhìn đã lắm. Có, tôi có thấy rồi. Rồi sen, rồi lan, đào, cúc, trúc, phần lo kiếm tượng đẹp, một là đi mua cái tủ đồ cổ, hai là đặt thợ special order đặc biệt lắm, trang bị cái phòng ngồi thiền. Tưởng sao ngồi vài bữa cũng vậy ... Chuyện đó có rồi, tôi đã gặp rồi. Rồi nghe người ta đi Miến Điện tùm lum hết thì cũng khí thế đi theo. Qua bển cũng hùn hạp làm phước cuối cùng về mới phát hiện ra là mình chỉ có khả năng tới đó. Chỉ có khả năng là đi kiếm mấy ông sư nghèo rồi làm phước. Thấy mấy ông sư nhỏ nhỏ đầu ghẻ ốm đói suy dinh dưỡng tội nghiệp. Rồi ứa nước mắt chụp hình quay phim đem lên facebook chia xẻ kêu gọi được mấy bữa, rồi ... quên hết. Chớ còn nói tới ba cái thiền là đứa nào đứa nấy lạnh xương sống, nổi da gà hết.

Cho nên cái hôn thụy đây là gì? Hôn thụy đây không chỉ đơn giản là cái trạng thái tâm lý muốn an dưỡng, mà nó là một cái tâm trạng buông bỏ cái trách nhiệm đối với bản thân, đối với cuộc sống, đối với con người. Cái hôn thụy nó là cái thứ tâm trạng chỉ thường thấy ở cái người mà không có sức sống, không có lý tưởng. Chứ người mà có sức sống, có lý tưởng họ chỉ ngủ khi nào họ kiệt sức, họ ngủ thuần túy là do nhu cầu sinh học. Và khi mà nó đủ rồi, họ bật dậy như là một cái lò xo. Các vị để ý coi tôi nói đúng không? Mấy cái người mà họ siêng năng, cần mẫn, chí thú họ tạo dựng sự nghiệp (tôi không nói chuyện trong chùa, tôi nói ngoài đời), khi họ chuẩn bị tiền để mua nhà, để lập gia đình, để lo cho con, lo cho ba má là họ chịu cực, chịu khổ hay lắm. Họ không có cái vụ dật dờ, Dật dờ là không có.

Cái dân dật dờ là phải hiểu ngầm: một là nó có vấn đề về sinh học, hai là nó có vấn đề rất là nặng về tâm lý. Tôi bảo đảm như vậy không có lý do thứ ba. Tin tôi đi. Cái dân mà gà mờ, dật dờ vất vưởng giống như con nghiện chưa tới cái cơn đã, chưa tới cái cơn phê vậy đó, nó đang thiếu thuốc, cứ dật dờ vất vưởng là vậy đó. Bảo đảm quí vị.

Cái hôn thụy này chỉ có ở hai trường hợp:

Trường hợp một là sinh lý của nó có vấn đề có nghĩa là nó bị bệnh gì đó, tiểu đường ăn no buồn ngủ, thí dụ như vậy.

Trường hợp hai là trạng thái tâm lý của cái người bỏ cuộc, không có chí lớn, không có lý tưởng, không có một cái cứu cánh, không có mục đích để hướng tới nên nó mới nẩy ra cái tình trạng mà gọi là hôn trầm, thụy miên.

Đó là một cặp phiền não mà Ngài dạy là không thể nào để nó tồn tại mà chứng thánh được.

----------------------


- Hôn Trầm : thâm và tâm lười biếng, nhàm chán, buồn chán, dã dượi, thiếu sức sống, lờ đờ, nhìn đần thối.

Ví dụ: Nằm nướng dính trên giường, ngồi sướng quá dính trên ghế luôn.

HỎI: Thế nào là tâm sở Hôn trầm (thīnacetasika)?

Đáp:


Thīna, xuất nguyên từ căn THE (co rút lại) + NA.

The + na = thena = thāna = thīna. [177] Như vậy, theo nghĩa ban đầu thì hôn trầm là “co rúm lại”

Trong bộ Vibhaṅga (Phân tích) giải thích thīna (hôn trầm) có nhiều ý nghĩa như sau:

Ở đây, thế nào là hôn trầm?

-
Chỉ là sự không bén nhạy của tâm, không thích nghi, sự chần chừ, trầm lặng, lười biếng, dã dượi (của tâm)...[178]

Hôn trầm”là sự không nhạy bén của tâm (tâm không mạnh mẽ)”, tức là khi ấy tâm không muốn hoạt động, “co rúm” lại như lông gà gặp phải khí nóng của lửa.

Hôn trầm là “sự không thích nghi của tâm”, tức là đối với việc làm nào đó, tâm cảm thấy không phù hợp. Như khi nghe pháp, người phật tử cảm thấy không thích thú, vì “không hiểu” hoặc “quá nhàm”....

“Sự lười biếng” hay “dã dượi” là hai ý nghĩa nổi bật nhất của hôn trầm. Hôn trầm làm cho tâm mất đi sự linh hoạt, hoạt bát. Khi hôn trầm có sức mạnh sẽ làm cho tâm dừng lại, không muốn hoạt động, chỉ muốn “tìm giấc ngũ”. Ví như người đi đường xa, không muốn đi nữa (không thích nghi với sự đi) nên dừng lại.

Pāli có giải thích: Thīna (hôn trầm) là trạng thái tâm bịnh hoạn (citta gelaññaṃ) [179].

Lẽ thường, người bịnh thường không muốn hoạt động, cũng vậy,tâm bịnh là tâm không muốn hoạt động. Tâm không muốn hoạt động là do tâm sở hôn trầm tác động.

- Thụy miên : Buồn ngủ, uể oải, lờ đờ mắt mờ ...

Đang chạy xe ngủ gục, muốn đi chơi nhưng buồn ngủ, ngủ nướng không chịu dậy, đang học mà ngáp rồi nằm dài trên bàn gọi là Thụy Miên.

HỎI: Thế nào là tâm sở thụy miên (middhacetasika)?

ĐÁP:


Middha xuất nguyên từ căn Middh, nghĩa là “không có khả năng hoạt động” [180].

Middha là trạng thái bần thần, buồn ngủ, uể oải. Nó giống như người khi nghĩ đến “phải vượt khoảng đường xa, cảm thấy mệt mỏi, uể oải (dù chưa thực hiện)”. Middha phản ánh tâm trạng không hăng hái, năng hoạt.

Middha là cách dãdượi, yếu đuối của tâm sở, như có Pāli sau:

Kāya gelañña: Thân bịnh hoạn.

Thân ở đây ám chỉ các tâm sở phối hợp với tâm.

Bộ Vibhaṅga có giải thích:

Ở đây, thế nào là thụy miên?

Chỉ là sự không bén nhạy của thân, không thích nghi, sự che lấp, đậy khuất, bít ngăn bên trong, hôn mê, bần thần, sự buồn ngủ...[181]

Một ý nghĩa khác của thụy miên là “chậm chạp”, ví như trạng thái di chuyển của người bịnh nặng hay giống như sự di chuyển của người quá mệt mỏi hay gần kiệt sức.

Sách Visuddhimagga (Thanh tịnh đạo) có giải thích về hôn trầm vàthụymiên như sau:

Hôn trầm có đặc tính (lakkhaṇa): Thiếu năng lực, mất hết nghị lực.

Thụy miên có đặc tính: Không thích hợp với công việc, chậm chạp.

Tuy cả hai tâm sở này luôn đi chung với nhau, nhưng mỗi tâm sở có những điểm giống nhau, đồng thời cũng có những nét khác nhau.

Chúng giống nhau ở điểm:

- Làm cho các pháp đồng sanh với chúng mất khả năng phát triển, ngăn chận sự năng hoạt của các pháp đồng sanh, khiến cho các pháp đồng sanh trở nên “cứng sượng”.

- Là pháp đối nghịch của tinh tấn. Một khi hôn trầm thụy miên sinh khởi thì sự tinh tấn sẽ lui sụt, trạng thái bần thần, dã dượi, buồn ngủ xuất hiện ngay, đó là đặc trưng của hai tâm sở này.

- Là pháp đối nghịch của “thích ứng – kammañnatā”. Chúng làm cho tâm cùng tâm sở khác trở nên ‘cứng sượng”, khó sử dụng.

Điểm khác biệt của chúng là:

- Hôn trầm làm cho tâm mất đi khả năng linh hoạt, tâm trở nên “cứng đờ”. Hôn trầm trực tiếp đối nghịch với tâm sở Tâm thích ứng (cittakamaññatā cetasika).

- Thụy miên làm cho các tâm sở đồng sanh trở nên uể oải, chậm chạp, không muốn hoạt động. Thụy miên trực tiếp đối nghịch vối tâm sở Thân thích ứng (kāyakammaññatā cetasika).

Hôn trầm, thụy miên khi phát triển mạnh sẽ trở thành một chướng ngại cho thiền định hay Đạo - quả siêu thế, gọi là hôn thụy cái (thinamiddha nīvāraṇa).
 
Sửa lần cuối:
Tâm sở Tịnh Hảo ( Thiện )

- Tại sao gọi là Tịnh Hảo : Tịnh là sạch sẽ còn Hảo là tốt đẹp. Tức là thân khẩu ý xuất phát từ sự thanh tịnh, sạch sẽ và tốt đẹp chứ không phải từ phiền não bất thiện.


- Tâm sở Tịnh Hảo là tâm sở đi cùng các Tâm Đại Thiện để gieo nhân thiện và gặt quả thiện.

- Tịnh Hảo chia làm 4 :

+ Tịnh Hảo Biến Hành
: Đi cùng hầu hết các tâm thiện

+ Tịnh Hảo Giới Phần : Có khi ta tác ý giữ giới hay tránh một ác pháp thân khẩu ý nào đó.

+ Tịnh Hảo Vô Lượng Phần : Vì đó là tâm của Phạm Thiên ( người cõi trời) hay các tôn giáo bạn gọi là Thượng đế.

+ Tịnh Hảo Trí Tuệ : Khi thiện mà có trí tuệ. Có rất nhiều việc thiện nhưng không có trí tuệ. Ví dụ như thấy ăn xin hay bán vé số thì móc tiền mà cho không suy xét. Hay kiếm ai khổ khổ cùi cùi lở lở mà giúp đỡ. Trí tuệ ở đây là biết khi cho người ta được gì và mình được phước gì mới gọi là trí tuệ

pAVQH8M.jpg

Hỏi: Vì sao gọi là tâm sở Tịnh hảo? Có bao nhiêu tâm sở thuộc nhóm Tịnh hảo?

Đáp: Chữ sobhana nghĩa là chói sáng, rực rỡ. Những tâm sở nào làm tâm trở nên chói sáng rực rỡ, đưa đến tiến hóa, tâm sở ấy gọi là tịnh hảo (sobhana).

Sở dĩ gọi là sobhana vì những tâm sở này liên kết với ba căn thiện (mūlakusala) là vô tham, vô sân, vô si.

"Tīṇimāni, bhikkhave, kusalamūlāni. Katamāni tīṇi? Alobho kusalamūlaṃ; adoso kusalamūlaṃ; amoho kusalamūlaṃ.

"Này các Tỳ khưu! Có ba căn bản của thiện. Thế nào là ba? Không tham (alobha) là căn bản của thiện; không sân (adosa) là căn bản của thiện; không si (amoha) là căn bản của thiện...". [1]

Thế nào là thiện?

Theo Atthasālinī (sớ giải Bộ Pháp tụ), Ngài Buddhaghosa (Giác Âm) có giải thích [2] :

"Kusalanti kucchitānaṃ salanādīhi atthehi kusalaṃ:

Gọi là thiện, khi xuất hiện nó diệt trừ những điều tội lỗi (ādīna), xấu xa (kucchitā), đó là ý nghĩa (của) thiện.

Apica ārogyaṭṭhena anavajjaṭṭhena kosallasambhūtaṭṭhena ca kusalaṃ:

"Và thiện còn có những ý nghĩa khác là: Không có bịnh (ārogya), không có tội lỗi (anavajja), khởi lên khôn khéo (kosallasambhūta)".

Phụ Sớ giải (Ṭīkā) giải thích: Thiện có 5 nghĩa là :

1- Không bịnh (ārogya).

2- Tốt đẹp (sundarattha).

3- Khôn khéo (chaka).

4- Không tội lỗi (anavajja).

5- Có quả an vui (sukhavipāka).

Giải:

a- "Không bịnh". Ở đây chỉ cho "tâm lành mạnh", là tâm không bị tha hóa bởi những ô nhiễm từ bên ngoài vào. Ý nghĩa "không bịnh" hàm ý "hoàn hảo".

Ý nghĩa khác của "không bịnh" là những tâm sở này có thể dẫn đến Nípbàn (aroga là tên gọi khác của Nípbàn). Như Phật ngôn:​

"Ārogya paramā lābhā

Không bịnh là lợi tối thượng" [3] .

b- "Tốt đẹp". Vì phá hủy những điều ác xấu, thực hiện tích cực những việc lành như: bố thí, trì giới, tu thiền ...

c- "Khôn khéo": Tâm sở Tịnh hảo biết lách tránh những cạm bẩy dẫn đến thối đọa, như vị tỳkhưu thấy nguy hại của các trần cảnh (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) đáng hài lòng nên có tâm nhàm chán dục lạc, nhờ đó vị ấy tinh cần tu tập có thể chứng đạt thiền định hay Nípbàn.

Hoặc khi nhận cảnh không tốt đẹp, biết giữ tâm không cho rơi vào "khó chịu", đồng thời nương vào đối tượng (ārammaṇa - cảnh) không tốt đẹp ấy để đạt được những thành tựu tốt đẹp, như vị Tỳ khưu quán tử thi, quán thể trược ... chứng đạt Sơ thiền, phát triển tuệ quán thành tựu Đạo - Quả siêu thế, do đó gọi là khôn khéo.

Chữ Kosalla được Ngài Buddhaghosa giải thích: "Kosallaṃ vuccati paññā: Trí tuệ gọi là khôn khéo".

Ý nghĩa "khôn khéo " ở đây chỉ cho những tâm thiện hòa hợp với trí. Những tâm thiện ly trí không có được ý nghĩa này.

d- "Không tội lỗi". Khi có ba căn bản thiện phối hợp, tuy hành động về thân hay ngữ, tuy bề ngoài có vẽ không tốt đẹp nhưng không mang tội lỗi.

Đầu tiên là Tịnh Hảo Biến Hành :

- Tín : Niềm tin đúng đắn, tin vào chân lí gọi là tín hay chánh tín
.

Còn tin mấy cái thờ nước sôi nước lạnh hay thần lửa thần cọp thì là tà tín. Trên đời này làm gì cũng phải có niềm tin. Muốn xuống bếp nấu mì thì phải có niềm tin là dưới đó còn mì. Hay nhắn tin cho gái thì phải có niềm tin là gái rep mới nhắn.

Với người học Phật thì đó là niềm tin tam bảo, tin vào tam tướng và nhân quả.

Sâu hơn là phàm tín và thánh tín. Tức là niềm tin của phàm phu và của thánh nhân.

HỎI: Thế nào là tâm sở Tín (saddhācetasika)?

ĐÁP: Saddhā từ = ngữ căn saṃ (tốt, khéo) + căn dah (thiết lập, đặt xuống, đè xuống).

Theo nghĩa ban sơ (nguyên ngữ) saddhā là "đặt xuống (nơi) tốt đẹp" hay "thiết lập sự tốt đẹp".

*- "Đặt xuống nơi tốt đẹp". Saddhā là niềm tin được đặt vào nhân vật hay điều (vatthu) nào đó mà nó cho là tốt đẹp. Nơi ấy, diều ấy có thật sự là "tốt đẹp" không lại là việc khác.

Như đứa bé tin tưởng vào cha mẹ, thầy cô của chúng, đối với chúng những người này là "tuyệt vời", hoặc chúng tin có "ông tiên, bà tiên hiền lành" trong những câu truyện thần tiên diễm ảo của tuổi thơ.​

*- "Thiết lập sự tốt đẹp". Saddhā (tín) là nền tảng ban đầu của các thiện pháp, hay những điều tốt đẹp.

Chính do ý nghĩa "thiết lập sự tốt đẹp" này, nên Luận sư Anuruddha nêu saddhā (tín) trước tiên trong 25 tâm sở tịnh hảo.

Theo nghĩa bóng, saddhā (tín) thường được hiểu là "sự tín nhiệm, sự tin tưởng, sự tin cậy".

Bộ Pháp Tụ (Dhammasaṅgani) trong tạng Thắng pháp (abhidhamma) có định nghĩa:

"Katamaṃ tasmiṃ samaye saddhindriyaṃ hoti?

Thế nào là tín quyền (saddhidriya) trong khi ấy?

"Yā tasmiṃ samaye saddhā saddahanā okappanā abhippasādo saddhā saddhindriyaṃ saddhābalaṃ. Idaṃ tasmiṃ samaye saddhindriyaṃ hoti.

Trong khi ấy, có pháp là sự tin tưởng, sự tin cậy, sự tín nhiệm, sự tịnh tín, tín là tín quyền, tín lực. Đây là tín quyền trong khi ấy [12] .

Ngài Buddhaghosa trong sáchAtthasālinī có giải thích [13] :​

*-Buddhādiguṇānaṃ saddahanavasena saddhā: Tin tưởng vào những ân đức, đứng đầu (ādi) là ân đức Phật, đó là saddhā (đức tin)".

*- Buddhādīni vā ratanani saddahati pattiyāyatīti saddhā:

Tin tưởng và đạt được (pattiyā) từ Đức Phật hay các (ân đức) quý báu khác, gọi là đức tin (saddhā) [14] .

*- Saddahanāti saddahanākāro: Sự tin cậy là làm cho (được) tin tưởng.

*- Buddhādīnaṃ guṇe ogāhati, bhinditvā viya anupavissatīti okappanā:

Chìm vào những ân đức như ân đức Phật, ví như sự trầm tư để tìm cách phá vỡ (chướng ngại), gọi là okappanā (sự tín nhiệm) [15] .

- Niệm : Khả năng ghi nhớ, ghi nhận biết cảnh hiện tại - hay nói cách khác là cảnh quá khứ gần nhất. Biết và ghi nhận một cách không sao lãng gọi là niệm vậy.

Chánh niệm là khi ta ghi nhận đúng đắn một cách có trí tuệ. Tức là biết rõ cái gì đang diễn ra, ra làm sao, như thế nào một cách có cái đầu không phải để đội nón và đeo kính. Thường chánh niệm dùng để chỉ niệm của Thánh nhân.

Hỏi: Sati (niệm) có những ý nghĩa gì?

Đáp: Xuất phát từ ngữ căn sar, nghĩa là nhớ đến [68] , từ ngữ căn sar có động từ sarati (căn sar + a) là "ghi nhớ, mang theo" [69] .

Sati là một danh từ mang nhiều ý nghĩa, trước tiên là "sự chú ý ghi nhớ", ngoài ra còn một số ý nghĩa khác như "thận trọng ghi nhận, sự tỉnh táo...".

Ngài Buddhaghosa có định nghĩa sati (niệm) như sau [70] :

"Sarantitāya, sayaṃ vā sarati saraṇamattameva vā esāti sati: Gọi là niệm vì đã nhớ lại do gìn giữ, hoặc chính nó nhớ lại, hoặc theo dõi (esāti) ".

Hay: "Saraṇakavasena sati: Niệmtrú nơi cần phải nhớ." [71] . Như Tứ niệm xứ là: "Bốn nơi cần phải nhớ", Buddhanussati: "Hồng ân Phật là nơi cần phải nhớ thường xuyên" (tùy niệm Phật)...

Bộ Pháp tụ (Dhammasaṅgani) có định nghĩa như sau:

Katamā tasmiṃ samaye satindriyaṃ hoti?

Thế nào là chánh niệm trong khi ấy?

Yā tasmiṃ samaye sati anussati paṭissati satisaraṇatā dhāraṇatā apilāpanatā asammussanatā sati satindriyaṃ satibalaṃ sammāsati. Idaṃ tasmiṃ samaye satindriyaṃ hoti.

Trong khi ấy, pháp là sự ghi nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đãng, không quên, niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Đây là niệm quyền trong khi ấy [72].

Sách Atthasālinī có giải thích như sau (sđd):

*- Punappunaṃ saraṇato anussaraṇavasena anussati: Tùy niệmtrú ở nơi cần phải nhớ thường xuyên (như Buddhanussati: Tùy niệm Phật chẳng hạn..)

*- Abhimukhaṃ gantvā viya saraṇato paṭisaraṇavasena paṭissati:

Tưởng niệm là ẩn trú nơi giúp đởcho sự ghi nhớ, như sự ghi nhớ đã đến (gantvā) hiện diện (abhimukha).

*- Saraṇākāro saraṇatā: Làm nhớ lại là ký ức.

*- Dhāraṇabhāvato dhāraṇatā: Thực trạng (bhāva) có mang theo là không quên.

Tức là những gì ghi nhớ rồi, đều được mang theo, nên gọi là "không quên".

*- Apilāpanabhavo apilānatā: Thực trạng không trôi nổi là chìm vào.

Ārammaṇañhesā anupavisati, tasmā apilāpanatāti vuttā: Sự ghi nhớ chìm sâu vào cảnh, đó gọi là "không lơ đãng" [73] .

Không giống như trái bí hay cái bình rổng không thể chìm vào nước, niệm có tính cách chìm sâu vào đối tượng, nên niệm mang ý nghĩa là "chìm vào (apilānatā)".

*-Cirakatacirabhāsitānaṃ asammussanabhāvato asammussanatā:

"Không quên là thực trạng không nhầm lẫn các hành động hay lời nói, với thời gian dài".

Chi tiết hơn về Tâm sở Tịnh Hảo
 
Tâm sở Tịnh Hảo ( Thiện ) - Tịnh Hảo Biến Hành

- Tâm sở Tàm và Tâm sở Úy :
Hai cái này nên đi chung vì đối lập với sự vô tàm vô úy.


Tàm là gì? Tàm là biết thẹn.

Ở trong Tiếng Hán có chữ liêm sỉ. Liêm là sạch, sỉ là mắc cở, liêm sỉ gom chung cũng có cái nghĩa là biết thẹn. Thì nhiều vị họ cũng muốn lắm, muốn dịch chữ Tàm này là chữ liêm sỉ thì tôi đã lên tiếng tôi nói: "Dạ, con lạy bố, không có nên".

Bởi vì cái chữ liêm sỉ trong tiếng Hán và trong văn hóa Trung Quốc cái nghĩa nó nghèo lắm: liêm sỉ có nghĩa là biết thẹn khi mà mình làm cái chuyện bậy bạ mà theo cái quan điểm đạo đức xã hội, theo cái quan điểm văn hóa bầy đàn của nhân loại, thì cái đó được gọi là liêm sỉ. Biết thẹn khi làm cái chuyện bậy, mà cái bậy ở đây là dựa trên cái tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức của xã hội. Mà nó khổ một chỗ là cái xã hội của Hồi giáo nó không có giống cái xã hội của Cơ đốc, mà xã hội Cơ đốc nó không giống xã hội của Phật giáo, mà xã hội của Phật giáo nó không giống xã hội của ********, xã hội của ******** vô thần nó lại không giống xã hội của tư bản, của dân chủ. Khổ vậy đó, nhớ nha, nó cứ khác nhau hoài vậy đó.

Trong khi đó cái chữ Tàm ở đây trong đạo Phật cái nghĩa nó không có nghèo như vậy. Nó là biết thẹn trước cái bậy của tam nghiệp. Nó còn ghê hơn là cái chữ liêm sỉ, vì chữ liêm sỉ nó chỉ biết thẹn khi mà mình bậy trong cái quan điểm xã hội, trong cái quan điểm văn minh nhân loại thôi. Nhưng mà riêng về cái tàm ở đây nó có nghĩa là biết thẹn với cái bậy của tam nghiệp. Là sao? Có nghĩa là chỉ một suy nghĩ thoáng qua trong đầu mà nó tào lao là mình cũng biết thẹn. Tôi nói không biết bao nhiêu lần, mình có là con dòi đi nữa nhưng ít nhất cái bất thiện có hai cách để mình nhìn. Cái bất thiện mà tối mình về đứng trước gương một mình, mình nhìn mình không có khinh mình, nó khác. Nó có những cái bất thiện mà khi mình nhìn lại mình, mình muốn ói luôn, cái đó nó khác. Mình là cái thằng lừa đảo, lật lọng, nó khác. Còn mình là cái thằng tham ăn, mê ngủ, nó khác. Cũng là bất thiện mà mỗi cái bất thiện nó khác, nhớ nha.

Thì ở đây, cái Tàm ở đây có nghĩa là biết thẹn với cái bậy của tam nghiệp. Có nghĩa là một suy nghĩ mà nó hèn quá đó làm cho mình biết thẹn, mình biết thẹn với cái bậy của tam nghiệp. Biết thẹn với cái bậy của tam nghiệp thì cái đó mới gọi là Tàm, chớ không phải là liêm sỉ của ngoài đời. Làm ơn nhớ cái "liêm sỉ" ngoài đời cái nghĩa nó nghèo lắm. Nghĩa là anh phải nói, phải làm cái gì đó mà nó được xem là bậy theo cái chuẩn mực đạo đức văn hóa của xã hội, văn hóa bầy đàn. Còn cái Tàm đây là anh biết thẹn trước cái bậy của cả tam nghiệp, tức là kể cả một cái suy nghĩ thoáng qua trong đầu mình nó hèn quá, nó tồi quá anh cũng biết thẹn nữa.

Úy là gì? Úy có nghĩa là biết sợ trước cái bậy của tam nghiệp.

Tàm là biết thẹn, còn cái này biết sợ. Bởi vì mình biết rằng một cái hành động, một câu nói tội lỗi thì nó để lại cái hậu quả cho ai? Cho mình. Còn một cái suy nghĩ bậy bạ mình cũng sợ là bởi vì đừng coi thường một suy nghĩ thoáng qua trong đầu. Là vì sao? Vì "Nếu nghĩ rằng suy nghĩ trong đầu không có gì đáng kể thì việc ta niệm Phật hay thiền định cũng đều là trong đầu". Các vị có hiểu cái này không?

Bởi vì nhiều người họ nói rằng bố thí là anh phải cầm cái gì anh đưa ra chứ anh nghĩ trong đầu không có được, anh nghĩ trong đầu thì đâu gọi là bố thí. Cái đó đúng. Nhưng mà đừng có thấy đó là đúng rồi cho rằng mình có thể tu mọi thứ, tu trong đầu không cần tới tam nghiệp là sai! Phải có những việc anh phải làm ra tay, ra chân. Thí dụ như anh muốn thuyết pháp thì anh phải nói ra miệng, anh muốn thính pháp thì anh phải vểnh cái tai anh ra để anh nghe. Nhưng mà đừng có nghe như vậy rồi coi thường cái ý nghiệp tức là những cái suy nghĩ trong đầu. Bởi vì mình niệm Phật cũng niệm bằng cái suy nghĩ vậy. Đấy! Mình thiền định mình cũng là mình cũng tu trong cái đầu mình vậy chớ mình đâu có tu tay, tu chân đâu? Đâu có ai tu tay, tu chân. Cho nên đừng có coi thường ý nghiệp.

Trở lại chữ Úy đây nghĩa là gì? Úy đây là biết sợ, biết sợ trước cái nghiệp, trước cái bậy của tam nghiệp.


Có nghĩa là họ thấy, họ sợ khi phải làm cái chuyện hại mình, hại người, họ biết sợ khi mà nói điều hại mình, hại người, tổn thương người, làm cho người phải đổ máu, phải rơi lệ, họ không có nói.

Bây giờ qua tới suy nghĩ, họ cũng biết cái suy nghĩ này nó sẽ làm nền cho hai cái thân và khẩu nghiệp. Và chưa hết, theo trong A tỳ đàm cái suy nghĩ bậy hay là tốt thấy nó thoáng qua, nhưng mà nó sẽ trở thành thói quen cho kiếp sau mà mình không có lường được. Trước mắt là thói quen trong kiếp này, cái suy nghĩ đó mà mình không có bỏ. Thí dụ như mình hay nhỏ mọn, xin lỗi nói đừng có giận nha, hay có cái tâm đàn bà, mình hay tò mò, mình hay để ý; mình hay lút chút, lút chút, lút chút; mình không có ngờ cái đó mình làm nó dở ẹc. Bởi vì người ta mang cái hình hài đàn bà người ta có quyền xấu, ok? Bởi vì họ mang cái hình hài đó mà họ không xấu thì uổng lắm, họ phải xấu cho đúng bài bản để mình đừng có đụng tới họ. Nhưng mà mình đàn ông nó khác chứ. Mà một người nữ mà muốn làm đàn ông thì phải bỏ cái tâm đàn bà. Tức là bớt thích những cái rẻ tiền, hình thức và cũng bớt ghét những cái không đáng để quan tâm. Thì phải như vậy thì anh mới làm đàn ông. Còn đằng này anh muốn làm đàn ông mà anh thích những cái mà nó tào lao, vô ích, vô nghĩa, vô duyên. Anh muốn làm đàn ông mà anh bận tâm anh ghét những cái này cái kia chỉ vì nó mặc đẹp hơn anh, chỉ vì nó có giọng nói hơn anh, có gì đó một chút may mắn trong tình cảm hơn anh, thế là anh ghét nó, cái chuyện đó nó không có đáng. Nhớ vậy.

Đó! Cho nên đừng có coi thường cái suy nghĩ. Coi chừng chính những cái suy nghĩ trong đầu của mình nó tạo ra nhiều cái chuyện động trời mà mình không biết. Thí dụ như cái nghiệp mang thân nữ thì 90% là từ cái nghiệp ý ra. Có nghĩa là anh phải mang cái tâm thức của một người đàn bà sau này anh mới có cái hình hài của đàn bà. Nhớ cái đó, quan trọng lắm. Biết cái đó mới teo.

Cho nên cái chữ Úy đây nó gồm có 4:

  1. sợ lương tâm cắn rứt;
  2. sợ tiếng đời dị nghị;
  3. sợ pháp luật trừng trị;
  4. sợ kiếp sau sa đọa.
Bốn cái này gọi là Úy.

-----------------------

+Tàm : Hổ thẹn tội lỗi


Hỏi: Thế nào là hiricetasika (tâm sở Tàm)?

Đáp: Bộ Pháp Tụ có giải thích hiri (tàm) như sau:

"Katamaṃ tasmiṃ samaye hiri hoti?

- Thế nào là tàm(hiri) trong khi ấy?

"Yaṃ tasmiṃ samaye hirīyati hiriyitabbena hirīyatipāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ samāpattiyā-idaṃ tasmiṃ samaye hiribalaṃ hoti".

"Trong khi ấy, sự làm hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, hổ thẹn với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Đây là tàm trong khi ấy" [1] .

Theo ước định, hiri thường được dịch là "xấu hổ tội lỗi, hổ thẹn tội lỗi".

Xét khía cạnh nào đó thì "xấu hổ, mắc cở, hổ thẹn" chưa mô tả đúng thực trạng của hiri, vì trạng thái "mắc cờ, xấu hổ" cho thấy tâm có trạng thái bất an, bất an là trạng thái của tâm bất thiện. Trong khi tàm là tâm sở tịnh hảo, là thiện.

Ngoài ra có thể có hiểu lầm là "đã phạm tội rồi nên xấu hổ" hoặc "đã có hành động bất xứng nên mắc cở"... như người đi vào nơi hội họp của các bậc đứng đắn, trên người lại dính phẩn, có mùi hôi thối nên cảm thấy hổ thẹn, hoặc đã làm một tội lỗi nào đó nên có trạng thái mắc cở khi nhìn thấy người khác.

Tàm (hiri) là "sự e ngại, e dè, dè dặt đối với tội lỗi". Ví như người e ngại phẩn nên không chạm vào phẩn, và như thế tâm hân hoan, là tâm thiện

Ngài Buddhaghosa có giải thích:

"Kāyaduccaritādihi hiriyantīti hiri: E ngại với thân ác hành gọi là tàm (hiri)" [2]

Ngoài ra:

"Lajjāyetaṃ adhivacanaṃ hiri: Cách lựa chọn e ngại (lajjā) (đối với tội lỗi), gọi là tàm (sđd).

Ngoài ra, tàm có thể mang nhiều nghĩa như "lương tâm", "khiêm tốn". Pāli có giải thích: "Na hiriyati na lajjiyati = ahiriko:

"Không xấu hổ, không có lương tâm, gọi là "không e ngại (tội lỗi) (vô tàm)".

Có nơi dịch hiri là "khiêm tốn" vì có tính cách "dè dặt" trước lời tự khen hay chê trách người. Như Phật ngôn:

"Puna caparaṃ, bhikkhave, sappurisaso yo hoti attano vaṇṇo taṃ puṭṭhopi na pātu karoti, ko pana vādo apuṭṭhassa.

"Lại nữa, này các Tỳkhưu, bậc chân nhân dầu có hỏi vẫn không nói lên lời "tán thán mình (attano vaṇṇa)", còn nói gì nếu không được hỏi.

"Puṭṭho kho pana pañhābhinīto hāpetvā lambitvā aparipūraṃ avitthārena attano vaṇṇaṃ bhāsitā hoti.

Nếu được hỏi và phải trả lời, (vị ấy) dè dặt, ngập ngừng, vị ấy nói lên lời tán thán mình không đầy đủ, không toàn bộ " [3] .

"E ngại tội lỗi" của tâm sở Tàm giống như người né tránh từ xa, có thể minh họa ý nghĩa này như sau: Người thấy phẩn, chẳng những không chạm vào cũng không muốn đến gần vì e ngại mùi hôi thối.

Lại nữa, tâm sở tàm là cách "không thực hành thân hoặc ngữ khiến người khác mất tin tưởng", cho dù hành động hay lời nói ấy không rơi vào tội lỗi.

Đức Phật có dạy:

"Pañcahi bhikkhave, dhammehi samannāgato bhikkhu ussaṅkitaparisaṅkito hoti pāpabhikkhūti api akuppadhammopi. Katamehi pañcahi?

"Thành tựu năm pháp, này các tỳkhưu, tỳkhưu bị mất tin tưởng (ussaṅkita) và bị nghi ngờ (parisaṅkito) là "ác tỳkhưu" dầu cho vị ấy đạt được bất động (akuppa) [4] . Thế nào là năm?

Idha, bhikkhave, bhikkhu vesiyāgocaro vā hoti, vidhavāgocaro vā hoti, thullakumārikāgocaro vā hoti, paṇḍakagocaro vā hoti, bhikkhunīgocaro vā hoti.

"Ở đây, này các tỳkhưu, tỳkhưu đi đến chỗ dâm nữ (vesiyagocaro), đi đến nhà đàn bà góa (vidhavāgocaro), đi đến nhà có cô gái già (thullakumārīgocaro), đi đến nhà các hoạn quan (paṇḍakagocaro), đi đến tỳkhưu ni" [5] .

Rõ ràng, cho dù là bậc Alahán mà đi đến năm chỗ như trên, dễ bị nghi ngờ, dễ bị mất tin tưởng nơi vị ấy.

Hỏi: Thế nào là "hổ thẹn (hiri) với điều đáng hổ thẹn (hirīyati hiriyitabbena)"?.

Đáp: Ngài Buddhaghosa có giải thích "điều đáng hổ thẹn – hiriyitabbena", như sau:

"Hiriyitabbenāti upayogatthe karaṇavacanaṃ. Hiriyitabbayuttakaṃ kāyaduccaritādidhammaṃ hiriyati jigucchatīti attho.

"Điều đáng hổ thẹn" hàm ý "có liên hệ đến lời nói, việc làm". Nó có ý nghĩa "xa lánh (jigucchati), e ngại (hiriyati)" thân ác hạnh cùng những pháp bất thiện khác" [6] .

Điều đáng hổ thẹn có hai là: Điều tội lỗi và điều không phải là tội lỗi.



+Úy : Ghê sợ với tội lỗi

Hỏi: Thế nào là tâm sở quý [18] (ottappa cetasika)?

Đáp: Ottappa = ava + căn tappa; tiếp đầu ngữ ava nghĩa là "xuống, dưới", căn tappa là ray rứt, dày vò, khó chịu.

Theo nghĩa nguyên ngữ thì ottappa là "sự khó chịu ở dưới" hay "sự khó chịu lui xuống".

Nếu hiri đặt trên nền tảng e ngại trước tội lỗi, thì ottappa đặt trên nền tảng "thấy nguy hại của tội lỗi".

Bộ Pháp Tụ (Dhammasaṅgini) có giải thích:

"Katamaṃ tasmiṃ samaye ottappa hoti?

Thế nào là quý (ottappa) trong khi ấy?


Yaṃ tasmiṃ samaye ottappati ottappitabbena ottappati pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ smāpattiyā. Idaṃ tasmiṃ samaye ottappa hoti.

Trong khi ấy, sự mà sợ hãi với điều đáng sợ hãi, sợ hãi với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Đây là quý trong khi ấy" [19] .

Sách Thanh Tịnh đạo có giải thích:

Kāyaduccaritādīhi ottappatīti ottappaṃ:

"Thấy nguy hại với thân ác hành, gọi là quý (ottapa)" [20] . Hay :

"Pāpato ubbegassetaṃ adhivacanaṃ = otappa:

"Sự chọn lựa cách khiếp đảm đối với ác hành, gọi là quý". (sđd).

Thông thường ottappa được dịch là "ghê sợ tội lỗi".

Ghê sợ ở đây không mang ý nghĩa "kinh hoàng hay khiếp đảm", vì loại ghê sợ này là trạng thái tâm sân.

Như người run sợ trước cảnh âm u ghê rợn, hoặc khiếp đảm trước kẻ cướp, trước nghịch quân...

Ghê sợ ở đây mang ý nghĩa "nếu chạm vào sẽ có tai hại".

Như người nhìn thấy thanh sắt nóng đỏ không muốn đưa tay chạm vào vì biết rằng "sẽ có tai hại".

Tức là "ottappa" có nghĩa là "do suy nghĩ "nếu chạm vào tội lỗi sẽ có hậu quả tai hại" nên cảm thấy kinh sợ hậu quả ấy".

Nói cách khác: "Hậu quả của hành động, lời nói ác-bất thiện là duyên trợ sinh cho sinh ottappa".

Kinh văn có mô tả như sau:

"Idha bhikkhave, bhikkhu sīlavā hoti, pātimokkhasaṃvarasaṃvuto viharati ācāragocarasampanno aṇumattesu vajjesu bhayadassāvī, samādāya sikkhati sikkhāpadesu.

Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu vaṇṇasampanno hoti.

Ở đây, này các tỳkhưu, vị tỳkhưu gìn giữ giới luật, sống hộ trì với sự hộ trì của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp.

Như vậy, này các tỳkhưu, là tỳkhưu đầy đủ sắc đẹp"
[21] .

"Thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt". Nên hiểu là "vị tỳkhưu thấy nguy hại trong những lỗi nhỏ nhặt, nếu khinh thường chúng", ví như khinh thường đóm lửa nhỏ, nó có thể thiêu hủy cả cánh rừng.

Như vậy "thấy sợ hãi" ở đây là "sợ hãi ác quả trong tương lai".

Tàm và Úy là 2 pháp cơ bản để phân biệt được chúng sinh bậc cao và chúng sinh bậc thấp. Phân biệt giữa con người và con thú. Nếu không có 2 pháp này thì con người chả khác gì con thú hết.

Tưởng tượng đi một xã hội mà đâm chém, xan đoạn một cách trắng trợn không có luân thường đạo lý. Cha ngủ với con gái, con trai ngủ với mẹ, rể ngủ với chị dâu. Loạn luân, cướp hiếp giết hay con cháu không tôn trọng người già, người lớn, cha mẹ hay bậc trưởng thượng trong nhà thì còn gì là con người. Hay trần truồng ra đường như con thú thì còn gì là văn minh nhân loại
 
Tự nhiên tôi muốn giở trò xhcn, độc tài, cộng xả để nhồi sọ bạn mấy cái này ghê :d
@Trạch Văn Đoành
OK bạn :)) nhưng tôi ko chắc điều đó có hiệu quả ko... À ko liên quan nhưng ko biết là theo góc nhìn Phật giáo thì những người độc thân / trăm năm cô đơn là kiếp trước như thế nào nhỉ, bạn có thể giải thích ko? :big_smile:
 
OK bạn :)) nhưng tôi ko chắc điều đó có hiệu quả ko... À ko liên quan nhưng ko biết là theo góc nhìn Phật giáo thì những người độc thân / trăm năm cô đơn là kiếp trước như thế nào nhỉ, bạn có thể giải thích ko? :big_smile:
Cái này nếu nói theo PG thì dài.

Còn nói gọn thì 1 chữ Duyên (condition)

Duyên

Nếu có đọc qua 24 Duyên Hệ thì sẽ biết một điều dù mình phá đạo hay là mình học đạo cũng là gieo Duyên ( condition) hết. Thường người ta sẽ hiểu chữ gieo Duyên theo hướng là tốt đẹp cho đời sau. Nhưng mà nói cho rốt ráo, rõ ràng thì phải nói như vầy.

Quan trọng là cái Duyên đó để trong vòng luân hồi làm mình gặp đạo mình lại học tiếp hay là mình phá tiếp, hoặc là Duyên để mình hạn chế gặp đạo. Cái đó là bất định :d

Cũng vậy gặp 1 người trong vòng luân hồi cũng là mình gieo Duyên, Duyên để mình gặp nhau cùng giải thoát hay gặp nhau cùng sa đoạ, hay Duyên hạn chế gặp nhau lại trong vòng luân hồi.

Chữ Duyên trong đạo Phật sâu như vậy đó :d
 
Top