khi m nói ra điều này thì m thật sự cũng chưa hiểu rõ ràng về phật giáo rồi bro.
dẫn chứng nào nói rằng phật giáo chưa thống nhất giáo lý và toàn cãi nhau
cái m thấy chỉ là phương pháp thực hành thôi bro, giáo lý của đạo phật là thống nhất và có tính liền mạch.
ví dụ cho m: ở thiền tông, tịnh độ tông, dòng khất thực thì đều dựa trên nền tảng là tứ thánh đế, khổ, vô thường, vô ngã để tu học. Cái khác ở đây là cách thức thực hành và đây cũng là điểm tạo nên tranh cãi.
nói tranh cãi thì cũng không chính xác, mà phải nói là sự khác biệt trong phương pháp thực hành đặt trong bối cảnh của từng nền văn hoá và phật giáo du nhập vào.
xét đến yếu tố công giáo. Ai nói với m chỉ có 1 quyển kinh thánh, xin thưa với bạn, kinh thánh có 2 phần, phần cựu ước là dân do thái sử dụng, phần tân ước là dân đạo ki tô sử dụng, riêng phần tân ước thì có 4 bản khác nhau do 4 môn đồ ghi chép bao gồm:
- Mátthêu: Viết cho dân Do Thái, tập trung vào việc khẳng định Chúa Giêsu là Đấng Mê-si, người kế vị vua Đa-vít.
- Máccô: Viết cho người Rô-ma, nhấn mạnh vào hành động và phép lạ của Chúa Giêsu, thể hiện sức mạnh và quyền năng của Ngài.
- Luca: Viết cho người Hy Lạp và dân ngoại, chú trọng đến lòng nhân ái, sự tha thứ và tình yêu thương của Chúa Giêsu.
- Gioan: Viết cho các tín hữu Kitô giáo, tập trung vào bản chất thần thánh của Chúa Giêsu, Ngài là Lời và là Con Thiên Chúa
nhiêu đây đã đủ dữ kiện kết luận rằng nhận định của m là hời hợt chưa bro