PP chọc tuỷ lấy tế bào gốc để điều trị trẻ tự kỉ của vinmec

Vinmec dỏm chết mọe, chú tao bị tai biến nhẹ đưa vô trị 1 thời gian cho về được 1 tháng bị thêm lần nữa
Hồi sức và gây mê của nó ok mà. Giờ vật tư đéo có mà mổ tim thì vào Vinmec cũng ngon. Mỗi tội tốn tiền thôi.
 
Cái thằng youtuber hơn 20tr sub mỹ nó cũng có đứa con tự kỷ. Chúng nó chữa theo phương pháp giáo dục thôi. Bây giờ đứa con nó cũng tương đối bình thường chỉ có điều là nhận thức xã hội kém đi thôi, rất ngoan và hiền lành. Nói chung là nên tin vào nền y khoa mỹ :)))
 
Lưu trữ tế bào gốc ở cuống rốn để chữa bệnh nan y sau này thì tao còn tin, vì đã được kiểm chứng. Địt mẹ 1 công trình khoa học giả dụ có hiệu quả thật như vậy mà thằng Vin nó không mang ra kinh doanh thì họa chỉ có thằng điên. Chỉ cần nắm 1 công trình này thôi thì nó làm bá chủ y học con mẹ nó rồi. Đéo hơi đâu phải đi bán trái phiếu giấy lộn với công nghệ lõi để mưu sinh đâu. Xạo lồn.
Cái này cũng có kiểm chứng đâu mày
 
Tụi mày phải phân biệt rõ ràng nhé:

So sánh Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) và Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD):​

Điểm giống nhau:
  • Cả hai đều là rối loạn phát triển thần kinh: ASD và ADHD ảnh hưởng đến cách não bộ phát triển và hoạt động, dẫn đến khó khăn trong giao tiếp xã hội, hành vi và học tập.
  • Có thể xuất hiện sớm: Cả hai rối loạn thường xuất hiện trước 5 tuổi.
  • Có thể di truyền: Nguy cơ mắc ASD và ADHD cao hơn nếu có người thân mắc các rối loạn này.
  • Có thể điều trị: Cả hai rối loạn có thể được điều trị bằng liệu pháp, thuốc và can thiệp giáo dục.
Điểm khác nhau:
Đặc điểmRối loạn phổ tự kỷ (ASD)Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Giao tiếp xã hội:Khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội, bao gồm giao tiếp bằng lời và phi ngôn ngữ.Có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng lời, lắng nghe người khác và duy trì các mối quan hệ.
Hành vi:Có thể có hành vi lặp đi lặp lại, hạn chế, hoặc bất thường.Có thể hiếu động, bồn chồn, khó tập trung, và hành động bốc đồng.
Sở thích:Có thể có sở thích hạn chế và tập trung cao độ vào một số chủ đề nhất định.Có thể gặp khó khăn trong việc tập trung vào một nhiệm vụ, hoàn thành các công việc và theo hướng dẫn.
Khả năng học tập:Có thể gặp khó khăn trong học tập, đặc biệt là học ngôn ngữ và các kỹ năng xã hội.Có thể gặp khó khăn trong việc học tập, đặc biệt là học đọc, viết và làm toán.
Nguyên nhân:Chưa rõ nguyên nhân, nhưng có thể do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường.Chưa rõ nguyên nhân, nhưng có thể do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường.
Lưu ý:
  • Mức độ nghiêm trọng của cả hai rối loạn có thể khác nhau ở mỗi người.
  • Một số người có thể mắc cả ASD và ADHD.
  • Chẩn đoán ASD và ADHD cần được thực hiện bởi chuyên gia y tế có trình độ.
Ngoài ra:
  • Rối loạn lo âu và trầm cảm: Cả hai rối loạn đều có thể đi kèm với rối loạn lo âu và trầm cảm.
  • Khó khăn trong học tập: Cả hai rối loạn đều có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ.
  • Vấn đề trong các mối quan hệ: Cả hai rối loạn đều có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ của trẻ với gia đình, bạn bè và thầy cô.
Điều trị:
  • Liệu pháp: Liệu pháp hành vi và nhận thức (CBT) là một loại liệu pháp hiệu quả cho cả ASD và ADHD.
  • Thuốc: Thuốc có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng của ADHD, chẳng hạn như hiếu động và thiếu tập trung.
  • Can thiệp giáo dục: Can thiệp giáo dục có thể giúp trẻ em mắc ASD và ADHD học tập và phát triển các kỹ năng cần thiết để thành công trong trường học và cuộc sống.
Kết luận:
ASD và ADHD là hai rối loạn phát triển thần kinh khác nhau với những biểu hiện và triệu chứng riêng biệt. Tuy nhiên, cả hai đều có thể được điều trị hiệu quả bằng liệu pháp, thuốc và can thiệp giáo dục. Việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng để giúp trẻ em mắc ASD và ADHD phát triển toàn diện và đạt được tiềm năng của mình.
 
Ở Việt Nam làm gì đã được cấp phép điều trị bệnh bằng phương pháp tế bào gốc?
 
Thời gian m cm thì đủ để m tìm hiểu đấy!

Ghép tế bào gốc để điều trị bạch cầu cấp, thalass, rối loạn sinh tuỷ, u lympho...

Chắc m đã từng nghe bệnh máu trắng, chính là bạch cầu cấp dòng tuỷ đấy!
Đéo cải thiện lắm, tốn công tìm hiểu.
Và cái đấy là ghép tủy hơn là ghép tế bào gốc
 
Đéo cải thiện lắm, tốn công tìm hiểu.
Và cái đấy là ghép tủy hơn là ghép tế bào gốc
T nói rồi!
Nên tự tìm hiểu để mở mang đầu óc!
Tên gọi đúng là ghép tế bào gốc, trong đó tuỷ chỉ là 1 nguồn trong đó!
Hiện nay nguồn tế bào gốc thường lấy ở máu ngoại vi!

Và cái từ "đeow cái thiện" lắm thì tốt nhất nên đi tìm hiểu cho biết! Các bệnh máu tiến triển nhanh, đi nhanh, và ghép tế bào gốc có thể sống trên 5-10 năm nữa!

Thế nhé!
 
ae bạn bè nào đang hành nghề y và có biết về phương pháp này của bọn Vin thì cho t xin quan điểm, t tìm hiểu đây gần như là pp độc quyền của vin nghiên cứu và áp dụng chứ ko thấy tài liệu thế giới nào nhắc đến mấy nên cũng khó đánh giá với 1 người ko có chuyên môn như tao.

Chi phí từ 5-700 củ, chọc tuỷ 1-2 lần. t cùng gia đình đang vái tứ phương để cứu đứa cháu tử kỉ
đây tao gửi m đọc thông tin này.... link thì phía dưới cùng

IMPACT FACTOR VÀ CHỈ SỐ TRÍCH DẪN LÀ CÁI CHI CHI?!!

Sáng nay tôi mở Facebook ra lại bắt gặp những niềm tự hào và trăn trở của Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, khi ông khoe rằng bài báo tai tiếng của ông và cộng sự về liệu pháp cấy ghép tế bào (gốc) chữa tự kỷ ở VinMec đã được trích dẫn tận 12 lần, và có chỉ số impact factor cao. Vậy nên, dù con đường có nhiều "gian nan, thử thách", [chẳng hạn như bị mang ra mổ xẻ trên Liêm chính Khoa học], ông và cộng sự vẫn "dấn thân". Giáo sư Liêm tâm sự về con đường đầy thử thách ở đây:

Tóm tắt cuộc tranh luận trên Liêm chính Khoa học từ tháng 6, 7 và 8 năm 2021: Bài báo của nhóm nghiên cứu VinMec trên tạp chí Stem Cell Translational Medicine trình bày kết quả thử nghiệm lâm sàng không có nhóm đối chứng pha 1 (uncontrolled clinical trial, phase 1) cấy ghép tế bào (gốc) trên 30 trẻ tự kỷ bị giáo sư Finlay-Morreale ở Đại học Y khoa Massachusetts chỉ trích gay gắt và đề nghị ban biên tập tạp chí rút bài. Bạn Harry Le đã đọc được bài phản biện này và viết trên blog của bạn: https://www.harryle.org/2021/06/tap-chi-khoa-hoc-danh-tieng-cong-bo.html.

Tôi đã đăng bài của Harry Le trên Liêm chính Khoa học:

VinMec thu tiền để làm thí nghiệm trên 30 đứa trẻ con, đồng thời cung cấp dịch vụ chữa bệnh thu tiền cho khoảng 700 gia đình và không thu tiền của 300 gia đình khác khi liệu pháp tế bào (gốc) chưa có bằng chứng khoa học, chưa được Bộ Y tế cấp phép. Câu chuyện lùm xùm đã được tranh luận trên diễn đàn này từ tháng 6/2021. Vô tình làm sao, tháng 7/2021, VinMec quyết định trả lại tiền viện phí cho khoảng 700 gia đình trẻ tự kỷ và bại não đã cấy ghép tế bào (gốc). Nhưng VinMec không thừa nhận là trả lại tiền thu sai quy định mà lắt léo bằng mỹ từ Quỹ từ thiện Thiện Tâm của VinGroup [bỗng nhiên] hỗ trợ các gia đình. VinMec vẫn nhập nhèm không trả hết số tiền ước tính khoảng 7 triệu đô mà họ đã thu của gia đình bệnh nhân trong suốt 7 năm từ 2014 tới 2021. Gia đình 700 bệnh nhân trung bình đã trả từ 80 triệu tới 500 triệu cho liệu trình cấy ghép tế bào gốc ở VinMec nhưng hầu như họ không còn giữ được chứng từ, nên được trả bao nhiêu tiền thì chấp nhận bấy nhiêu, mà không biết làm thế nào để kiện hệ thống thông tin kỳ ảo của VinMec.
Quay trở lại chiếc tút tràn đầy tự hào và tâm huyết của Giáo sư Liêm, sau khi đọc tút xong, tôi cảm động quá bèn lội lên Google Scholar để xem những ai đã trích dẫn bài báo ấy. Google Scholar sờ sờ ra thế này, lẽ nào Giáo sư Liêm không biết tự xem ai đã trích dẫn bài báo của mình và trích dẫn ra sao??! https://scholar.google.com/scholar?...4KZuKtdNsk81PKmwncZRo4qhJmAVSJSXcP9LAVhytLZww

Tôi có thể liệt kê nhanh những xuất bản đã trích bài báo của Giáo sư Liêm và nhóm nghiên cứu VinMec như sau:

  1. Thư của Finlay-Morreale từ Đại học Y khoa Massachusetts gửi ban biên tập Tạp chí Stem Cell Translational Medicine, chỉ trích và kêu gọi rút bài của Giáo sư Liêm và cộng sự. Ai theo dõi những tranh luận hồi năm ngoái ở diễn đàn này chắc còn nhớ. Thư này đã gọi phương pháp nghiên cứu của nhóm VinMec bằng những từ như invasive - xâm lấn, abusive - lạm dụng và misleading - dối trá. Giáo sư Liêm hẳn là không tự hào vì được trích dẫn trong bối cảnh như vậy ha. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8133346/
  2. Thư phúc đáp của ban biên tập tạp chí Stem Cell Translational Medicine thừa nhận những thứ misleading - dối trá trong nghiên cứu của Giáo sư Liêm và VinMec, xong vẫn lập lờ nói rằng cần tạo điều kiện công bố những nghiên cứu như vậy (!!?): https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8133345/
  3. Bài báo của Tiến sỹ Vũ Song Hà và giáo sư Andrea Whittaker trên Disability & Rehabilitation, đề cập tới vấn nạn "có bệnh thì vái tứ phương" ở Việt Nam. Bài của Giáo sư Liêm và cộng sự được trích dẫn để nêu lên sự bất lực của bệnh nhân và gia đình trong một nền y học dựa trên niềm tin, không dựa trên bằng chứng khoa học ở Việt Nam. https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/09638288.2022.2040613
  4. Bài báo của tôi cùng Phó Giáo sư Sean Phelan và Elizabeth Gray đăng trên Media, Culture & Society, lấy câu chuyện lùm xùm về liệu pháp tế bào (gốc) của VinMec để phân tích như một case study cho cái gọi là nền kinh tế chính trị tư bản đỏ và nền báo chí cách mạng vì dân. https://journals.sagepub.com/doi/abs/10.1177/01634437211060200
  5. Năm bài báo khác trích dẫn nghiên cứu của Giáo sư Liêm và cộng sự là năm bài systematic literature review. Những bài systematic literature review chỉ đơn thuần liệt kê, đếm bài thôi ha.
  6. Hai bài khác Giáo sư Liêm và cộng sự tự trích dẫn xuất bản của chính mình.
  7. Chỉ duy nhất một bài có tính chuyên môn của nhóm nghiên cứu Trung Quốc nhắc tới nghiên cứu tại VinMec với một mô tả ngắn gọn trên Frontiers in Neuroscience: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8924045/

À, giáo sư Liêm cũng khoe bài báo được xem 250 lần và có tới 364 lượt chia sẻ nữa. Không biết các thành viên Liêm chính Khoa học đóng góp bao nhiêu lượt trong số đó nhỉ??!

Diễn đàn này đã có nhiều bài đề cập tới chỉ số impact factor và chỉ số trích dẫn, tôi chỉ đưa một case study để mọi người đọc và tham khảo. Chiếc tít câu view cũng là một thủ thuật tôi áp dụng để tạo ra impact factor cho một chiếc tút trên cõi mạng này.

 
ae bạn bè nào đang hành nghề y và có biết về phương pháp này của bọn Vin thì cho t xin quan điểm, t tìm hiểu đây gần như là pp độc quyền của vin nghiên cứu và áp dụng chứ ko thấy tài liệu thế giới nào nhắc đến mấy nên cũng khó đánh giá với 1 người ko có chuyên môn như tao.

Chi phí từ 5-700 củ, chọc tuỷ 1-2 lần. t cùng gia đình đang vái tứ phương để cứu đứa cháu tử kỉ
đây nữa... thế nha


Tạp chí khoa học danh tiếng công bố nhiều ý kiến phản biện nghiên cứu điều trị tự kỷ của Vinmec​

Một người về đỉnh cao, một người về vực sâu
Cách đây đúng 1 năm, tháng 5/2020, mình có viết một bài "Một vài ghi chép về nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tủy xương trên trẻ em tự kỷ ở Việt Nam" nhằm cảnh báo về chất lượng khoa học của công trình can thiệp tự kỷ bằng tế bào gốc (TBG) do GS Nguyễn Thanh Liêm và cộng sự tiến hành tại bịnh viện Vinmec (Hà Nội, Việt Nam). Bài viết đã chỉ ra, công trình của GS Liêm có rất nhiều chỗ gây nghi ngờ, từ thiết kế nghiên cứu, tới kĩ thuật tiến hành, cách phân tích dữ liệu, cũng như hiệu quả mang lại cho trẻ tự kỷ. Một trong những điều có thể nói là "kinh dị" là bài báo đầu tiên trong serie các bài báo về dùng TBG cho trẻ tự kỷ của GS Liêm lại được đăng trên một tạp chí kém chất lượng (predatory journal).
Tháng 9/2020, trên website của BV Vinmec cho đăng một tin khác: một bài báo khác cùng đề tài (dùng nhưng có nhiều sự thay đổi về thiết kế nghiên cứu: vẫn dùng tế bào đơn nhân tủy xương để tiêm vào tủy sống của trẻ tự kỷ kèm can thiệp bằng ESDM), được nhóm của GS Liêm công bố trên tạp chí khoa học danh tiếng STEM CELLS Translational Medicine (SCTM thuộc nhà xuất bản Wiley, Hoa Kỳ).
Như vậy, nếu bài báo năm 2018 được cho đăng trên một tạp chí rất kém (không có IF), thì bài báo năm 2020 lại có một số phận khác hẳn: được đăng trên một tạp chí hàng đầu, với IF = 6.429. Do đó, chúng ta chỉ thấy vài dòng giới thiệu sơ sài cho bài báo năm 2018 trên website của Vinmec, nhưng lại có thể đọc được thông cáo báo chí hoành tráng cho bài báo năm 2020, được cậy đăng ở khắp các tờ báo lớn trong nước. Tuy vậy, bài báo năm 2020 nhận được một vài ý kiến thông qua hình thức "Thư gửi ban biên tập" của một số nhà lâm sàng và nghiên cứu.
Phản ứng của một số nhà khoa học trên thế giới với bài báo năm 2020
Trong thông cáo báo chí của mình, Vinmec trích những lời có cánh của tổng biên tập "tạp chí khoa học danh tiếng" SCTM, GS. TS. BS Anthony Atala (trong trường hợp bạn không có giờ tìm hiểu, GS Atala là bác sĩ hàng đầu về phẫu thuật đường tiết niệu, một chuyên khoa sâu rất gần gũi với can thiệp tự kỷ), ca ngợi công trình của GS Liêm. Xin trích lại:
“Phát hiện trong nghiên cứu lâm sàng của Vinmec cho thấy điều trị bằng tế bào gốc an toàn và giúp cải thiện chứng rối loạn phổ tự kỷ nặng ở trẻ em. Đây là những phát hiện đầy hứa hẹn và mở ra cơ hội cho sự phát triển của phương pháp tiếp cận y học tái tạo có thể giúp những trẻ em mắc căn bệnh này”. [Vinmec dịch, nguồn]

Dĩ nhiên, chuyện tổng biên tập của SCTM khen bài báo đăng trên tạp chí của ổng cũng là bình thường thôi, nhưng khi coi trong thông cáo báo chí gốc của SCTM, ta có thể thấy nguyên văn là:
"The clinical finding showing that the cell therapy treatment safely reduced severe autism spectrum disorder characterizations in children is encouraging," và "The findings are promising and open the opportunity for the development of a translational medicine approach that could help affected children." [Văn bản gốc, nguồn]

Có thể thấy người viết thông cáo báo chí cho Vinmec cũng không hiểu gì lắm về tự kỷ, khi chọn dùng chữ "căn bệnh" (trong khi BS Atala dùng chữ "rối loạn"). Nhưng có một điều quan trọng hơn: trong thông cáo báo chí của mình cũng như trong bài báo gốc năm 2020, nhóm nghiên cứu của Vinmec liên tục dùng chữ "tế bào gốc" để quảng bá cho liệu pháp của mình. Nhưng rõ ràng, tổng biên tập Atala gọi cái mà GS Liêm đang làm chỉ là "liệu pháp tế bào" (cell therapy) chứ không phải tế bào gốc (stem cell).
Đối với các phụ huynh hoặc các chuyên gia ngoài ngành, dùng chữ nào (tế bào vs tế bào gốc) cũng có sao đâu, chẳng gây được sự chú ý. Nhưng với các nhà khoa học cũng như các nhà lâm sàng nghiêm túc, họ lập tức nhận ra, ở đây có sự nhập nhằng.
Một bác sĩ nhi khoa, đồng thời cũng là giảng viên trường y khoa thuộc đại học Massachusetts (Hoa Kỳ), bác sĩ Heather Finlay-Morreale, đã viết một lá thư gửi tòa soạn SCTM, cô phân tích về những vấn đề nghiêm trọng trong bài báo của BS Liêm và cộng sự [1]. Cô nêu ra các vấn đề:
  1. Nhóm nghiên cứu của Vinmec không hề dùng tế bào gốc, mà dùng tế bào đơn nhân tủy xương (the authors did not inject stem cells—they injected mononuclear bone marrow cells).
  2. Sự tiến bộ của trẻ, nhất là trong bối cảnh trẻ được can thiệp thêm bằng ESDM và bản thân trẻ cũng trưởng thành hơn, có thực là do trị liệu tế bào hay không? (Perhaps the children just improved as they matured and because of the behavioral interventions.)
  3. Thiết kế nghiên cứu có vấn đề: không có nhóm chứng.
Để tổng kết, bác sĩ Heather Finlay-Morreale đề nghị phải rút bài báo này ngay lập tức (I urge you to retract this paper immediately), vì những thông tin sai lạc cũng như tính chất bạo hành trẻ em của cách nghiên cứu.
BS Liêm và cộng sự đã viết một bài phúc đáp ngay sau đó [2]. Trong bài trả lời của mình, GS Liêm công nhận ông dùng tế bào đơn nhân tủy xương (mononuclear bone marrow cells), nhưng GS Liêm cho hay, trong mẫu vật mà ông hút ra từ tủy xương cánh chậu của trẻ, vẫn có một số tế bào gốc (nguyên văn: mononuclear cells from bone marrow containing hematopoietic stem cells and progenitor cells.). GS Liêm cho rằng, dù ông không chiếc tách/nuôi cấy tế bào gốc từ mẫu tủy mà ông hút ra, thì việc chích hết lượng tủy đó vô ống sống cũng có nghĩa là dùng tế bào gốc rồi.
Nhưng câu chuyện chưa dừng ở đây, một bài viết sau đó của GS Karen Ballen và GS Joanne Kurtzberg [3] đã cho thấy quan điểm trái chiều từ chính các thành viên trong ban biên tập tạp chí SCTM: không đồng ý trị liệu mà GS Liêm tiến hành trong bài báo năm 2020 là can thiệp bằng TBG. Xin trích nguyên văn:
"Dr. Finlay-Morreale makes some valid points in her letter, particularly that Thanh and colleagues did not treat the children in their series with stem cells. Bone marrow-derived mononuclear cells were used."
Như đã nói ở trên, tổng biên tập Atala cũng đã dùng chữ "cell therapy" trong thông cáo báo chí và ở bài báo tiếp theo này [3], giáo sư Joanne Kurtzberg lại viết rất rõ ràng lần nữa: đây là trị liệu bằng tế bào đơn nhân tủy xương, không thể gọi là trị liệu bằng TBG. GS Joanne Kurtzberg cũng chính là biên tập chuyên về mảng tế bào gốc cuống rốn (cord blood section editor) của tạp chí SCTM và là người lãnh đạo nghiên cứu IMPACT mà GS Liêm rất kì vọng sẽ là nghiên cứu thay đổi quan điểm của y giới về tế bào gốc trong can thiệp tự kỷ. Đặc biệt, trong bài báo này, các tác giả còn phê phán nhóm của GS Liêm là đưa thông tin sai (misleading).
"The authors inaccurately described the therapy as “transplantation,” which was misleading."
Chuyện gì xảy ra ở đây? Bài báo năm 2020 của GS Liêm mô tả họ đang "ghép" (transplantation) tế bào gốc. Điều này là không đúng. Lấy ví dụ với một nhóm bệnh lý cũng dùng tế bào tủy xương như ung thư máu, đầu tiên cũng phải dùng hóa trị mạnh, đánh sập toàn bộ hệ tạo máu, rồi mới truyền tế bào gốc tủy xương mới vô. Vậy với tự kỷ thì sao? Có ai biết cơ quan/nhóm tế bào nào gây ra tự kỷ đâu; mà gọi là ghép?
Nhưng nếu để ý, các bạn sẽ thấy GS Liêm luôn gọi liệu pháp của mình là "ghép tế bào gốc", một cụm từ có 2 lần sai. Misleading là một từ rất nặng trong nghiên cứu khoa học. Không gì hài hước bằng anh đang cố gắng đóng góp cho sự minh bạch và tiến bộ của khoa học, nhưng lại cố tình đưa thông tin sai để lái người đọc theo ý của anh.
Như vậy, đến đây, có thể nói, năm 2020, tạp chí SCTM có cho đăng một bài báo của GS Liêm, nhưng bài báo này bị chính các chuyên gia của tạp chí SCTM phê phán là đưa thông tin sai (misleading). Chuyên gia độc lập khác thì chỉ ra vô số vấn đề từ thiết kế nghiên cứu tới phân tích và diễn dịch kết quả. Thậm chí, họ còn nặng lời: đây là một nghiên cứu mang tính "bạo hành và thiên vị" (abuse and ableist).
Whatever will be, will be - Điều gì đến, sẽ đến


Trong một status trên facebook ngày 13/5/2021, GS Liêm viết về sự cô đơn khi đứng trên đỉnh cao của nền y học thế giới, khi ngay cả các đồng nghiệp Mỹ cũng không hiểu được tầm vóc của tế bào gốc trong can thiệp tự kỷ. GS Liêm có dẫn link một nghiên cứu của đại học Duke để chứng minh một thời đại mới đang đến. Sự thật là gì? Nghiên cứu của đại học Duke về ứng dụng tế bào gốc trong can thiệp tự kỷ (nghiên cứu lớn nhất, bài bản nhất, được thực hiện bởi đội ngũ uy tín hàng đầu) đã thất bại. Các bạn có thể đọc bài phỏng vấn của chính các tác giả của nghiên cứu này trên Spectrum News tại đây để thấy tinh thần làm khoa học của các chuyên gia Mỹ: không massage dữ liệu, có sao nói vậy, thất bại thì thẳng thắn nói tụi tôi đã thất bại.
Tới đây, mình có thể mạnh dạn trả lời câu hỏi trong status của GS Liêm: "Một câu hỏi chung nhất được nêu lên là tại sao một phương pháp tiên tiến như vậy mà lại không được áp dụng ở Mỹ?". Thưa giáo sư, vì dân Mỹ vẫn còn những người dám nói thật và làm thật. Chúng em không nói đó là tế bào gốc khi sự thật nó là tế bào đơn nhân tủy xương; chúng em cũng không nói đó là "ghép" khi thực ra chúng em không ghép.
Bởi như chính tiêu đề status của giáo sư, được lấy cảm hứng từ bản nhạc Que sera sera: một năm sau khi bài báo của GS được đăng trên SCTM, chính biên tập của tạp chí cũng chỉ ra rằng giáo sư đã dùng bài báo khoa học để đưa thông tin sai (misleading) và niềm hi vọng vào một thời đại mới, nghiên cứu IMPACT của đại học Duke, đã thất bại.
Điều gì cần tới, sẽ tới.
Bổ sung:
GS Liêm đã có phản hồi với mình trên group fb "Liêm chính khoa học" về một số ý trong bài viết này như sau (một số vấn đề đã được mình chỉnh sửa theo ý kiến tiếp thu):
1. Mình lựa chọn sai ví dụ về ghép tạng: ghép thận không cần thiết phải cắt thận.

2. Mình nên sửa đoạn viết về 2 bài báo 2018 và 2020, để làm rõ ý rằng đây là 2 nghiên cứu khác nhau.

3. GS Liêm không đồng ý với việc GS Joanne Kurtzberg dán nhãn việc dùng từ transplantation trong bài báo 2020 là misleading và sẽ có tranh luận thêm.

---
 
ae bạn bè nào đang hành nghề y và có biết về phương pháp này của bọn Vin thì cho t xin quan điểm, t tìm hiểu đây gần như là pp độc quyền của vin nghiên cứu và áp dụng chứ ko thấy tài liệu thế giới nào nhắc đến mấy nên cũng khó đánh giá với 1 người ko có chuyên môn như tao.

Chi phí từ 5-700 củ, chọc tuỷ 1-2 lần. t cùng gia đình đang vái tứ phương để cứu đứa cháu tử kỉ
M nên cho nó vào đội học sinh giỏi toán
 
T nói rồi!
Nên tự tìm hiểu để mở mang đầu óc!
Tên gọi đúng là ghép tế bào gốc, trong đó tuỷ chỉ là 1 nguồn trong đó!
Hiện nay nguồn tế bào gốc thường lấy ở máu ngoại vi!

Và cái từ "đeow cái thiện" lắm thì tốt nhất nên đi tìm hiểu cho biết! Các bệnh máu tiến triển nhanh, đi nhanh, và ghép tế bào gốc có thể sống trên 5-10 năm nữa!

Thế nhé!
Nói thì cho xin nghiên cứu, chứ nói lý lẽ như m gọi là mõm đó. Giống như kiểu xúi trẻ con ăn cút ấy, mày nói nó ngon nhưng ngon ở chỗ nào thì đéo nói.
Sống trên 10 năm là so sánh với cái gì? Với không điều trị tế bào gốc à?
Kiểu uống nước dừa thì hết cảm cúm 90% nhưng thật ra đéo cần uống cũng khỏi.
 
ae bạn bè nào đang hành nghề y và có biết về phương pháp này của bọn Vin thì cho t xin quan điểm, t tìm hiểu đây gần như là pp độc quyền của vin nghiên cứu và áp dụng chứ ko thấy tài liệu thế giới nào nhắc đến mấy nên cũng khó đánh giá với 1 người ko có chuyên môn như tao.

Chi phí từ 5-700 củ, chọc tuỷ 1-2 lần. t cùng gia đình đang vái tứ phương để cứu đứa cháu tử kỉ
Bọn vinmec nó vl lắm. Bệnh nhẹ nó để chữa, bệnh nặng cảm thấy k chữa được thì chuyển lên tuyến trên của bệnh viện nhà nước. PP kia nghe thấy xạo lol
 
đây nữa... thế nha

hay quá cảm ơn m
 
T nói rồi!
Nên tự tìm hiểu để mở mang đầu óc!
Tên gọi đúng là ghép tế bào gốc, trong đó tuỷ chỉ là 1 nguồn trong đó!
Hiện nay nguồn tế bào gốc thường lấy ở máu ngoại vi!

Và cái từ "đeow cái thiện" lắm thì tốt nhất nên đi tìm hiểu cho biết! Các bệnh máu tiến triển nhanh, đi nhanh, và ghép tế bào gốc có thể sống trên 5-10 năm nữa!

Thế nhé!
cách vin nó dùng từ tế bào gốc là 1 dạng misleading information, tương tự như mấy trò nấu báo cáo tài chính mà vinfast đang bị kiện. Cùng 1 lò với nhau cả. Lấp liếm, đánh tráo khái niệm để trục lợi
Một bác sĩ nhi khoa, đồng thời cũng là giảng viên trường y khoa thuộc đại học Massachusetts (Hoa Kỳ), bác sĩ Heather Finlay-Morreale, đã viết một lá thư gửi tòa soạn SCTM, cô phân tích về những vấn đề nghiêm trọng trong bài báo của BS Liêm và cộng sự [1]. Cô nêu ra các vấn đề:
  1. Nhóm nghiên cứu của Vinmec không hề dùng tế bào gốc, mà dùng tế bào đơn nhân tủy xương (the authors did not inject stem cells—they injected mononuclear bone marrow cells)
[1] https://doi.org/10.1002/sctm.20-0434
 
Có ông nào có con cháu bị tự kỷ cho biết triệu chứng với, trên gooogle chung chung quá không rõ. Cảm ơn.
 
cách vin nó dùng từ tế bào gốc là 1 dạng misleading information, tương tự như mấy trò nấu báo cáo tài chính mà vinfast đang bị kiện. Cùng 1 lò với nhau cả. Lấp liếm, đánh tráo khái niệm để trục lợi
Một bác sĩ nhi khoa, đồng thời cũng là giảng viên trường y khoa thuộc đại học Massachusetts (Hoa Kỳ), bác sĩ Heather Finlay-Morreale, đã viết một lá thư gửi tòa soạn SCTM, cô phân tích về những vấn đề nghiêm trọng trong bài báo của BS Liêm và cộng sự [1]. Cô nêu ra các vấn đề:
  1. Nhóm nghiên cứu của Vinmec không hề dùng tế bào gốc, mà dùng tế bào đơn nhân tủy xương (the authors did not inject stem cells—they injected mononuclear bone marrow cells)
[1] https://doi.org/10.1002/sctm.20-0434
Tế bào đơn nhân tuỷ xương mang tế bào gốc mà m!
 
Nói thì cho xin nghiên cứu, chứ nói lý lẽ như m gọi là mõm đó. Giống như kiểu xúi trẻ con ăn cút ấy, mày nói nó ngon nhưng ngon ở chỗ nào thì đéo nói.
Sống trên 10 năm là so sánh với cái gì? Với không điều trị tế bào gốc à?
Kiểu uống nước dừa thì hết cảm cúm 90% nhưng thật ra đéo cần uống cũng khỏi.
Quan trọng là muốn nghiên cứu gì mới đc!
 
Top