Live Review chân thực từ 1 người đã xem “Đào, Phở và Piano”

Gotdame

Trẩu tre
"Đào, Phở và Piano" - Chê thì thương, mà tán dương thì giả dối.

Mk đã mua được suất vé 19h40 ngày 19/02 trước đó mấy ngày, trước khi trang web của NCC sập, mk đã háo hức, đã chờ đợi, đã đọc 7749 bài báo tán dương phim trên mạng và có 1 niềm thắc mắc, sao báo nào cũng chỉ có mấy cái hình poster vs 2 ông zai và 2 cô (chắc là ả đào) mà tuyệt nhiên ko có thêm hình nào khác (khi mk nghe đồ rằng phim phục dựng bối cảnh chiến tranh) thì phải đẹp lắm, phải có nhiều thứ để show ra lắm, sao lại chẳng có gì, cho đến khi thực sự coi phim...

Đúng là nó chẳng có gì để show ra thật. Không chỉ thế, nó còn là nỗi thất vọng chán chường của mk khi ra khỏi rạp. Mk bảo với các bạn mk, rằng: phim như một bát phở bò thập cẩm các thể loại, như một màn cosplay của các diễn viên trong một quán cafe phục dựng đổ nát và kể những câu chuyện của người thứ 3 chứ không phải câu chuyện của chính họ. Mk đã phải ôm đầu, và phải bật lên thành tiếng "cái j nữa vậy" mỗi khi bát phở và thứ âm thanh cùng ánh sáng ám ảnh đó vang lên. Mk cảm thấy đau đớn ko phải vì nhân vật, vì câu chuyện, mk đau đớn vì phải chịu đựng trong suốt thời lượng phim, vì nhìn thấy những đồng tiền trôi đi thật vô nghĩa. Từ từ, mk sẽ kể về nỗi ám ảnh của mk đã trải qua.

Nói qua 1 chút, thì theo mô tả trước khi xem, phim lấy bối cảnh trận chiến Đông-Xuân 60 ngày đêm từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947. Khi xem mk mới vỡ lẽ, phim lấy bối cảnh chứ ko phải kể về (mk vào rạp muộn 10p, và sau đó gần như phim chỉ kể về cái ngày cuối cùng trong 60 ngày đó mà thôi - 17/02/1947). Ngơ ngác bật ngửa lần 1.

Thứ 2, lúc vừa vào rạp, mk đc chứng kiến cảnh bắn nhau oanh tạc 2 bên, súng bắn ầm ầm. Trong khoảng 3s đầu tiên mk thực sự kiểu: wow, đầu tư ghê, đã ghê. Và chỉ có 3s ngắn ngủi đó thôi, cảm xúc của mk tụt dần cho đến các giai đoạn chán nản mệt mỏi các thể loại. Mk đã xem rất nhiều cảnh bắn nhau của nhiều phim, và 1 cảnh bắn nhau đúng nghĩa nó không chỉ đơn thuần là máu, là đổ nát, là đạn, nó phải có câu chuyện. Tức là, như 1 trận bóng, ng xem họ phải có thể đoán định được tỷ số, được tình hình, được câu chuyện đang căng lên hay giãn ra. Nhưng không, ng xem chỉ thấy các diễn viên chạy đi chạy lại pằng chíu, ngói đổ ầm ầm, khói lửa tan hoang. Giây phút đó mk đã cảm thấy chẳng lành khi nhớ lại lời của bạn mk: phim có tất cả nhưng lại chẳng có gì.

Thứ 3, bối cảnh. Bối cảnh trông giả trân đến mức mk ko thể cảm nhận được bất kỳ không gian nào là thật, kể cả cảnh bãi hoang ở Nghi Tàm. Thực lòng mk thấy bối cảnh y hệt mấy cái phim trường chụp ảnh cưới nhưng nó theo concept đổ nát ý. Mk nghĩ đoàn phim có thể tận dụng nó làm địa điểm check-in cũng có vẻ hợp lý, chứ ko nên đưa lên phim nữa. Bối cảnh bất hợp lý đến mức mk cảm nhận nó còn không đúng tỷ lệ thực tế, các nhân vật trông hoàn toàn to lớn trước khung hình và cảnh vật chung quanh.

Thứ 4, mọi thứ cứ được làm quá lên 1 cách không cần thiết. Trừ 10 phút đầu mk ko đc xem nên miễn bình luận đi, thì tất cả những giây phút sau mk xem mọi thứ đều được làm quá lên đến mức khó hiểu. Mk ko thể tả được cảm giác khi nhìn thấy ông họa sỹ trong dáng vẻ phiêu diêu để vẽ lá cờ, và lá cờ ấy đề cuộn các chiến sĩ hy sinh. Mk cảm thấy mk như có thù với chú Trần Lực khi lại một lần nữa đặt dấu hỏi chấm nét diễn đấy để diễn tả cái gì? Sự lạc quan trong cuộc chiến ah? Trước những cái xác? Xong rồi 1 đoàn người đứng ngay ngắn xếp hàng trong dáng vẻ mặc niệm, âm thanh bi tráng vang lên ko lôi đc 1 cái cảm xúc nào. Mk cảm thấy không gian y hệt cảnh hội nghị cuối năm, thực sự. Mk nên bật khóc khi đã bật cười trước cảnh đó. Làm quá lên nó ko phải 1, 2 lần đâu, nó là toàn bộ bộ phim.

Thứ 5, bát phở bò ám ảnh. Nói thế nào nhỉ, bát phở bò xuất hiện tầm 4, 5 lần j đó, mỗi lần nó xuất hiện y hệt như quảng cáo Phở Hà Nội gói ăn liền ý, bát phở phát ra ánh sáng trắng như từ thiên đường :))) kèm thứ âm nhạc khó hiểu. Được cái mỗi lần nổi nhạc cả rạp lại cười. Nó có lẽ là cái gây ức chế nhất đối với mk. Nó không những không ổn, mà mk thấy nó hời hợt, nó khó hiểu, nó như 1 cái mớ thập cẩm hỗn độn muốn quẳng vào thì quẳng xem được thì xem.

Thứ 6, nhân vật năm 1946 (sau nạn đói năm 1945) nhưng béo hơn cả mk. Cân nặng của diễn viên luôn là cái gây bàn tán nhất, và mk cảm tưởng diễn viên nước nhà chưa bao giờ chịu giảm cân để đi diễn. Lại quay lại câu nói ở trên, diễn viên cosplay trong bối cảnh 1 quán cafe phục dựng đổ nát.

Thứ 7, các cảnh nói tiếng Pháp không có vietsub, làm mk hoang mang tự hỏi người Hà Nội biết tiếng Pháp hết ah? Còn Pháp thuộc nữa đâu mà nói tiếng Pháp không sub?

Thứ 8, xây dựng nhân vật. Đọc 7749 bài review thì bảo là nhân vật không có tên, rằng là chàng trai, cô gái, là ông họa sĩ, là cha xứ, là cậu bé đánh giày, là ông bà bán phở, là họ đại diện cho người Hà Nội. Vâng, thứ nhất chàng trai cô gái có tên ạ: Văn Dân - Thục Hương (hay Dương j đó). Thứ 2, làm sao có tên được khi nhân vật còn ko có một cuộc đời được đặt trong bối cảnh xã hội ý. Nhân vật trong phim cứ đi đi lại lại mà không có câu chuyện j, hoặc câu chuyện ko để làm j. Họ cứ nói mấy lời sáo rỗng yêu nước y hệt một cuộc hội nghị. Chiến sự mù mịt tự dưng cô gái quay lại lấy đàn, rồi đàn, rồi các anh tự vệ hạ đàn, rồi bị lính Tây bắn vỡ đàn, rồi đau khổ vì cây đàn đã chết (tại sao lính Tây bắn, là 1 cuộc phục kích, hay 1 cuộc bắn chơi cũng ko rõ, mấy anh Tây xuất hiện chỉ để cho cây đàn vỡ). Cha xứ rạch tay lấy máu để cho ông họa sĩ vẽ cờ lên tường chẳng để làm gì (ko phải khích lệ lòng dân, ko phải an ủi chiến sĩ, không phải lá cờ để cắm lên mốc ranh giới, chỉ là lá cờ trong tổng thể bức tranh của ông họa sĩ). Mk nhớ có 1 đoạn thoại trong phim "Hồng Hà nữ sĩ" mà mk nhớ: "ngọc thể này cũng là của thiếp và các con, chàng phải giữ gìn cẩn thận". Vâng, nhưng trong "Đào, Phở và Piano" thì cái thân xác ko màng đó ko phải để giành độc lập, chỉ là để thỏa mãn lý tưởng. Là một người lớn lên trong gia đình Liệt sĩ, mk nghĩ hẳn người làm phim này chưa từng có người thân tham gia chiến tranh. Một lần nữa, sự làm quá và cố tỏ chất nghệ trong phim khiến mk cảm thấy chán nản và chịu đựng.

Cuối cùng thì, thứ đọng lại lớn nhất trong mình có lẽ cảnh hát ả đào quay lưng, nhìn ra bầu trời mù mịt là cái khung cảnh đẹp đẽ nhất mình có đối với bộ phim này.

Cá nhân đã xem cả 2 phim, mk thực sự thấy "Hồng Hà nữ sĩ" là bộ phim tốt hơn nhưng lại chịu lép vế về hiệu ứng truyền thông đối với "Đào, Phở và Piano" này. Điều khiến mk quan ngại nhất, đó chính là khi "Đào, Phở và Piano" được chiếu rộng rãi toàn quốc sau các sự kiện cháy vé và các thông tin bên lề như 1 sự kiện đáng chú ý kia, liệu khán giả xem xong có bị thất vọng, chán nản và mất hẳn niềm tin vào thể loại phim "cúng cụ" này không? Và liệu nếu phim không làm đủ tốt với lý do thiếu kinh phí, thì biết trước sẽ không tốt làm ra để làm gì?

Hanoi, 20.02.2024
Nguồn: Lê Võ Châu Anh
 
“Phim có kinh phí 14 tỷ - xem thì đừng chê xem để hiểu về lịch sử ngày đó ông bà chiến đấu cống hiến xương máu ntn - xem vì nghệ thuật điện ảnh thì ở nhà coi netflix nha”
Dưới đây là cmt của 1 bạn trẻ và t thấy nó mâu thuẫn vl vì ddâu phải lấy mác phim về lịch sử thì bỏ qua tất cả chuẩn mực về điện ảnh khiến người xem khó chịu v đc và cái văn thì, tại, bị chỉ có 14 tỷ (ai dí dao vào cổ bắt làm à :D)
 
"Đào, Phở và Piano" - Chê thì thương, mà tán dương thì giả dối.

Mk đã mua được suất vé 19h40 ngày 19/02 trước đó mấy ngày, trước khi trang web của NCC sập, mk đã háo hức, đã chờ đợi, đã đọc 7749 bài báo tán dương phim trên mạng và có 1 niềm thắc mắc, sao báo nào cũng chỉ có mấy cái hình poster vs 2 ông zai và 2 cô (chắc là ả đào) mà tuyệt nhiên ko có thêm hình nào khác (khi mk nghe đồ rằng phim phục dựng bối cảnh chiến tranh) thì phải đẹp lắm, phải có nhiều thứ để show ra lắm, sao lại chẳng có gì, cho đến khi thực sự coi phim...

Đúng là nó chẳng có gì để show ra thật. Không chỉ thế, nó còn là nỗi thất vọng chán chường của mk khi ra khỏi rạp. Mk bảo với các bạn mk, rằng: phim như một bát phở bò thập cẩm các thể loại, như một màn cosplay của các diễn viên trong một quán cafe phục dựng đổ nát và kể những câu chuyện của người thứ 3 chứ không phải câu chuyện của chính họ. Mk đã phải ôm đầu, và phải bật lên thành tiếng "cái j nữa vậy" mỗi khi bát phở và thứ âm thanh cùng ánh sáng ám ảnh đó vang lên. Mk cảm thấy đau đớn ko phải vì nhân vật, vì câu chuyện, mk đau đớn vì phải chịu đựng trong suốt thời lượng phim, vì nhìn thấy những đồng tiền trôi đi thật vô nghĩa. Từ từ, mk sẽ kể về nỗi ám ảnh của mk đã trải qua.

Nói qua 1 chút, thì theo mô tả trước khi xem, phim lấy bối cảnh trận chiến Đông-Xuân 60 ngày đêm từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947. Khi xem mk mới vỡ lẽ, phim lấy bối cảnh chứ ko phải kể về (mk vào rạp muộn 10p, và sau đó gần như phim chỉ kể về cái ngày cuối cùng trong 60 ngày đó mà thôi - 17/02/1947). Ngơ ngác bật ngửa lần 1.

Thứ 2, lúc vừa vào rạp, mk đc chứng kiến cảnh bắn nhau oanh tạc 2 bên, súng bắn ầm ầm. Trong khoảng 3s đầu tiên mk thực sự kiểu: wow, đầu tư ghê, đã ghê. Và chỉ có 3s ngắn ngủi đó thôi, cảm xúc của mk tụt dần cho đến các giai đoạn chán nản mệt mỏi các thể loại. Mk đã xem rất nhiều cảnh bắn nhau của nhiều phim, và 1 cảnh bắn nhau đúng nghĩa nó không chỉ đơn thuần là máu, là đổ nát, là đạn, nó phải có câu chuyện. Tức là, như 1 trận bóng, ng xem họ phải có thể đoán định được tỷ số, được tình hình, được câu chuyện đang căng lên hay giãn ra. Nhưng không, ng xem chỉ thấy các diễn viên chạy đi chạy lại pằng chíu, ngói đổ ầm ầm, khói lửa tan hoang. Giây phút đó mk đã cảm thấy chẳng lành khi nhớ lại lời của bạn mk: phim có tất cả nhưng lại chẳng có gì.

Thứ 3, bối cảnh. Bối cảnh trông giả trân đến mức mk ko thể cảm nhận được bất kỳ không gian nào là thật, kể cả cảnh bãi hoang ở Nghi Tàm. Thực lòng mk thấy bối cảnh y hệt mấy cái phim trường chụp ảnh cưới nhưng nó theo concept đổ nát ý. Mk nghĩ đoàn phim có thể tận dụng nó làm địa điểm check-in cũng có vẻ hợp lý, chứ ko nên đưa lên phim nữa. Bối cảnh bất hợp lý đến mức mk cảm nhận nó còn không đúng tỷ lệ thực tế, các nhân vật trông hoàn toàn to lớn trước khung hình và cảnh vật chung quanh.

Thứ 4, mọi thứ cứ được làm quá lên 1 cách không cần thiết. Trừ 10 phút đầu mk ko đc xem nên miễn bình luận đi, thì tất cả những giây phút sau mk xem mọi thứ đều được làm quá lên đến mức khó hiểu. Mk ko thể tả được cảm giác khi nhìn thấy ông họa sỹ trong dáng vẻ phiêu diêu để vẽ lá cờ, và lá cờ ấy đề cuộn các chiến sĩ hy sinh. Mk cảm thấy mk như có thù với chú Trần Lực khi lại một lần nữa đặt dấu hỏi chấm nét diễn đấy để diễn tả cái gì? Sự lạc quan trong cuộc chiến ah? Trước những cái xác? Xong rồi 1 đoàn người đứng ngay ngắn xếp hàng trong dáng vẻ mặc niệm, âm thanh bi tráng vang lên ko lôi đc 1 cái cảm xúc nào. Mk cảm thấy không gian y hệt cảnh hội nghị cuối năm, thực sự. Mk nên bật khóc khi đã bật cười trước cảnh đó. Làm quá lên nó ko phải 1, 2 lần đâu, nó là toàn bộ bộ phim.

Thứ 5, bát phở bò ám ảnh. Nói thế nào nhỉ, bát phở bò xuất hiện tầm 4, 5 lần j đó, mỗi lần nó xuất hiện y hệt như quảng cáo Phở Hà Nội gói ăn liền ý, bát phở phát ra ánh sáng trắng như từ thiên đường :))) kèm thứ âm nhạc khó hiểu. Được cái mỗi lần nổi nhạc cả rạp lại cười. Nó có lẽ là cái gây ức chế nhất đối với mk. Nó không những không ổn, mà mk thấy nó hời hợt, nó khó hiểu, nó như 1 cái mớ thập cẩm hỗn độn muốn quẳng vào thì quẳng xem được thì xem.

Thứ 6, nhân vật năm 1946 (sau nạn đói năm 1945) nhưng béo hơn cả mk. Cân nặng của diễn viên luôn là cái gây bàn tán nhất, và mk cảm tưởng diễn viên nước nhà chưa bao giờ chịu giảm cân để đi diễn. Lại quay lại câu nói ở trên, diễn viên cosplay trong bối cảnh 1 quán cafe phục dựng đổ nát.

Thứ 7, các cảnh nói tiếng Pháp không có vietsub, làm mk hoang mang tự hỏi người Hà Nội biết tiếng Pháp hết ah? Còn Pháp thuộc nữa đâu mà nói tiếng Pháp không sub?

Thứ 8, xây dựng nhân vật. Đọc 7749 bài review thì bảo là nhân vật không có tên, rằng là chàng trai, cô gái, là ông họa sĩ, là cha xứ, là cậu bé đánh giày, là ông bà bán phở, là họ đại diện cho người Hà Nội. Vâng, thứ nhất chàng trai cô gái có tên ạ: Văn Dân - Thục Hương (hay Dương j đó). Thứ 2, làm sao có tên được khi nhân vật còn ko có một cuộc đời được đặt trong bối cảnh xã hội ý. Nhân vật trong phim cứ đi đi lại lại mà không có câu chuyện j, hoặc câu chuyện ko để làm j. Họ cứ nói mấy lời sáo rỗng yêu nước y hệt một cuộc hội nghị. Chiến sự mù mịt tự dưng cô gái quay lại lấy đàn, rồi đàn, rồi các anh tự vệ hạ đàn, rồi bị lính Tây bắn vỡ đàn, rồi đau khổ vì cây đàn đã chết (tại sao lính Tây bắn, là 1 cuộc phục kích, hay 1 cuộc bắn chơi cũng ko rõ, mấy anh Tây xuất hiện chỉ để cho cây đàn vỡ). Cha xứ rạch tay lấy máu để cho ông họa sĩ vẽ cờ lên tường chẳng để làm gì (ko phải khích lệ lòng dân, ko phải an ủi chiến sĩ, không phải lá cờ để cắm lên mốc ranh giới, chỉ là lá cờ trong tổng thể bức tranh của ông họa sĩ). Mk nhớ có 1 đoạn thoại trong phim "Hồng Hà nữ sĩ" mà mk nhớ: "ngọc thể này cũng là của thiếp và các con, chàng phải giữ gìn cẩn thận". Vâng, nhưng trong "Đào, Phở và Piano" thì cái thân xác ko màng đó ko phải để giành độc lập, chỉ là để thỏa mãn lý tưởng. Là một người lớn lên trong gia đình Liệt sĩ, mk nghĩ hẳn người làm phim này chưa từng có người thân tham gia chiến tranh. Một lần nữa, sự làm quá và cố tỏ chất nghệ trong phim khiến mk cảm thấy chán nản và chịu đựng.

Cuối cùng thì, thứ đọng lại lớn nhất trong mình có lẽ cảnh hát ả đào quay lưng, nhìn ra bầu trời mù mịt là cái khung cảnh đẹp đẽ nhất mình có đối với bộ phim này.

Cá nhân đã xem cả 2 phim, mk thực sự thấy "Hồng Hà nữ sĩ" là bộ phim tốt hơn nhưng lại chịu lép vế về hiệu ứng truyền thông đối với "Đào, Phở và Piano" này. Điều khiến mk quan ngại nhất, đó chính là khi "Đào, Phở và Piano" được chiếu rộng rãi toàn quốc sau các sự kiện cháy vé và các thông tin bên lề như 1 sự kiện đáng chú ý kia, liệu khán giả xem xong có bị thất vọng, chán nản và mất hẳn niềm tin vào thể loại phim "cúng cụ" này không? Và liệu nếu phim không làm đủ tốt với lý do thiếu kinh phí, thì biết trước sẽ không tốt làm ra để làm gì?

Hanoi, 20.02.2024
Nguồn: Lê Võ Châu Anh
Có link Facebook ko? Bị tuyên giáo report rồi thì phải
 
Bao nhiêu lâu nữa tiếng đông lào sẽ sụp với công của các chúng mk.
 
Các bạn đừng chửi nữa, phim này chúng tôi làm vì tinh thần yêu nước, chủ nghĩa dân tộc gắn liền với đạo pháp. Ko phải phim thương mại, phải là người sâu sắc mới nhìn ra cái thâm thúy sâu cay này.
 
Các bạn đừng chửi nữa, phim này chúng tôi làm vì tinh thần yêu nước, chủ nghĩa dân tộc gắn liền với đạo pháp. Ko phải phim thương mại, phải là người sâu sắc mới nhìn ra cái thâm thúy sâu cay này.
ntdvn_lan-man-ve-bo-do.jpg


Xem xong giác ngộ cmnl, Qua đề nghị trao giải Oscar cho đạo diễn
:vozvn (1):
 
Top