Để t kể nốt 1 câu chuyện t mới khám phá. Mẹ t còn rất giấu giếm và ko muốn nói quá nhiều. Mẹ t chỉ tiết lộ 1 chút, xưa nghe từ ông ngoại kể: lúc ông còn nhỏ, thấy bố mình tư sản rất giàu, khi nhỏ còn thấy bố dùng máy bay để kiểm tra đất đai ruộng mẫu. Nghe rằng, thời đó chẳng mấy ai, phải là rất giàu mới dùng máy bay kiểm tra đồn điền. Đến tầm thiếu niên 12 13 14 ông ngoại t TRỐN NHÀ đi theo cách mạng, làm lính chiến trường kháng chiến chống pháp.
Sau này nhiều năm, nhận đc lá thư của họ hàng gửi từ quê lên việt bắc: "con ơi, hãy về ngay đi! Bố của con mất rồi. Tất cả tài sản đã bị mất hết rồi. Chúng ta chỉ còn 1 căn nhà của bố con để lại, mau thu xếp về quê để giải quyết chuyện gia đình dòng tộc".
Biết đc tin đó, ông t cũng tìm cách trốn về quê. Các anh em đều buồn khóc thê thảm vì gia sản của bố đã bị người ta cướp mất hết, bởi cách mạng ruộng đất, bởi người dân tự ý vào nhà mình mà sống rồi cướp ko chịu ra, ko thể đòi đc. Báo cho chính quyền thì họ im ỉm làm ngơ ko giải quyết.
Cuối cùng thì họ phải cố bán nốt căn nhà, rồi các ae, dòng họ, mọi ng đường ai nấy đi.
Ông t là đời thứ 3 gen việt - pháp. Có thể nói xưa từng có bà cố ở Bình định lấy 1 vị tư bản người pháp. Họ đã sinh ra 1 người con trai, có thể là cụ nội của mẹ t. Ông ngoại mẹ t là đời thứ 2 việt pháp, thuộc giới làm luật, cực nhiều quan hệ thượng tầng, cực giàu có, rất nhiều điền sản và bất động sản rải rác các tỉnh phía bắc, là đại tư bản, có lúc mua lại đất của người nông dân rồi lại bắt chính họ phải cày xới trên đất của họ mà lao động, bóc lột sức họ để nộp tô/lợi nhuận nuôi nhà mình. Mẹ t còn kể 1 cách mơ hồ rằng ông từng là người giàu nhất miền bắc (t đéo rõ và chắc lắm, chỉ biết vậy), khi ông mất bởi 1 cơn đột tử do lo sợ làn sóng cách mạng lan tới, rất nhiều người sang trọng thuộc giới thượng lưu của thời đại tới dự tang lễ. Em trai của ông, từng làm tỉnh trưởng của 1 tỉnh phía nam rực rỡ nào đó mà thằng đéo nào cũng biết và luôn ca tụng ngời ngời, sau đó, bị xích bằng những sợi xích to bằng cổ tay, họ hàng xưa nói, ông đã chết rục xác trong ngục. 1 số con cháu trong họ hàng đã kịp thời chạy sang đc nước ngoài như pháp sinh sống.
Quay trở lại đời ông ngoại t, là con của ông nội mẹ t - 1 đại tư bản. Do đã trốn đi lính theo cách mạng từ khi còn nhỏ, ông t đã mất sạch gốc tri thức của giới tư sản. Trở về từ chiến trường, ng ông hốc hác vì ghẻ lở hắc lào lang ben, đầu trọc lóc, ốm hom hen... Thời kỳ đó, chính qyền cách mạng ra event cổ vũ các cô gái hãy ưu tiên lấy các thương binh về làm ck. 1 người phụ nữ trẻ, mà sau này là bà ngoại t, đã hăng hái lựa chọn 1 trong những chàng trai đó. Bà t cũng là con của 1 địa chủ rất giàu có, đồn rằng khi còn sống nhà ông cũng rất hung hãn, trói ng ta vào cột mà đánh rất kinh, trong phim thời xưa có đánh chết người rồi vứt vào rừng cũng chả sao, tuy nhiên, sau khi ông mất, người a trai cả dường như đã tìm cách cuỗm hết gia sản, dọa dẫm, đánh đập em trai út và em gái, mà sau đó 2 đứa trẻ đã sợ hãi rồi tìm cách trốn nhà bỏ chạy. Người chị bé nhỏ phải đi làm ăn xin nuôi em ăn học, lớn lên tý thì làm cắt tóc, rồi làm đủ thứ, còn em trai thì tuổi thơ rất dặt dẹo cơ cực, sau này 12 tuổi đầu, hàng đêm 1h đêm phải đi bộ gánh vôi 60 cân đi 60km cả đi lẫn về, ngày ngủ đc 2 tiếng, mới đủ tiền mà ăn học trường premier, gánh ko nhiều vôi thì ko đủ tiền học, rồi gánh chó vào đồn địch đem bán... giờ ông ấy tầm 90 tuổi vẫn còn sống, nhưng tính cách rất keo kiệt bủn xỉn, đặt tiền lên trên hết, coi tiền như tính mạng, bởi thói quen của quá khứ, nói tiếng pháp rất giỏi.
Bà ngoại t cũng mất gốc tri thức địa chủ tư sản. Sau này lấy nhau, 2 vk ck sống trong nghèo khó khổ cực, nuôi 5 đứa con, thân vợ thì như đày đọa, làm tất bật từ ngày tới đêm tìm mọi cách nuôi sống gia đình. Tính cách họ cũng ko hợp nhau lắm. Về sau, bà ngoại cay nghiến khá hối hận vì quyết định bồng bột khi trẻ lại lấy ông ngoại. Còn ông ngoại cũng đổ lỗi, cho rằng quá sai lầm vì đã lấy ng ko cùng tầng thứ tri thức,địa vị xh, ko hiểu đc mình. Có lẽ họ còn ko muốn nhìn mặt nhau. Sau này bà cũng mất sớm.
Còn phần ông ngoại, kể từ khi thấm thía nỗi đau nhà tan cửa nát, từ chiến trường hy sinh tính mạng trở về quê hương, ko những chẳng đc đền đáp j, mà còn bị mất hết gia sản, rồi sau này bị chính "đồng bào" cắn. Chạy nạn từ nam định về thanh hóa sinh sống , làm thế nào để tồn tại trên mảnh đất khô cằn, bom đạn giải xuống liên miên, chết lúc nào ko hay? Có những gia đình đang quây quần ngồi ăn cơm với nhau, đùng 1 cái, bom ập xuống đầu, hết tất cả! Những bộ lòng, nội tạng của người bay treo lơ lửng trên cành cây. Người ta nghiến răng thù hận sự tàn bạo của lũ mỹ trắng.
May mắn trong gia đình có mẹ t là người rất chăm chỉ, luôn sẵn sàng giúp đỡ bố mẹ làm việc, lao động, đi bộ hàng cây số vào rừng đốn củi mặc cho hổ cọp beo bom đạn máy bay rình rập tính mạng từng khắc, trồng khoai trồng sắn, nuôi nấng các e, nên bố mẹ cũng đc nhờ. Cả gia đình này đã sống với ký ức rất cơ cực, thiếu đói, chia từng miếng canh miếng cháo, bố mẹ lắm lúc nhịn đói để nhường phần cho các con ăn, 1 quả trứng chia phần ra cho 4 5 người ăn, giành giật. Ông ngoại sau này hối hận lắm, cũng giận, bất bình! nhưng biết làm j đây? chuyện lỡ thì đã lỡ rồi. Dù j cũng là dòng máu tuổi trẻ oanh liệt 1 thời muốn đóng góp những điều tốt đẹp cho xã hội, dù cho nó chẳng liên quan tới bản thân, giống mấy gã bảo bình dị hợm. Nếu có 1 điều ước, t nghĩ ông sẽ muốn làm lại điều j đó? Cái thời mà ông ngoại muốn rời thanh hóa đưa gia đình về quảng ninh sinh sống nhờ mối quan hệ của thằng em trai vợ quý hóa, thì thằng công an khu vực thanh hóa đó, cậy thế cậy quyền, nó đéo cho phép ông đc bán đất nhà ông lấy tiền, nó bảo đó là đất của chúng tôi cho nhà ông mượn, khi ông đi thì chúng tôi phải lấy lại. Mặc dù ông ngoại t cũng từng làm công an đó, rồi thấy nghề bạc phúc quá nên bỏ ko làm nữa, thì bọn nó- những phường hậu thế có nể nang ai? Thôi thì đành tặc lưỡi, lần thứ 2 tha phương cầu thực ra đi với bàn tay trắng. Cả 1 đời sống trong khổ cực, ra đi nhắm mắt cũng khổ cực, con cháu bất hiếu, may còn có mình đứa con gái trưởng biết thương mình, sống cùng thằng con trai thứ 4 độc tài với vợ của nó giam hãm chà đạp cấm đoán quát nạt mình đủ thứ, cái j gọi là lòng tự tôn của người già? Đến lúc giãy giụa trên giường bệnh viện với ống thở, người ta thương ông quá, mới bảo mẹ t, bàn bạc nhau mà âm thầm họ rút ống thở ra, ko để thằng con thứ 4 biết, cho ông đc ra đi thanh thản.