Quan Công trong Tam Quốc diễn nghĩa ‘mình cao 9 thước’, thực chất cao bao nhiêu

Chiều cao 9 thước của Quan Vân Trường được mô tả trong "Tam Quốc diễn nghĩa" tương ứng với bao nhiêu cm theo đơn vị đo hiện đại là thắc mắc của không ít độc giả.​

Trong tiểu thuyết kinh điển "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung, ba anh em kết nghĩa vườn đào gồm Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi là những nhân vật nổi tiếng nhất. Trong số đó, Quan Vũ (Quan Vân Trường, còn được gọi là Quan Công, Quan Nhị gia) được tôn kính đặc biệt bởi phẩm chất trung nghĩa. Ông được thờ phụng trong rất nhiều đền, miếu.

Quan Vân Trường là một trong những nhân vật nổi bật nhất của Tam Quốc diễn nghĩa.

Quan Vân Trường là một trong những nhân vật nổi bật nhất của "Tam Quốc diễn nghĩa".

Cuộc đời binh nghiệp của Quan Vũ bắt đầu sau khi cùng Lưu Bị và Trương Phi kết nghĩa huynh đệ ở vườn đào. Sự kiện "rượu ấm trảm Hoa Hùng" (phóng ngựa ra trận khi chén rượu mời được rót ra, lấy đầu tướng địch là Hoa Hùng quay về thì chén rượu vẫn còn ấm) khiến ông từ một kẻ vô danh tiểu tốt trong quân bỗng nổi tiếng chỉ trong một trận chiến.

Trận đại chiến giữa ba anh em và Lã Bố ở Hổ Lao Quan sau đó giúp danh tiếng của Quan Vũ tăng vọt. Trong thời kỳ tạm hàng Tào Tháo, Quan Vũ gây khiếp sợ với chiến tích trảm 2 danh tướng Nhan Lượng, Văn Sú; sau đó lại khiến ai nấy xanh mặt, lè lưỡi với truyền kỳ “qua 5 cửa ải, chém 6 tướng” lúc rời bỏ Tào Tháo để quay về với Lưu Bị...

Tóm lại, Quan Công không chỉ là biểu tượng của lòng trung nghĩa mà còn là biểu tượng của uy vũ, ai nhìn hay nghe thấy cũng đều kính sợ. Ngoại hình của ông được miêu tả trong tiểu thuyết cũng thể hiện điều này. Đó là vị tướng quân cao lớn, mặt đỏ râu dài, lông mày xếch, đôi mắt chim ưng.

Với ngoại hình đó, ông luôn nổi bật giữa đám đông, và càng thêm oai nghiêm khi cưỡi lên con ngựa Xích Thố mà Tào Tháo tặng.

5b-3508-2.jpg

Quan Vũ thời xưa tầm vậy với đám tướng còn lại

Vẻ ngoài của Vân Trường đã gây ấn tượng mạnh cho chính Lưu Bị trong lần gặp đầu tiên. La Quán Trung viết: "Huyền Đức nhìn xem thấy người ấy mình cao chín thước, râu dài hai thước, mặt đỏ như gấc, môi như tô son, mắt phượng mày tằm, oai phong lẫm liệt”.

Vậy 9 thước được nhắc đến trong các văn bản cổ đại cao tới mức nào?

Quan Vũ được mô tả là mặt đỏ, râu dài 2 thước, thân cao 9 thước.

Quan Vũ được mô tả là mặt đỏ, râu dài 2 thước, thân cao 9 thước.
chieu-cao-1


Dĩ nhiên thước ngày xưa khác với thước ngày nay. Quy đổi ra, một thước dài khoảng 23,4 cm hiện nay.

Theo đơn vị đo của đầu thời Tây Hán, một thước bằng 23,1 cm; nhưng Quan Vũ sống vào cuối thời Đông Hán, hệ thống đo lường đã thay đổi. Do đó, việc giải mã bí ẩn về chiều cao của Quan Vũ rơi vào hỗn loạn. Tuy nhiên, một cuộc khai quật đã giúp làm sáng tỏ điều này.

Các nhà khảo cổ phát hiện ra một ngôi mộ cổ ở Lạc Dương, Hà Nam và tìm thấy trong đó một vật thể dài. Sau khi làm sạch và nhận dạng, người ta xác nhận đây chính là chiếc thước kẻ thời cổ đại.

Dựa trên mức độ tiêu hủy và ăn mòn, các chuyên gia xác định rằng vật thể này là của một vị vương gia thời Tam quốc. Sau khi đo đạc chính xác bằng các thiết bị hiện đại, họ đưa ra câu trả lời rằng một thước vào cuối thời Đông Hán chuyển đổi sang đơn vị ngày nay là 23,4 cm. Từ đó có thể suy ra rằng chiều cao của Quan Nhị gia (theo mô tả trong "Tam quốc diễn nghĩa") 210 cm, quả là chiều cao “uy nghiêm và bá đạo”.

Tất nhiên, đây chỉ là chiều cao được tác giả La Chém Gió mô tả trong tác phẩm hư cấu, mang tính ước lệ, chủ yếu để nhấn mạnh sẽ oai vũ của nhân vật được cho là đứng đầu Ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán (gồm Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung). Còn thực tế Quan Công có cao lớn vượt trội hay không, chiều cao cụ thể là bao nhiêu….

Vì sao Quan Vũ chết là điều tất yếu thời Tam Quốc?​

Tính cách kiêu căng, ngạo mạn cùng với việc bị cầm tù trong tư tưởng trung quân, phục Hán chính là nguyên nhân khiến Quan Vũ rước họa sát thân.​

Bên cạnh Gia Cát Lượng, Tào Tháo, tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung cũng đề cập đến những nhân vật kiệt xuất khác thời Tam quốc như Quan Vũ, Tôn Quyền, ngũ hổ tướng Thục Hán… Loạt bài này sẽ làm rõ những tình tiết hư cấu trong tiểu thuyết cũng như khai thác yếu tố mà Tam quốc diễn nghĩa không đề cập đến.

Vi sao Quan Vu chet la dieu tat yeu thoi Tam Quoc?

Phác họa hình tượng Quan Vũ.

Theo trang mạng Qulishi, trong giai đoạn xây dựng uy danh thời Tam quốc, Quan Vũ hết gây xích mích với Tôn Quyền, lại thể hiện thái độ đối với Lưu Bị, Gia Cát Lượng, còn khước từ lòng tốt của Tào Tháo.

Điều này khiến cho các học giả Trung Quốc sau này nhận định, cả 3 thế lực Thục Hán, Đông Ngô và Tào Ngụy đều hiểu rõ, Quan Vũ không chết thì đại cục không thể yên ổn.

Khước từ Tào Tháo

Vi sao Quan Vu chet la dieu tat yeu thoi Tam Quoc?-Hinh-2

Tào Tháo ngưỡng mộ và lấy lòng Quan Vũ nhưng không giữ được danh tướng này trở về với Lưu Bị.

Bất đắc dĩ quy hàng Tào Tháo, Quan Vũ được đối đãi hết sức nồng hậu. Quan Vũ được phong làm "Hán Thọ đình hầu". Chức tước này trên danh nghĩa là Hán Hiến Đế sắc phong, nhưng thực chất là do chủ ý của Tào Tháo.

Quan Vũ hết sức coi trọng chức tước này. Vì trong mắt một người trung quân, phục Hán, đây là bằng chứng cho thấy Quan Vũ bắt đầu bước chân vào hàng ngũ quan lại của nhà Hán.

Sau này, Quan Vũ nhất quyết quay về với Lưu Bị, thậm chí còn “qua 5 ải, chém 6 tướng" Tào. Nhưng nếu có ở lại với Tào Tháo, tư tưởng trung quân, phục Hán cùng tính cách kiêu căng, ngạo mạn cũng sẽ sớm hại chết Quan Vũ.

Cái chết của Tuân Úc là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này, các học giả Trung Quốc phân tích. Tuân Úc là mưu sĩ sớm nhất của Tào Tháo, luận về tài năng chỉ đứng sau Quách Gia.

Sinh thời, mưu sĩ họ Tuân xuất thân từ gia tộc "tứ thế tam công" (bốn đời làm quan to), địa vị vốn cao hơn Tào Tháo rất nhiều. Bởi vậy, khi được Tuân Úc đầu quân, Tào càng có được sự ủng hộ của cả nhà họ Tuân, thế lực và địa vị nâng cao không ít.

Tuân Úc tận tâm, trung thành, lập nhiều công trạng, được Tào Tháo rất mực trọng dụng, kính nể. Nhưng càng về sau, Tuân Úc càng lộ rõ mục đích đi theo Tào Tháo để trợ giúp cho nhà Hán. Trong khi đó, Tào Tháo chỉ muốn chấm dứt một triều đình bù nhìn để xưng đế. Kế hoạch này sớm muộn bị Tuân Úc phát hiện.

Từ chỗ là mưu sĩ thân cận, Tuân Úc công khai đứng ra phản đối Tào Tháo. Kết quả là mưu sĩ tài ba này bị Tào ban cho một chén rượu độc mà chết tức tưởi.

Không bằng lòng với Lưu Bị

Vi sao Quan Vu chet la dieu tat yeu thoi Tam Quoc?-Hinh-3

Ba anh em kết nghĩa Quan Vũ (phải), Lưu Bị (giữa) và Trương Phi kết nghĩa tại vườn đào.

Trở về Thục Hán, Quan Vũ lẽ ra không nên nhắc đến chức “Hán Thọ đình hầu“ để tránh làm Lưu Bị không vui.

Nhưng bởi tình tính ngạo mạn, kiêu căng, Quan Vũ vẫn nhiều lần tự xưng tước vị mà Tào Tháo ban cho. Quan Vũ coi đây là vinh dự thì Lưu Bị có thể nghĩ huynh đệ mình đã trúng kế thị uy của Tào Tháo.

Theo các nhà học giả Trung Quốc, bất hòa giữa hai huynh đệ từng uống máu ăn thề dần lên đến đỉnh điểm. Nếu Lưu Bị chết, Quan Vũ là ứng cử viên sáng nhất để nắm quyền lực Thục Hán.

Trong khi đó, nếu Lưu Bị giết Tào thành công, Quan Vân Trường sợ rằng kẻ tiếp theo phải rơi đầu sẽ chính là mình.

Đến khi chiếm Tây Xuyên, cả Gia Cát Lượng, Pháp Chính và nhiều người khác đều cật lực khuyên Lưu Bị xưng đế. Nhưng Lưu Bị một mực cự tuyệt, chỉ muốn làm Hán Trung Vương.

Điều này khiến cho Quan Vũ trong lòng vô cùng bất mãn. Quan Vân Trường cho rằng, danh xưng ấy không được Hán Hiến Đế phê chuẩn, không được công nhận, là hành động phản nghịch.

Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung miêu tả chi tiết vụ việc này. Khi Phí Y mang theo chiếu bổ nhiệm của Lưu Bị tới Kinh Châu, Quan Vũ ngang nhiên hỏi: "Hán Trung Vương phong cho ta tước gì?"

Thái độ của Quan Vũ tỏ rõ sự bất mãn, khác hẳn với lúc được Tào Tháo phong làm "Hán Thọ đình hầu".

Vi sao Quan Vu chet la dieu tat yeu thoi Tam Quoc?-Hinh-4

Quan Vũ là dũng tướng nhưng cuối cùng phải nhận lấy cái chết thảm.

Khi nghe tới việc mình được phong chức đứng đầu trong "ngũ hổ thượng tướng", Quan Vũ càng thêm giận dữ, miễn cưỡng tiếp nhận.

Phí Y đã đem toàn bộ sự tình tâu lại với Lưu Bị và Gia Cát Lượng. Đó là lúc mà Quan Vũ trở thành “cái gai” trong mắt Gia Cát Lượng.

Nếu để Quan Vũ vào Tứ Xuyên, khó tránh khỏi xích mích, dẫn đến huynh đệ tương tàn. Ngược lại, trấn thủ Kinh Châu, Quan Vũ có thể dâng thành cho Tào Ngụy bất cứ lúc nào.

Nhục mạ Tôn Quyền

Trong khi đó, Tôn Quyền ở Đông Ngô “đứng ngồi không yên”, bởi Quan Vũ trấn Kinh Châu, bất cứ lúc nào cũng có thể tiến đánh xuống nước Ngô.

Tôn Quyền bèn dùng kế, sai sứ giả tới xin Quan Vân Trường gả con gái cho con trai mình, thể hiện lòng muốn thắt chặt quan hệ Ngô-Thục.

Nhưng Quan Vũ vốn ngạo mạn, tự phụ và không có tầm nhìn xa nên rất coi thường Tôn Quyền. Quan Vũ không hề biết rằng, làm tổn hại quan hệ Thục-Ngô cũng sẽ phá tan chiến lược “Long Trung đối sách” mà Gia Cát Lượng đề ra.

Vì vậy, Quan Vũ mắng chửi sứ giả hết lời, thậm chí còn có ý nhục mạ Tôn Quyền khi nói: “Hổ nữ sao có thể gả cho khuyển tử”.

Có thể nói, Quan Vũ đã phạm sai lầm chết người khi thẳng thừng gây hấn với Tôn Quyền, bởi xét về vai vế, Tôn Quyền đứng ngang hàng với Lưu Bị.

Tôn Quyết biết tin, tỏ ra hết sức tức giận, một mặt nhẫn nhịn chờ thời, mặt khác bắt đầu xây dựng mối quan hệ giao hảo với Tào Ngụy.

Quan Vũ chết là điều tất yếu

Vi sao Quan Vu chet la dieu tat yeu thoi Tam Quoc?-Hinh-5

Cái chết của Quan Vũ được cho là điều cần thiết trong thời Tam quốc.

Trên thực tế, bản thân Quan Vũ trong giai đoạn này có lẽ cũng hết sức đau đầu. Bởi Lưu Bị dù khởi binh khôi phục Hán triều, nhưng lại tự ý xưng vương khi chưa có sự đồng ý của Hán Hiến Đế. Nếu theo Tào Tháo, Quan Vũ sớm muộn cũng chứng kiến cảnh nhà Hán diệt vong.

Trong bối cảnh đó, Gia Cát Lượng để Lưu Bị phong Quan Vũ làm Tiền Tướng quân, khởi binh đánh Tương Dương.

Quan Vũ dù không giỏi mưu lược nhưng cũng hiểu rằng, đánh Tương Dương chẳng khác nào tấn công Tào Tháo trong khi Tôn Quyền ở phía sau sẵn sàng “đâm sau lưng” bất cứ lúc nào.

Trước có Tào Tháo, sau có Tôn Quyền, Quan Vũ biết mình đang dấn thân vào chỗ chết.

Một số học giả Trung Quốc phân tích, nếu may mắn có thể diệt được Tào Tháo, Quan Vũ sẽ lập công, chấn hưng nhà Hán. Nếu không may thì sẽ bại trận mà chết. Cả hai con đường ấy đều không vi phạm tư tưởng trung quân, phục Hán, nên Quan Vũ chấp nhận dẫn quân lên đường.

Có một điều mà Quan Vũ không ngờ, đó là mối quan hệ của ông với các tướng lĩnh dưới quyền cũng xấu đi nhanh chóng. Đến khi rơi vào bế tắc trong chiến dịch đánh Tương Dương-Phàn Thành, Quan Vũ không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào, lại bị quân Đông Ngô đánh úp, buộc phải rút chạy về Mạch Thành

Quan Vũ thất thủ Mạch Thành là điều tất yếu, bị quân Ngô bắt sống. Quan Vũ kiên quyết không hàng Ngô và chỉ còn đường nhận lấy cái chết.

Có thể nói, Quan Vũ đã đạt được tâm nguyện khi hi sinh tính mạng để bảo vệ lý tưởng. Cái chết của Quan Vũ thể hiện vận mệnh của nhà Hán đã hết, báo hiệu sự diệt vong.
 
Mấy cái sử gia thì đời nào cũng viết theo ý thích thôi , biết người ta như nào mà nói , giờ chỉ có máy quay về quá khứ kêu Xamer phỏng vấn thì biết , các tài liệu lịch sử chỉ mang tính tham khảo.
Đơn vị ngày xưa khác bây giờ . Chứ thực tế tầm 1m7 thôi
 
Người Á xưa ăn uống kham khổ, sữa ko có uống đều khi nhỏ. Lớn toàn uống rượu ăn bợ ngủ bờ. Lấy cứt đâu mà cao lớn?

Khai quật mộ cổ xác định toàn thằng lùn tịt. Quan Vũ mà có thời nay gặp Duy Nhất xác định một đá mặt lệch, răng mồm hoà quyện nhé.

Thờ cúng đéo gì thằng tung của, vừa lỳ vừa cố chấp.
 
Nếu mà tính về cao to thời xưa thì tao nghĩ bọn vùng mông cổ nó mới cao to dc, vì nó bú sữa dê, sữa bò và ăn nhiều thịt. Còn mấy thèng nước hán, thục,... đói rách bỏ mẹ, cao lớn thế lol.

Nếu mà tính về cao to thời xưa thì tao nghĩ bọn vùng mông cổ nó mới cao to dc, vì nó bú sữa dê, sữa bò và ăn nhiều thịt. Còn mấy thèng nước hán, thục,... đói rách bỏ mẹ, cao lớn thế lol.
 
3 anh em Lưu, Vũ, Phi chỉ mà mãn phu gặp thời... chứ ko có tài cán gì hơn người... Đầu tư đúng Khổng Minh chứ ko đã thua te tua rồi.
Nói chung bọn Trung Quốc nâgn bi 3 gã đó cũng vì để thờ phụ nhà Hán (vốn bọn trung hoa luôn ca ngợi Hán Tộc mà)
 
2m thì cũng đúng thôi. Vì theo tao hiểu thì Vũ với Phi đi từ vệ sĩ của Bị lên. Chứ chả phải tướng quân xuất sắc ếu gì. Xưa chắc sợ ám sát nên kết cmn nghiac với 2 ông vệ sĩ luôn cho chắc :))
 

Có thể bạn quan tâm

Top