Có Hình Phòng thí nghiệm phóng xạ hạt nhân mini cho trẻ em làm đồ chơi ở Mỹ

Dù bạn có tin hay không, vào những năm 1950-1951, Công ty A.C. Gilbert đã phân phối Phòng thí nghiệm Năng lượng Nguyên tử Gilbert U-238, một bộ đồ chơi cho phép trẻ em thực hiện các phản ứng hạt nhân tại nhà bằng vật liệu phóng xạ thực tế. Nó đã được đưa ra khỏi kệ hàng vào năm 1951

GMPfzntWQAAtKyE

Sau thế chiến thấy tác hại Bom Nguyên Tử lớn quá, Hoa Kỳ đã phát động chương trình Nguyên tử vì hòa bình (Atoms for Peace) để khai sáng cho công chúng, về những rủi ro cùng niềm hy vọng cho một tương lai hạt nhân. Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Hoa Kỳ (AEC), Lewis Strauss, thậm chí còn nhận định: điện trong tương lai sẽ “quá rẻ để sử dụng”. Nhiều nhà sản xuất phương tiện di chuyển hàng đầu như Ford Motor,… còn đưa ra những mẫu concept về loại xe chạy bằng năng lượng hạt nhân hay chiếc máy bay được trang bị lò phản ứng. Không chịu đứng ngoài trào lưu, nhà sản xuất đồ chơi Alfred Carlton Gilbert cũng cho ra mắt một bộ đồ chơi nhằm giúp trẻ em kích thích sự sáng tạo khi mày mò thực hiện các phản ứng hóa học và hạt nhân – bằng vật liệu phóng xạ thật.

b0c2kpH2.jpg

Tài liệu hướng dẫn đi kèm bộ kit. Ảnh: www.orau.org.
Phòng Thí nghiệm Nguyên tử Gilbert U-238 là một bộ kit hóa học được thiết kế công phu nhất trên thị trường, gồm có: bốn quặng nhôm pf và ba nguồn phát xạ cường độ thấp – một nguồn phân rã tia beta-alpha (Pb-210), một nguồn phân rã beta tinh khiết (có thể là Ru-106) và một nguồn phân rã gamma (Zn-65), bên cạnh một loạt thiết bị khác như buồng sương (thiết bị chứa hơi nước ngưng đọng, giúp nhận diện các hạt tích điện, tia X, tia gamma, ..) với nguồn phân rã tia alpha riêng (Po210) – tồn tại trong thời gian ngắn ngủi (để quan sát hạt alpha lướt qua phân tử khí), một máy đếm Geiger, một kính nhấp nháy (để quan sát nguyên tử phân rã), một tĩnh điện kế, vài “quả cầu hạt nhân” để tạo mô hình hạt alpha, một cuốn tài liệu hướng dẫn dài 60 trang do AEC và Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) viết chung.

Bộ kit còn tặng kèm cuốn truyện tranh Learn How Dagwood Splits the Atom (Học cách Dagwood phân chia nguyên tử) với những nhân vật nổi tiếng một thời như Blondie và Dagwood Bumstead. Trong chuyện, gia đình Bumstead sẽ tìm cách chia nhỏ nguyên tử Uranium-235 dưới sự giám sát và giải thích của nhà ảo thuật Mandrake. Hướng dẫn trong sách được viết khá chi tiết và vui nhộn. “Bạn hãy nhờ ai đó trong gia đình cất giấu nguồn phát xạ gamma khi đang ở một căn phòng khác, sau đó sử dụng máy đếm Geiger để truy tìm. Căn cứ vào số lượt nhấp nháy và tiếng click, bạn có thể xác định được vị trí đặt nguồn phát xạ”, sách gợi ý. Nguyên liệu được cất giữ bên trong một lớp kính có dán nhãn; người dùng được khuyến cáo không lấy chúng ra ngoài vì nguy cơ vương vãi phóng xạ do quặng dễ bong tróc và vỡ vụn.

1762kpH3.jpg

Thiết bị buồng sương trong bộ kit Gilbert U-238.
Ảnh: Viện Lịch sử khoa học/Gregory Tobias.
Phụ huynh thời nay có lẽ sẽ hoảng hồn khi biết sản phẩm đồ chơi cho trẻ em có chứa chất phóng xạ. Nhưng tại thời điểm những năm 1950, có rất ít quy định quản lý mức độ an toàn của đồ chơi được nhà chức trách ban hành, bên cạnh sự năng nổ của các hãng đồ chơi – liên tục tìm cách nắm bắt và thỏa mãn thị hiếu của người tiêu dùng thời hậu chiến. Gilbert đặc biệt tự hào rằng sản phẩm của ông mang rất nhiều ý nghĩa giáo dục và đã góp phần định hình “cá tính Mỹ” một cách vững chắc. Trong số những món đồ chơi phổ biến của ông khi ấy còn có bộ dụng cụ xây dựng ERECTOR với đầy đủ chi tiết kim loại, dầm, đai ốc, bu lông, …
 
Top