Rượu vang cho các các winner

Cá nhân t thì thích passone nhất, mấy cái kia ngọt ngọt thích hợp chị e thuần bươm bướm. Passone hợp cả nam lẫn nữ, uống cũng dễ...
 
𝐓𝐢̀𝐦 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐯𝐞̂̀ 𝐫.𝐯𝐚𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐦𝐨̛́𝐢 𝐛𝐚̆́𝐭 đ𝐚̂̀𝐮 (𝐏.4)
Aromatic Wine – Vang dành cho mọi người, mọi nhà
Aromaticwine.com.vn

Tân thế giới (New world) vs. Cựu thế giới (Old world)



Sẽ có rất nhiều định nghĩa thế nào là vang Tân thế giới – New World và Cựu thế giới – Old World. Mục đích của bài viết này không nhằm so sánh giữa 2 thế giới, mà chỉ nhằm mục đích đưa đến cho người đọc, một cái nhìn tổng quan về toàn bộ Thế giới vang – Wine world. Từ đó người dùng sẽ có những khái quát cho riêng mình, khi đứng trước một mê cung, ma trận những nhãn vang đến từ khắp như hiện nay.

Rõ ràng, ngay từ cái tên gọi, về mặt địa lý, chúng ta cũng có thể hình dung ra Cựu thế giới, sẽ bao gồm những nước châu Âu, như Pháp, Ý, TBN, Đức..và Tân thế giới sẽ là những nước được khai phá về sau như Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Phi, Úc, New Zealand, và sau này là cả Trung Quốc. Về mặt khí hậu, điều kiện ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng của nho – thứ làm nên r.vang, cũng rất rõ ràng là hầu hết các nước Cựu thế giới là nước có khí hậu ôn đới, mát mẻ, nên vang nho ở đây cũng nhẹ nhàng hơn, lỏng hơn (lighter body), độ cồn thấp hơn, độ chua cao hơn, tao cảm giác tươi mát hơn. Điều này không luôn luôn đúng, nhưng nhìn chung là như vậy. Ngược lại, vang nho ở các nước Tân thế giới, có khí hậu nhiệt đới, sẽ đặc sánh hơn (fuller body), cồn cao, mạnh mùi hoa quả hơn.

Tuy nhiên, câu chuyện nó không chỉ là vấn đề địa lý hay khí hậu.

Sự khác nhau lớn nhất đó phải là “tầm ảnh hưởng”.
 
𝐓𝐢̀𝐦 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐯𝐞̂̀ 𝐫.𝐯𝐚𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐦𝐨̛́𝐢 𝐛𝐚̆́𝐭 đ𝐚̂̀𝐮 (𝐏5)

Aromatic Wine – Vang dành cho mọi người, mọi nhà

Aromaticwine.com.vn

Vang & các món ăn Việt

Về cơ bản thì khá là khó kết hợp được giữa vang, là một thức uống đến từ Phương tây, và các món ăn Việt, thuần hương vị Á đông, mặc dù là cố gắng thì vẫn sẽ có thể có một số cái kết hợp tương đối chấp nhận được

Cơ bản thì theo mình có 2 lý do rất khó để kết hợp,

Thứ nhất, trừ những nhà hàng fine dining đồ Việt hay như lúc đám cưới ra, thì hầu hết đa số các món ăn Việt ăn theo mâm, chứ ko ăn theo trình tự kiểu phương tây. Kiểu phương tây thì sẽ ăn lần lượt có khai vị, món chính, tráng miệng….còn các món Việt thì ăn chung hết cả với nhau, mâm có bấy nhiêu món đấy, thì ăn cùng cả với nhau, thế thì món nặng món nhẹ, món thanh món mặn, ăn lẫn lộn với nhau, thì chả lẽ lại sắp 1 đống ly vang đó rồi gắp món nào lại đổi ly món ấy

Thứ hai, đặc trưng các món Việt là nấu nướng phức tạp, rất nhiều gia vị, nêm nếm, các món đều rất đậm vị, hoặc thậm chí còn phải chấm thêm tí nước mắm, nước tương thì ăn mới được. Gia vị nêm nếm, hay nước mắm nước tương đều rất đậm vị, bạn chấm một phát mắm tôm, hay mắm tỏi, thì hương vị nó tràn ngập khoang miệng rồi, lấy gì ra để cân bằng với cả kết hợp được bây giờ




Mâm cỗ truyền thống các món Việt.​

Tuy nhiên cái này thì là do việc ở đâu ăn gì thì uống nấy thôi, chứ mình ko chê bai gì đồ ăn Việt nhé. Ngược lại thì ví dụ như cuốc lủi của mình thì cũng ko biết phải kết hợp với phô mai, mỳ Ý kiểu gì. Với mình thì kể cả m đi khắp nơi Âu Á rồi thì đồ ăn Việt vẫn là nhất quả đất rồi, ko có gì mà chê.

Tuy nhiên nếu vì lý do gì đó, bạn mời bạn bè đối tác nước ngoài đi ăn món việt mà họ vẫn muốn uống vang thì có 1 số lưu ý cho các bạn như sau

Đầu tiên là cố gắng giữ cái quy tắc đồ ăn & đồ uống phải tương xứng hạng cân với nhau. Nếu như ăn tiệc họ có phục vụ lần lượt các món từ khai vị soup, rau củ quả luộc, rồi tăng dần đến hải sản, rồi món chính, tráng miệng. Thì mình cũng tăng dần mức độ đồ uống, đầu tiên là vang sủi khai vị, rồi vang trắng cho các món luộc, hấp, hải sản, rồi vang đỏ cho các món chính như bò hầm, xào, các món om, kho...cuối cùng là tráng miệng thì có thể một chút vang trắng ngọt. Kiểu kiểu thế, cố gắng phân định được cái yếu tố chính của cái món đó, để lựa chọn cái đồ uống cho khách cho thích hợp




Thứ tự sử dụng vang trong bữa tiệc​

Thứ hai, là bạn cũng nên xác định cho mình một cái tư tưởng, là chắc chắn sẽ không có sự kết hợp nào là đúng tuyệt đối, hay sai tuyệt đối cả, ví dụ như vang trắng với hải sản thì ai cũng biết, nhưng đó là nếu hải sản chế biến một cách khá đơn giản kiểu phương tây, hấp vắt chanh, chứ ví dụ như nó lại là mực nhồi thịt, xong lại sốt cà chua lên nữa, thì theo bạn nó có còn phù hợp nữa hay ko? mình thì mình nghĩ là lúc này m lại chọn vang hồng Rose loại body đậm một chút thì hơn. Thế nên lúc này tất cả nó lại phụ thuộc vào phán đoán, trải nghiệm & kết luận của bản thân mỗi người thôi

Sẽ không có một cái công thức hay mẫu số chung nào khi kết hợp vang và các món ăn Việt, ngoại trừ những món nào nó quá rõ ràng rồi. Vậy nên nếu các bạn có những trải nghiệm thú vị nào thì có thể chia sẻ bằng cách comment ở dưới đây nhé.

Chúc các bạn thành công
 
𝐓𝐢̀𝐦 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐯𝐞̂̀ 𝐫.𝐯𝐚𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐦𝐨̛́𝐢 𝐛𝐚̆́𝐭 đ𝐚̂̀𝐮 (𝐏6)
Aromatic Wine – Vang dành cho mọi người, mọi nhà
Aromaticwine.com.vn
Tổng quan về vang Pháp

Nhắc đến vang thì chắc chắn đầu tiên chúng ta phải nhắc đến nước Pháp. Vang pháp là một biểu tượng, một hệ tư tưởng, một cái gì đó đại diện cho toàn bộ cái ngành vang này. Người ta có thể nói học về vang là học về nước Pháp. Vì vang nho Pháp là hình mẫu, thước đo, tiêu chuẩn cho toàn bộ các nước khác học tập & sáng tạo theo.
images.jpg



Tại sao nước Pháp lại thành công trong việc xuất khẩu không chỉ bản thân cái chai vang đó ra thế giới, mà còn là cả cái tinh thần của văn hóa vang, để đến mức nhiều người còn lầm tưởng vang nho là đều là vang pháp, vang là phải là Bordeaux, vang sủi đều là Champagne đến vậy. Thì con đường nhanh nhất, hiệu quả nhất, nhưng cũng tàn bạo nhất, đó là quá trình thực dân. Trước cả Mỹ & Anh, thì Pháp trước đây là một cường quốc dẫn dắt thế giới, có diện tích thuộc địa rộng lớn với thị trường cực lớn. Kể cả sau này, khi đã mất tầm ảnh hưởng vào tay nước Anh, thì giới quý tộc Anh cũng vẫn chịu ảnh hưởng cực lớn từ Pháp. Từ vựng quý tộc là từ mượn của Pháp & đương nhiên với sức tiêu thụ của đế quốc Anh với mặt trời không bao giờ lặn, cũng góp phần đưa chai vang Pháp đi khắp thế giới

Nước Pháp ko chỉ sản xuất & xuất khẩu vang lớn nhất nhì thế giới, (hiện nay thì Ý đã vượt qua Pháp về sản lượng), mà họ còn xuất khẩu cả các giống nho, các nhà làm vang, cả văn hóa vang đi khắp thế giới. Hầu hết các giống nho nổi tiếng của các nước Tân thế giới về sau, từ Mỹ, Chile, Argen, Australia là do mượn các giống nho Cab Sauvignon, Syrah, Chardonnay, Sauvignon blanc..để trồng và sáng tạo nên dòng vang của riêng họ về sau. Dù không phải là nơi vang nho được sinh ra nhưng không quá khi nói nước Pháp, là nơi không tuân theo các luật lệ về vang, vì họ là những người tạo ra các luật lệ này.

Nói thế để thấy được sự vĩ đại của nước Pháp trong ngành sx vang, chính vì thế nếu muốn nói về vang Pháp thì có thể nói cả năm không hết. Ở Pháp có nhiều đầu vang đến mức, ngta tính là nếu mỗi ngày bạn uống được 1 chai vang pháp khác nhau, thì mất tầm 8 năm mới uống hết được toàn bộ đầu vang cả nước Pháp. Thế thì tôi sẽ chỉ nói sơ lược những điểm chính nhất thôi
France-Wine-Map-by-WineFolly.jpg



Nước Pháp có 11 vùng trồng nho & làm vang: đó là Champagne, Alsace, Loire, Bourgogne, Beaujolais, Bordeaux, Cote du Rhone, South West, Provence, Languedoc & Corsica. Tuy nhiên tôi sẽ tập trung vào 2 vùng đại diện thuộc dạng to nhất, hoành tráng nhất, quen thuộc nhất & tương phản nhất đó là Bordeaux và Bourgogne.

Bordeaux thì thôi ko cần giới thiệu nhiều rồi, có hẳn 1 cái màu đỏ gọi là đỏ Bordeaux là mng đủ hiểu mức độ rồi. Thậm chí với nhiều người lớn tuổi ở VN, họ còn mặc định vang đều là Bordeaux nữa cơ. Đây là vùng nổi tiếng nhất & quan trọng nhất, trái tim của vang Pháp & thế giới. Vì sao, vì các bạn thấy trên bản đồ, nó rất gần biển & rất gần nước Anh, việc xuất hàng đi rất thuận tiện, như kiểu Hải Phòng của mình ấy. Chứ giờ so với Bourgogne nó như kiểu Sơn La, Điện biên, sâu bên trong ấy thì rõ ràng là nó khó khăn hơn rồi

Vang Bordeaux là nó đa dạng, thượng vàng hạ cám. Loại nào cũng có từ cao cấp đến thấp cấp. Loại 3 trăm nghìn, hay chục triệu cũng có hết. Nhưng cơ bản thì vang Bordeaxu đặc trưng đó là blend, tức là pha trộn giữa các giống nho. Hay gặp nhất của Vang đỏ là pha trộn giữa Cab Sau (ông vua của nho làm vang) & nho Merlot, còn vang trắng là trộn giữa Sauvignon blanc & Semillon. Vang Bordeaux thì có body rất dày, giống như là những anh chàng cơ bắp lực lưỡng 6 múi, uống đầm nặng,

1648218701878597-0.png



Trái ngược với Bordeaux, thì Bourgogne lại hoàn toàn ngược lại, vang Bourgogne hay tên các bạn quen tai hơn là Burgundy, thì lại chỉ có cao cấp. Rất khó để kiếm 1 chai Burgundy rẻ tiền, rẻ nhất thì cũng vài triệu, còn chục triệu là quá bình thường. Đặc trưng của Burgundy là họ ko pha trộn nho như Bordeaux, mà chỉ dùng thuần 1 giống nho. Vang đỏ là Pinot Noir, vang trắng là Chardonnay. Vang Burgundy, thì lại rất nhẹ nhàng, mềm mại, giống như những anh chàng thư sinh, uống nhẹ nhàng khoan khoái

Như vậy Bordeaux và Burgundy, là 2 trường phái hoàn toàn đối lập nhau, đặc trưng cho sự đa dạng của vang Pháp. Một bên là gì cũng có, từ cao cấp đến thấp cấp, một bên là chỉ có cao cấp chục triệu, không mua thì thôi. Một bên là dùng nho pha trộn, một bên là dùng thuần 1 loại nho. Một bên thì body dày, nặng nề lực lưỡng, nặng, một bên thì body mỏng, nhẹ thư sinh dễ uống.

Thế thì vang Pháp nó to lớn, mênh mông như vậy, thì làm sao mà biết hết nổi cả nghìn nhãn chai của cả nước. Có khi nhãn lạ còn nhiều hơn nhãn quen nữa. Vậy làm sao mà dám đi mua, chả may vớ phải chai tiền triệu thì làm thế nào. Hay chả may đi biếu sếp mà lại bị lừa cái chai phèn như nước giấm thì sao. Thế thì chúng ta lại phải tìm hiểu hệ thống phân loại vang Pháp. Hệ thống này sẽ đánh giá kiểu như ISO ấy, mặc dù ko nói lên là sẽ ngon hay ko ngon, nhưng nó là cái tiêu chuẩn chất lượng, nhìn vào đó thì ta có thể đánh giá là ừ chai này đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cao hơn chai kia

fr-1024x573.png



Thấp nhất, hay nói chung là rẻ nhất đi, là Vin de France hay Vin de Table, nó có tên như thế là đủ hiểu là kiểu vang thường trên bàn ăn. Tức là nhà nào cũng được, vườn nho bất kỳ nào đặt trên nước pháp cũng có thể đăng ký nhãn này được. Mức độ này thì ít được kiểm soát về chất lượng nhất bởi bộ NN pháp, thì cơ bản là chất lượng cũng thấp hơn, giá đương nhiên rẻ hơn, Còn tất nhiên chai nào mà còn ko được đăng ký cả nhãn này nữa thì chắc là...thôi.

Cao hơn một chút, chúng ta có Vin de Pays. Nếu dịch từ Pays này ra tiếng việt nó có nghĩa là nước, quốc gia, nhưng thực tế nó ko fai thế, Pays ở nước ngoài nó mang nghĩa kiểu các vùng các xứ nhiều hơn. Vì ở nước ngoài có vẻ cái khái niệm đất nước của họ nó ko sâu sắc bằng cái xứ của họ. Như kiểu ở TBN, thì họ sẽ trân trọng cái xứ Basque của họ hơn là nước TBN, ở Bỉ xứ Wallonie sẽ quan trọng hơn cái quốc gia Bỉ. Vậy những chai được đại diện cho 1 xứ nào đó, thì tất nhiên chất lượng nó cũng phải tốt tốt rồi. Vậy các bạn nhìn cái chai nào có chữ Vin de Pays gì gì đó, hoặc IGP thì hiểu nó ở mức khá

Cao cấp nhất đó là AOC, là dòng cao cấp nhất, tiền triệu & nhiều triệu là đây. AOC là hệ thống chất lượng nghiêm ngặt nhất, & nói chung là những chai có nhãn AOC thì là tốt đến rất tốt rồi. Trong AOC thì thấp nhất là Premier Cru, cao hơn là Grand Cru classe hay là Chateaux. Thì cứ càng cao thì đương nhiên càng đắt rồi, ko tin các bạn cứ lấy 1 chai nào của Burgundy ra sẽ thấy thấy phần lớn là sẽ có Grand Cru Classe, hay 1 chai Bordeaux có chữ Chateaux ra khảo giá xem, chắc chắn là nó cũng fai tiền triệu đến rất nhiều triệu

Có một cái rất hay về vang Pháp mà tôi nghĩ nhiều người còn chưa biết. Đấy là nhãn chai. Nhãn chai vang Pháp rất…xấu, nói thật là rất xấu luôn. So với các chai vang Ý bóng mượt, vang TBN hay Chile nhãn đầy tính nghệ thuật. Thì nhãn vang Pháp nó cứ xấu xấu, toàn chữ là chữ. Chưa kể dán nó còn ko chắc chắn, bong mép các thứ, nhìn cái chai vang vài triệu mà như cái chai vang rẻ tiền của các pháp sư Vietnam chế biến ấy.

Thế thì tôi khẳng định là nếu các bạn mua ở những nơi uy tín, thì sẽ ko có chuyện vang giả ở đây đâu. Đây nó là một chính sách bảo hộ người lao động của chính phủ Pháp. Trong thời đại 4.0 này, khi mà mọi việc đều tự động hóa hiện đại hóa hết, thì sẽ rất nhiều người lao động & ngành nghề sẽ biến mất, & cụ thể ở đây là cái việc dán nhãn chai. Vậy để bảo hộ cho người LĐ, thì chính phủ yêu cầu là nhãn này bắt buộc vẫn phải dán thủ công bằng tay. Vậy nên nó có xấu hay bong mép thì nó là việc thường tình, vì dán tay mà, đâu có máy móc gì ở đây đâu

Đó, vậy thì đấy là tất cả những gì là tổng quan nhất về vang pháp, như tôi nói đấy, các bạn có nói hết năm cũng chưa nói hết được về vang Pháp. Tôi chỉ nêu ra những nét sơ lược nhất, tổng quan nhất về vang Pháp, để giới thiệu với những người hoàn toàn trước giờ chỉ nghe vang Pháp qua danh tiếng, có thể nắm được sơ sơ một số thông tin
(Còn tiếp)

-------
www.aromaticwine.com.vn
𝐓𝐢𝐤𝐭𝐨𝐤: 𝐀𝐫𝐨𝐦𝐚𝐭𝐢𝐜𝐖
𝐘𝐨𝐮𝐭𝐮𝐛𝐞: 𝐀𝐫𝐨𝐦𝐚𝐭𝐢𝐜𝐖
𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 𝟎𝟗𝟎𝟐 𝟏𝟎𝟎 𝟗𝟏𝟖
 
TỔNG QUAN VỀ RƯỢU VANG Ý (ITALIA)
Aromatic Wine – Vang dành cho mọi người, mọi nhà
Aromaticwine.com.vn

Tổng quan về rượu vang Ý (Italia)
Nước Ý nổi tiếng khắp thế giới là một nước giàu văn hóa nghệ thuật. Vì lý do lịch sử, hầu hết văn hóa hiện đại của người châu Âu hiện nay đều có liên quan đến văn hóa của nước Ý, đặc biệt là văn hóa ăn uống. Ngày nay ai mà ko biết đến các đồ ăn như pizza, mỳ spaghetti, cafe kiểu Italia như espresso, và chắc chắn là phải kể đến Rượu vang Ý.

Hiện nay Ý đã vượt qua Pháp & TBN, trở thành nước có sản lượng sản xuất rượu vang lớn nhất thế giới, chiếm 20% tổng sản lượng rượu vang trên toàn thế giới. Tức là cứ 5 chai vang sx ra, thì có 1 chai đến từ nước Ý. Để đạt được điều này thì không chỉ bởi vì người Ý cực kỳ yêu thích uống rượu vang, họ sử dụng rượu vang hàng ngày trong các bữa ăn, mà họ còn cực kỳ thành công trong việc xuất khẩu vang ra nước ngoài.
Nước Ý dẫn đầu thế giới về sản lượng rượu vang

Nước Ý dẫn đầu thế giới về sản lượng rượu vang

Thành công này đến không phải ngẫu nhiên, mà là một quá trình dài xuất khẩu văn hóa đặc biệt là tới nước Mỹ. Người Mỹ gốc Ý là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong xã hội & tất nhiên không thể đếm xuể những đóng góp của họ trong việc đưa hình ảnh chai vang Ý đến toàn thế giới. Có không biết bao nhiêu bộ phim mà chai vang Ý đã xuất hiện trên màn ảnh, cùng với những tài tử điện ảnh bậc nhất có gốc Ý như trong loạt phim Bố già là một ví dụ. Nói đơn giản thì anh em xem Peaky Blinders thấy họ quảng cáo cho thức uống Whiskey như tnao, thì các phim Mỹ họ cũng làm tương tự với rượu vang, mà còn làm thành công từ rất lâu rồi

Điện ảnh Mỹ đã góp phần đưa rượu vang Ý nổi tiếng hơn

Điện ảnh Mỹ đã góp phần đưa rượu vang Ý nổi tiếng hơn

Đấy là chuyện ở Mỹ & trên thế giới, còn câu chuyện của vang Ý ở Vietnam, thì lại hoàn toàn khác. Vang Ý thành công đến như hiện tại ở Vietnam có vài nguyên nhân như nhau:

Số 1: sự nhanh nhạy của các nhà làm vang Ý. Sự thật là trình độ người dùng rượu vang ở Vietnam, tiếc thay, lại tương đối thấp, hầu hết là entry level. Và sản phẩm rượu vang, rất buồn, lại được xem như một loại quà tặng nhiều hơn là một thức uống thưởng thức. Nắm bắt được tâm lý này, các nhà làm vang Ý đã đi trước rất xa những nhà làm vang Pháp trong việc cải tiến mẫu mã. Các chai vang Ý luôn cao to, lực lưỡng, đen bóng. Cho vào hộp quà tặng cảm giác nó như một viên ngọc đen sang trọng. Mặc dù thể tích thì vẫn thế thôi, nhưng người Việt lại cứ truyền tai nhau là “cồn cao, lõm sâu là chai xịn” thế là họ cho ra đời những mẫu mã có thể nói là đúng thị hiếu biếu tặng của người Việt, giúp việc tiêu thụ trở nên rất dễ dàng. Rõ ràng đứng cạnh những chai vang Pháp bé tí, còi cọc, nhãn chai thì xấu, thì những chai vang Ý sang trọng, mĩ miều thuyết phục người mua hơn nhiều

Vẻ đẹp của các chai rượu vang Ý

Vẻ đẹp của các chai rượu vang Ý

Số 2: Sở thích uống của người Việt. Người Việt không đánh giá cao rượu vang, vì họ thấy là uống quá nhạt mồm nhạt miệng, ko nặng đô như rượu mạnh. Rõ ràng người dùng Việt, đa số ko đủ khả năng để thưởng thức những dòng vang “tinh tế” có độ cồn thấp, độ hoa quả cao, đặc biệt vang trắng có body nhẹ thì có khi họ còn ko hiểu uống để làm gì, nhạt nhẽo vớ vẩn. Câu chuyện này y hệt như trà, hay cafe. Nếu mọi người muốn hiểu tinh tế là gì, thì nên thử cafe kiểu nước ngoài, như Americano, hay Latte, chỉ đến khi sang Vietnam họ mới hiểu cái cảm giác uống cafe Việt nó là như thế nào. Siêu đặc, cắm tăm vào phải nổi lên, uống một ngụm vào cái là như bị phang vào đầu, thì đó là đặc trưng cho việc uống body nặng của người Việt. Vang cũng vậy, vang là cồn phải cao, body phải dày, khỏe, 15% chưa ăn thua, phải 17% các thứ, uống thế thì nó mới say, mới phê, mới thích.

Thế thì vấn đề này nó lại là câu chuyện về giống nho. Không giống như rượu mạnh, người ta có thể kiểm soát, nâng cao độ cồn, bằng các biện pháp như chưng cất, đại loại là đun lên, cồn bay hơi trước thì ngưng lại cho nó đặc lên, thì độ cồn nó càng cao lên, 40% mà 70% cũng được. Vang thì thì hoàn toàn không thể làm thế, vang chỉ làm từ nho lên men, chuyển hóa đường hoa quả thành cồn, chứ không có phụ gia cồn nào khác (trừ vang Cường hóa). Vậy thì rõ ràng độ cồn cao hay thấp, hoàn toàn phụ thuộc vào lượng đường trong bản thân quả nho. Có những loại nho mà chỉ có thể làm được vang có độ cồn thấp như Pinot noir, có muốn cũng không thể, vì lượng đường trong cái giống nho ấy nó chỉ có đến thế thôi, muốn thì phải trộn thêm các loại nho có độ cồn cao hơn

Vây thì các giống nho quốc dân, hầu hết đến từ Pháp, không thỏa mãn được việc này. Tại vì sao, nước Pháp có khí hậu ôn đới mát mẻ. Quả nho nó cũng chỉ là một loại quả, như quả ổi, hay cây mía đi. Mùa nào mà các bạn gặp trời mát, mưa nhiều, thì chắc chắn mía mùa đó sẽ nhạt. Ngược lại mùa nào mà nắng rõ lắm, nắng rám cả vỏ đi, thì chắc chắn mía sẽ ngọt hơn, nhiều đường hơn. Thế thì đấy là lý do vì sao, các vùng Nam Ý, họ ko dùng nho quốc tế, mà họ dùng nho địa phương, nơi này miền Nam gần xích đạo hơn, nắng hơn, nên nho nhiều đường hơn, làm vang nặng hơn. Nổi tiếng nhất & phổ biến nhất vùng Nam ý này là nho Primitivo & Negroamaro, là những dòng nho địa phương.

Thậm chí, họ còn nghĩ ra nhiều phương pháp hơn để tăng nồng độ cồn. 2 giống nho Primitivo & Negroamaro kia đến mùa thu hoạch, thì họ ngắt cuống cả chùm & để trên giàn cho kho bớt đi, tăng độ đường cho quả nho. Thậm chí họ còn làm hẳn vang bằng nho khô luôn, gọi là phương pháp Appasimento.
Một chai rượu vang Ý làm bằng phương pháp Appasimento

Một chai rượu vang Ý làm bằng phương pháp Appasimento

Tôi có thể mạnh dạn đoán tất cả các việc làm trên (làm chai to, đẹp, nâng cao độ cồn…), chắc chủ yếu phục vụ các nhà nhập khẩu vang - nói ra ngại quá đi, trong đó có cả tôi - & cho người dùng Việt. Vì thực tế phần lớn, (phải nói là phần rất lớn) người dùng Việt rất yêu thích các loại vang đến từ 2 giống nho này. Không tin các vị cứ lấy tất cả những chai hot trên thị trường từ chai vang F, các chai của nhà San Marzano, vang con công, mặt nạ, Golf...đều là từ vùng Nam Ý, Puglia, hoặc Campania. Phần lớn, (phải nói là phần rất lớn) người dùng Việt rất yêu thích các loại vang đến từ 2 giống nho này, vì thói quen thích uống đầm nặng, đúng thị hiếu người dùng, biếu tặng tốt, uống đầm nặng, ngọt..phù hợp với người mới uống.

Như vậy, không thể phủ nhận thành công cực lớn của vang Nam Ý trên thị trường Vietnam. Và chính vì cái thực tế này, mà vang Nam Ý gây nhiều nhầm tưởng cho mọi người là, ừ tất cả vang Ý đều là vang đầm nặng, uống ngọt ngào dễ vào như vậy.

Thực tế thì vang Ý nó rộng lớn hơn như vậy rất nhiều. Ý có đến 20 vùng trồng nho làm vang (lớn hơn cả Pháp), và như mình đã nói các vùng Nam Ý, như Puglia, hay Basilicata, chỉ nổi tiếng ở Vietnam mình thôi, còn với quốc tế thì chẳng có tên có tuổi gì cả. Quốc tế, họ sẽ nhắc đến cái tên đầu tiên ở Ý đó là Tuscany. Nơi đây với phong cách pha trộn các loại nho với nho Sangiovese tạo ra dòng vang đỏ truyền thống nổi tiếng là Chianti. Thậm chí vùng Tuscany còn không thèm đứng chung với hệ thống phân loại vang của Ý, mà họ còn tự đặt cho họ riêng 1 hệ thống mang tên Super Tuscan. Và chắc chắn với những chai có mác Super Tuscan, không bao giờ có chuyện…ít tiền cả. Chỉ có thể tương đương với Burgundy của Pháp, trở lên.

Rượu vang Ý Tuscany

Rượu vang Ý Tuscany

Tiếp theo đó là các dòng rượu vang Barolo của vùng Piedmonte. Đây được mệnh danh là Wine of King, hay là King of Wine of Italy, được làm từ giống nho địa phương Nebbiolo. Barolo, cũng là một dòng vang đắt tiền với độ cồn cao, đậm vị chát.

Rượu vang Ý Barolo

Rượu vang Ý Barolo

Đó, vang Ý là phải nhắc đến Tuscany, hoặc Barolo, đậm vị chua chát, chứ hoàn toàn không ngọt như mọi người hay lầm tưởng là vang Ý đều đầm ngọt.

Ngoài Tuscany & Barolo, vang Ý cũng có hệ thống tiêu chuẩn chất lượng tương đương như của Pháp để tham khảo & đánh giá chất lượng. Logic chung của các hệ thống này, đó là tiêu chuẩn đánh giá vùng càng rộng, thì chất lượng càng thấp.

Hệ thống phân loại rượu vang Ý

Hệ thống phân loại rượu vang Ý

Thấp nhất là Vino da tavola, là vang thường trên bàn ăn, của cả nước Ý, cứ đặt trên đất nước Ý là được, chất lượng thấp nhất, giá rẻ nhất

Tiếp đến là IGT, là vang được đánh giá ở mức hẹp hơn một chút là 1 vùng, vang tiêu biểu của 1 vùng làm vang của Ý. Ngoại trừ vùng Tuscany với Super Tuscan ra nhé.

Cao cấp là DOC và cao cấp nhất là DOCG với mức độ đánh giá cho một ngôi làng hay xã cụ thể nào đó trong 1 vùng. Vậy với những chai nào có gắn mác DOC đến cao hơn là DOCG thì sẽ có giá cao nhất

Trên đây là một số nét chính về vang Ý, cũng như thực tế thị trường Vang Ý tại Việt nam

Cảm ơn các bạn đã theo dõi, chúc các bạn thành công
——-
www.aromaticwine.com.vn
𝐓𝐢𝐤𝐭𝐨𝐤: 𝐀𝐫𝐨𝐦𝐚𝐭𝐢𝐜𝐖
𝐘𝐨𝐮𝐭𝐮𝐛𝐞: 𝐀𝐫𝐨𝐦𝐚𝐭𝐢𝐜𝐖
𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 𝟎𝟗𝟎𝟐 𝟏𝟎𝟎 𝟗𝟏𝟖
 
Bác có nhập thêm vang về bán thì hộp em nhé, bên em đang xả hàng vang F 15% quốc dân chỉ 695k/chai. Sđt/zalo 0987045856 (Gia Phú The Key Wine)
 
Top