Đạo lý Sơ lược về giáo lý Duyên Khởi - Vòng luân hồi bất tận

Giáo lý Duyên Khởi


Duyên Khởi hay 12 nhân duyên là một loạt nhân và quả, tạo thành một chuỗi liên kết 12 nhân duyên xoay tròn (nidāna) minh họa những điều kiện tạo nên sự tái sinh.

sikfWSw.jpeg


Nó là quy luật tự nhiên (sabhava - dhamma), chi phối toàn bộ nhân quả của tất cả những hiện tượng, với 1 mối liên kết tạo cho cái tiếp khác xảy ra. Nó tạo nên vòng sinh tử luân hồi (samsāra - vata) và người ta không thể dừng lại được. Ðơn thuần chỉ là nhân quả, và không có một bản ngã hoặc một lực nào bên ngoài - ở thế giới này và thế giới khác.

Không có một người hoặc một sức mạnh bên ngoài có thể khiến cho điều này xảy ra: sự kiện này được gọi là 12 nhân duyên, và nó là nhân và duyên trợ (paccaya). Ví dụ vô minh là nhân (1) dẫn đến (2) hành (Xem các mối liên kết, ở dưới).
Sự thảo luận về nhân duyên sẽ bao hàm cái hiện hữu trong thế gian này,là con người.

12 nhân duyên diễn tiến như sau:

1. Duyên vô minh, sanh hành [3]
2. Duyên hành, sanh thức
3. Duyên thức, sanh danh sắc
4. Duyên danh sắc, sanh lục nhập
5. Duyên lục nhập, sanh xúc
6. Duyên xúc, sanh thọ
7. Duyên thọ, sanh ái
8. Duyên ái, sanh thủ
9. Duyên thủ, sanh hữu
10. Duyên hữu, sanh tái sanh
11. Duyên tái sanh, sanh, già và chết
12. Già chết dẫn đến sầu, bi, khổ, ưu, não v.v...


a) Từ Vô Minh dẫn đến già, chết chấm dứt Duyên khởi thật sự. "Buồn rầu, than khóc", v.v... là những gì tiếp theo sau, cho thấy rằng mỗi lần sinh dẫn đến khổ -Ðế thứ nhất (khổ đế). Thập nhị nhân duyên được gọi là Bhava - cakka - "bánh xe luân hồi".

Lúc nào con người còn ở trong vòng luân hồi, bánh xe chẳng bao giờ được ngừng lại".


b) Thuật ngữ

1. Vô minh có nghĩa là không nhận ra được Tứ Diệu Ðế.

2. Hành không phải hành của Ngũ uẩn. Hành ở đây là nghiệp được kết tập từ quá khứ dẫn đến tái sinh. Có ba loại hành: công đức (puñña), phi công đức
(apuñña) và thiền vô sắc cao nhất (āneñja).

3. Thức là thức tái sanh - patisandhi-viññāṇa.

4. Danh sắc là ba sở hữu: thọ, tưởng, hành cộng với sắc nghiệp (thân do nghiệp
tạo thành).

5. Lục căn (Sarayatana) là nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý.

6. Xúc (Phassa) đề cập đến cetasika (tâm sở) Hướng dẫn tâm (citta) đến đối
tượng của Lục căn.

7. Thọ (Vedanā) là sở hữu thọ mà biết được nếu thọ là lạc, khổ v.v...

8. Tham ái (Taṇhā) là sở hữu tham, cảm thấy ham muốn khi sáu căn hoạt
động.

9. Chấp thủ (Upādāna) là sở hữu phát sanh ngoàisở hữu tham, nhưng mạnh
mẽ hơn.

10. Hữu (Bhava) là kamma - bhava hoặc sự hiện hữu từ đó nghiệp xấu hay
tốt được hình thành

11. Sinh (Jāti - đề cập đến 5 uẩn hoặc danh sắc).

12. Khi sanh xuất hiện, như vậy có già và chết.


Làm thế nào 12 nhân duyên và 11 duyên phá hủy tà kiến?

Việc nhận thức được chân lý Duyên Khởi (Paticcasamuppada) sẽ tiêu diệt ý niệm về sự cố chấp- Vipallāsa Pháp bằng sức mạnh của trí tuệ:

1. Vô minh (avijjha): Khi người ta nhận ra vô minh là paccaya (duyên trợ) của hành nghiệp, nó tiêu diệt tà kiến cho rằng có một quyền lực cao cả hơn tạo nên vạn vật.

2. Hành (Kamma): Bởi vì người ta nhận thức rằng hành tạo nên thức tái sinh (patisandhiviññāṇa), nó đoạn trừ ảo tưởng về ngã (sakka-diṭṭhi) - bởi vì nó không phải "hành giả" được tái sinh, mà chỉ là thức tái sinh.

3. Danh và sắc (nāma-rūpa): Bởi vì thức là paccaya (duyên trợ) cho Danh và sắc (đó là tâm sở và sắc pháp), điều này thay đổi tà kiến cho rằng danh và sắc là bền vững và thường còn.

4. Lục căn: Bởi vì danh sắc là duyên trợ cho lục căn, tà kiến bị thay đổi khi chúng ta nghe và thấy.

5. Xúc: Bởi vì lục căn là duyên với xúc (phassa) và xúc được tạo nên bởi căn, trần và tâm để nhận biết (viññāṇa) là bản ngã, tà kiến bị đoạn diệt vì căn, trần và tâm.

6. Thọ: Bởi vì xúc là duyên trợ với thọ, chẳng hạn như lạc thọ v.v... tà kiến bị thay đổi bởi việc cho là "chúng ta" có hạnh phúc hoặc khổ đau.

7. Tham ái: Bởi vì thọ là duyên trợ dẫn đến kết quả tham ái- Taṇhā (được diễn tả bằng thuật ngữ của tâm sở, là sở hữu tham) tà kiến cho rằng những dục lạc ở trong bất cứ hữu- bhava nào dẫn đến hạnh phúc đều bị đoạn trừ.

8. Chấp thủ: Bởi vì ái là duyên trợ cho sự chấp thủ (upādāna) nó bao gồm sở hữu tham và sở hữu tà kiến, tà kiến cho rằng một cái gì đó hấp dẫn, xinh đẹp, mùi vị dễ chịu v.v... bị thay đổi, và như vậy không còn bị bám víu.

9. Hữu: Bởi vì upādāna (thủ) là duyên trợ cho Hữu, nó tiêu diệt tà kiến cho rằng khi người ta chết thì không còn tái sinh. (Thực tế thủ tạo nên Hữu - đó là tác ý tâm sở . Tác ý là ý muốn hoặc hành động tạo nên quả (Vipāka) - đó là Tái sinh hoặc Hữu).

10. Sinh: Bởi vì hữu (bhava) là duyên trợ cho sinh (Jāti) [4], nó tận diệt tà kiến cho rằng 5 uẩn là hạnh phúc.

11. Hoại và chết: Bởi vì sinh là duyên trợ cho hoại, tà kiến cho rằng 5 uẩn là xinh đẹp, thường còn và là của mình.

Ðức Thế Tôn đã trình bày thập nhị nhân duyên (để chúng ta có thể nhận ra chân lý của thực tướng Pháp, và thấy rõ rằng nó xảy ra với nhân và trợ duyên của nó. Mục đích của sự kiện này là giúp để nhận ra thức, danh sắc là vô thường, khổ não và vô ngã. (sabhava dhamma).

Vô minh là chuỗi thập nhị nhân duyên, nó đứng đầu tiên, nhưng thực tế nó giống như một bánh xe hoặc một vòng tròn, không có bắt đầu hoặc kết thúc.

Tuy vậy, vô minh là phần cốt yếu của sự liên kết trong dây chuyền; bởi vì vô minh là nhân chính của những điều phiền não, sự đoạn trừ vô minh bằng trí tuệ là phương pháp độc nhất để phá vỡ xiềng xích. Vô minh đến từ lậu hoặc: Lậu hoặc của tham ái; của hữu, của những quan điểm, của vô minh - nhưng tất cả bốn điều trên đều xuất phát từ vô minh: đó là sự không biết được Tứ Diệu Ðế.

Những khía cạnh của duyên khởi

Có bảy cách nhìn về định luật Thập Nhị Nhân Duyên: về các mối liên kết và sự liên hệ, thời gian và chu kỳ, v.v... Ở đây, chúng ta sẽ chỉ thảo luận một vài điều.

1. Phương thức hoặc tính cách (Xem sơ đồ 1-4)

a) Có 20 yếu tố trong sự phân tích này. Năm nhân từ kiếp quá khứ: Vô minh (Avijjha), Hành (Sankhāra) Tham ái (Taṇhā); Chấp thủ (Upādāna). Hữu
(Bhava).

b) Năm quả trong hiện tại: Tâm thức (Viññāṇa), Danh sắc (Nāma - rūpa), Lục căn (Salayatana), Xúc (Phassa) Thọ (Vedanā)

c) Năm nhân ở hiện tại: Ái, Thủ, Hữu, Vô minh và hành.

d) Năm quả ở tương lai: Thức, Danh sắc, Lục căn, Xúc và Thọ (Ðề cập đến tái sinh, già và chết. Sơ đồ 1- 4


WyNJcnP.jpeg
Lưu ý: (Xem sơ đồ 1-4)

a) Trong quá khứ, có 5 nhân xác định sự hiện hữu của chúng ta (bhava). Vô minh Avijjha(1) nhân chính, tạo quả, vì chúng ta không nhận thức được pháp siêu thế (lokuttura). Do vô minh này, sống trong Hiệp thế (kokiya), chúng ta tạo nghiệp -kamma; xấu lẫn tốt, được gọi là hành (Sankhāra) (2). Ví dụ; nếu chúng ta tu tập thiền chỉ- Thiền định để đạt thiền, chúng ta ở trong hiệp thế tạo nên hành (mặc dù nó tốt), và điều này dẫn đến tham ái (8).

Khi ái dục mạnh mẽ hơn, nó thay đổi đến thủ- uppadana (9): Khi chúng ta ham muốn một điều gì đó là tham ái, nhưng khi chúng ta đạt được, nó trở thành điều chấp thủ. Sự chấp thủ này dẫn đến hữu (bhava) (10).

Có 2 loại hữu: nghiệp hữu -Kamma-bhava, tiến trình tích cực của hữu (kiếp quá khứ), và uppati - bhava, tiến trình tái sinh. Kamma-bhava nghiệp hiện tại là thiện hoặc bất thiện, và xác định cho tương lai. Uppati-bhava là tiến trình đem lại định mệnh của sự hữu mới (sự thành hình mới) được quyết định bởi nghiệp hữu.

Mỗi trong 5 mối liên kết (Nidāna) từ quá khứ là duyên (paccaya) cho phần kế tiếp, và rồi quả trở thành duyên cho phần kế tiếp.

Hữu bao hàm sự tạo nghiệp (Kamma), bởi vì ở bất cứ hữu (bhava) chúng ta đang sống trong vòng luân hồi. Ðịnh luật của thực tướng pháp- sabhava-dhamma đó là thập nhị nhân duyên, nghĩa là khi hành giả tạo nên bất cứ nghiệp nào thì lãnh nghiệp đó - và không ai có thể tránh khỏi điều này, hoặc thay đổi kết quả. Ðây là định luật tự nhiên mang lại sự công bằng.

b) Năm quả này từ kiếp trước trong hiện tại tiêu biểu những phẩm chất khi chúng sinh ra được làm người.

c) Năm nhân trong hiện tại. Nhân thứ năm trong hiện tại (thọ) dẫn đến nhân thứ nhất trong hiện tại (tham ái) rồi dẫn đến (chấp thủ), bhava (hữu), và sau đó đến vô minh và hành nghiệp (8, 9, 10, 12). Bhava ở đây là upatti - bhava (tiến trình tái sinh), xác định một kiếp sống mới. Hữu này dẫn đến vô minh, bởi vì chúng sanh không nhận ra được Tứ Diệu Ðế. Sự kiện này tạo nên nghiệp (xấu và tốt) trở lại, rồi trở thành hành động.


Trong nhóm này, hành là khi hành giả đang thực hiện những hành động Kusala (thiện) hoặc akusala (bất thiện).

Bhava (hữu), trong nhóm này, có nghĩa là (nghiệp) Kamma đã được chấm dứt.

d) Năm quả trong tương lai.

Hành là duyên cho thức tái sinh (patisandhi - viññāṇa) Bốn phần kế tiếp là danh sắc trong kiếp hiện tại. Năm phần này tạo nên một tổng hợp của 20 phương thức. Hai mươi phương thức này giống như một bánh xe, nó không có sự khởi đầu hoặc kết thúc. Nhưng đức Phật biết rằng nhân chính là avijjha (vô minh).


Bánh Xe Luân Hồi (Bhava-cakka)
TyM0XB3.jpeg
Ở khía cạnh này, chúng ta nhìn vào Nidāna (mối liên kết) bằng thuật ngữ của ba sự liên kết:

a) Vòng phiền não (Kilesa)
b) Vòng nghiệp (Kamma)
c) Vòng quả (Vipāka)


a) Vòng Phiền não đề cập đến:
Vô minh (Avijjha) (1)
Tham ái (Taṇhā) (8)
Chấp thủ (Uppadana) (9)

b) Vòng Nghiệp đề cập đến:
Hữu (Bhava) (10)
Hành (Sankhāra) (2)

c) Vòng Quả đề cập đến:
Thức (Viññāṇa) (3)
Danh Sắc (Nāma-rūpa) (4)
Lục nhập (Salayatana) (5)
Xúc (Phassa) (6)
Thọ (Vedanā) (7)


Hai nhân của hành động (2 sơ đồ trên)

Ðể hiểu được thập nhị nhân duyên, điều quan trọng nhất là người ta phải biết rằng có hai nhân đưa đến hành động, vô minh và tham ái. Vô minh (avijjha) là nhân chính dẫn đến Taṇhā (tham ái), và tham ái là nhân chính cho vô minh. Vô minh là quá khứ và tham ái là hiện tại, nhưng cuối cùng chúng là các nhân với nhau -và vòng tròn có thể đi bằng 2 cách.(vẽ hình)

Nhân đầu tiên (mối liên kết) dẫn đến thọ, mối liên kết thứ 7. Sau đó nó dẫn đến tham ái (mối liên kết thứ 8 -), sau đó đến (9) thủ đến (10) hữu, đến (11) sanh và sau đó (12) già chết. Người tà kiến cho rằng không có nhân và quả; không có công đức (punna), không có xấu xa (papa) và không có tái sinh. Cho nên đức Phật cho rằng vô minh là nhân chính, để cho thấy có nhân (avijjha) và quả. Quả hiện tại là (3) thức tái sanh dẫn đến (4) danh sắc (5) lục nhập (6) xúc (7) thọ. Những mối liên kết này (3 - 7) trong hiện tại được tạo nên bởi vô minh (nhân) trong quá khứ và hành (1 & 2). Cho đến khi một người vẫn còn vô minh, sẽ có một quả.

Tham ái (8) được tạo ra bởi duyên của nó, thọ (7) dẫn đến thủ(9) và hữu (10). Rồi sau đó vòng tròn này quay trở lại vô minh (1) và hành (2). Năm phần này (8, 9, 10, 1, 2) là những nhân hiện tại và quả của (1) vô minh. Quả của vô minh (1) và hành(2) là để lập lại 3 - 7 (kiếp hiện tại) nữa.

Khi (8) tham ái được đạt đến 8, 9, 10, 1, 2 trở thành nhân trở lại trong hiện tại. Và như vậy bánh xe quay vòng tròn. Mỗi khi một người được tái sinh (11) 3 - 7 bắt đầu và sự kiện này dẫn đến (12) già và chết.

LME0jt0.jpeg


Nhìn thấy quả của tham ái, người có tà kiến cho rằng vạn vật thì thường còn, không có già hoặc đổi thay, hoặc một người với (raga-carita) tham sống mạnh mẽ có thể thấy rằng danh sắc dẫn đến già và chết. Trong vòng sinh và tử, chúng ta liên tục tái sinh trong ba cõi (loka) (kama - loka (dục giới); rūpa loka (sắc giới) và arūpa loka (vô sắc giới) - hoặc 31 cõi).

Ðể thoát khỏi điều này, chúng ta phải tu tập Tứ niệm xứ, theo những nguyên tắc được đặt ra trong kinh MahaSatipaṭṭhāna (Ðại niệm xứ), là yếu tố đầu tiên của 37 pháp trợ Bồ đề -Bodhipakkiyadhamma - và dẫn đến sự nhận thức được Tứ Diệu Ðế.


Chú thích :
[1] Lẽ dĩ nhiên, sự sanh và diệt của danh và sắc thì nhanh hơn một cảnh trong một phim - gấp
hàng ngàn lần.
[2] Ở đây, thọ, tưởng, hành (thông thường 5 uẩn) đang thực hiện chức năng sở hữu, nó đi đến
việc tạo nên thức uẩn.
[3] Có 3 loại nghiệp hành có thể xác định phạm vi của chúng ta: công đức hành, phi công đức
hành, an tịnh hành (4 thiền vô sắc)
[4] Có bốn hình thức yoni (tái sanh): 1) thai sanh, 2) noãn sanh, 3) thấp sanh, 4) hóa sanh
 
Sửa lần cuối:
Giáo lý Duyên Khởi


Duyên Khởi hay 12 nhân duyên là một loạt nhân và quả, tạo thành một chuỗi liên kết 12 nhân duyên xoay tròn (nidāna) minh họa những điều kiện tạo nên sự tái sinh.

sikfWSw.jpeg


Nó là quy luật tự nhiên (sabhava - dhamma), chi phối toàn bộ nhân quả của tất cả những hiện tượng, với 1 mối liên kết tạo cho cái tiếp khác xảy ra. Nó tạo nên vòng sinh tử luân hồi (samsāra - vata) và người ta không thể dừng lại được. Ðơn thuần chỉ là nhân quả, và không có một bản ngã hoặc một lực nào bên ngoài - ở thế giới này và thế giới khác.

Không có một người hoặc một sức mạnh bên ngoài có thể khiến cho điều này xảy ra: sự kiện này được gọi là 12 nhân duyên, và nó là nhân và duyên trợ (paccaya). Ví dụ vô minh là nhân (1) dẫn đến (2) hành (Xem các mối liên kết, ở dưới).
Sự thảo luận về nhân duyên sẽ bao hàm cái hiện hữu trong thế gian này,là con người.

12 nhân duyên diễn tiến như sau:

1. Duyên vô minh, sanh hành [3]
2. Duyên hành, sanh thức
3. Duyên thức, sanh danh sắc
4. Duyên danh sắc, sanh lục nhập
5. Duyên lục nhập, sanh xúc
6. Duyên xúc, sanh thọ
7. Duyên thọ, sanh ái
8. Duyên ái, sanh thủ
9. Duyên thủ, sanh hữu
10. Duyên hữu, sanh tái sanh
11. Duyên táisanh, sanh, già và chết
12. Già chết dẫn đến sầu, bi, khổ, ưu, não v.v...


a) Từ Vô Minh dẫn đến già, chết chấm dứt Duyên khởi thật sự. "Buồn rầu, than khóc", v.v... là những gì tiếp theo sau, cho thấy rằng mỗi lần sinh dẫn đến khổ -Ðế thứ nhất (khổ đế). Thập nhị nhân duyên được gọi là Bhava - cakka - "bánh xe luân hồi".

Lúc nào con người còn ở trong vòng luân hồi, bánh xe chẳng bao giờ được ngừng lại".


b) Thuật ngữ



Làm thế nào 12 nhân duyên và 11 duyên phá hủy tà kiến?


Việc nhận thức được chân lý Duyên Khởi (Paticcasamuppada) sẽ tiêu diệt ý niệm về sự cố chấp- Vipallāsa Pháp bằng sức mạnh của trí tuệ:

1. Vô minh (avijjha): Khi người ta nhận ra vô minh là paccaya (duyên trợ) của hành nghiệp, nó tiêu diệt tà kiến cho rằng có một quyền lực cao cả hơn tạo nên vạn vật.

2. Hành (Kamma): Bởi vì người ta nhận thức rằng hành tạo nên thức tái sinh (patisandhiviññāṇa), nó đoạn trừ ảo tưởng về ngã (sakka-diṭṭhi) - bởi vì nó không phải "hành giả" được tái sinh, mà chỉ là thức tái sinh.

3. Danh và sắc (nāma-rūpa): Bởi vì thức là paccaya (duyên trợ) cho Danh và sắc (đó là tâm sở và sắc pháp), điều này thay đổi tà kiến cho rằng danh và sắc là bền vững và thường còn.

4. Lục căn: Bởi vì danh sắc là duyên trợ cho lục căn, tà kiến bị thay đổi khi chúng ta nghe và thấy.

5. Xúc: Bởi vì lục căn là duyên với xúc (phassa) và xúc được tạo nên bởi căn, trần và tâm để nhận biết (viññāṇa) là bản ngã, tà kiến bị đoạn diệt vì căn, trần và tâm.

6. Thọ: Bởi vì xúc là duyên trợ với thọ, chẳng hạn như lạc thọ v.v... tà kiến bị thay đổi bởi việc cho là "chúng ta" có hạnh phúc hoặc khổ đau.

7. Tham ái: Bởi vì thọ là duyên trợ dẫn đến kết quả tham ái- Taṇhā (được diễn tả bằng thuật ngữ của tâm sở, là sở hữu tham) tà kiến cho rằng những dục lạc ở trong bất cứ hữu- bhava nào dẫn đến hạnh phúc đều bị đoạn trừ.

8. Chấp thủ: Bởi vì ái là duyên trợ cho sự chấp thủ (upādāna) nó bao gồm sở hữu tham và sở hữu tà kiến, tà kiến cho rằng một cái gì đó hấp dẫn, xinh đẹp, mùi vị dễ chịu v.v... bị thay đổi, và như vậy không còn bị bám víu.

9. Hữu: Bởi vì upādāna (thủ) là duyên trợ cho Hữu, nó tiêu diệt tà kiến cho rằng khi người ta chết thì không còn tái sinh. (Thực tế thủ tạo nên Hữu - đó là tác ý tâm sở . Tác ý là ý muốn hoặc hành động tạo nên quả (Vipāka) - đó là Tái sinh hoặc Hữu).

10. Sinh: Bởi vì hữu (bhava) là duyên trợ cho sinh (Jāti) [4], nó tận diệt tà kiến cho rằng 5 uẩn là hạnh phúc.

11. Hoại và chết: Bởi vì sinh là duyên trợ cho hoại, tà kiến cho rằng 5 uẩn là xinh đẹp, thường còn và là của mình.

Ðức Thế Tôn đã trình bày thập nhị nhân duyên (để chúng ta có thể nhận ra chân lý của thực tướng Pháp, và thấy rõ rằng nó xảy ra với nhân và trợ duyên của nó. Mục đích của sự kiện này là giúp để nhận ra thức, danh sắc là vô thường, khổ não và vô ngã. (sabhava dhamma).

Vô minh là chuỗi thập nhị nhân duyên, nó đứng đầu tiên, nhưng thực tế nó giống như một bánh xe hoặc một vòng tròn, không có bắt đầu hoặc kết thúc.

Tuy vậy, vô minh là phần cốt yếu của sự liên kết trong dây chuyền; bởi vì vô minh là nhân chính của những điều phiền não, sự đoạn trừ vô minh bằng trí tuệ là phương pháp độc nhất để phá vỡ xiềng xích. Vô minh đến từ lậu hoặc: Lậu hoặc của tham ái; 56của hữu, của những quan điểm, của vô minh - nhưng tất cả bốn điều trên đều xuất phát từ vô minh: đó là sự không biết được Tứ Diệu Ðế.

Những khía cạnh của duyên khởi

Có bảy cách nhìn về định luật Thập Nhị Nhân Duyên: về các mối liên kết và sự liên hệ, thời gian và chu kỳ, v.v... Ở đây, chúng ta sẽ chỉ thảo luận một vài điều.

1. Phương thức hoặc tính cách (Xem sơ đồ 1-4)

a) Có 20 yếu tố trong sự phân tích này. Năm nhân từ kiếp quá khứ: Vô minh (Avijjha), Hành (Sankhāra) Tham ái (Taṇhā); Chấp thủ (Upādāna). Hữu
(Bhava).

b) Năm quả trong hiện tại: Tâm thức (Viññāṇa), Danh sắc (Nāma - rūpa), Lục căn (Salayatana), Xúc (Phassa) Thọ (Vedanā)

c) Năm nhân ở hiện tại: Ái, Thủ, Hữu, Vô minh và hành.

d) Năm quả ở tương lai: Thức, Danh sắc, Lục căn, Xúc và Thọ (Ðề cập đến tái sinh, già và chết. Sơ đồ 1- 4


WyNJcnP.jpeg
Lưu ý: (Xem sơ đồ 1-4)

a) Trong quá khứ, có 5 nhân xác định sự hiện hữu của chúng ta (bhava). Vô minh Avijjha(1) nhân chính, tạo quả, vì chúng ta không nhận thức được pháp siêu thế (lokuttura). Do vô minh này, sống trong Hiệp thế (kokiya), chúng ta tạo nghiệp -kamma; xấu lẫn tốt, được gọi là hành (Sankhāra) (2). Ví dụ; nếu chúng ta tu tập thiền chỉ- Thiền định để đạt thiền, chúng ta ở trong hiệp thế tạo nên hành (mặc dù nó tốt), và điều này dẫn đến tham ái (8).

Khi ái dục mạnh mẽ hơn, nó thay đổi đến thủ- uppadana (9): Khi chúng ta ham muốn một điều gì đó là tham ái, nhưng khi chúng ta đạt được, nó trở thành điều chấp thủ. Sự chấp thủ này dẫn đến hữu (bhava) (10).

Có 2 loại hữu: nghiệp hữu -Kamma-bhava, tiến trình tích cực của hữu (kiếp quá khứ), và uppati - bhava, tiến trình tái sinh. Kamma-bhava nghiệp hiện tại là thiện hoặc bất thiện, và xác định cho tương lai. Uppati-bhava là tiến trình đem lại định mệnh của sự hữu mới (sự thành hình mới) được quyết định bởi nghiệp hữu.

Mỗi trong 5 mối liên kết (Nidāna) từ quá khứ là duyên (paccaya) cho phần kế tiếp, và rồi quả trở thành duyên cho phần kế tiếp.

Hữu bao hàm sự tạo nghiệp (Kamma), bởi vì ở bất cứ hữu (bhava) chúng ta đang sống trong vòng luân hồi. Ðịnh luật của thực tướng pháp- sabhava-dhamma đó là thập nhị nhân duyên, nghĩa là khi hành giả tạo nên bất cứ nghiệp nào thì lãnh nghiệp đó - và không ai có thể tránh khỏi điều này, hoặc thay đổi kết quả. Ðây là định luật tự nhiên mang lại sự công bằng.

b) Năm quả này từ kiếp trước trong hiện tại tiêu biểu những phẩm chất khi chúng sinh ra được làm người.

c) Năm nhân trong hiện tại. Nhân thứ năm trong hiện tại (thọ) dẫn đến nhân thứ nhất trong hiện tại (tham ái) rồi dẫn đến (chấp thủ), bhava (hữu), và sau đó đến vô minh và hành nghiệp (8, 9, 10, 12). Bhava ở đây là upatti - bhava (tiến trình tái sinh), xác định một kiếp sống mới. Hữu này dẫn đến vô minh, bởi vì chúng sanh không nhận ra được Tứ Diệu Ðế. Sự kiện này tạo nên nghiệp (xấu và tốt) trở lại, rồi trở thành hành động.


Trong nhóm này, hành là khi hành giả đang thực hiện những hành động Kusala (thiện) hoặc akusala (bất thiện).

Bhava (hữu), trong nhóm này, có nghĩa là (nghiệp) Kamma đã được chấm dứt.

d) Năm quả trong tương lai.

Hành là duyên cho thức tái sinh (patisandhi - viññāṇa) Bốn phần kế tiếp là danh sắc trong kiếp hiện tại. Năm phần này tạo nên một tổng hợp của 20 phương thức. Hai mươi phương thức này giống như một bánh xe, nó không có sự khởi đầu hoặc kết thúc. Nhưng đức Phật biết rằng nhân chính là avijjha (vô minh).


Bánh Xe Luân Hồi (Bhava-cakka)
TyM0XB3.jpeg
Ở khía cạnh này, chúng ta nhìn vào Nidāna (mối liên kết) bằng thuật ngữ của ba sự liên kết:
a) Vòng phiền não (Kilesa)
b) Vòng nghiệp (Kamma)
c) Vòng quả (Vipāka)


a) Vòng Phiền não đề cập đến:
Vô minh (Avijjha) (1)
Tham ái (Taṇhā) (8)
Chấp thủ (Uppadana) (9)

b) Vòng Nghiệp đề cập đến:
Hữu (Bhava) (10)
Hành (Sankhāra) (2)

c) Vòng Quả đề cập đến:
Thức (Viññāṇa) (3)
Danh Sắc (Nāma-rūpa) (4)
Lục nhập (Salayatana) (5)
Xúc (Phassa) (6)
Thọ (Vedanā) (7)


Hai nhân của hành động (2 sơ đồ trên)

Ðể hiểu được thập nhị nhân duyên, điều quan trọng nhất là người ta phải biết rằng có hai nhân đưa đến hành động, vô minh và tham ái. Vô minh (avijjha) là nhân chính dẫn đến Taṇhā (tham ái), và tham ái là nhân chính cho vô minh. Vô minh là quá khứ và tham ái là hiện tại, nhưng cuối cùng chúng là các nhân với nhau -và vòng tròn có thể đi bằng 2 cách.(vẽ hình)

Nhân đầu tiên (mối liên kết) dẫn đến thọ, mối liên kết thứ 7. Sau đó nó dẫn đến tham ái (mối liên kết thứ 8 -), sau đó đến (9) thủ đến (10) hữu, đến (11) sanh và sau đó (12) già chết. Người tà kiến cho rằng không có nhân và quả; không có công đức (punna), không có xấu xa (papa) và không có tái sinh. Cho nên đức Phật cho rằng vô minh là nhân chính, để cho thấy có nhân (avijjha) và quả. Quả hiện tại là (3) thức tái sanh dẫn đến (4) danh sắc (5) lục nhập (6) xúc (7) thọ. Những mối liên kết này (3 - 7) trong hiện tại được tạo nên bởi vô minh (nhân) trong quá khứ và hành (1 & 2). Cho đến khi một người vẫn còn vô minh, sẽ có một quả.

Tham ái (8) được tạo ra bởi duyên của nó, thọ (7) dẫn đến thủ(9) và hữu (10). Rồi sau đó vòng tròn này quay trở lại vô minh (1) và hành (2). Năm phần này (8, 9, 10, 1, 2) là những nhân hiện tại và quả của (1) vô minh. Quả của vô minh (1) và hành(2) là để lập lại 3 - 7 (kiếp hiện tại) nữa.

Khi (8) tham ái được đạt đến 8, 9, 10, 1, 2 trở thành nhân trở lại trong hiện tại. Và như vậy bánh xe quay vòng tròn. Mỗi khi một người được tái sinh (11) 3 - 7 bắt đầu và sự kiện này dẫn đến (12) già và chết.

LME0jt0.jpeg


Nhìn thấy quả của tham ái, người có tà kiến cho rằng vạn vật thì thường còn, không có già hoặc đổi thay, hoặc một người với (raga-carita) tham sống mạnh mẽ có thể thấy rằng danh sắc dẫn đến già và chết. Trong vòng sinh và tử, chúng ta liên tục tái sinh trong ba cõi (loka) (kama - loka (dục giới); rūpa loka (sắc giới) và arūpa loka (vô sắc giới) - hoặc 31 cõi).

Ðể thoát khỏi điều này, chúng ta phải tu tập Tứ niệm xứ, theo những nguyên tắc được đặt ra trong kinh MahaSatipaṭṭhāna (Ðại niệm xứ), là yếu tố đầu tiên của 37 pháp trợ Bồ đề -Bodhipakkiyadhamma - và dẫn đến sự nhận thức được Tứ Diệu Ðế.



Chú thích :
Hít thở sâu
Nhai thức ăn kĩ
Uống nhiều nước
Tắm nước lạnh
Đi bộ buổi sáng và sau khi ăn...
Địt điều độ tuần 2 lần
 
ông minh niệm này h nhìu người ghét nhỉ, sư mà suốt ngày giảng đạo tình yêu hôn nhân, gia đình, nhìu clip ổng nói cũng hay phết, mà nói nhìu thành nhàm
Ổng là chữa lành, còn ông Giác Minh Luật là tình yêu. Hai ông này t kh có nghe, tụi bạn t bên Công Giáo hay nghe MN lắm =))=))
 
Ổng là chữa lành, còn ông Giác Minh Luật là tình yêu. Hai ông này t kh có nghe, tụi bạn t bên Công Giáo hay nghe MN lắm =))=))
vn h nghe ông nào dc m, tao vô tình nghe dc clip ông này trên youtube thấy nể ghê với hiểu dc nhiều thứ, kiểu ông này bỏ dc tham vật chất, nhưng có phần tiêu cực, nhưng nghe vẫn lọt tai hơn đám sư ở chùa gõ mõ xin cúng dường
 
vn h nghe ông nào dc m, tao vô tình nghe dc clip ông này trên youtube thấy nể ghê với hiểu dc nhiều thứ, kiểu ông này bỏ dc tham vật chất, nhưng có phần tiêu cực, nhưng nghe vẫn lọt tai hơn đám sư ở chùa gõ mõ xin cúng dường

Ông này không hợp với t, tại t toàn nghe mấy ông giảng Kinh Phật chứ không tâm sự tuổi hồng. Có gì t ib rcm cho m chứ gửi ở đây giống pr quá 😂
 
  • VCL
Reactions: htp
ib gửi tao đi, tao già rồi nghe ông này lọt tai :vozvn (22):
Okay, ổng hay chửi lắm đó nhưng nếu nghe được thì okay. T nghe và đối chiếu với Kinh ko thấy bất đồng chỗ nào.
 
  • Vodka
Reactions: htp
Cái bài này hơi khó hiểu nhỉ. Thôi sơ sơ vậy đi có gì phát triển thêm.
 
Giáo lý Duyên Sinh ( 12 Duyên khởi ) và giáo lý Duyên hệ ( 24 Duyên tác động lẫn nhau) là những giáo lý khiến Phật Giáo khác biệt những tôn giáo khác. Góp phần đưa Phật giáo không chỉ là tôn giáo mà còn mang thêm thiên hướng về triết học, giáo tư tưởng hơn.

- Giáo lý Duyên sinh nói về sự hình thành danh sắc ( hồn xác) đời này và đời quá khứ, vị lai. Nói chung là mô tả vòng luân hồi của mọi chúng sinh.

- Giáo lý Duyên hệ là nói về sự tác động nhân quả trong đời sống lẫn nhau.

Một người muốn tu tập và giác ngộ hay hành thiền vipassana mà không biết về giáo lý này. Cá nhân t cảm thấy hành thiền là hành thiền cái gì ? Ngồi lim dim nghĩ bậy bạ hay để cái đầu rảnh rang nhìn tâm chói sáng. Học mà không hành là tủ sách còn hành mà không học là tu mù quá đúng trong trường hợp này

Đây là một phần giáo lý cốt lõi để tu tập thiền vipassana và tu hành nhưng không hiểu sao lại rất ít được dạy và bị bỏ ngỏ. Nếu phân tích một cách nghiêm túc và đào sâu thì rất khó và phức tạp nên t chỉ nói khái quát. Để dễ hiểu thì vừa xem hình vừa đọc chữ sẽ dễ hình dung hơn.

Tu Niệm Xứ qua lý Duyên Khởi là cơ hội tốt nhất để quán chiếu Tứ Đế, 12 Xứ, 18 giới, khía cạnh nhân quả và khía cạnh tam tướng của Danh Sắc. Cái tác động là nhân. Cái được tác động là quả. Cái nào có tham đi cùng là Tập Đế. Cái nào không có tham đi cùng là Khổ Đế. Các thành phần Danh Sắc tiếp nối nhau sanh diệt, gọi chung là sự sanh diệt của Khổ và Tập.

Người không có tu tập thì 6 căn đời này là điều kiện cho 6 căn đời sau. Mỗi giây phút thất niệm là một mối nối trên dòng sanh tử. Tu tập là tách rời các mối nối không để chúng tiếp tục kết nối nhau.


Tu Tứ Niệm Xứ qua giáo lý duyên khởi là hành trình quan sát Khổ Đế và Tập Đế. Từ Vô Minh đến Lão, Tử chỗ nào có tham là Tập Đế, chỗ nào không có tham ái là Khổ Đế.

Có rất nhiều cách phân thích 12 Duyên khởi. Tạm thời Phân tích theo A tỳ đàm. Cái này phải chơi 2 cái vòng + chú thích bên dưới nó mới sướng

hGCISp8.jpg


C7sPSdX.jpg


  1. Vô Minh trong Tứ Đế
    1. Bất tri trong Khổ Đế: Không biết 5 Uẩn là 3 Khổ (Khổ Khổ, Hoại Khổ, Hành Khổ)
    2. Bất tri trong Tập Đế: Không biết mọi thích thú của mình chỉ là đam mê trong 3 Khổ trước mắt và từ đó tạo ra 3 Khổ trong tương lai.
    3. Bất tri trong Diệt Đế: Không biết sự vắng mặt của Khổ Đế (Vô dư Níp bàn) và Tập Đế (Hữu dư Níp bàn) là cứu cánh cao nhất để thoát khỏi 3 Khổ.
    4. Bất tri trong Đạo Đế: Không biết rằng Bát Chánh Đạo là con đường duy nhất dẫn đến Diệt Đế.
  2. Vô Minh duyên Hành

    Vì 4 cái bất tri này mà phàm phu thỏa mãn khát vọng (Tập Đế) và chạy trốn những thực tế phũ phàng (Khổ Đế) bằng cách thực hiện các nghiệp thiện ác. Dầu trốn khổ bằng miếng ăn hay bằng việc đắc chứng các tầng thiền Vô Sắc cũng đều là cách giải quyết Khổ Đế bằng cách đầu tư vào Tập Đế; thay vì làm ngược lại là muốn lìa Khổ Đế phải bỏ Tập Đế.

  3. Hành duyên Thức

    Từ ý muốn sai lầm trốn khổ tìm vui phàm phu mới có tâm thiện ác. Tâm thiện ác tạo ra các tâm tái tục. Bản thân thiện ác là Tập Đế gián tiếp hay trực tiếp. Còn các tâm tái tục là đương nhiên là Khổ Đế rồi. Ngay cả các cảnh giới mà chúng ta hướng đến cũng nằm trong 3 Khổ. Ở các cõi thấp thì cón có Khổ Khổ. Ở các cõi cao thì chỉ có Hoại Khồ và Hành Khổ.

  4. Thức duyên Danh sắc

    Thức ở đây là các tâm tái tục (tâm đầu thai) dẫn sanh về các cõi có sắc hoặc không sắc, có tâm hoặc không tâm. Đến đấy thì chúng ta thấy không có ai đi đầu thai hết. Chỉ có tâm tái tục và Danh Sắc đầu đời mỗi kiếp sống. Ở cõi hữu sắc thì đầu kiếp sống có Sắc pháp. Ở cõi Vô Sắc thì trước sau chỉ có Danh pháp mà thôi. Gom chung các cõi thì dầu sanh ra ở đâu cũng chỉ là sự hiện hữu của Danh Sắc, không còn gì ngoài ra nữa.

  5. Danh Sắc duyên Lục Nhập

    Ở cõi Ngũ uẩn thì đôi lúc có đủ Lục Nhập (các cõi Dục giới), có lúc chỉ có 3 Nhập (các cõi Phạm Thiên Sắc giới hữu tâm). Còn ở cõi Tứ Uẩn (4 cõi Vô Sắc) thì chỉ có 1 Nhập là ý Xứ.
    Nghiệp 5 uẩn dẫn đến tâm tái tục 5 uẩn, tâm tái tục 5 uẩn dẫn đến sự có mặt của 6 Xứ ở cõi Ngũ Uẩn. Người không ham thích trong 5 trần sẽ không tạo nghiệp ái qua 5 Xứ đầu tiên (Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân) vì vậy tâm tái tục của họ cũng không chứa chủng tử của 5 Căn vật chất và khi sanh ra kiếp sau ở cõi Phạm Thiên, thức tái tục của họ cũng không tạo đủ 6 Xứ.
    Người thích cảnh sắc thì gieo nghiệp có Nhãn Xứ. Thính ái gieo nghiệp có Nhĩ Xứ. Khí ái gieo nghiệp có Tỷ Xứ. Tức là thích trong cảnh nào (Tập Đế) sẽ tạo ra các Xứ tương ứng (Khổ Đế). Nói chung, Tập Đế kiểu nào sẽ tạo ra Khổ Đế tương đương.

  6. Lục Nhập duyên Xúc

    Được gọi là 6 Căn vì có 6 Cảnh và 6 Thức. Được gọi là 6 Thức vì có 6 Căn và 6 Cảnh. Được gọi là 6 Cảnh vì có 6 Căn và 6 Thức. Sự gặp gỡ của 3 thứ này gọi là Xúc. Có nghĩa là nếu bỏ đi 6 Xúc thì không còn gì để gọi là chúng sanh và thế giới.

  7. Xúc duyên Thọ

    Không khi nào có chuyện Xúc có mặt mà lại không có Thọ. Bên cạnh nhãn Xúc chắc chắn là nhãn Thọ. Bên cạnh thân Xúc chắc chắn là thân Thọ. Bên cạnh ý Xúc chắc chắn là ý Thọ. Còn đó là Thọ gì thì tùy trường hợp. Cái quan trọng là Xúc đóng vai trò điều kiện bắt buộc cho Thọ và Thọ được sinh ra từ Xúc. Dầu ta có là ai, phàm hay thánh, và dầu đó là cảnh gì, cảnh Siêu thế hay Hiệp thế, thì bên cạnh Xúc bắt buộc phải là Thọ. Nguyên tắc này áp dụng cho tất cả chúng sinh.

  8. Thọ duyên Ái

    Đây là vấn đề cốt lõi của cái gọi là dòng luân hồi hay sự khác biệt giữa phàm và thánh. Với một nội tâm không có tu tập thì sau Thọ thường là Ái. Nhãn Thọ gắn liền với sắc Ái, thân Thọ gắn liền với xúc Ái.

  9. Ái duyên Thủ

    Nói trên chi pháp thì Ái và Thủ chỉ là một, có điều là lúc thì Tham hợp tà, khi thì Tham ly tà mà thôi. Và cường độ khắn khít, thiết tha của tham ái được gọi là Thủ. Nên ở đây ta có thể nói Ái duyên Thủ rồi Thủ duyên Hữu cũng được, mà nói Ái duyên Hữu cũng không sai.

  10. Thủ duyên Hữu

    Duyên ở đây có nghĩa là tham ái hiển hiện qua tam nghiệp. Chính tam nghiệp mới là Nghiệp Hữu. Tam nghiệp ở đây là Tâm Sở Tư tác động thân nghiệp, khẩu nghiệp hay ý nghiệp. Tính trên pháp chi thì Hành và Nghiệp Hữu giống nhau, nhưng khi nói đến nhân quá khứ thì ta gọi là Hành, khi nói đến nhân hiện tại thì ta gọi là Nghiệp Hữu. Đây là cách gọi tên để giải thích vấn đề.

  11. Nghiệp Hữu duyên Sanh

    Từ Tâm Sở Tư trong Tam nghiệp nên mới có các tâm tái tục để làm nên một kiếp sống mới. Các Tâm Sở Tư trong Nghiệp Hữu là Tập Đế gián tiếp hay trực tiếp. Còn Tâm tái tục thì chắc chắn là Khổ Đế rồi.
    Có nghĩa là khi hành giả biết 6 trần bằng tâm tham hay tâm thiện thì hành giả có thể quán chiếu rằng đây là Nghiệp Hữu, hoặc đây là Thọ duyên Ái, hoặc đây là Tập Đế hiện tại cho Khổ Đế tương lai.

  12. Sanh duyên Lão, Tử Từ sự có mặt ở kiếp sống mới ta mới có các hệ lụy tiếp theo là già, chết, sầu, khổ. Không bao giờ có chuyện chỉ có sanh mà không có già và chết. Không có già theo cách Tục Đế thì cũng không có già theo cách Chân Đế.


Trên đây là phần trình bày sơ lược về giáo lý Duyên Khởi để làm nền tảng cho pháp môn Tâm Quán Niệm Xứ.

Khái quát con đường luân hồi và ra khỏi luân hồi.



P6R6Z4R.jpeg



Duyên Sinh chi tiết
 
Giáo lý Duyên Khởi


Duyên Khởi hay 12 nhân duyên là một loạt nhân và quả, tạo thành một chuỗi liên kết 12 nhân duyên xoay tròn (nidāna) minh họa những điều kiện tạo nên sự tái sinh.

sikfWSw.jpeg


Nó là quy luật tự nhiên (sabhava - dhamma), chi phối toàn bộ nhân quả của tất cả những hiện tượng, với 1 mối liên kết tạo cho cái tiếp khác xảy ra. Nó tạo nên vòng sinh tử luân hồi (samsāra - vata) và người ta không thể dừng lại được. Ðơn thuần chỉ là nhân quả, và không có một bản ngã hoặc một lực nào bên ngoài - ở thế giới này và thế giới khác.

Không có một người hoặc một sức mạnh bên ngoài có thể khiến cho điều này xảy ra: sự kiện này được gọi là 12 nhân duyên, và nó là nhân và duyên trợ (paccaya). Ví dụ vô minh là nhân (1) dẫn đến (2) hành (Xem các mối liên kết, ở dưới).
Sự thảo luận về nhân duyên sẽ bao hàm cái hiện hữu trong thế gian này,là con người.

12 nhân duyên diễn tiến như sau:

1. Duyên vô minh, sanh hành [3]
2. Duyên hành, sanh thức
3. Duyên thức, sanh danh sắc
4. Duyên danh sắc, sanh lục nhập
5. Duyên lục nhập, sanh xúc
6. Duyên xúc, sanh thọ
7. Duyên thọ, sanh ái
8. Duyên ái, sanh thủ
9. Duyên thủ, sanh hữu
10. Duyên hữu, sanh tái sanh
11. Duyên tái sanh, sanh, già và chết
12. Già chết dẫn đến sầu, bi, khổ, ưu, não v.v...


a) Từ Vô Minh dẫn đến già, chết chấm dứt Duyên khởi thật sự. "Buồn rầu, than khóc", v.v... là những gì tiếp theo sau, cho thấy rằng mỗi lần sinh dẫn đến khổ -Ðế thứ nhất (khổ đế). Thập nhị nhân duyên được gọi là Bhava - cakka - "bánh xe luân hồi".

Lúc nào con người còn ở trong vòng luân hồi, bánh xe chẳng bao giờ được ngừng lại".


b) Thuật ngữ




Làm thế nào 12 nhân duyên và 11 duyên phá hủy tà kiến?



Những khía cạnh của duyên khởi


Có bảy cách nhìn về định luật Thập Nhị Nhân Duyên: về các mối liên kết và sự liên hệ, thời gian và chu kỳ, v.v... Ở đây, chúng ta sẽ chỉ thảo luận một vài điều.

1. Phương thức hoặc tính cách (Xem sơ đồ 1-4)




WyNJcnP.jpeg
Lưu ý: (Xem sơ đồ 1-4)



Mỗi trong 5 mối liên kết (Nidāna) từ quá khứ là duyên (paccaya) cho phần kế tiếp, và rồi quả trở thành duyên cho phần kế tiếp.




Bánh Xe Luân Hồi (Bhava-cakka)

TyM0XB3.jpeg
Ở khía cạnh này, chúng ta nhìn vào Nidāna (mối liên kết) bằng thuật ngữ của ba sự liên kết:

a) Vòng phiền não (Kilesa)
b) Vòng nghiệp (Kamma)
c) Vòng quả (Vipāka)


a) Vòng Phiền não đề cập đến:
Vô minh (Avijjha) (1)
Tham ái (Taṇhā) (8)
Chấp thủ (Uppadana) (9)

b) Vòng Nghiệp đề cập đến:
Hữu (Bhava) (10)
Hành (Sankhāra) (2)

c) Vòng Quả đề cập đến:
Thức (Viññāṇa) (3)
Danh Sắc (Nāma-rūpa) (4)
Lục nhập (Salayatana) (5)
Xúc (Phassa) (6)
Thọ (Vedanā) (7)


Hai nhân của hành động (2 sơ đồ trên)

Ðể hiểu được thập nhị nhân duyên, điều quan trọng nhất là người ta phải biết rằng có hai nhân đưa đến hành động, vô minh và tham ái. Vô minh (avijjha) là nhân chính dẫn đến Taṇhā (tham ái), và tham ái là nhân chính cho vô minh. Vô minh là quá khứ và tham ái là hiện tại, nhưng cuối cùng chúng là các nhân với nhau -và vòng tròn có thể đi bằng 2 cách.(vẽ hình)



LME0jt0.jpeg


Nhìn thấy quả của tham ái, người có tà kiến cho rằng vạn vật thì thường còn, không có già hoặc đổi thay, hoặc một người với (raga-carita) tham sống mạnh mẽ có thể thấy rằng danh sắc dẫn đến già và chết. Trong vòng sinh và tử, chúng ta liên tục tái sinh trong ba cõi (loka) (kama - loka (dục giới); rūpa loka (sắc giới) và arūpa loka (vô sắc giới) - hoặc 31 cõi).

Ðể thoát khỏi điều này, chúng ta phải tu tập Tứ niệm xứ, theo những nguyên tắc được đặt ra trong kinh MahaSatipaṭṭhāna (Ðại niệm xứ), là yếu tố đầu tiên của 37 pháp trợ Bồ đề -Bodhipakkiyadhamma - và dẫn đến sự nhận thức được Tứ Diệu Ðế.


Chú thích :
Hay quá nhỉ, cái này không phải mê tín dị đoan gì đúng không ạ?
 
Hay quá nhỉ, cái này không phải mê tín dị đoan gì đúng không ạ?
Cái này giống như mình trồng cây ớt ra cây ớt, đá chân vô cái tủ thì bị đau, ăn cơm thì no chứ có gì đâu mê tín 😁
 
  • Vodka
Reactions: htp
Chớ có nói thế các Hiền giả. Đây là chốn thanh tịnh 🙏
 
Top