Đạo lý Thiền Viện XAMVN

Thiền Viện Online XamVN cung cấp cho ae một số đầu sách căn bản.
Ae nào có hứng thú muốn đọc hay tu hành thì tham khảo !
Các sách không hề có thứ tự trước sau lắm, tuỳ vào sở thích mà có thể chọn đọc 🙏

Giáo Lý :









Sách Thiền :











Thiền Viện XamVN không nhận cúng dường dưới bất kì hình thức nào
Lành thay 🙏 🙏 🙏



Ye dhammā hetuppabhavā Tesaṃ hetuṃ tathāgato āhaTesañca yo nirodho

Evaṃvadī mahāsamano.

“Các pháp nào có nhân thuộc lãnh vực sanh, Đấng Như Lai thuyết về nhân quả của các pháp đó, và thuyết về sự diệt của các pháp đó,

Bậc Đại Sa Môn có luận thuyết như vậy”.
 
Sửa lần cuối:
Tâm sân hiện lên may mà chưa phạm giới vọng ngữ. Thôi lại bỏ 1 thớt vậy.
Phật dạy: dù có thực hành Phạm hạnh nhưng sai phương pháp cũng không đưa tới quả vị lớn.

Ví như, một người đem cát ra để ép lấy dầu, dù cho người đó làm đủ mọi cách, họ cũng không thể ép ra dầu. Nhưng khi đem hạt dầu đi ép, dù muốn hay không muốn, thì vẫn có dầu chảy ra.

Cũng vậy,

tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định; hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị.

chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định; hành Phạm hạnh, họ đạt được quả vị.

MN 126
https://wikidhamma.com/.../mn121-130/mn126-kinh-bhumija/
 
Sộp ít đọc sách đúng không.
Còn trên mình thấy cũng tương đối nhưng không đến nỗi dài hay khó hiểu về mặt ngữ nghĩa.
Đọc qua tầm 15-20s là xong.
Tu vi không đủ đó đại sư. Sọp có đọc sách nhưng rất ít các cuốn tiêu biểu là Quốc Gia Khởi Nghiệp, Thế Giới Phẳng, Lược Sử Loài Người.

Không biết đại sư đã đọc bao nhiêu cuốn rồi.
 
Mỗi Graber, Simp lỏd trên xàm là một kì tài võ học. @Olineasdf @vuacuaxam @Xoanquay

Tại Sọp chưa giác duyên của Phật Học đạo pháp nữa, Sọp theo Vô vi của Lão tử.
Sộp ít đọc sách đúng không.
Còn trên mình thấy cũng tương đối nhưng không đến nỗi dài hay khó hiểu về mặt ngữ nghĩa.
Đọc qua tầm 15-20s là xong.
 
Dài quá đọc mấy hôm không xong, mời @tieumanthauu tóm tắt

nhan-van-qua-toi-xem-deo-quen-anh-em-a.jpg
 
Các bro có thể cung cấp góc nhìn về xá lợi ko? Mình tìm mấy vài viết debunk xá lợi theo góc nhìn khoa học thì họ nói có nhiều yếu tố tạo thành như ngồi thiền nhiều, ăn chay, cách thiêu xác có thể tạo ra xá lợi. Theo các bro thì xá lợi có phải bằng chứng cho việc chứng đắc j ko hay chỉ là người đó đã hạ công phu tu tập hay j khác?
 
Các bro có thể cung cấp góc nhìn về xá lợi ko? Mình tìm mấy vài viết debunk xá lợi theo góc nhìn khoa học thì họ nói có nhiều yếu tố tạo thành như ngồi thiền nhiều, ăn chay, cách thiêu xác có thể tạo ra xá lợi. Theo các bro thì xá lợi có phải bằng chứng cho việc chứng đắc j ko hay chỉ là người đó đã hạ công phu tu tập hay j khác?
Xá lợi chỉ là xương thôi bạn.
Nó không có gì thể hiện sự chứng đắc.

Trong kinh nói nhiều về vấn đề này. Nhưng gom gọn chỉ có 2 hạng đáng để lập tháp xá lợi thờ phụng :

- Bậc Thánh ( 4 đạo 4 quả)
- Chuyển luân vương
 
ĐÂY LÀ LÝ DO PHẢI HỌC GIÁO LÝ. CÁI NGƯỜI CÓ PHƯỚC BÁU HỌ MỚI HIỂU ĐƯỢC ĐẠO.

Thời Phật không có chuyện Cầu an - Cầu siêu.

Thứ nhất là CẦU SIÊU :
- Bởi vì thời Phật nghe ai mất là Phật biết họ đi đâu rồi, cầu là cầu cái gì?
- Họ đi với Nghiệp của họ thì làm sao mà Ngài giành với Nghiệp được.

Thứ hai là CẦU AN :
- Đã là bệnh nghiệp thì dầu có cầu cỡ nào nó cũng không hết.
- Nếu nó là cái bệnh tào lao, bệnh thời khí thì cứ cho nó uống đúng thầy đúng thuốc là tự nhiên nó hết thôi.
- Nếu đúng là bệnh do Nhân hiện tại thì coi như Ok.
- Còn mà do bệnh Nghiệp, bệnh Căn là thua.
- Ngay cả Đức Phật mà còn phải bị bệnh kiết lỵ trước khi mất.
- Ngài Xá Lợi Phất cũng phải kiết lỵ trước khi mất.

- Vô vàn những người khác như Vua Tịnh Phạn, công đức trùng điệp thì cũng phải bị bệnh chút đỉnh mới chịu chết, chứ đâu phải tự nhiên khơi khơi mà mất đâu.
Nó phải có đảo chánh
Nó phải có soán ngôi
Chứ đâu phải tự nhiên ngon lành rồi lăn ra chết sao mà được.

- Sẳn tôi nói luôn với bà con cái chuyện tôi đang làm ráo riết bao nhiêu năm qua.
- Đó là sống lâu hay mau không quan trọng mà chỉ cần chết sạch, chết yên và chết tỉnh.
- Con không có cầu sống lâu mà chỉ cần con đi cho nó ngọt. Ngọt ở đây chính là :

Chết sạch,
Chết yên
Chết tỉnh.


▪︎Chết sạch là đừng có hôi hám, tanh tưởi, khổ mình, khổ người.
▪︎Chết yên là đừng có giãy giụa, quằn quại, rên xiết.
▪︎Chết tỉnh là đừng có hôn mê, nói năng, quàng xiên, bậy bạ.

- Thấy rõ mình yếu lắm rồi, đang leo lét. Cứ vậy biết mình hơi thở ra biết ra, vào biết vào, không sợ hãi, không tiếc nuối, không hờn giận, không nhớ thương.
- Biết rằng đã đến lúc phải đi.

Năm xưa ta cũng từ đâu đó, cũng ngáp ngáp như vậy rồi đi vào bụng Mẹ.
Rồi mấy mươi năm sau, bây giờ ta cũng nằm đây cũng ngáp ngáp để đi về một phương nào đó.

Lúc cận tử hãy nhớ điều này:

- Mấy mươi năm trước cũng giống như vậy trước khi vào bụng Mẹ, nay ta trở lại tình trạng đó để đi về nơi khác.
- Cái chết không phải là sự kết thúc mà còn là sự bắt đầu.
Nghĩ vậy thì mình cũng bớt tiếc nuối và sợ hãi.
- Và phải tin một điều là phải phước báu ghê gớm lắm mình mới gặp được Tam Bảo, mình mới có niềm tin vào Tam Bảo, mình mới hiểu được Phật Pháp.

Đó là lý do phải học Giáo Lý quý vị à.

- Phải học Giáo Lý mới làm được cái chuyện tôi vừa nói. Tại vì cái người có phước báu họ mới hiểu được đạo. Chứ mà cứ đi vô chùa cắm đầu làm phước, nghe quyên góp kêu gọi thì móc túi ra ... Lúc mình còn sống thì Ok, nó ngon lành lắm.
Chứ mà tới hồi ngáp ngáp, mà Phật Pháp coi như rỗng không.
Trong đầu mình coi như không có một chữ hay Kinh điển Giáo lý gì hết thì mệt lắm.
Trong khi nếu mình có một thời gian học Phật Pháp thì tới lúc chết mình mới có chỗ dựa.

- Mình cứ nghĩ thế này:

Tôi không phải là người vô phúc, bởi vì nếu tôi vô phúc thì:
- Tôi không thể gặp được Chánh Pháp
- Tôi không được học Chánh Pháp
- Tôi không được nhớ Chánh Pháp.
Cho nên từng ngày, từng buổi mà ta học Kinh Tạng đây nè.
Nó chính là những buổi Cầu Siêu cho chính mình đó quý vị biết không.
Đây là Thường Nghiệp đó,
Cứ một tuần mà làm 4 buổi như thế này.

- Nó chính là Thường Nghiệp, nó là CẦU AN cũng là CẦU SIÊU cho chính mình.
Kinh Tăng Chi - Phẩm Nỗ Lực.
 
- Vô vàn những người khác như Vua Tịnh Phạn, công đức trùng điệp thì cũng phải bị bệnh chút đỉnh mới chịu chết, chứ đâu phải tự nhiên khơi khơi mà mất đâu.
Nó phải có đảo chánh
Nó phải có soán ngôi

Chứ đâu phải tự nhiên ngon lành rồi lăn ra chết sao mà được.

- Sẳn tôi nói luôn với bà con cái chuyện tôi đang làm ráo riết bao nhiêu năm qua.
- Đó là sống lâu hay mau không quan trọng mà chỉ cần chết sạch, chết yên và chết tỉnh.
- Con không có cầu sống lâu mà chỉ cần con đi cho nó ngọt. Ngọt ở đây chính là :

Chết sạch,
Chết yên
Chết tỉnh.

Mài lôi kéo phản động phỏng:look_down:
 
Danh là chỗ nương nhờ cho danh, theo đồng sinh y duyên.

Một danh uẩn là nơi nương tựa cho ba uẩn, khi mất một uẩn thì tất cả đều không còn.

Có thể hai danh uẩn là nơi nương cho 2 danh uẩn; ba danh uẩn là nơi nương cho một danh uẩn.

Lại nữa, khi một người chấp giữ tà kiến “tự ngã” cho rằng: “thọ là ta, hành là ta, tưởng là ta, thức là ta”.

Bấy giờ “chính tâm sở Tà kiến” là Y duyên cho tâm cùng các tâm sở khác.

Một người tự hào về điều mình có được, bấy giờ tâm sở Ngã mạn là Y duyên cho các pháp đồng sinh với chúng.

Khi tâm đắm nhiễm vào sắc, thinh, hương, vị xúc hay pháp; bấy giờ tâm sở Tham là Y duyên cho các pháp đồng sinh với nó

Nói cách khác, chính Tham, Mạn, Tà kiến là Y duyên cho các danh uẩn đồng sinh với nó tùy theo trường hợp.


Tương tự như thế với các tâm sở bất thiện khác.

Khi một người quán xét thấy 5 uẩn là vô thường, khổ, vô ngã, bấy giờ tâm sở Trí là Y duyên cho các danh uẩn cùng sinh với nó.

Hoặc giả người chú ý ghi nhận (sati - niệm) sự diễn diến của danh sắc sinh diệt, bấy giờ tâm sở Niệm là Y duyên cho các danh uẩn đồng sinh.

Tương tự như thế với các pháp thiện khác.

Trong một cuộc thảo luận về ba hạng: Người Tín giải (saddhāvimutta), người Thân chứng (kāyasakkhī) và người Kiến chí (diṭṭhippatta).

- Đức Samiddha “chấp nhận người Tín giải thù diệu hơn hai người kia; vì hạng người này Tín quyền tăng thượng (adhimattaṃ)”.

- Đức MahāKoṭṭhita thì cho rằng “người Thân chứng thù diệu hơn hai hạng người kia, vì hạng người này có Định quyền tăng thượng”.

- Đức Sāriputta thì cho rằng “người Kiến chí thù diệu hơn hai hạng người kia, vị hạng này có Tuệ quyền tăng thượng”

Người Tín giải là người nương vào đức tin, phát triển tuệ quán chứng đạt quả Dự lưu. Với người này đức tin (saddhā) là Y duyên.

Người Thân chứng là người nương vào Định, phát triển tuệ quán chứng quả Dự lưu. Với người này Định là Y duyên.

Người Kiến chí là người nương vào trí tuệ, phát triển tuệ quán chứng quả Dự lưu. Với người này Trí là Y duyên.
 
Trên lý thuyết thì nhiều người cho rằng đề mục hơi thở bên thiền Quán thuộc Thân Quán Niệm Xứ nhưng cũng chính Đức Phật luôn dạy phép tu hơi thở qua cả bốn niệm xứ, tức tu cả bốn niệm xứ qua đề mục hơi thở.

Bạn có thể giải thích rõ, như mình hiểu, về trường hợp này hay không?

May be an illustration of yoga and text that says 'Ana Apana Sati'


@Hành giả vô danh @saigonvip @faridhashimi @allendinh
 
Trên lý thuyết thì nhiều người cho rằng đề mục hơi thở bên thiền Quán thuộc Thân Quán Niệm Xứ nhưng cũng chính Đức Phật luôn dạy phép tu hơi thở qua cả bốn niệm xứ, tức tu cả bốn niệm xứ qua đề mục hơi thở.

Bạn có thể giải thích rõ, như mình hiểu, về trường hợp này hay không?

May be an illustration of yoga and text that says 'Ana Apana Sati''Ana Apana Sati'


@Hành giả vô danh @saigonvip @faridhashimi @allendinh
Thật ra khi thấy 1 trong 4 niệm xứ thì hành giả sẽ thấy luôn 3 đề mục còn lại.🙏🙏🙏
 
Không, tánh biết sẽ thấy ( biết ) tất cả. Chỉ khi nào dùng ý thức để quán các niệm xứ thì còn bị hạn chế.🙏🙏🙏
Xin cảm ơn Ngài 🙏

Tôi xin ghi nhận và chờ đợi thêm kiến giải của các hành giả khác 🙏
 
Top