Từ yêu cầu mở tài khoản riêng đến việc bỏ khái niệm “hộ kinh doanh”, nhiều góp ý đang muốn định hình cách quản lý mới đối với hộ, cá nhân kinh doanh.

Các đề xuất trong hồ sơ chính sách dự án luật quản lý thuế (thay thế) nếu được tiếp thu có thể làm thay đổi cách quản lý hộ kinh doanh. Ảnh: Hải Nguyễn
Trong biên bản tổng hợp ý kiến góp ý cho Hồ sơ chính sách của Dự án Luật Quản lý thuế (thay thế) do Bộ Tài chính công bố tháng 7.2025, nhiều nội dung liên quan đến hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đang được các địa phương, tổ chức đề xuất điều chỉnh theo hướng siết chặt quản lý, tiệm cận mô hình doanh nghiệp.
UBND TP Hà Nội đề xuất bắt buộc hộ kinh doanh mở tài khoản riêng
UBND TP Hà Nội kiến nghị Bộ Tài chính bổ sung quy định: “Hộ kinh doanh bắt buộc phải đăng ký tài khoản ngân hàng/giao dịch điện tử phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh. Việc áp dụng quy tắc tạo tài khoản giao dịch riêng giúp kiểm soát dòng tiền thuận tiện hơn”.
Địa phương này cũng đề xuất việc liên thông dữ liệu giữa đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế: “Đề xuất bổ sung quy định liên thông đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh, tương tự như đăng ký doanh nghiệp, giảm thủ tục hành chính cho người nộp thuế”.
Về mặt khái niệm, UBND TP Hà Nội cho biết:
“Theo quy định tại Điều 2, Điều 3 dự thảo Luật định hướng bỏ khái niệm ‘hộ kinh doanh’, chỉ còn khái niệm ‘cá nhân kinh doanh’. Tuy nhiên trong toàn bộ tài liệu gửi lấy ý kiến thì còn rất nhiều nội dung đang sử dụng cụm từ ‘hộ kinh doanh’”.
UBND Hà Nội phân tích thêm:
“Pháp luật về đăng ký kinh doanh hiện nay không có khái niệm ‘cá nhân kinh doanh’. Theo quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh là một thực thể có tên gọi riêng, có đăng ký kinh doanh. Việc sử dụng khái niệm ‘cá nhân kinh doanh’ là chưa rõ ràng và có thể gây nhầm lẫn”.
Từ đó, UBND TP Hà Nội đề nghị Bộ Tài chính cần rà soát, thống nhất cách định danh đối tượng quản lý cho phù hợp với pháp luật hiện hành.
Về quy định áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, UBND TP Hà Nội cho rằng cần làm rõ ngưỡng doanh thu và tính khả thi:
“Đề xuất sửa đổi nội dung quy định chi tiết về ngưỡng doanh thu cho hộ kinh doanh phải áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Việc yêu cầu này trong Luật chưa phù hợp với thực tế, trong bối cảnh nền kinh tế phát sinh nhiều mô hình mới”.
Theo biên bản tổng hợp, Bộ Tài chính ghi nhận và nghiên cứu các góp ý của UBND TP Hà Nội.
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cảnh báo rủi ro triển khai và đề xuất lộ trình
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam ủng hộ việc hiện đại hóa phương pháp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, nhưng cũng nêu rõ những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình chuyển đổi:
“Giai đoạn đầu triển khai (2025–2026) có thể gặp tình trạng quá tải hệ thống khi hàng triệu hộ kinh doanh cùng chuyển đổi. Cần đầu tư mạnh vào hạ tầng công nghệ và đào tạo đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật”.
Viện đề xuất một lộ trình chuyển đổi kéo dài 5 năm, chia thành ba giai đoạn:
Năm 1–2: chuẩn bị nền tảng kỹ thuật, phần mềm, tập huấn, truyền thông.
Năm 2–4: triển khai thí điểm kê khai bắt buộc với nhóm hộ có doanh thu lớn.
Năm 4–5: áp dụng đại trà, chấm dứt hoàn toàn cơ chế khoán.
Ngoài ra, để đảm bảo khả năng tuân thủ, Viện đề nghị: “Nhà nước cần cung cấp miễn phí phần mềm kế toán cơ bản, hỗ trợ chi phí chuyển đổi, đặc biệt với các hộ kinh doanh ở vùng sâu, vùng xa và hộ có quy mô siêu nhỏ”.
Phản hồi về góp ý của Viện Hàn lâm, Bộ Tài chính cho biết: Tại nghị quyết số 198/2025/QH15 đã quy định từ ngày 01.1.2026 xóa bỏ hình thức khoán thuế do vậy tại Luật quản lý thuế sẽ phải sửa đồi quy định về chính sách quản lý thuế đối với hộ kinh doanh để thực hiện theo phương pháp tự kê khai từ ngày 01.1.2026.
"Tại dự thảo Luật sẽ quy định mô hình quản lý thuế hộ kinh doanh cho phù hợp với đặc thủ của đối tượng này" - cơ quan soạn thảo nêu.
UBND TP Hà Nội đề xuất bắt buộc hộ kinh doanh mở tài khoản riêng
UBND TP Hà Nội kiến nghị Bộ Tài chính bổ sung quy định: “Hộ kinh doanh bắt buộc phải đăng ký tài khoản ngân hàng/giao dịch điện tử phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh. Việc áp dụng quy tắc tạo tài khoản giao dịch riêng giúp kiểm soát dòng tiền thuận tiện hơn”.
Địa phương này cũng đề xuất việc liên thông dữ liệu giữa đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế: “Đề xuất bổ sung quy định liên thông đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh, tương tự như đăng ký doanh nghiệp, giảm thủ tục hành chính cho người nộp thuế”.
Về mặt khái niệm, UBND TP Hà Nội cho biết:
“Theo quy định tại Điều 2, Điều 3 dự thảo Luật định hướng bỏ khái niệm ‘hộ kinh doanh’, chỉ còn khái niệm ‘cá nhân kinh doanh’. Tuy nhiên trong toàn bộ tài liệu gửi lấy ý kiến thì còn rất nhiều nội dung đang sử dụng cụm từ ‘hộ kinh doanh’”.
UBND Hà Nội phân tích thêm:
“Pháp luật về đăng ký kinh doanh hiện nay không có khái niệm ‘cá nhân kinh doanh’. Theo quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh là một thực thể có tên gọi riêng, có đăng ký kinh doanh. Việc sử dụng khái niệm ‘cá nhân kinh doanh’ là chưa rõ ràng và có thể gây nhầm lẫn”.
Từ đó, UBND TP Hà Nội đề nghị Bộ Tài chính cần rà soát, thống nhất cách định danh đối tượng quản lý cho phù hợp với pháp luật hiện hành.
Về quy định áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, UBND TP Hà Nội cho rằng cần làm rõ ngưỡng doanh thu và tính khả thi:
“Đề xuất sửa đổi nội dung quy định chi tiết về ngưỡng doanh thu cho hộ kinh doanh phải áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Việc yêu cầu này trong Luật chưa phù hợp với thực tế, trong bối cảnh nền kinh tế phát sinh nhiều mô hình mới”.
Theo biên bản tổng hợp, Bộ Tài chính ghi nhận và nghiên cứu các góp ý của UBND TP Hà Nội.
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cảnh báo rủi ro triển khai và đề xuất lộ trình
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam ủng hộ việc hiện đại hóa phương pháp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, nhưng cũng nêu rõ những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình chuyển đổi:
“Giai đoạn đầu triển khai (2025–2026) có thể gặp tình trạng quá tải hệ thống khi hàng triệu hộ kinh doanh cùng chuyển đổi. Cần đầu tư mạnh vào hạ tầng công nghệ và đào tạo đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật”.
Viện đề xuất một lộ trình chuyển đổi kéo dài 5 năm, chia thành ba giai đoạn:
Năm 1–2: chuẩn bị nền tảng kỹ thuật, phần mềm, tập huấn, truyền thông.
Năm 2–4: triển khai thí điểm kê khai bắt buộc với nhóm hộ có doanh thu lớn.
Năm 4–5: áp dụng đại trà, chấm dứt hoàn toàn cơ chế khoán.
Ngoài ra, để đảm bảo khả năng tuân thủ, Viện đề nghị: “Nhà nước cần cung cấp miễn phí phần mềm kế toán cơ bản, hỗ trợ chi phí chuyển đổi, đặc biệt với các hộ kinh doanh ở vùng sâu, vùng xa và hộ có quy mô siêu nhỏ”.
Phản hồi về góp ý của Viện Hàn lâm, Bộ Tài chính cho biết: Tại nghị quyết số 198/2025/QH15 đã quy định từ ngày 01.1.2026 xóa bỏ hình thức khoán thuế do vậy tại Luật quản lý thuế sẽ phải sửa đồi quy định về chính sách quản lý thuế đối với hộ kinh doanh để thực hiện theo phương pháp tự kê khai từ ngày 01.1.2026.
"Tại dự thảo Luật sẽ quy định mô hình quản lý thuế hộ kinh doanh cho phù hợp với đặc thủ của đối tượng này" - cơ quan soạn thảo nêu.