DerKanzler
Chịu khó la liếm

thực ra nó ko đơn giản đâu, ông tuệ cũng nói r: câu chuyện trong kinh ổng từng đọc:Rồi sao. câu chuyện liên quan gì đến cái mày nói. Thầy dẫn câu chuyện rất đơn giản mày lại nghĩ thầy biểu tượng cho cọp biết báu đến chiến đấu thì tao lại cười thật sự.
Thầy đang nói mé thằng Báu. Là lúc nào cũng khoe này nọ. Nhưng đến lúc gặp việc khó khăn là visa và myanmar thì ko chứng minh được năng lực mà cứ thoái thác.
Chứ thầy mà so thầy là con cọp báu là con heo thì đúng như Hùng nói: Tăng thượng mạn.
“Này vua Bệ-tứ, hãy nghe tôi nói ví dụ cuối cùng. Nếu vua biết thì tốt, nếu vua không biết thì tôi cũng không thuyết pháp nữa. Này vua Bệ-tứ, cũng như con heo lớn, thủ lãnh của đàn heo năm trăm con, đi vào con đường nguy hiểm, nó gặp một con cọp. Khi con heo đã trông thấy con cọp, liền nghĩ: ‘Nếu đấu với cọp thì cọp sẽ giết mình. Nếu sợ bỏ chạy thì thân tộc sẽ khinh mình, không biết phải dùng phương cách nào để thoát nạn?’ Nghĩ xong, nó nói với cọp rằng: ‘Nếu muốn đấu thì hãy đấu, nếu không thì hãy tránh đường cho ta qua’. Cọp nghe liền bảo rằng: ‘Ta chấp nhận đấu với ngươi, chớ không tránh đường cho ngươi’. Heo lại nói rằng: ‘Này cọp, ngươi hãy đợi chốc lát, ta mặc áo giáp của tổ phụ xong rồi hãy trở lại cùng đấu’. Cọp nghe vậy liền nghĩ: ‘Nó chẳng phải địch thủ của ta, huống là áo giáp của tổ phụ nó’. Nghĩ xong, bảo heo: ‘Cho tùy ý ngươi’. Heo liền trở về chuồng, lăn trong đống phân, làm lấp phân đến tận mắt rồi trở lại chỗ cọp, nói rằng: ‘Ngươi muốn đấu thì hãy đấu, nếu không thì hãy tránh đường cho ta đi qua’. Sau khi thấy heo, cọp nghĩ: ‘Ta thường không ăn sâu bọ tạp nhạp vì uổng hàm răng, huống là phải gần con heo hôi hám này’. Con cọp nghĩ xong, liền bảo heo: ‘Ta tránh đường cho ngươi chớ không đấu với ngươi nữa’. Heo đi qua rồi hướng về phía cọp nói bài tụng:
“Bấy giờ cọp nghe xong, nói bài tụng trả lời heo rằng:Này cọp, ngươi bốn chân,Ta cũng có bốn chân.Hãy đến đấu cùng ta,Sợ gì mà bỏ chạy?”
“Lúc ấy, heo tự khoe, nói bài tụng rằng:Ngươi lông mọc như rừng;Hèn nhất trong loài vật.Này heo, hãy cút mau;Phân thối chịu không nổi.”
“Cọp nghe vậy, lại nói bài tụng:Hai nước Ma-kiệt, Ương[12]Nghe ta đấu với ngươi.Hãy đến đấu với ta’Sợ gì mà bỏ chạy?”
Tôn giả Ca-diếp bảo rằng:Toàn thân, lông đều nhơNgươi làm ta lây thốiNgươi đánh muốn cầu thắngTa nay cho ngươi thắng[13].”
“Này vua Bệ-tứ, tôi cũng như thế, nếu với quan niệm ấy, vua bảo trì vì dục, bảo trì vì sân nhuế, bảo trì vì sợ hãi, bảo trì vì ngu si, không bao giờ bỏ thì vua sẽ thọ vô lượng sự dữ, lại bị mọi người chê ghét, cũng giống như cọp để cho heo thắng.”
ông tuệ lấy điển tích này ra ví dụ trước với báu để nói nó như con heo ở trên, cố chấp thắng thua, ổng giải thích như này vẫn chưa hoàn mỹ lắm, nếu lấy cái ví dụ này thì sẽ thuyết phục hơn:
“Này vua Bệ-tứ, hãy nghe tôi nói ví dụ này. Người có trí nghe ví dụ này liền hiểu ý nghĩa. Này vua Bệ-tứ, cũng như hai người hẹn nhau chơi đổ súc sắc. Người thứ nhất thường lén trộm con súc sắc mà ngậm[11], ngậm một lần, hai lần, ba lần cho đến nhiều lần. Người thứ hai liền nghĩ: ‘Cùng chơi với người này, nó luôn luôn gạt mình, trộm con súc sắc mà ngậm một, hai, ba lần cho đến nhiều lần’. Nghĩ thế, người ấy nói với bạn: ‘Ta muốn nghỉ, sau đó sẽ chơi lại’. Bấy giờ người thứ hai rời khỏi chỗ ấy, dùng thuốc tẩm vào con súc sắc rồi trở lại cùng chơi. Người thứ nhất lại lén trộm con súc sắc mà ngậm, một lần, hai, ba hoặc đến nhiều lần. Ngậm xong, liền trợn mắt, sùi bọt mép gần chết. Bấy giờ người thứ hai hướng về người thứ nhất nói bài tụng:
“Này vua Bệ-tứ, nên biết, vua cũng lại như vậy. Nếu quan niệm ấy vua bảo thủ vì dục, bảo thủ vì nhuế, bảo thủ vì sợ hãi, bảo thủ vì ngu si không bao giờ xả bỏ thì vua sẽ thọ vô lượng sự dữ. Lại bị mọi người chê ghét. Cũng như người chơi súc sắc, vì lừa gạt mà bị mang họa.”Xúc xắc này tẩm độcNgười tham ăn không biếtTrước ngồi chơi, gạt taSau phải mang họa khổ.