Đạo lý Thiền Vipassana - Tứ Niệm Xứ

Giới thiệu pháp môn Thiền Vipassana - Tứ Niệm Xứ


Phân biệt giữa Thiền Chỉ Tịnh (Samatha hay còn gọi là Thiền Chỉ) và Thiền Minh Sát (Vipassana hay còn gọi là Thiền Quán)

T không phải thiền sư nên chỉ biết một số giáo lý căn bản về thiền. Tôi xin phép giới thiệu sơ lược và khái quát định nghĩa và các loại Thiền trong Phật Giáo.

1.Trước tiên nên định nghĩa về Thiền. Chứ không biết thiền là gì thì sao mà hành thiền.

1. Thiền hay còn nguyên văn là Thiền na ( do Tàu phiên âm của Ấn). Từ gốc của nó theo tiếng Pali là jhāna dịch nôm na là “đốt cháy”. Cần phải định nghĩa rõ để hiểu thế nào là thiền để có thể thực hành được.

=> Hành thiền là để đốt cháy và bào mòn phiền não ( tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi, ganh tỵ, hận thù, tị hiềm, hối hận, bủn xỉn, tật đố, trạo cử, hôn thuỵ …)

=> 4 đại oai nghi khi hành thiền : Đi - Đứng - Nằm - Ngồi ( Hán dịch là thiền hành - thiền trụ - thiền ngoạ - thiền toạ).

Ngồi thiền chỉ là 1 trong 4 oai nghi. Điều quan trọng là chú tâm và quan sát đề mục.

Thiền không phải là xếp bằng ngồi lim dim để đầu rảnh rang hay nghĩ bậy bạ.
Suy nghĩ lung tung nhớ về quá khứ nắm tay nàng hay vọng về tương lai 2 ta sánh đôi. Tất cả là tập trung và ghi nhận về đề mục hiện tại !


Cái đó là Thiền mông cổ ( giữ cái mông cho vững và cái cổ cho thẳng) mà không hề có 1 tác dụng nào cho hành giả. Vì vậy một người không có chút giáo lý không thể hành thiền được chứ đừng nói hành thiền đúng.

2. Trong Phật giáo có 2 loại thiền là Thiền Chỉ và Thiền Quán.

Ngoài 2 cái này ra là bậy bạ tà đạo.

- Các loại thiền trong Phật giáo - Những loại thiền không phải Phật giáo : thiền trà, thiền ca, thiền ôm, thiền nắm tay, thiền chăm cây, thiền điện chạy tùm lum trong người, thiền não bộ, thiền luân xa, thiền xuất hồn ... là ngoại đạo vì chỉ làm tăng thêm phiền nào chứ không hề bào mòn xíu nào.

=> Bất cứ cái nào ngoài Chỉ và Quán ra đều không phải là thiền ( bào mòn phiền não) mà chỉ làm ta thêm phiền nào mà thôi.

- Sau đây là định nghĩa sơ lược về Chỉ và Quán

Thiền Chỉ (Samatha) :
dùng để tu định và đắc định. Nếu đủ duyên thì chứng các tầng thiền. Có được thần thông nếu tu đúng ( ngũ thông trừ cái lậu tận thông). Thiền Chỉ trong PG chỉ có được tu tập để trợ duyên dễ dàng để chuyển qua Thiền Quán do năng lực đè nén 5 triền cái.

Khi hành loại thiền này hành giả chỉ chú tâm vào đề mục mà thôi. Đủ duyên thì chứng thiền và có tâm thiền. Nếu giữ được tâm thiền cho đến lúc chết chắc chắn sẽ sinh về cõi Phạm Thiên ( do đã đè nén 5 triền) nên nhàm chán 5 dục.

Loại thiền này có trước cả giáo pháp của Phật Gotama nên không phải là Phật tử vẫn tu bình thường.

Tiếp theo là pháp môn Thiền Vipassana - Chủ đề chính trong topic này !

Thiền Quán ( Vipassana ) : là loại chỉ có trong giáo pháp của 1 vị Chánh Đẳng Giác. Dùng để đoạn tận các phiền não một cách rốt ráo chứ không đơn thuần là đè nén. Một người có lí tưởng giải thoát đúng đắn thì bắt buộc phải tu Quán, thiền Chỉ chỉ là dùng để tu Quán dễ hơn.

Vipassana là một kỹ thuật đơn giản, thiết thực nhằm đạt đến sự bình tâm thực sự và xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, hữu ích. Vipassana có nghĩa là “thấy mọi thứ như nó đang là”. Đó là một tiến trình khách quan của sự thanh lọc tâm thông qua quan sát.

Tức là 4 niệm xứ quán thân - thọ - tâm - pháp.

Nghĩa là làm gì biết đó


Thiền Quán thì dựa vào việc quán chiếu danh sắc để thấy rõ thực tánh tam tướng ( khổ - vô thường - vô ngã).

Hành giả sẽ chứng đạo khi thấy được 1 trong 3 tam tướng. Tuy 3 thằng này là 1 nhưng khi chứng thì tuỳ vào căn cơ sẽ thấy cái nào.

Tất nhiên là vẫn có đề mục như thiền quán nhưng không cần Định mạnh như vậy mà Niệm lại đóng vai trò quan trọng nhất. Khi Niệm có mặt thì Tuệ có mặt. Cụm từ Chánh Niệm ( niệm ) và Tỉnh Giác ( tuệ ) luôn được đề cập xuyên suốt trong Kinh Điển Pali.


3. T đã định nghĩa sơ về thế nào là thiền. Việc còn lại thì phải lựa cho mình 1 cái đề mục để tu tuỳ thuộc vào căn tánh hành giả.

Tài liệu để tu Chỉ và Quán ( search google) :


- Thanh Tịnh Đạo ( ghi rất rõ về các đề mục và khái quát về căn tánh hành giả. Tìm sách của Tỳ Khưu Khánh Hỷ dịch để dễ đọc vì đã được làm mềm hơn so với nguyên tác của luận sư Buddhaghosa).

- Kinh Đại Niệm Xứ ( nên tìm sách của thiền sư U Silananda để đọc vì diễn giải rất kĩ để thực hành và làm mềm đi rất nhiều về nội dung so với kinh tạng)

- Kinh và Chú giải Đại Niệm Xứ của Ngài Maha Thera

- Kiến thức A tỳ đàm căn bản để tu dễ hơn ( biết tâm là gì, tâm sở là gì, sắc pháp, triền cái là gì, 37 phẩm là gì, 6 căn, 12 xứ, 18 giới, 12 nhân duyên …. Rất cần cho việc tu thiền Quán). Trên đây t có 1 topic chuyên nói về cái này

Ngoài ra có thể tham khảo và trau dồi kiến thức của 3 tạng Pali để có cái nhìn tổng quan hơn nữa về giáo lý - giúp việc tu tập vững vàng hơn. Vì một thằng đại học dù gì vẫn giải phương trình ngon hơn thằng tiểu học.

Việc hành thiền hiện nay dựa theo lý thuyết và kinh nghiệm của thiền sư. Nhưng đã là kinh nghiệm thì trong đó sẽ có tư kiến. Vì vậy cần phải bám vào giáo lý để tu tập hiệu quả. Từ đó hành giả sẽ có được những kinh nghiệm và trải nghiệm cá nhân.

Nếu được có thể tham gia 1 khoá thiền 7 ngày. Nhưng mà t cũng không rõ ở VN chỗ nào ok. Vì t cũng thấy hướng dẫn ko hay như t đọc sách nữa. Trên thế giới chắc mỗi Miến Điện là đáng để học thiền quá.

Tất cả kinh điển Phật giáo hay pháp môn đều rõ như ban ngày. Không có gì là huyền diệu hay là mật mật tâm linh cả. Đều chi tiết từng bước. Vì vậy phần còn lại là của hành giả. Nếu đủ duyên hay còn gọi là đủ Ba - la - mật hành giả sẽ chứng đạo. Còn không thì gieo duyên cho một kiếp nào đó gặp Phật thì mình tu dễ hơn và là bậc tốc chứng tốc đắc chứ không tu kiểu rị mọ vất vả như bây giờ.

Đôi khi, trong kinh tạng, Đức Phật có đề cập đến hai pháp thiền: (1) thiền an chỉ hay thiền chỉ (samatha-bhavana), và (2) thiền minh quán (vipassana-bhavana) hay thiền quán. Hai pháp Chỉ-Quán nầy cần phải được phát triển đồng đều, bổ túc cho nhau.

Trong Tăng Chi Bộ, Chương Hai Pháp, Đức Phật dạy:

Có hai pháp này, này các Tỳ-khưu, thuộc thành phần minh. Thế nào là hai? Chỉ và Quán. Chỉ được tu tập, sẽ được lợi ích gì? Tâm được tu tập. Tâm được tu tập, sẽ được lợi ích gì? Cái gì thuộc về tham được đoạn tận. Quán được tu tập, sẽ được lợi ích gì? Tuệ được tu tập. Tuệ được tu tập, sẽ được lợi ích gì? Cái gì thuộc vô minh được đoạn tận. Bị tham làm uế nhiễm, này các Tỳ-khưu, tâm không thể giải thoát. Hay bị vô minh làm uế nhiễm, tuệ không được tu tập. Vì vậy, do ly tham, là tâm giải thoát. Do đoạn vô minh, là tuệ giải thoát.

Trong kinh Kimsuka, Tương Ưng Bộ, Thiên Sáu Xứ, Ngài có ví dụ pháp tu Chỉ-Quán như là hai vị thiên sứ cùng đến báo cáo cho vị chủ một ngôi thành ở vùng biên giới về tình trạng an ninh, bảo vệ phòng chống quân địch. Vị chủ thành đó là Tâm Thức của chúng ta, và địch quân ở đây là các phiền não lậu hoặc. Người giữ cửa thành là Niệm, và thành có sáu cửa là sáu căn. Như thế, ta dùng Niệm để canh giữ sáu căn, và nhờ có tu tập thiền Chỉ-Quán mà ta có thể ngăn chận và phòng chống được các phiền não do lậu hoặc mang đến.


Lâu nay chữ Thiền là một trong vài thuật ngữ Phật học được sử dụng rộng rãi và cũng có phần bừa bãi nhất ở cả những người trong và ngoài Phật Giáo. Trong sách này, có lẽ ta nên tìm lại định nghĩa nguyên thủy nhất của từ nầy. Một cách chính xác, ngắn gọn và cần thiết nhất, chữ Thiền trong kinh điển Pali chỉ gồm trong hai trường hợp sau:

-Theo tinh thần giáo lý Tam Học của Phật giáo nguyên thủy, bên cạnh một đời sống thanh tịnh trên ngôn từ và sinh hoạt tức Giới Học, người hành đạo giải thoát dứt khoát phải có được khả năng tập trung tư tưởng tức Định học, gọi tắt là Samatha (Chỉ), gọi đủ là Àrammanùpanijjhàna hay Thiền Tập Chú Cảnh Đề Mục, tức khả năng tập trung tư tưởng vào một đề mục nào đó.

- Từ nền tảng Định học, với Àrammanùpanijjhàna trên đây, hành giả dùng sức định tâm của mình để quan sát thân tâm xem chúng là gì và đang ra sao.

- Phải thấy thân tâm, thiện ác, buồn vui thật ra là gì thì hành giả mới có thể chán sợ và lìa bỏ sinh tử được. Công phu này được gọi là Lakkhanùpanijjhàna hay Thiền Quán Chiếu Bản Tướng Vạn Hữu. Công phu này chính là Tuệ Học trong Tam Học, cũng được gọi là pháp môn Vipassanà.

Hơn hai ngàn năm lưu truyền ở đời, giáo pháp của của đức Thích Tôn qua những bước đường du nhập và kế thừa ở các miền đất thỉnh thoảng có thêm những kiểu diễn dịch trình bày mà ít nhiều phảng phất dấu ấn cá nhân của những người hoằng đạo. Ta người đời sau học để biết thêm những cái riêng tư ấy, thấy tâm đắc thì theo và dĩ nhiên thấy bất phục thì tránh.

Nội dung sách này là một tập đại thành những kinh nghiệm riêng tư của các thiền sư Myanmar dựa trên cái chung là kinh điển Pali mà chúng tôi đúc kết lại từ các nguồn tài liệu tiếng Anh trên cả Internet và sách in (vào Google thì biết ngay).

Đó là những kinh nghiệm có được từ công phu hành trì của các hành giả thực thụ chứ không phải những lý luận suy diễn của các học giả mọt sách. Hai thứ này khác nhau nhiều lắm, vì một bên là ngắm nhìn ảnh chụp và một bên là sờ chạm trực tiếp.
Chúng tôi đọc nguyên tác và viết lại nội dung, không phải phiên dịch, chỉ vì lâu nay vẫn thấy thoải mái với lối chuyển ngữ này hơn. Ai muốn kê cứu gì ấy thì chỉ cần một Smartphone cũng đủ.

Các truyền thống Vipassanà được nhắc đến trong sách không hẳn là những dòng thiền lừng lẫy nhưng ít nhất cũng là những địa chỉ được nhiều người tu học trong và ngoài Myanmar biết đến hoặc quan tâm. Người Việt có lòng cầu thị Phật pháp ở Miến Điện có lẽ ít nhiều cũng nên có chút khái niệm về bối cảnh kiến giải của xứ sở nầy trước khi bỏ công qua đó xếp bằng nhắm mắt.

Nói đến kinh nghiệm Tuệ Quán Myanmar là xem như đang chạm vào khu rừng thiêng mấy nghìn năm phong kín của một xứ sở Phật giáo mà cả chiều dài lịch sử lẫn chiều dày truyền thừa đều đáng nể, đôi ba trăm trang kể chuyện về nhau thì có bỏ bèn thấm tháp vào đâu. Đó chính là lý do tập sách này có ít nhất hai quyển, tổng chi non nghìn trang. Sự nhiệt tình đón đọc của quý độc giả dành cho tập 1 sẽ giúp tập 2 sớm được chào đời.

Niềm mong mỏi lớn nhất của chúng tôi chỉ đơn giản là bà con Phật tử người Việt có cái giắt lưng khi vừa đặt chân lần đầu trên đất Myanmar. Khi đã biết mình sẽ về đâu, làm gì, với ai thì tập sách này khi ấy chỉ là của thừa

Kinh Nghiệm Tuệ Quán

Tóm lại, Thiền định là một pháp môn tu tập cần thiết của người con Phật. Thiền định giúp tạo một khả năng bền vững để có đời sống thiện, hướng thiện, và cứu cánh là thiện. Thiền có thể được xem là một tiến trình huân tập về cảm thọ, nuôi dưỡng các cảm thọ tốt đẹp như hỷ, lạc, xả, và từ bỏ các cảm thọ không tốt đẹp, như khổ, ưu.

Đây là một sự giáo dục tâm lý, đoạn tận các tâm lý không tốt đẹp như năm triền cái vốn bắt nguồn từ tham sân si, và thay thế bởi những tâm lý tốt đẹp là năm thiền chi, có căn bản là không tham, không sân, và không si. Thiền định là một giai đoạn tiếp theo việc vun bồi Giới đức, và là nền tảng để bước vào giai đoạn kế là phát triển Tuệ giác.
 
Sửa lần cuối:

Kinh Đại Niệm Xứ (Mahàsatipatthàna Sutta)

Nguyên văn đọc ở đây

Xuất Xứ:


Đức Phật đã thuyết giảng Pháp Thoại này cho chư tỳ khưu tăng tại kinh đô KAMMÀSSADHAMMA, xứ KURU.

Duyên Khởi:

Đức Phật nói đến phương pháp tu tập Tứ Niệm Xứ, an trú niệm vào bốn đối tượng, Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Đây là con đường độc nhất, đưa đến sự thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sự sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, và chứng ngộ Níp Bàn (NIBBÀNA).

Chánh Kinh:

Đức Phật thuyết giảng Tứ Niệm Xứ

*Tứ Niệm Xứ là:

  • Vị tỳ khưu sống quán Thân trên Thân, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm sau khi chế ngự tham ưu ở đời.
  • Vị tỳ khưu sống quán Thọ trên các Thọ, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm sau khi chế ngự tham ưu ở đời.
  • Vị tỳ khưu sống quán Tâm trên Tâm, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm sau khi chế ngự tham ưu ở đời.
  • Vị tỳ khưu sống quán Pháp trên các Pháp, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm sau khi chế ngự tham ưu ở đời.

1. Vị tỳ khưu sống quán Thân trên Thân​

Quán sát chánh niệm tỉnh giác hơi thở vô và ra (dài, ngắn)

Cảm giác cả toàn thân, sẽ thở ra và vô

An tịnh cả toàn thân, tu tập thở ra và vô

Vị tỳ khưu sống quán Thân trên nội Thân, hay sống quán Thân trên ngoại Thân, hay sống quán Thân trên cả nội Thân, ngoại Thân, hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên Thân, hay sống quán tánh diệt tận trên Thân, hay sống quán tánh sanh diệt trên Thân. “Có Thân đây,” vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước vật gì ở trên đời.

Chính như vậy, vị tỳ khưu sống quán Thân trên Thân.

2. Vị tỳ khưu sống quán Thọ trên Thọ​

Vị tỳ khưu khi cảm giác Lạc Thọ biết rằng, “Tôi cảm giác Lạc Thọ.”

Vị tỳ khưu khi cảm giác Khổ Thọ biết rằng, “Tôi cảm giác Khổ Thọ.”

Vị tỳ khưu khi cảm giác Bất Khổ Bất Lạc Thọ biết rằng, “Tôi cảm giác Bất Khổ Bất Lạc Thọ.”

Vị tỳ khưu khi cảm giác Lạc Thọ thuộc vật chất hay không vật chất biết rằng, “Tôi cảm giác Lạc Thọ thuộc vật chất hay không vật chất.”

Vị tỳ khưu khi cảm giác Khổ Thọ thuộc vật chất hay không vật chất biết rằng, “Tôi cảm giác Khổ Thọ thuộc vật chất hay không vật chất.”

Vị tỳ khưu khi cảm giác Bất Khổ Bất Lạc Thọ thuộc vật chất hay không vật chất biết rằng, “Tôi cảm giác Bất Khổ Bất Lạc Thọ thuộc vật chất hay không vật chất.”

* Vị tỳ khưu sống quán Thọ trên các nội Thọ, hay sống quán Thọ trên các ngoại Thọ, hay sống quán Thọ trên các nội Thọ, ngoại Thọ, hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các Thọ, hay sống quán tánh diệt tận trên các Thọ, hay sống quán tánh sanh diệt trên các Thọ. “Có Thọ đây,” vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước vật gì ở trên đời.

Chính như vậy, vị tỳ khưu sống quán Thọ trên các Thọ.

3. Vị tỳ khưu sống quán Tâm trên Tâm​

Có một loại trạng thái Tâm:

Tâm có Tham hay không Tham

Tâm có Sân hay không Sân

Tâm có Si hay không Si

Tâm thâu nhiếp hay bị tán loạn

Tâm được Đáo Đại hay không được Đáo Đại

Tâm hữu hạn hay vô thượng

Tâm có định hay bất định

Tâm có giải thoát hay không giải thoát

Vị tỳ khưu sống quán Tâm trên nội Tâm, hay sống quán Tâm trên ngoại Tâm, hay sống quán Tâm trên nội Tâm, ngoại Tâm, hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên Tâm, hay sống quán tánh diệt tận trên Tâm, hay sống quán tánh sanh diệt trên Tâm. “Có Tâm đây,” vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước vật gì ở trên đời.

Chính như vậy, vị tỳ khưu sống quán Tâm trên Tâm.

4. Vị tỳ khưu sống quán Pháp trên các Pháp​

Quán sát Pháp trên các Pháp đối với Ngũ Triền Cái

Vị tỳ khưu với nội tâm có tham dục biết rằng, “nội tâm có tham dục” hay “không có tham dục.” Với tham dục chưa sanh, nay sanh khởi. Với tham dục đã sanh, nay được đoạn diệt. Với tham dục đã được đoạn diệt, và vị lai không còn sanh khởi nữa, vị tỳ khưu đều rõ biết như vậy.

Vị tỳ khưu với nội tâm có sân hận biết rằng, “nội tâm có sân hận” hay “không có sân hận.” Với sân hận chưa sanh, nay sanh khởi. Với sân hận đã sanh, nay được đoạn diệt. Với sân hận đã được đoạn diệt, và vị lai không còn sanh khởi nữa, vị tỳ khưu đều rõ biết như vậy.

Vị tỳ khưu với nội tâm có hôn thùy biết rằng, “nội tâm có hôn thùy” hay “không có hôn thùy.” Với hôn thùy chưa sanh, nay sanh khởi. Với hôn thùy đã sanh, nay được đoạn diệt. Với hôn thùy đã được đoạn diệt, và vị lai không còn sanh khởi nữa, vị tỳ khưu đều rõ biết như vậy.

Vị tỳ khưu với nội tâm có trạo hối biết rằng, “nội tâm có trạo hối” hay “không có trạo hối.” Với trạo hối chưa sanh, nay sanh khởi. Với trạo hối đã sanh, nay được đoạn diệt. Với trạo hối đã được đoạn diệt, và vị lai không còn sanh khởi nữa, vị tỳ khưu đều rõ biết như vậy.

Vị tỳ khưu với nội tâm có hoài nghi biết rằng, “nội tâm có hoài nghi” hay “không có hoài nghi.” Với hoài nghi chưa sanh, nay sanh khởi. Với hoài nghi đã sanh, nay được đoạn diệt. Với hoài nghi đã được đoạn diệt, và vị lai không còn sanh khởi nữa, vị tỳ khưu đều rõ biết như vậy.

Vị tỳ khưu sống quán Pháp trên các nội Pháp, hay sống quán Pháp trên các ngoại Pháp, hay sống quán Pháp trên các nội Pháp, ngoại Pháp, hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các Pháp, hay sống quán tánh diệt tận trên các Pháp, hay sống quán tánh sanh diệt trên các Pháp. “Có những Pháp ở đây,” vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước vật gì ở trên đời.

Chính như vậy, vị tỳ khưu sống quán Pháp trên các Pháp.

Quán sát Pháp trên các Pháp đối với Ngũ Thủ Uẩn:

Đây là sắc, là sắc sanh, là sắc diệt.

Đây là thọ, là thọ sanh, là thọ diệt.

Đây là tưởng, là tưởng sanh, là tưởng diệt.

Đây là hành, là hành sanh, là hành diệt.

Đây là thức, là thức sanh, là thức diệt.

Vị tỳ khưu sống quán Pháp trên các nội Pháp, hay sống quán Pháp trên các ngoại Pháp, hay sống quán Pháp trên các nội Pháp, ngoại Pháp, hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các Pháp, hay sống quán tánh diệt tận trên các Pháp, hay sống quán tánh sanh diệt trên các Pháp. “Có những Pháp ở đây,” vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước vật gì ở trên đời.

Chính như vậy, vị tỳ khưu sống quán Pháp trên các Pháp.

Quán sát Pháp trên các Pháp đối với lục nội ngoại xứ:

Vị tỳ khưu biết mắt và các sắc. Do duyên bởi hai Pháp này, kiết sử sanh khởi. Với kiết sử chưa sanh, nay sanh khởi. Với kiết sử đã sanh, nay được đoạn diệt. Với kiết sử đã được đoạn diệt, và vị lai không còn sanh khởi nữa, vị tỳ khưu đều rõ biết như vậy.

Vị tỳ khưu biết tai và các tiếng. Do duyên bởi hai Pháp này, kiết sử sanh khởi. Với kiết sử chưa sanh, nay sanh khởi. Với kiết sử đã sanh, nay được đoạn diệt. Với kiết sử đã được đoạn diệt, và vị lai không còn sanh khởi nữa, vị tỳ khưu đều rõ biết như vậy.

Vị tỳ khưu biết mũi và các khí hơi. Do duyên bởi hai Pháp này, kiết sử sanh khởi. Với kiết sử chưa sanh, nay sanh khởi. Với kiết sử đã sanh, nay được đoạn diệt. Với kiết sử đã được đoạn diệt, và vị lai không còn sanh khởi nữa, vị tỳ khưu đều rõ biết như vậy.

Vị tỳ khưu biết lưỡi và các vị. Do duyên bởi hai Pháp này, kiết sử sanh khởi. Với kiết sử chưa sanh, nay sanh khởi. Với kiết sử đã sanh, nay được đoạn diệt. Với kiết sử đã được đoạn diệt, và vị lai không còn sanh khởi nữa, vị tỳ khưu đều rõ biết như vậy.

Vị tỳ khưu biết thân và các xúc. Do duyên bởi hai Pháp này, kiết sử sanh khởi. Với kiết sử chưa sanh, nay sanh khởi. Với kiết sử đã sanh, nay được đoạn diệt. Với kiết sử đã được đoạn diệt, và vị lai không còn sanh khởi nữa, vị tỳ khưu đều rõ biết như vậy.

Vị tỳ khưu sống quán Pháp trên các nội Pháp, hay sống quán Pháp trên các ngoại Pháp, hay sống quán Pháp trên các nội Pháp, ngoại Pháp, hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các Pháp, hay sống quán tánh diệt tận trên các Pháp, hay sống quán tánh sanh diệt trên các Pháp. “Có những Pháp ở đây,” vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước vật gì ở trên đời.

Chính như vậy, vị tỳ khưu sống quán Pháp trên các Pháp.

Quán sát Pháp trên các Pháp đối với Thất Giác Chi:

Vị tỳ khưu biết nội tâm có Niệm Giác Chi hay không có Niệm Giác Chi. Với Niệm Giác Chi chưa sanh, nay sanh khởi. Với Niệm Giác Chi đã sanh, nay được tu tập viên thành, vị tỳ khưu đều rõ biết như vậy.

Vị tỳ khưu biết nội tâm có Trạch Pháp Giác Chi hay không có Trạch Pháp Giác Chi. Với Trạch Pháp Giác Chi chưa sanh, nay sanh khởi. Với Trạch Pháp Giác Chi đã sanh, nay được tu tập viên thành, vị tỳ khưu đều rõ biết như vậy.

Vị tỳ khưu biết nội tâm có Tinh Tấn Giác Chi hay không có Tinh Tấn Giác Chi. Với Tinh Tấn Giác Chi chưa sanh, nay sanh khởi. Với Tinh Tấn Giác Chi đã sanh, nay được tu tập viên thành, vị tỳ khưu đều rõ biết như vậy.

Vị tỳ khưu biết nội tâm có Hỷ Giác Chi hay không có Hỷ Giác Với Hỷ Giác Chi chưa sanh, nay sanh khởi. Với Hỷ Giác Chi đã sanh, nay được tu tập viên thành, vị tỳ khưu đều rõ biết như vậy.

Vị tỳ khưu biết nội tâm có Khinh An Giác Chi hay không có Khinh An Giác Chi. Với Khinh An Giác Chi chưa sanh, nay sanh khởi. Với Khinh An Giác Chi đã sanh, nay được tu tập viên thành, vị tỳ khưu đều rõ biết như vậy.

Vị tỳ khưu biết nội tâm có Định Giác Chi hay không có Định Giác Chi. Với Định Giác Chi chưa sanh, nay sanh khởi. Với Định Giác Chi đã sanh, nay được tu tập viên thành, vị tỳ khưu đều rõ biết như vậy.

Vị tỳ khưu biết nội tâm có Xả Giác Chi hay không có Xả Giác Chi. Với Xả Giác Chi chưa sanh, nay sanh khởi. Với Xả Giác Chi đã sanh, nay được tu tập viên thành, vị tỳ khưu đều rõ biết như vậy.

Vị tỳ khưu sống quán Pháp trên các nội Pháp, hay sống quán Pháp trên các ngoại Pháp, hay sống quán Pháp trên các nội Pháp, ngoại Pháp, hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các Pháp, hay sống quán tánh diệt tận trên các Pháp, hay sống quán tánh sanh diệt trên các Pháp. “Có những Pháp ở đây,” vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước vật gì ở trên đời.

Chính như vậy, vị tỳ khưu sống quán Pháp trên các Pháp.

Quán sát Pháp trên các Pháp đối với Tứ Đế:

Vị tỳ khưu như thật biết, đây là Khổ Thánh Đế, là Khổ Tập Thánh Đế, là Khổ Diệt Thánh Đế, là Khổ Diệt Đạo Thánh Đế.

Khổ Thánh Đế gồm có: Sanh-lão-bệnh-tử Khổ; sầu bi Khổ; ưu não Khổ, cầu bất đắc Khổ. Tóm lại, Ngũ Thủ Uẩn là Khổ.

Khổ Tập Thánh Đế là sự tham ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Bao gồm: Dục Ái, Hữu Ái, và Vô Hữu Ái.

Khổ Diệt Thánh Đế là sự diệt tận, không còn luyến tiếc tham ái, sự xả ly, sự thí xả, sự giải thoát, sự vô nhiễm (với tham ái).

Khổ Diệt Đạo Thánh Đế gồm có: Chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định.

Vị tỳ khưu sống quán Pháp trên các nội Pháp, hay sống quán Pháp trên các ngoại Pháp, hay sống quán Pháp trên các nội Pháp, ngoại Pháp, hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các Pháp, hay sống quán tánh diệt tận trên các Pháp, hay sống quán tánh sanh diệt trên các Pháp. “Có những Pháp ở đây,” vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước vật gì ở trên đời.

Chính như vậy, vị tỳ khưu sống quán Pháp trên các Pháp.

Khả năng chứng quả của pháp môn Tứ Niệm Xứ

Vị tỳ khưu tu tập Tứ Niệm Xứ có thể chứng một trong hai quả vị:

  1. Chứng quả vị A La Hán (Vô Sinh).
  2. Chứng quả vị A Na Hàm ( Bất Lai).
Và trong thời gian tu tập và trau giồi Tứ Niệm Xứ, dẫn đến chứng đắc Đạo Quả, là từ bảy ngày cho đến bảy năm.

Đây là con đường độc nhất, đưa đến sự thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sự sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Níp Bàn (NIBBÀNA). Đó là Tứ Niệm Xứ.

Kết Luận:

Sau khi đức Phật chấm dứt thời Pháp Thoại này, Chư Tỳ Khưu Tăng hoan hỷ tín thọ lời dạy của đức Thế Tôn.
 
Thân Hành Niệm ( quán thân trên thân)

Thân Quán Niệm Xứ ( 1 trong 4 niệm xứ)

Lần này đi chi tiết về quán thân trên thân.

Đây là là pháp quán dành cho người tham ái nhiều trí chậm.

Nhưng nói là nói vậy thôi chứ ai cũng nên quán vì không phải lúc nào chúng ta cũng quán chăm chăm 3 cái kia. Quán 1 cái là tự nhiên 3 cái kia quán theo

Chánh kinh

—Và này các Tỷ-kheo, thân hành niệm được tu tập như thế nào, được làm cho sung mãn như thế nào, có quả lớn, có công đức lớn?

(Quán niệm hơi thở)​

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống và ngồi kiết-già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy thở vô. Chánh niệm, vị ấy thở ra. Hay thở vô dài, vị ấy biết: “Tôi thở vô dài”. Hay thở ra dài, vị ấy biết: “Tôi thở ra dài”. Hay thở vô ngắn, vị ấy biết: “Tôi thở vô ngắn”. Hay thở ra ngắn, vị ấy biết: “Tôi thở ra ngắn”. “Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra”. An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

(Bốn oai nghi)​

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi, biết rằng: “Tôi đi”. Hay đứng, biết rằng: “Tôi đứng”. Hay ngồi, biết rằng: “Tôi ngồi”. Hay nằm, biết rằng: “Tôi nằm”. Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy biết thân thể như thế ấy. Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

(Ðầy đủ chánh niệm)​

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi bước tới, bước lui biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo tăng-già-lê (sanghati), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, biết rõ việc mình đang làm.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

(Quán thân bất tịnh)​

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: “Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu”. Này các Tỷ-kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát: “Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi”. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: ‘Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu”.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

(Quán tứ đại)​

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về các vị trí các giới và sự sắp đặt các giới: “Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại, và phong đại”. Này các Tỷ-kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đồ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo quán sát thân này về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: “Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại”.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

(Quán tử thi)​

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy”.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn, hay bị các loài chó ăn, hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản chất là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy”.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy”.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột lại; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy”.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia. Ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy”.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy”.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn một đống xương lâu hơn một năm; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy”.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn là xương thối trở thành bột; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy”.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

Theo ngôn ngữ hiện đại

THÂN NIỆM XỨ có 12 đề mục (pabba) để hành giả ghi nhận:


(1)Ānāpānapabba: Sự ghi nhớ từng hơi thở ra vào.

(2)Iriyāpathapabba: Sự ghi nhớ từng động tác đi, đứng, nằm, ngồi.

(3)Sampajaññapabba: Sự ghi nhớ trong từng sinh hoạt nhỏ nhặt như bước tới, bước lui, nhìn ngang liếc dọc, đắp y, mang bát, tiểu tiện, …

(4)Patikūlapabba: Quán tưởng 32 thứ uế trược trong thân thể như tóc, lông, móng, răng, da, …

(5)Dhātupabba: Quán tưởng bốn thành tố: đất, nước, lửa, gió trong thân.

(6-12) Asubhapabba: Quán tưởng thây người chết từ lúc mới tắt thở đến các giai đoạn sình trương, rĩ nước, phân hủy cho tới khi chỉ còn là xương trắng.

- Theo dõi hơi thở. Thở vô biết thở vô, thở ra biết ra, thở dài biết dài, ngắn biết ngắn. Ở đây không có ai thở mà chỉ là cơ chế sinh học nó vận hành. Theo dõi chứ không điều khiển. Cái thở này mà ngưng 5 phút thôi là người ta gớm mình liền dù mình có đẹp đến mấy, là hoa hậu hay người mẫu.

--------------------

- Đi đứng nằm ngồi làm gì biết đó không để đầu óc, tâm trí nghĩ cái khác lung tung bậy bạ

- Mấy cái nhỏ hơn như gãi ngứa, nhột lướt màn hình, nhìn gì, nghe gì, quay qua quay lại, đau bụng, khó thở khó tiêu cũng ghi nhận

- Coi cái thân này là cái thây chưa chôn, là cái đống rác, lại một ổ bệnh tật uế trược, mấy chục kí này chỉ tồn tại từng ngày chờ ngày tắt thở đem chôn. Mình sao thì người ta vậy nên không có gì phải tham thích, ghét bỏ

- Ngó 4 đại trong và ngoài cơ thể làm việc, vận hành. Cái thây này chỉ là 4 đại nhưng nhờ có tâm thức nên có thêm 24 đại y sinh kèm theo. Tắt thở là chỉ có 4 đại chờ đem chôn, chờ mục rữa thôi.

Thân Hành Niệm
Thân hành niệm ở đây là quán 32 thể trược, gồm các thứ dơ uế trong và ngoài cơ thể. Bên ngoài là tóc, răng, móng, lông, da. Bên trong là mật đàm, máu mủ, mồ hôi, phân, nước tiểu, thực phẩm chưa tiêu hóa, thực phẩm vừa tiêu hóa xong còn nằm ở ruột già chờ ra. Từ trên xuống dưới. Rồi tất cả các lỗ khiếu của mình – lỗ ghèn, lỗ mũi, những gì rỉ chảy, bốc hơi ra nước, ra cái được ra. Mà hễ có cơ hội thì ra hết. Tôi giảng kiểu bóc tách, lột trần, quý vị rất khó chịu nhưng phải nói luôn. Cửu khiếu của mình, bất cứ chỗ nào nó bài tiết được là nó bài tiết, chỗ nhỏ nhất là chân lông, lớn nhất là miệng của mình. Chúng ta là bịch ni-lông, được túm trong nhiều bịch khác, tất cả các bịch đó đều bị lủng hết. Thì có 1 điều, bữa nào nó chảy re re là bị bệnh, như tiêu chảy, vã mồ hôi… Còn bữa nào khỏe thì nó rỉ rỉ. Mình tu là phải nói cho tan hoang huỵch tọec như vậy. Quán thân bất tịnh là quán như vậy đó.

Một món ăn ngon, đắt tiền như nấm đen của Pháp (truffe), mấy chục ngàn 1 kilo, được những thợ lành nghề nấu ngon lành, béo bở, đắt tiền, quý hiếm. Vậy mà khi mình nhai vào miệng rồi nhả ra, chính mình dòm còn thấy dơ chứ nói gì người khác.

organs.jpg


Cho nên phải thấy cái ngu. Chỉ ngu thì mới yêu được đời sống, yêu được con người bằng tình cảm xác thịt nam nữ. Chứ thực sự tỉnh táo thì hơi khó. Tác dụng của đề mục này là giúp ta buông bỏ sự dính mắc đối với thân xác và từ đó buông bỏ sự sợ chết, sự nặng lòng với thị phi, với tình cảm, danh lợi, quyền lực, tiếng tăm. Khi quý vị biết mình đang xê dịch cái thùng rác, đang xê dịch cái hầm cầu, xê dịch cái xác chết, xê dịch cái thân thể dính đầy phân hôi thối bất tịnh, khi sống bằng cảm nhận như vậy thì cái lực từ lời khen tiếng chê nó chả là gì hết. Khi quý vị thấy quý vị quan trọng, vì tôi đẹp, vì tôi này kia thì chỉ một tiếng thị phi cũng có thể làm cho quý vị nổi dựng lên.

Tôi nói 1 tỷ lần trong cái room này. Tại sao 1 cọng rơm, 1 tờ giấy, 1 chiếc lá khô rơi từ tầng 18 xuống đất mà không sao. Mà tại sao mình buông 1 cái chén từ độ cao 1.5m thì nó lại bể? Là bởi vì trọng lượng và thành phần cấu tạo của cái chén không cho phép nó chịu nổi rớt từ độ cao đó. Cấu tạo và chất liệu của cái chén khiến nó dễ bị tổn thương.

Những đề mục này Phật dạy cho mình, để biến mình thành cọng rơm, sợi tóc, tờ giấy, chiếc lá khô.
 
Sửa lần cuối:
Toàn bộ nội dung sau đây là phân tích và triển khai từ bài Kinh Đại Niệm Xứ để thực hành Vipassana.
T sẽ chú thích một số thuật ngữ chuyên môn bên dưới để tiện tra cứu.
 
Tam tướng : Khổ - Vô Thường - Vô ngã

Quan điểm của PG thì mọi thứ đều bị tác động bởi tam tướng : Khổ - Vô Thường- Vô Ngã.

*Chữ dukkha ( khổ )
khi chuyển ngữ thì không còn sát nghĩa nữa. Khổ có 3 dạng :

- Khổ khổ :
cái khổ bản chất mà ai cũng thấy ( nghèo đói, dơ bẩn, bị chửi, bị đánh, bị tật nguyền ...)

- Hoại khổ : cái gì cũng sẽ bị hư hoại. Dù có thương người ta cách mấy thì cũng phải xa. Nó không bỏ mình thì mình bỏ nó mà đi. Mọi thứ từng sát na là đang bị hư hoại dạng process. Sự hư hoại mà mắt thường thấy chỉ là result của process.

- Hành khổ : mọi điều ta làm dù thiện hay ác đều là khổ vì đó là nhân dẫn đi tái sanh. Mà còn tái sanh thì nguy cơ sa đọa rất cao.

*Chữ anicca ( vô thường ): mọi thứ luôn luôn đang trên đường trở thành 1 cái gì đó khác. Nói theo Vật Lý thì mọi thứ không bao giờ đứng yên, các phân tử proton,electron và neutron đang liên tục vận động và di chuyển không ngừng. Như cái nhà của chúng ta đang trên đường chờ xây cái nhà mới. Cái thây này đang từng ngày đến nghĩa trang. Nó cũng tương tự như hoại khổ.

* Chữ anatta ( vô ngã) : vô ngã ở đây không phải không có gì. Rõ ràng mọi thứ vẫn hiện hữu. Vô ngã ở đây nghĩa là không có 1, không có ai và là đồ lắp ráp. Một số ví dụ cơ bản như cơ thể chỉ là tóc, lông , móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận,. Như cái cây gồm thân cây, vỏ cây, rễ cây, lõi cây, lá, cành ... Khi được lắp ghép một cách hợp lí thì gọi là cái cây. Còn khi được chế tác hợp lí thì là cái hòm để chôn ta.

Trong khổ luôn có vô thường và trong vô thường luôn có vô ngã. Quan trong là ta thấy rõ khía cạnh nào đó nhất thôi. Bản thân cả 3 luôn có mặt cùng lúc trong các pháp.
 
Thân Hành Niệm - Niệm 32 Thể Trược hay các bộ phận trên cơ thể.

Bây giờ đến phần mô tả sự tu tập thân hành niệm kể như đề mục thiền, một pháp tu chưa hề được công bố trước khi Ðấng Ðại Giác xuất hiện, vượt ngoài lãnh vực của ngoại đạo.

Pháp môn ấy đã được đức Thế tôn ca tụng bằng nhiều cách, trong nhiều kinh như:

"Này các tỷ kheo, có một pháp này, được tu tập, được làm cho sung mãn đưa đến cảm hứng lớn, lợi ích lớn, an ổn lớn khỏi các khổ ách, chánh niệm tỉnh giác, đưa đến chứng đắc tri kiến, đưa đến hiện tại lạc trú, đưa đến chứng ngộ minh và giải thoát. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm". (A i, 43). V

à: "Hỡi các tỷ kheo, ai thưởng thức thân hành niệm người ấy nếm vị bất tử, ai không thưởng thức thân hành niệm người ấy không được nếm vị bất tử". Trong quá khứ, những ai đã nếm vị bất tử đều đã thưởng thức thân hành niệm. Những ai đã được pháp thân hành niệm, chính họ đã tìm thấy bất tử" (A. i, 45).

Pháp này đã được mô tả trong 14 phần trong đoạn kinh bắt đầu như sau: "Này các tỷ kheo, thế nào là thân hành niệm được tu tập, được làm cho sung mãn có quả báo lớn, có lợi lạc lớn? Ở đây, này tỳ kheo, vị tỷ kheo đi đến khu rừng..." (M. iii, 89)

Mười bốn chương đó là những chương nói về hơi thở, về thế ngồi, về các loại tỉnh giác, về pháp quán bất tịnh, quán tứ đại, và về chín pháp quán tử thi trên nghĩa địa.

Ở đây, ba đoạn nói về thế ngồi, về bốn loại tỉnh giác và về quán tứ đại, thuộc tuệ. Chín đoạn về quán nghĩa địa đề cập đến giai đoạn đặc biệt của tuệ gọi là quán nguy hiểm. Và bất cứ sự tu tập định nào đối với thi thể phình trương, v.v...

Bao hàm ở đây, đều được giải thích trong phần Quán Bất Tịnh (chương VI). Vậy chỉ còn hai đoạn thuộc định là đoạn nói về hơi thở và sự hướng tâm đến vẻ gớm ghiếc (quán bất tịnh). Trong hai đoạn này, đoạn nói về hơi thở là một niệm đề mục thiền định riêng, gọi là Niệm Hơi Thở
------------
Kinh Văn :

Những gì ở đây muốn nói về thân hành niệm, chính là 32 uế vật.

Ðề này được gọi là sự hướng tâm đến vẻ gớm ghiếc của thân thể như sau:

"Lại nữa, này các tỷ kheo, một vị tỷ kheo quán sát thân này, từ dưới bàn chân trở lên cho đến đỉnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tuỷ, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân, mật, đàm, niêm dịch, mủ, máu, mồ hôi, mỡ nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mũi, nước ở khớp xương, nước tiểu". (M. iii, 90). Não dược bao gồm trong tuỷ, nên đây ta chỉ thấy có 31 vật.

Sau đây là mô tả sự tu tập dần dần bằng một luận giải về bản kinh.

---------
Giải Thích danh từ :

Thân này: là cái thân làm bằng bốn đại chủng này. Dưới từ bàn chân trở lên: từ các gót chân trở lên. Trên cho đến đỉnh tóc xuống; từ phần cao nhất của ngọn tóc đi xuống.Bao bọc bởi da: toàn thể xung quanh được kết thúc bằng da. Chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: vị ấy quán sát thân này đầy những bất tịnh thuộc đủ loại bắt đầu là tóc. Quán như thế nào? "Trong thân này, có tóc, lông, nước tiểu".

Ở đây, có nghĩa là được tìm thấy ở đấy. Trong thân này, là cái được diễn tả như sau: "Dưới từ bàn chân trở lên, trên từ đỉnh tóc trở xuống, và được bao bọc bởi da, là chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt". Thân: "cái xác. Xác người được gọi là thân (kàaya) vì đó là nơi tập hợp những dơ uế, vì những vật xấu xa (kucchita) như tóc, v.v... Và trăm thứ bệnh khởi đầu là bệnh về mắt, đều do thân làm nguồn gốc (àya).

Tóc, lông: Những vật này khởi đầu bằng tóc, lông gọi là 32 uế vật. Câu văn ở đây cần được hiểu như sau: "Trong thân này có tóc, trong thân này có lông".

Khắp thần thể hơn một thước này, từ gót chân trở lên từ đỉnh tóc trở xuống, và từ khắp nơi trên da, không ai đã từng tìm được một chút gì đẹp đẽ, dù chỉ bằng hạt bụi, chẳng hạn chút ngọc trai, ngọc bích, pha lên, xa cừ, trái lại, chỉ tìm thấy đủ thứ hôi hám ghê tởm bất tịnh là tóc, lông... Nước tiểu".

Trên đây là luận giải về kinh văn.
---------------

Sự Tu Tập

Một thiện nam tử muốn tu tập đề mục thiền này phải đi đến một thiện tri thức như đã mô tả (Chương III, đoạn 61-73) để học pháp môn ấy. Và bậc thầy nào chỉ dẫn cách tu cho vị ấy cần bảo vị ấy bảy điều thiện xảo trong việc tu học và mười điều tốt đẹp trong sự chú ý.

Bảy Thiện Xảo Trong Sự Học: (1) thuộc lòng trên ngôn từ, (2) thuộc lòng trong tâm, (3) biết rõ màu sắc, (4) hình dáng, (5) phương hướng, (6) định xứ (7) giới hạn.

Giải thích :


1) Thuộc lòng trên ngôn từ
Khi học, nên chia từng nhóm năm "tóc, lông". Và sau khi đọc "tóc, lông, móng, răng, da". Hãy đọc ngược lại" da, răng, móng, lông, tóc".

Kế đến với nhóm năm kế tiếp, sau khi đọc "thịt, gân, xương, tuỷ thận" vị ấy phải đọc ngược lại "thận, tuỷ, xương, gân, thịt".

Kế tiếp, với nhóm năm "phổi v.v... Sau khi đọc tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi ", vị ấy phải đọc ngược lại là " Phổi, lá lách, hoành cách mô, gan, tim, thận, tủy, xương, gân, thịt, da, răng, móng, lông, tóc".

Kế tiếp, với nhóm năm "não..." sau khi đọc "ruột non, ruột già, màng ruột, phân, não". Hành giả đọc ngược chiều "não, phân, màng ruột, ruột già, ruột non, phổi, lá lách, hoành cách mô, gan, tim, thận, tuỷ, xương, gân, thịt, da, răng, móng, lông, tóc".

Kế tiếp với nhóm sáu "mỡ.." sau khi đọc: "mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ" hành giả đọc ngược chiều: "mỡ, mồ hôi, máu, mủ, đàm, mật não, phân, màng ruột, ruột già, ruột non, phổi lá lách, hoành cách mô, gan, tim, thận, tuỷ, xương, gân, thịt, da, răng, móng, lông, tóc".

Kế tiếp, với nhóm sáu: "nước tiểu..." sau khi đọc: "nước mắt, nước mũi, nước miếng( bọt), nước mủ, nước khớp xương, nước tiểu". Hành giả đọc ngược chiều "nước tiểu, nước khớp xương, nước mủ, nước bọt, nước mũi, nước mắt, mỡ, mồ hôi, máu, mủ, đàm mật, não, phân, màng ruột, ruột già, ruột non, phổi, lá lách, hoành cách mô, gan, tim, thận, tuỷ, xương, gân, thịt, da, răng, móng lông tóc.

Hành giả phải đọc thuộc lòng như vậy một trăm lần, ngàn lần, hay cả trăm ngàn lần. Vì chính nhờ đọc như vậy mà đề mục thiền định thành quen thuộc, tâm khỏi tán loạn, các phần trở nên rõ rệt như những ngón tay hay như những cọc hàng rào.

2) Sự nhẩm đọc trong tâm cũng cần thiết như đọc ra tiếng, vì sự đọc thành tiếng là một điều kiện giúp cho sự thuộc lòng trong tâm, và sự nhẩm trong tâm là một điều kiện để thâm nhập tính chất bất tịnh.

3) Về màu sắc: màu sắc tóc v.v... cần được định rõ.

4) Về hình dáng: hình dáng các vật ấy cũng thế, cần định rõ.

5) Phương hướng: trong thân này, từ rốn trở lên gọi là hướng trên, từ rốn trở xuống gọi là hướng dưới. Bởi thế phương hướng được định rõ như sau: "Phần này ở về hướng này".

6) Ðịnh xứ: chỗ ở nhất định của thân phần này hay khác cần định rõ như sau: phần này được an lập ở chỗ này.

7) Giới hạn: có hai cách định giới hạn, là định giới hạn của phần ấy bằng cách nói rõ nó được giới hạn trên dưới, xung quanh bằng cái này. Hoặc định bằng cái khác với nó như: tóc không phải là lông, và lông không phải là tóc.

----------------

Mười Thiện Xảo Về Sự Chú Tâm.

Sau khi dạy bảy thiện xảo trong học tập, vị thầy cần nói về mười thiện xảo trong việc chú tâm như sau :
(1) về thứ tự,
(2) không quá nhanh,
(3) không quá chậm
(4) tránh phân tâm,
(5) vượt qua khái niệm,
(6) về sự từ bỏ liên tục
(7) về định,
(8-10) về ba bản kinh.

Giải thích :

1) Ở đây, về thứ tự:

Là từ khi bắt đầu học thuộc, cần phải chú ý theo dõi thứ tự không bỏ sót. Khi một người không giỏi leo trèo lên một cái thang có ba mươi hai nấc mà cứ leo hai nấc một, thì thân thể vị ấy sẽ mệt mỏi và phải té trước khi tới đỉnh, cũng thế, một người chú tâm trên 32 phần mà bỏ sót thì tâm sẽ mệt mỏi và không hoàn tất sự tu tập, vì vị ấy không đạt được sự thỏa mãn cần phải đạt nhờ tu tập thành công.

2) Khi chú tâm trên đề mục thiền này bằng cách theo dõi thứ tự từng nhóm, hành giả không nên làm quá nhanh.
Vì cũng như người khởi hành cuộc hành trình ba dặm, dù vị ấy đã đi về cả trăm lần một cách mau chóng song nếu không chú ý những khúc quanh cần tránh ho?c phải theo, thì vị ấy vẫn cứ phải hỏi cách làm sao để đến đích. Cũng vậy, khi thiền giả chú tâm đến đề mục, đề mục vẫn không trở nên rõ rệt hoặc đem lại sự phân minh nào. Bởi vậy, hành giả không nên chú tâm đề mục quá nhanh.

3) Ngược lại, cũng không quá chậm.

Ví như một người muốn đi một cuộc hành trình ba dặm đường trong một ngày, mà dọc đường, vị ấy cứ lang thang thơ thẩn trong rừng cây, hốc đá, ao hồ, v.v... Thì không thể hoàn tất cuộc hành trình trong một ngày mà phải hai ba ngày mới đến đích, cũng vậy, nếu hành giả chú tâm quá lâu trên đề mục, vị ấy không đến được cùng đích, và không thể làm cho đề mục trở nên rõ rệt.

4) Tránh phân tâm:
Hành giả phải tránh đi ra ngoài đề mục thiền và để tâm bị phân tán trong những đối tượng bên ngoài. Vì cũng như một người đi trên đường dốc đứng chỉ rông bằng bàn chân, mà cứ nhìn dáo dác khắp nơi không để ý từng bước một, thì có thể té xuống vực sâu trăm trượng bên dưới. Cũng vậy khi hành giả tán tâm ra ngoài đề mục, thì việc thiền định bị thối thất.

5) Về sự vượt qua khái niệm:
Khái niệm danh từ, bắt đầu bằng "tóc, lông" cần phải được vượt qua, và ý thức cần được an trú ở khía cạnh "bất tịnh" ghê tởm của nó. Vì cũng như một người tìm ra lỗ nước trong rừng vào mùa đại hạn, treo tại đó một cái gì làm dấu như một tàu dừa, để người ta đến tắm, uống nước nhờ sự chỉ dẫn của dấu hiệu.

Nhưng khi con đường đã trở nên quá rõ nhờ sự đi lại thường xuyên, thì không cần gì đến dấu hiệu nữa, người ta cứ đến uống và tắm rửa khi cần. Cũng thế, tính cách đáng tởm đã hoá ra quá rõ trệt với hành giả trong lúc vị ấy chú tâm trên đối tượng nhờ phương tiện danh từ "tóc, lông" thì cuối cùng vị ấy phải vượt qua khái niệm, danh từ ấy, mà chỉ trú tâm trên khía cạnh bất tịnh thực sự mà thôi

6) Về sự lần lượt loại bỏ:

Trong khi chú tâm, hành giả cuối cùng nên bỏ ra ngoài những phần nào không hiện rõ. Khi một người mới tu tập chú tâm đến tóc, sự chú ý của vị ấy tiếp tục đi đến những phần khác cho đến cuối cùng là nước tiểu rồi ngưng tại đấy, và khi hành giả chú tâm đến nước tiểu, sự chú tâm của vị ấy tiếp tục cho đến lúc trở lại tóc và ngưng tại đây. Trong khi vị ấy cứ tiếp tục chú tâm như vậy, thì một số phần hiện rõ còn một số không rõ. Hành giả nên tiếp tục chú tâm trên những phần hiện rõ cho đến khi có một cái rõ nhất, và khơi dậy sự xác định bằng cách chú tâm nhiều lần trên cùng một phần đã hiện rõ như thế.

Ví như một thợ săn đang bắt một con khỉ sống trong một cụm rừng có ba mươi hai cây dừa, và vị ấy bắn mũi tên xuyên qua tàu dừa của cây đầu tiên và hét lên một tiếng, con khỉ cứ thế nhảy từ cây này qua cây khác cho tới khi nó tới cây cuối cùng, và khi thợ săn cũng bắn tên đến đó thì nó chạy ngược trở lại, đến cây đầu tiên, Sau nhiều lần bị theo dõi như vậy, cuối cùng con khỉ nhảy đến vịn vào tàu dừa của cây chặng giữa, và không nhảy nữa dù có bị tên bắn. Ở đây cũng vậy.

Ba mươi hai uế vật trong thân ví như 32 cây dừa. Con khỉ dụ cho tâm ý. Hành giả như người thợ săn. Tâm hành giả chú trên đối tượng của 32 phần ấy cũng như sự cư trú của con khỉ trong rừng với ba mươi hai cây dừa. Sự chú tâm của hành giả trên từng phần liên tục ví như con khỉ nhảy từ cây này sang cây khác cho đến cuối và trở lại.

Trong khi chú tâm trên các phần ấy, một số hiện rõ một số không rõ. Hành giả liên tục hướng sự chú tâm vào những phần hiện rõ và bỏ ra ngoài những phần không rõ, cũng như con khỉ lúc bị săn đuổi nhảy lên từ chỗ có tiếng hét. Cuối cùng, hành giả chú tâm trên phần hiện rõ nhất trong hai phần còn lại, và nhờ vậy đắc định, cũng như con khỉ cuối cùng dừng lại trên một tàu dừa, bám lấy nó và không nhảy nữa dù có bị bắn.

7) Về định:
định từng phần một. Ở đây muốn nói, phải được hiểu là định phát sinh trong mỗi một phần.

8-10) Về ba bản kinh: là những kinh về tăng thượng tâm, (chỉ cho thiền), về sự mát mẻ, và về những thiện xảo trong những giác chi, mục đích của chúng là liên kết tâm lực và định lực.

8) Ở đây, bản kinh này nên hiểu là đề cập đến tăng thượng tâm:

"Này các tỷ kheo, một tỷ kheo chuyên tu tập tăng thượng tâm thỉnh thoảng cần tác ý ba tướng. Thỉnh thoảng vị ấy nên tác ý tướng định, thỉnh thoảng vị ấy nên tác ý tướng tinh tấn, thỉnh thoảng nên tác ý tướng xả. Nếu một tỷ kheo tu tập tăng thượng tâm mà chỉ tác ý tướng định, thì tâm vị ấy dễ đi đến giải đãi. Nếu một tỷ kheo tu tập tăng thượng tâm mà chỉ tác ý tướng tinh tấn, thì khi ấy tâm vị ấy dễ đi đến trạo cử.

Nếu một tỷ kheo tu tập tăng thượng tâm mà chỉ tác ý tướng xả, thì tâm vị ấy không có thể tập trung đúng mức để diệt trừ lậu hoặc. Nhưng này các tỷ kheo, một khi tỷ kheo muốn tu tập tăng thượng tâm mà cứ thỉnh thoảng tác ý tướng định, thỉnh thoảng tác ý tướng tinh tấn, tỉnh thoảng tác ý tướng xả, thì tâm vị ấy trở nên nhu nhuyễn, dễ sử dụng, trong sáng không dễ vỡ tan, đủ tập trung để diệt trừ lậu hoặc.

"Này các tỷ kheo, như một người thợ vàng thiện xảo hay đệ tử người thợ vàng sửa soạn lò bệ, đốt lò và đổ vào đấy vàng thô để luyện, thì vị ấy thỉnh thoảng thụt bể, thỉnh thoảng rưới nước, thỉnh thoảng ngồi canh chừng. Nếu người thợ vàng ấy chỉ có một bề thụt ống bệ, thì vàng sẽ nguội lạnh, và nếu chỉ ngồi nhìn mãi, thì vàng không được tôi luyện đúng mức. Nhưng nếu vị ấy thỉnh thoảng thụt bể, thỉnh thoảng rưới nước, thỉnh thoảng ngồi canh chừng, thì vàng sẽ trở nên nhu nhuyễn, dễ sử dụng, sáng không dễ vỡ, và vàng ấy trở nên dễ uốn nắn, muốn làm đồ trang sức như dây chuyền, vòng kiềng cổ đều làm được.

Cũng vậy, này tỷ kheo, có ba tướng mà tỷ kheo tu tập tăng thượng tâm cần phải thỉnh thoảng tác ý.. Thì tâm vị ấy trở nên nhu nhuyễn dễ sử dụng và tập trung đúng mức để diệt trừ lậu hoặc. Vị ấy đi đến khả năng chứng đắc bất cứ trạng thái nào có thể chứng đắc nhờ tuệ (direct knowledge) vị ấy mong muốn" (A. i. 256)

9) Bản kinh này đề cập đến sự mát mẻ
"Này các tỷ kheo, khi một tỷ kheo có sáu pháp, thì có thể đạt đến sự mát mẻ tối thượng. Gì là sáu pháp? Ở đây, này các tỷ kheo, khi tâm cần được chế ngự, vị ấy chế ngự tâm, Khi tâm cần được nỗi lực, vị ấy tinh tấn, khi tâm cần được khuyến khích, vị ấy khuyến khích, khi tâm cần được nhìn với xả, vị ấy nhìn tâm với xả. Vị ấy quyết định đạt đến tăng thượng tâm, vị ấy ái lạc niết bàn. Có sáu pháp này, một tỷ kheo có thể đạt được sự mát mẻ tối thượng". (A. iii, 435)78.

10) Thiện xảo về các giác chi:

Xả được đề cập trong phần giải thích thiện xảo về định (Ch. IV, 51-57) trong đoạn bắt đầu.
"Này các tỷ kheo, khi tâm đang giải đãi, thì không phải lúc để tu tập khinh an giác chi..." (S.v, 113)79.

Bởi thế thiền giả cần hiểu rõ bảy thiện xảo này trong việc học và mười thiện xảo trong việc chú tâm để học đề mục thiền định một cách thích nghi.

iz8M53G.jpeg
 
Thân Quán Niệm Xứ - Quán Hơi Thở

Đọc chi tiết ở topic này :
https://xamvn.icu/r/huong-dan-thien-hoi-tho-co-ban.745931/

Giới thiệu sơ lược :

Quán niệm hơi thở là đề mục có trong thiền chỉ samatha và thiền quán vipassana.

- Với samatha thì hơi thở là 1 trong 40 đề mục hay 1 trong 10 đề mục tuỳ niệm

- Với vipassana thì nó thuộc thân hành niệm ( quán thân trên thân )

Nhận xét : đây là đề mục đơn giản, dễ thực hiện cho mọi căn cơ, thực hiện được mọi nơi.

Phân biệt thiền chỉ và thiền quán hơi thở:

+ Thiền chỉ thì niệm đặt ở mỗi hơi thở ra vào thôi. Dễ nhất là ở chóp mũi. Chỉ tập trung niệm và định đối với hơi thở và không quan tâm các đối tượng khác. Hay nói theo chuyen môn là cột chặt tâm vào hơi thở.

+ Thiền quán thì đặt niệm tương tự nhưng có gì đó đi qua thì thay đổi đối tượng ghi nhận ( đau lưng, tê chân, buồn ngủ, phóng dật, chán nản … ghi nhận tất cả những gì đang diễn ra tuỳ thuộc vào hiện tại cái gì diễn ra mạnh nhất thì đặt niệm ở đó). Hay nói theo chuyên môn là ghi nhận mọi chuyển động diễn ra trong thân tâm ngay hiện tại.

Chánh kinh

Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán thân trên thân?

Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn"; Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

Này các tỷ kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay tuệ tri thiện xảo, khi quay dài, tuệ tri rằng: "Tôi quay dài"; hay khi quay ngắn, tuệ tri rằng: "Tôi quay ngắn." Cũng vậy, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo thở vô dài, tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn"; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

Như vậy, vị ấy sống, quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước vật gì ở trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.

Một số kinh nghiệm về hơi thở

Các bạn có thể bắt đầu pháp quán niệm hơi thở (anapana sati, a-na-pa-ná sa-tị) bằng cách định tâm vào hơi thở vào, hơi thở ra tại lỗ mũi hay ở môi trên. Có người hỏi là ta nên định tâm vào hơi thở hay sự chạm xúc của hơi thở ? Câu trả lời là chỉ nên định tâm vào hơi thở. Hơi thở chạm xúc vào lỗ mũi hay môi trên là nơi dễ theo dõi nhất. Sự chạm xúc là một đề tài thiền quán khác biệt, thuộc về pháp môn quán danh (quán danh-sắc). Đó là pháp quán Xúc giới và các tâm sở có liên quan. Ở đây, chúng ta chỉ quán niệm vào hơi thở, hơi thở có chạm xúc, mà không quán vào sự chạm xúc. Quán niệm hơi thở nầy cần có một chánh niệm vững mạnh và tuệ giác tri.

Bây giờ ta đem tâm vào hơi thở, hơi thở vào và hơi thở ra. Nếu thiền sinh không thể chú tâm vào hơi thở sau một vài buổi thiền, thì có thể tập đếm hơi thở. Việc nầy để giúp họ phát triển định lực. Thiền sinh đếm số sau mỗi hơi thở, như sau: "thở vào ... thở ra ... một", "thở vào ... thở ra ... hai", "thở vào ... thở ra ... ba", ... cho đến "thở vào ... thở ra ... tám". Có thể đếm từ năm đến mười, rồi trở lại số một. Tuy nhiên, thiền sinh nên đếm đến số tám rồi trở lại từ đầu. Số tám là để nhắc nhở chúng ta về Con Đường Tám Chánh (Bát Chánh Đạo) mà chúng ta đang cố gắng hành trì để giác ngộ. Các bạn cần phải cương quyết không để phóng tâm, tâm lang thang chỗ nầy chỗ kia, trong khi đếm hơi thở. Chỉ chú tâm theo dõi hơi thở và đếm số, từ 1 đến 8 rồi trở lại 1 ... Qua việc chỉ chú tâm vào đếm hơi thở như thế, tâm sẽ trở nên an định hơn. Thông thường thì cần phải thực hành như thế trong một giờ để tâm được an định và vững chắc.

Sau đó, khi tâm an định, bạn có thể bỏ lối đếm hơi thở và chuyển sang giai đoạn kế. Nếu bạn thở vào một hơi dài, bạn biết đó là một hơi dài. Nếu bạn thở ra một hơi dài, bạn biết đó là một hơi dài. Tương tự, nếu bạn thở vào một hơi ngắn, bạn biết đó là một hơi ngắn. Nếu bạn thở ra một hơi ngắn, bạn biết đó là một hơi ngắn. Ở đây, dài hay ngắn là gì ? Đó là khoảng thời gian. Nếu cần một thời gian dài để thở thì đó là hơi thở dài. Nếu cần một thời gian ngắn để thở thì đó là hơi thở ngắn. Tuy nhiên, phải thở bình thường mà không cố gắng ép hơi thở. Không nên đặt tên nó là "dài" hay "ngắn". Nếu cần phải đặt tên thầm trong tâm, thì đặt tên nó là "thở vào, thở ra" mà thôi. Chỉ cần biết nó là hơi dài hay ngắn, nhưng lúc nào cũng phải chú tâm vào luồng hơi đang chạm xúc vào lỗ mũi hay môi trên. Không nên đem tâm đi theo luồng hơi vào trong thân thể hay chạy ra ngoài thân thể. Nếu thiền sinh để tâm theo dõi luồng vào trong thân hay ra ngoài thân thì sẽ không thể làm hoàn hão sự định tâm. Cần phải chú tâm ghi nhận hơi thở đang chạm xúc lỗ mũi hay môi trên trong một, hai, hoặc ba giờ.


Đến đây, định tướng (nimitta, ni-mít-tá) sẽ phát sinh. Nếu định tướng không phát sinh thì bạn có thể chuyển sang hành trì như sau: thiền sinh để tâm ghi nhận toàn luồng hơi liên tục từ đầu đến cuối. Bạn không nên đặt tên là: "chặng đầu, chặng giữa, chặng cuối". Nếu cần phải đặt tên thầm trong tâm, thì đặt tên nó là "thở vào, thở ra" mà thôi. Trong lúc đó, nhận biết toàn luồng hơi từ đầu đến cuối, đang chạm xúc tại một nơi cố định (lỗ mũi hay môi trên), và tuyệt đối không theo dõi nó vào bên trong thân thể hay ra bên ngoài. Nếu thiền sinh hành trì như thế trong một hay hai giờ thì định tướng có thể sẽ phát sinh.

Bây giờ, cho dù định tướng có hiện ra hay không, thiền sinh tiếp tục sang giai đoạn kế. Trong giai đoạn nầy, bạn tạo một ước nguyện trong tâm: "Nguyện cho hơi thở của tôi được nhu nhuyễn". Từ từ, hơi thở sẽ tự nó trở nên dịu dàng, nhẹ nhàng, nhu nhuyễn. Bạn không nên cố tình ép hơi thở để nó nhẹ nhàng. Bởi vì nếu làm như thế thì chẳng bao lâu, bạn sẽ bị hụt hơi và tạo mệt nhọc. Khi hơi thở tự nó trở nên nhẹ nhàng và tâm an định theo nó, qua thiền lực, hầu hết các thiền sinh sẽ cảm thấy lâng lâng, như thể là họ không có đầu, không có mũi, không có thân nữa, mà cảm thấy chỉ có hơi thở vào ra nhẹ nhàng và một cái tâm đang theo dõi nó. Lúc nầy, bạn cảm thấy là không có "tôi", mà cũng không có "nó". Bây giờ, chỉ còn có một tâm đang gắn chặt vào hơi thở. Nếu tâm được an định và chăm chú vào đó trong một giờ, thì trong thời gian nầy, tâm không còn liên hệ đến các chuyện thế tục nữa. Tâm đang ở trong trạng thái thiện(kusala), và trạng thái thiện nầy rất gần đến trạng thái cận định (upacara samadhi).


Đến đây, tùy theo giới hạnh của từng cá nhân, định tướng sẽ hiện ra. Mỗi cá nhân khác nhau sẽ có những định tướng khác nhau. Dù đang nhắm mắt, theo dõi hơi thở, dần dần thiền sinh sẽ thấy định tướng hiện ra, có khi như là một làn chỉ trắng, một luồng ánh sáng trắng, một ngôi sao, một cụm mây hoặc một nhúm bông gòn. Nó có thể rất to, trùm cả khuôn mặt, hoặc như mặt trăng, mặt trời, hoặc một viên ngọc thạch, một viên ngọc trai. Nó hiện ra trong các hình sắc khác nhau là vì nó do tưởng uẩn (saññā) tạo ra.

Lúc ban đầu, định tướng có thể giống như có màu khói xám. Dần dần, nếu giữ tâm được an định vào hơi thở, hơi thở và màu khói xám trở thành đồng nhất với nhau, không khác biệt. Sau đó, nếu tâm được an nhẹ và chỉ chú mục vào hơi thở, màu sắc đó trở thành trắng đục. Mặc dù là màu trắng, nhưng nếu bạn chỉ chú mục vào hơi thở, hơi thở sẽ trở thành định tướng và định tướng chính là hơi thở. Nếu hơi thở và định tướng là một, không khác biệt, khi bạn chú mục vào hơi thở thì bạn cũng chú mục vào định tướng, và khi bạn chú mục vào định tướng thì bạn cũng chú mục vào hơi thở. Và như thế, bạn hành thiền tốt và nghiêm túc.


Nếu định tướng trở nên vững bền và nếu bạn chỉ chú tâm vào định tướng của hơi thở (anapana nimitta), mà không chú tâm vào hơi thở nữa, tâm bạn trở nên tập trung vào định tướng lúc đó. Trong giai đoạn nầy, điều quan trọng là thiền sinh không nên tìm cách chuyển hóa định tướng. Bạn không nên tìm cách đẩy nó đi xa, hoặc làm cho nó thay đổi hình dạng. Nếu làm như thế, định lực của bạn sẽ không phát triển, và định tướng có thể sẽ biến mất.

Tuy nhiên, nếu định tướng hiện ra quá xa đối với lỗ mũi thì thiền sinh chưa có đủ lực để chuyển sang mức thiền định hơi thở (anapana jhana samadhi). Tại sao? Bởi vì đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc quán niệm hơi thở. Bản luận giải có đề cập rằng việc luyện tâm thiền định niệm hơi thở(anapanasati samadhi bhavana) chỉ hoàn tất khi nào tâm quán niệm được giữ tại nơi mà hơi thở chạm xúc với cơ thể. Khi thiền sinh chú định vào bên ngoài, xa lìa nơi chạm xúc, thì rất khó mà đạt vào tầng thiền định. Do đó, khi định tướng còn ở xa, thì thiền sinh không nên chú tâm vào nó, mà phải chú tâm vào hơi thở tại một nơi cố định. Từ từ, định tướng sẽ đến gần và hòa nhập vào hơi thở.

Khi định tướng có màu khói xám thì đó là sơ tướng (parikamma nimitta) trong trạng thái sơ định (parikamma samadhi). Nếu nó trở thành màu trắng như một nhúm bông gòn, đó là học tướng (uggaha nimitta). Đây là một trạng thái định khá cao. Nếu màu trắng nầy được vững bền, thiền sinh phải an định tâm và chú mục vào đó. Trong giai đoạn nầy, bạn không nên chú ý đến màu sắc của nó, mà chỉ chú tâm vào đó như là một loại định tướng mà thôi.


Thí dụ như một ly nước và có một hạt ngọc trai trong đó. Ta chỉ nhìn hạt trai, như thể đem tâm vào định tướng. Không nên điều tra, trạch vấn về Khổ, Vô thường, Vô ngã. Không cần biết nó nóng hay lạnh, cứng hay mềm, mà cũng không cần phân tích màu sắc của nó. Chỉ cần giữ tâm an định và chú mục vào định tướng. Làm như thế, dần dần định tướng sẽ chuyển từ màu trắng đục sang một màu chói sáng. Đây là tợ tướng (patibhaga nimitta). Nếu tâm vẫn giữ an định và chỉ chú mục vào định tướng khoảng 1 đến 2 giờ, hầu hết các thiền sinh đều có thể nhận rõ 5 thiền chi (jhananga) rất dễ dàng nếu họ phân tích chúng lúc đó. Năm thiền chi đó là:

  1. Tầm (vitakka): đem tâm hướng về định tướng,
  2. Tứ (vicara): bám sát vào định tướng,
  3. Hỷ (pity): ưa thích định tướng,
  4. Lạc (sukha): cảm giác an lạc, sung sướng khi tiếp xúc với định tướng,
  5. Nhất tâm (ekaggata): tập trung tâm về một điểm (đó là định tướng)
Cũng cần biết thêm ở đây là có khi thiền sinh không thể nhận rõ được năm thiền chi trên, là vì lúc đó, thiền sinh vẫn còn bị các triền cái (nivarana) ngăn che. Đó là:

  1. Tham dục (kamachanda)
  2. Sân hận (vyapada)
  3. Hôn trầm (thiramiddha)
  4. Trạo cữ (udhaccakukucca)
  5. Nghi ngờ (vicikiccha)
Thiền sinh phải duyệt xét từng triền cái một, để xem chúng còn vương vấn trong tâm trong lúc hành thiền hay không. Chúng cần phải được loại bỏ thì việc đắc thiền mới thành tựu.

Khi năm thiền chi đều cùng hiện diện đầy đủ, thiền sinh sẽ thấy ngay là mình đang vào tầng thiền thứ nhất (đệ nhất thiền), với tợ tướng là đề mục trong tâm, có tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm. Tiếp tục hành trì trong Nhất Thiền như thế khoảng 1 đến 2 giờ, rồi xuất thiền và duyệt lại năm thiền chi cho tường tận.


Trong các buổi thiền kế tiếp, thiền sinh tiếp tục ôn tập, và hành trì thuần thục trong tầng thiền thứ nhất. Có năm loại thuần thục:

  1. Thuần thục phân biệt: phải thuần thục trong việc phân biệt các thiền chi sau khi xuất thiền
  2. Thuần thục nhập định: phải thuần thục nhập thiền bất cứ lúc nào mà mình muốn
  3. Thuần thục quyết tâm: phải thuần thục giữ mức thiền trong suốt thời gian mà mình đã định trước
  4. Thuần thục xuất định: phải thuần thục xuất ra khỏi tầng thiền mỗi khi mình muốn
  5. Thuần thục xét duyệt: phải thuần thục xét duyệt các thiền chi. Tương tự như mục số 1.
Thiền sinh nên nhận thức rằng tầng thiền thứ nhất rất gần với năm triền cái - tham dục, sân hận, hôn trầm, trạo cữ, và nghi ngờ. Thiền sinh cũng nên nhận thức rằng các thiền chi Tầm và Tứ trong tầng thiền thứ nhất làm cho tầng thiền nầy không an định bằng tầng thiền thứ nhì. Vì thế, từ ước muốn rời bỏ hai thiền chi nầy và chỉ còn giữ thiền chi Hỷ, Lạc, Nhất Tâm, thiền sinh tiếp tục đem tâm vào tợ tướng. Làm như thế, thiền sinh sẽ có thể đạt vào tầng thiền thứ nhì, vốn chỉ còn ba thiền chi: Hỷ, Lạc, và Nhất Tâm. Sau khi vào được Nhị Thiền, thiền sinh hành trì năm loại thuần thục tương tự như trên.

Sau đó, thiền sinh nhận thức rằng Hỷ cũng không đem lại an định, nên có ước muốn bỏ Hỷ, chỉ còn giữ lại Lạc và Nhất Tâm, thiền sinh tiếp tục đem tâm vào tợ tướng. Làm như thế, thiền sinh sẽ có thể đạt vào tầng thiền thứ ba, vốn chỉ còn hai thiền chi: Lạc, và Nhất Tâm. Sau khi vào được Tam Thiền, thiền sinh hành trì năm loại thuần thục tương tự như trên.

Sau đó, thiện sinh nhận thức rằng nếu cứ duy trì Lạc thì lại là một hình thức tham thủ vào cảm giác vui sướng. Cho nên, với ý định bỏ Lạc, thiền sinh tiếp tục đem tâm vào tợ tướng. Làm như thế, thiền sinh sẽ có thể đạt vào tầng thiền thứ tư. Lúc đó, hai thiền chi mới sẽ sinh ra: Xả và Niệm, thay thế Nhất Tâm. Lúc bấy giờ, thiền sinh ở trong trạng thái "xả niệm thanh tịnh", không còn câu chấp vào các cảm giác, và hơi thở trở nên nhẹ nhàng, hầu như tan biến. Tợ tướng trở nên rõ ràng, tròn sáng, quen thuộc, gần gũi, không xa lạ, và thiền sinh chú mục vào đó một cách nhẹ nhàng, bình thản. Sau khi vào được Tứ Thiền, thiền sinh hành trì năm loại thuần thục tương tự như trên.


Thiền sinh nên tìm đọc bộ Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhi Magga) của Ngài Buddhaghosa, nhất là phần Niệm Hơi Thở trong chương VIII. Sau cùng, thiền sinh cũng cần nên biết rằng công phu hành thiền để đắc bốn tầng thiền như trên chỉ là một giai đoạn sơ khởi, tạo định lực bền vững, dùng đó để làm cơ sở phát triễn tuệ minh sát và tiến đến giải thoát. Trong tiến trình tu học, thiền sinh không nên dừng ở đó, mà cần phải tiếp tục nỗ lực hành trì các giai đoạn kế tiếp, như quán từ bi, quán niệm ân đức Phật, quán tứ đại, quán các sắc pháp, quán thân thể (32 bộ phận), quán các danh pháp, quán lý duyên sinh và các giai đoạn thanh lọc tâm.

Tóm tắt :

9X3kXD4.jpeg
 
Sửa lần cuối:
Nói thêm về Thọ quán Niệm Xứ ( Quán Thọ trên Thọ).

Chia sẻ kinh nghiệm Thọ quán.

Thọ Quán Niệm Xứ thích hợp cho người nhiều tham ái nhưng cũng có nhiều trí tuệ.

THỌ NIỆM XỨ
gồm có chín đề mục để ghi nhận, mà nói gọn lại là ba cảm giác: Khổ, Lạc, Xả, của thân tâm trong các trường hợp có hay không có liên hệ đến vật dục (āmisa)

Đầu tiên là hành giả phải biết Thọ là gì.

Thọ là cảm giác của thân tâm khi ta tiếp xúc trần cảnh phát sanh từ nội thân hay ngoại thân. Thường thì người ta nghĩ sẽ Xúc ( sự va chạm của 6 căn vào 6 trần) rồi mới nảy ra Thọ như vòng tròn 12 Duyên Khởi.

Nhưng trên thực tế thì Xúc và Thọ đồng có mặt. 1 Xúc có thì 1 Thọ có đồng sanh. Đó là đặc điểm của Xúc và Thọ. Vì vậy khi ta nghe gì, nhìn gì, nếm gì, ngửi gì, chạm gì hay nghĩ về gì luôn có 1 cảm Thọ đồng sanh. Vì vậy nếu hành giả Niệm yếu sẽ khó nhận biết điều này.

Từ đó hành giả nhận thấy tính Nhân Duyên của cảm Thọ do các Duyên tác động mà ta có cảm Thọ như thế nào. Có Xúc là có Thọ, Xúc yếu thì Thọ yếu, Xúc mạnh thì Thọ mạnh. Không Xúc thì không Thọ. Hành giả sẽ nhận ra được đây là Xúc gì để có được Thọ tương ứng và đây là loại Thọ gì.

Từ Nhãn Xúc thì có Nhãn Thọ, 5 cái kia tương ứng.

Từ đó ta nhận thấy thêm 1 điều nữa cứ Xúc còn thì Thọ còn. Hỷ Ưu Khổ Lạc Xả luôn luôn tiếp nối thay thế cho nhau trong tấm thân sinh lí và tâm thức này. Vì vậy muốn chấm dứt 6 Thọ thì phải dứt 6 Xúc, dứt Xúc là dứt 6 Căn. Từ đó phải chấm dứt sự tồn tại của Danh Sắc thì mới chấm dứt được sự vô thường của Cảm Thọ. Vì vậy ta phải hành trì Bát Chánh Đạo dựa trên pháp môn Tứ Niệm Xứ hay còn gọi là Vipassana.

=> Đó là nguyên lí của Tứ Diệu Đế và cả 12 Duyên Khởi

Nói về Thọ:

- Thọ có khi được kể là 2
: Khổ và Lạc ( khó chịu và thoải mái )
- Thọ có khi được kể là 3 : Khổ - Lạc - Xả ( Xã là trạng thái trung bình.)

Hay nó cách khác là Xả là trạng thái mà hành giả không nắm bắt được đó là Khổ hay Lạc. Trong Thánh nhân kí sự hay Trưởng lão Ni kệ tôi có nhớ 1 Thánh Tăng Tỳ Kheo Ni đã nói 1 câu rất hay :

" Xả là trạng thái mà ta không nhận ra đó là Khổ hay Lạc. Nếu ta nhận ra điều đó với góc nhìn thế nào thì nó là Khổ hay Lạc. Ví như khi ta vô sự nhưng chỉ nghĩ về sự buồn chán, trống trải thì nó là khổ. Nhưng nếu hân hoan vì vô sự không bệnh tật, tai nạn, nợ nần thì nó là Lạc. Tùy vào trình độ và nhận thức của mỗi người".

- Thọ còn có thể kể là 5:
+ Lạc và Khổ ( của thân)
+ Hỷ và Ưu ( của tâm)
+ Xả thì có mặt ở cả thân và tâm.

Ngoài ra cảm Thọ còn ảnh hưởng bởi Tưởng rất nhiều. Ví như người yêu khi chiều chuộng mình ta sẽ thấy Lạc và Hỷ. Còn khi nó giận dỗi không nghe lời thì Khổ và Ưu. Cùng là 1 trần đó mà cảm Thọ của ta vô thường thay đổi khác nhau.

Nếu ta không nhận ra gì hết thì là Xả. Đôi khi việc người yêu nhõng nhẽo, giận dỗi cũng là quả xấu cảnh xấu ( quả dị thục bất thiện hay nói cách khác là tâm quan sát quả bất thiện thọ xả) nếu ta không nhận ra đó là khổ ưu. Còn nếu có trí tuệ thì đó là tâm quan sát quả bất thiện thọ ưu. Chi tiết thì phải có giáo lí A tỳ đàm căn bản.

Phép quán Thọ khá gần với phép quán Tâm. Vì với phàm phu thì Thọ Hỷ Lạc thường có Tâm Tham. Thọ Khổ Ưu thì nảy Tâm Sân. Hay thậm chí Xả thọ cũng rất dễ dẫn đến Tâm Bất Thiện nào đó. Vì vậy hành giả phải liên tục thiết lập niệm để ghi nhận tránh hưởng thụ, bất mãn hay thích ghét để thất niệm.

Khi ta nhìn bất cứ cái gì. Phụ thuộc và cảnh có rõ không, ta mới phát sinh ra cảm thọ. Khi lộ tâm không đủ hoặc do ta thất niệm thì cũng không bắt được cảm thọ. Vì vậy hành giả hãy cố gắng thiết lập niệm liên tục, quan sát thân tâm liên tục để thực hành vipassana cho được trọn vẹn.

Quán tưởng khi tiếp xúc căn cảnh:

- Khi gặp vật khả ái ta nên quán vô thường tưởng, quát bất tịnh ( bất mỹ), quán 32 uế trược.

- Khi gặp vật khiến ta khó chịu ta nên quán phân tích tứ đại ( đất nước lửa gió).

Khó để niệm tâm từ với 2 trường hợp trên nếu hành giả chưa thuần thục tâm từ.

- Đôi khi việc niệm Chết, niệm Niết Bàn cũng đẩy lùi cảm Thọ sân hận và tham thích.

- Khi sợ hãi thì có thể niệm Ân đức Phật, Pháp, Tăng, niệm Tâm từ để làm đề mục định tâm.

- Đôi khi những việc ta không thể làm được cũng nên niệm Chết, Niết bàn hay niệm tâm Xả để buông bỏ, tránh để hối hận làm phiền não kéo dài.
 
Tâm Quán Niệm Xứ ( Quán Tâm trên Tâm)

Tâm Quán Niệm Xứ thích hợp cho người nhiều tà kiến và kém trí tuệ.


Tâm quán là đề mục thiết lập Niệm trên Tâm, nhận biết cái Tâm gì đang có mặt và đang diễn ra, đang sinh và diệt đi. Để nhận biết được thì hành giả phải biết Tâm là gì và có bao nhiêu loại Tâm, đặc điểm nhận dạng, tên gọi ... Chi tiết thì xem trong mục Vi Diệu Pháp căn bản.

Sau đây sẽ nhắc lại khái quát để hành giả nắm được Pháp Quán Tâm trên Tâm.

Khi Tâm khởi lên thích thú biết là Tâm có Tham

Khi khở lên bất mãn biết là Tâm có Sân.

Khi buồn ngủ, chán nản, dã dượi mệt mỏi biết là Tâm đang Hôn Thụy ( Hôn Trầm và Thụy Miên)

Khi Tâm lăng xăng, hối hận chuyện cũ, nhớ cha nhớ mẹ, tham công tiếc việc, nhớ người yêu, nhớ rau cỏ, thèm múi mít thì biết là Tâm đang Trạo Hối ( Trạo Cử ( Phóng Dật) và Hối Hận)

Khi Tâm thắc mắc không biết mình có đang hành thiền đúng không, không biết Phật có thiệt không ta, không biết giáo pháp này có đưa đến Niết Bàn không, không biết vụ Nhân Quả này có thiệt không, Làm ác có địa ngục, có luân hồi các kiểu không, Niết Bàn có thiệt không, Niết Bàn là cái gì, có Thánh Nhân không, rồi hành cái này sẽ đi về đâu... và 1001 câu hỏi vì sao. Lúc đó hành giả biết Tâm đang Hoài Nghi.

Còn Hành giả thấy tập trung tốt thì biết tâm có Định, ghi nhận tốt thì biết tâm có Niệm, có Tuệ....

Liệt kê sơ sơ nhiêu đó. Còn mấy cái Tâm thiền, Tâm thánh đạo - quả mình không có đâu, còn lâu lắm mới có.

Mình chỉ toàn Tâm Ác, Tâm Bất Thiện không à, lâu lâu mới lòi ra được xíu Định, xíu Niệm, xíu Tuệ thôi nên Quán Tâm nhàn lắm =)) =))

TÂM NIỆM XỨ gồm có 16 đề mục ghi nhận (tâm mình đang ra sao thì biết rõ như vậy):
(1)Sarāgaṃ: Tâm có ái nhiễm.
(2)Vītarāgaṃ: Tâm không có ái nhiễm.
(3)Sadosaṃ: Tâm có sân hận.
(4)Vītadosaṃ: Tâm không có sân hận.
(5)Samohaṃ: Tâm có si mê.
(6)Vītamohaṃ: Tâm không có si mê.
(7)Sankhittaṃ: Tâm có trạng thái hôn thụy.
(8)Vikkhittaṃ: Tâm phóng dật.
(9)Mahaggataṃ: Tâm đang trú trong thiền Sắc hay Vô Sắc Giới.
(10)Amahaggataṃ: Tâm không an trú trong loại thiền định nào.
(11)Sa-uttaraṃ: Tâm Dục Giới.
(12)Anuttaraṃ: Không phải tâm Dục Giới.
(13)Samāhitaṃ: Tâm có Định.
(14)Asamāhitaṃ: Tâm không có Định.
(15)Vimuttaṃ: Tâm không có phiền não.
(16)Avimuttaṃ: Tâm chưa thoát phiền não.
 
Pháp Quán Niệm Xứ - Quán Pháp trên Pháp.

Pháp Quán Niệm Xứ thích hợp cho người nhiều tà kiến nhưng cũng nhiều trí tuệ.

Pháp Quán Niệm Xứ đơn giản là kể rõ ra tên gọi theo Phật học của Thọ quán và Tâm quán.


Ví dụ như Tâm sân thì kể là Sân Triền Cái ( 5 triền ).

Thọ Khổ thì kể là Khổ của Thọ Uẩn đang có mặt.

Nó chuyên nghiệp ,chi tiết hơn về mặt Phật học và dành cho hành giả trí nhanh, giáo lí vững.

D- PHÁP NIỆM XỨ có 5 đề mục:

(1)Nivaranapabba: Quán xét về năm triền cái.

(2)Khandhapabba: Quán xét về năm Uẩn : https://xamvn.icu/r/phan-tich-tam-li-hoc-triet-hoc-a-ty-dam.746675/post-17606995

(3)Āyatanapabba: Quán xét về 12 Xứ : https://xamvn.icu/r/phan-tich-tam-li-hoc-triet-hoc-a-ty-dam.746675/post-17606888

(4)Bojjhangapabba: Quán xét về 7 Giác Chi : https://xamvn.icu/r/giai-dap-moi-th...huy-thien-hoc-nam-truyen.736741/post-17350496

(5)Saccapabba: Quán xét về 4 Đế : https://xamvn.icu/r/tu-dieu-de-tu-thanh-de-4-su-that-cao-quy.745555/

Sơ lược về 5 triền. 4 cái kia đã có bài giải thích.


4UgGPQQ.jpeg
 
Phân biệt giữa Niệm(sati) và Chánh Niệm(sammasati)

Khái niệm Niệm(sati) và Chánh Niệm (sammasati) khác nhau đôi chút. Nhiều dịch giả sách thiền không phân biệt được vì hình như họ chỉ nghiên cứu tiếng Anh nhiều mà không rõ về tiếng Pali - ngôn ngữ thời Phật.

- Niệm : Ghi nhớ, biết rõ cảnh hiện tại hay nói cách khác là cảnh gần nhất.

- Chánh niệm : Quán 4 niệm xứ: quán thân trên thân, quán thọ trên thọ, quán tâm trên tâm, quán pháp trên pháp.

- Tà niệm và Chánh niệm chỉ là tương đối. Vì bản chất Niệm là Thiện rồi. Chánh niệm thì đi cùng với Tỉnh giác (Tuệ). Còn Niệm đơn thuần không có đi cùng Tuệ dễ ghi nhận mấy cái bậy bạ nên tạm gọi là Tà và chuyển qua Phóng Dật.

hxvmOiZ.jpg
 
Thiền Sư Pa Auk Sayadaw trả lời một số câu hỏi của thiền sinh:

Câu Hỏi 141: (chánh) Niệm là gì? Khi niệm có mặt, tỉnh giác chắc chắn có mặt phải không?

Trả Lời Câu Hỏi 141: Có bốn loại niệm (sati)


1. niệm thân (kāyānupassanā satipaṭṭhāna),

2. niệm thọ (vedanānupassanā satipaṭṭhāna),

3. niệm tâm (cittānupassanā satipaṭṭhāna),

4. niệm pháp (dhammānupassanā satipaṭṭhāna).

Do đó, niệm (sati) có nghĩa là giữ cho tâm trên thân, thọ, tâm và pháp không quên lãng.

Niệm có đặc tính là chìm vào đối tượng giống như một hòn đá ném xuống hồ. Nó không chỉ nổi trên bề mặt như trái bầu nổi trên nước. Vì thế niệm làm cho chính nó và các tâm hành đồng sanh chìm vào đề mục hay đối tượng thiền.

Khi hành giả đang hành niệm hơi thở, niệm của hành giả phải chìm vào trong hơi thở. Niệm có nhiệm vụ là không quên đối tượng thiền.

Nó luôn luôn giữ cho tâm ở trên đối tượng không có bất cứ sự gián đoạn nào. Sự thể hiện của niệm là canh chừng tâm hay canh chừng đối tượng thiền nhờ thế không một phiền não nào có thể lẻn vào.

Một trạng thái tâm kết hợp với niệm sẽ không nhượng bộ cho bất cứ phiền não nào.

Một sự thể hiện khác nữa của niệm là giữ cho sự chú ý trực diện với đối tượng.

Nhân gần của niệm là tưởng mạnh và vững chắc trên đối tượng thiền hay trên tứ niệm xứ.


Có bốn loại tỉnh giác:

1. Tỉnh giác về mục đích (satthaka sampajañña);

2. Tỉnh giác về sự thích hợp (sappāya sampajañña);

3. Tỉnh giác về hành xứ (gocara sampajañña); hành xứ ở đây muốn nói đến bất kỳ đối tượng nào trong bốn mươi đối tượng thiền,

4. Tỉnh giác về vô-si (asammoha sampajañña); có nghĩa là tỉnh giác về danh-sắc chơn đế và các nhân của chúng. Vì thế tỉnh giác về vô si bao gồm tất cả thiền minh sát (vipassanā).

Ở đây chánh niệm thường đi kèm với tỉnh giác (sampajañña). Tỉnh giác cũng còn được gọi là trí tuệ hay minh sát trí. Khi chánh niệm và trí tuệ của người hành thiền vừa mạnh vừa có năng lực, vị ấy sẽ dễ dàng thành công trong thiền chỉ (samatha) và thiền minh sát (Vipassanā).

Khi niệm mạnh, định cũng mạnh.

Khi cả hai niệm và định, đều mạnh, tỉnh giác cũng sẽ mạnh.


Ngược lại, khi niệm yếu, định cũng yếu. Vào lúc đó trí tuệ tỉnh giác không thể sanh lên được.

Đó là lý do vì sao Đức Phật dạy trong Kinh Định (Samādhi Sutta) của Tương Ưng Sự Thực (Sacca Saṁyutta) như thế này: ‘Này các Tỳ-kheo, các ông nên tu tập định.

Một vị Tỳ-kheo với tâm có định sẽ thấy các Pháp (Dhamma) đúng như chúng thực sự là.’ Từ đây chúng ta biết rằng định là nhân gần của trí tuệ tỉnh giác.

Tuy nhiên, không có niệm thì định không thể nảy sanh. Chính vì thế mà trí tuệ tỉnh giác thường vắng mặt khi niệm và định yếu vậy.
 
Chánh Niệm và Tỉnh Giác

Đầu tiên phải làm rõ Niệm và Tuệ. Cả 2 có 1 điểm chung đều nằm trong 25 tâm sở Tịnh Hảo. Tức là chỉ có khi xuất hiện tâm Thiện.


rMTkMrE.jpeg


Niệm(sati) : là sự nhận biết, ghi nhớ cảnh hiện tại ( nói chính xác nhất là cảnh quá khứ gần nhất).

Niệm nói theo ngôn ngữ hiện đại là làm gì biết đó.

Trái ngược lại sự phóng dật thì đó là niệm.

Mọi điều ta làm với sự ghi nhớ, ghi nhận đều là Niệm và là Tịnh Hảo vì :

Bản thân Niệm là tâm sở Tịnh Hảo Biến Hành - tức là luôn luôn đi cùng với các tâm Thiện. Gọi là tâm Thiện vì luôn đi cùng 3 tâm vô tham vô sân vô si.

"Này các Tỳ khưu! Có ba căn bản của thiện. Thế nào là ba? Không tham (alobha) là căn bản của thiện; không sân (adosa) là căn bản của thiện; không si (amoha) là căn bản của thiện...". [1]

Nhưng như vậy vẫn chưa đủ để gọi là Chánh niệm. Vì niệm còn có 2 là Tà Niệm và Chánh Niệm.

Tà niệm là sự ghi nhận sai. Chi pháp của nó là Tâm sở Si + Sân hoặc Si + Tà Kiến ( Tham phần )

Ví dụ : thuốc độc mà ghi nhận là thuốc bổ. Tham mà ghi nhận là không tham, sân mà ghi nhận là không sân. Sự ghi nhận sai lầm này gọi là tà niệm.

-----> Từ Tà Niệm này sẽ chuyển thành Phóng dật.

Thất niệm (sammohasati) theo nguyên ngữ là: "sự ghi nhớ bị mê muội" hay "mê muội ghi nhớ". Ghi nhớ bị mê muội, hay trong lúc mê muội mà ghi nhớ thì sự ghi nhớ này không gọi là niệm, mà là "mất niệm".


Chi pháp của thất niệm là tâm sở si hợp phóng dật (trong tâm si phóng dật). Tuy nhiên, cũng không thể khinh thường "thất niệm", vì nó có thể tạo điều kiện cho các ác- bật thiện pháp khác sinh lên.

Pháp cú có câu:

Appamādo amatapadaṃ; pamādo maccuno padaṃ

Appamattā na nāyanti; ye mattā yathā matā.

Không phóng dật đường sống; phóng dật là đường chết.

Không phóng dật, không chết; phóng dật như chết rồi

----------

Tuệ (paññā) : là hiểu biết đầy đủ.

Bản thân tuệ này chia ra riêng gọi là Tuệ Phần vì không phải tâm Thiện nào cũng có Tuệ. Đôi khi có Niệm mà không có Tuệ trong tâm sở Tịnh Hảo đó.

Trước tiên, ở khía cạnh "hiểu biết" thì trí (ñāṇa) xem như tương đương với paññā (tuệ), như:

"Somanassa sahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ kusalacittaṃ:

"Tâm thiện sanh chung với thọ hỷ hòa lẫn với trí, không có sự trợ giúp".

Trí chia là 2 là Trí trong Phật giáo và Trí ngoài Phật giáo. Trí trong Phật giáo gọi là Trí đặc biệt hay là Tuệ.

- "Hiểu biết theo đời thường", như am tường các môn học, các môn nghệ thuật ...

- "Hiểu biết đặc biệt", như hiểu rõ về tam tướng: Vô thường, khổ, vô ngã, Tứ đế...


Nói cách khác, trí có hai cách "hiểu biết": Hiểu biết về chế định và hiểu biết về chân đế.

Chính tiếp đầu ngữ PA đã nhấn mạnh và tăng cường cho "sự hiểu biết" này.

Có thể ví ñāṇa (trí) như sư tử, còn paññā (tuệ) như sư tử chúa, hoặc ñāṇa như sư tử đang trưởng thành còn paññā như sư tử sung mãn sức lực .

- Ñāṇa (trí) là sự hiểu biết thông thường, còn paññā (tuệ) là "hiểu biết một cách đặc biệt". Hoặc là:

- Ñāṇa (trí) là hiểu biết chế định, chân đế cả "đặc biệt", còn paññā chỉ hiểu biết "đặc tướng của chân đế".

Cảnh chân đế (paramatthasaccārammaṇa) có hai loại: Chân đế thông thường, chân đế đặc biệt.

"Cảnh chân đế đặc biệt", là khi tâm nhận một trong ba tướng: vô thường, khổ, vô ngã của pháp hữu vi, làm cảnh.

Như một người hiểu được "danh từ đất chỉ cho những gì có trạng thái (lakkhaṇa) cứng hay mềm". Đó là biết "cảnh chế định".

Người ấy nhậnbiết "trạng thái cứng hay mềm" khi tiếp xúc với đất, đó là biết "cảnh chân đế".

Khi tu tập pháp quán, người ấy thấy "cái gọi là đất ấy bị tan rã, hoại diệt. Đó là biết "cảnh chân đế đặc biệt".

Trí là sự biết cả ba loại cảnh này; còn paññā (tuệ) chỉ biết cảnh chân đế đặc biệt mà thôi. Nên đôi khi trí chính là tuệ và tuệ chính là trí.

Ngài Buddhaghosa có giải thích paññā như sau:

"Pajānātīti paññā: Biết rõ là tuệ" [45] .

Kiṃ pajānāti? Idaṃ dukkhan'ti – ādinā nayena arisaccāni:

"Biết rõ cái gì? Thưa rằng: Theo phương cách Thánh đế, biết rõ "đây là khổ" ...

Có thể nói: Tuệ nương vào trí mà hình thành. Tức là khi trí vững mạnh trở thành tuệ.

Nói về trí thì có tất cả 73 loại trí, trong đó chư Thánh Thinh văn chỉ có được 67 loại trí và 6 trí dành riêng cho bậc Chánh đẳng giác [46] .

Tất cả các trí ấy, gọi chung là paññā (tuệ). Đây là lấy theo ý nghĩa "đầy đủ của PA".

Paññā theo nghĩa "hiểu biết tường tận (của PA)" thì loại trí này do nương vào tam tướng.

Bộ Pháp Tụ (Dhammasaṅgani) có định nghĩa về tuệ quyền (paññindriya) như sau:

"Katamaṃ tasmiṃ samaye paññindriyaṃ hoti?

Thế nào là tuệ quyền trong khi ấy?

Yā tasmiṃ samaye paññā pajānanā vicayo pavicayo dhammavicayo sallakkhaṇā upalakkhaṇā paccupalakkhaṇā paṇḍiccaṃ kosallaṃ nepuññaṃ vebhabyā cintā upaparikkhā bhūrī medhā pariṇāyikā vipassanā sampajaññaṃ patodo paññā paññiṇdriyaṃ paññābalaṃ paññāsatthaṃ paññāpāsādo paññā-āloko paññā-obhāso paññāpajjoto paññāratanaṃ amoho dhammavicayo sammādiṭṭhi.

Idaṃ tasmiṃ samaye paññindriyaṃ hoti.

"Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo, tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, chánh kiến.

Đây là tuệ quyền trong khi ấy.

--------------------------------
Chánh niệm tỉnh giác (Satisampajanna) :

Là cụm từ luôn đi chung với nhau và xuất hiện bàn bạc trong các bài Kinh. Hai cái này không thể tách ra được. Phải đi chung với nhau mới gọi là Tứ Niệm Xứ.

Tứ Niệm Xứ nói rốt ráo là một cách để hành giả thiết lập Niệm và từ đó dùng Trí để quán sát thực tánh sinh diệt. Nhất mạnh vào một trong các khía cạnh của Bát Chánh Đạo. Một khi đã thực hành đúng đắn thì luôn có 8 chánh đồng sanh trong mọi sinh hoạt của ta.

Chánh Kiến: sở hữu trí tuệ;
Chánh Tư Duy: sở hữu tầm;
Chánh Ngữ: sở hữuchánh ngữ;
Chánh Nghiệp: sở hữu chánh nghiệp;
Chánh Mạng: sở hữu chánh mạng;
Chánh Tinh Tấn: sở hữu cần;
Chánh Niệm: sở hữu niệm;
Chánh Định: sở hữu định.

Để trở thành Chánh niệm(Sammāsati) và Tỉnh giác(Sampajañña) thì phải là sự ghi nhận hiện tại với 1 trí tuệ đặc biệt. Trí tuệ đặt biệt ở đây cụ thể là trí tuệ về tam tướng, nhân quả, về 4 đế, về 12 duyên khởi hay 24 duyên hệ thì mới gọi là Satisampajanna.

Nếu với Niệm theo kiểu bình thường và Tuệ bình thường không phải là lý tưởng Phật giáo thì không gọi là thực hành Tứ Niệm Xứ. Vì ngoài đời rất nhiều người không hề biết Phật pháp nhưng vẫn sống trí tuệ và ghi nhận đầy đủ.

Quan trọng là Tác Ý và sự hướng tâm đúng đắn đến giải thoát mới gọi là 4 niệm xứ. Ghi nhận pháp sanh diệt trong đời sống hằng ngày với lý tưởng mong cầu giải thoát, ghi nhận danh sắc thường trực.

– Tác ý chân chánh (yonisomanasikāra hay yoniso) là sự hướng tâm hay chú ý một cách đúng đắn đến đối tượng, tức hướng tâm với một sự hiểu biết chân chánh. Nó cũng muốn nói đến sự hiểu biết thực tánh của các pháp.

– Quán sát pháp hành (sikkhāti – đúng nghĩa là học tập hay luyện tập – “to learn, to train oneself”). Tuy nhiên khi được dùng ở dây, nó có nghĩa là sự giữ pháp hành hay quán sát pháp hành) là sự “nhắc nhở” trong pháp hành. Nó “nhắc” chúng ta trở lại với pháp hành khi đánh mất sát-na hiện tại.

Chánh niệm (sati) là sự chú tâm đến đối tượng, ví dụ như chú tâm đến oai nghi ngồi. Nhờ vậy, tỉnh giác (sampajañña) mới có thể biết đó là sắc ngồi.

Thực ra, chính tinh tấn, chánh niệm và tỉnh giác làm nhiệm vụ quán sát sắc (rūpa) trong sát-na hiện tại.

Chúng ta cần hiểu rõ điều này, bởi vì nhiều hành giả nghĩ rằng “họ” đang hành thiền, nhưng thực sự chỉ có Ba Danh (nāma – tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác hay yogavacara) đang hành mà thôi.

Chánh niệm và tỉnh giác hủy diệt tham và sân, sau dó, Tuệ minh sát nảy sanh và hủy diệt si mê.

Tác ý chân chánh, chánh niệm, tỉnh giác là trí tuệ hành (cintā paññā).

Khi chánh niệm— tỉnh giác hoạt động hoàn hảo, chúng trở thành Tuệ minh sát, song tác ý chân chánh vẫn là trí tuệ hành.

Khi trí tuệ minh sát phát triển, chúng ta sẽ thấy rằng ngay cả chánh niệm và tỉnh giáccũng không phải là “chúng ta”. Chánh niệm – tỉnh giác là những tâm sở và chúng phải chịu vô thường – khổ – vô ngã.

-----------------
Trên thực tế thì người hành Minh sát tuệ dù Tăng hay Tục chính là người đang bước chân, hướng tâm và tác ý đến quả vị thánh Nhập lưu - Sơ Quả.

Vì vậy khi ta làm hỗ trợ cho hành giả Tứ niệm xứ điều kiện về thực phẩm, chỗ ở, quần áo hay vật dụng để tu tập thì phước báu là rất nhiều so với người bình thường, tu sĩ ngoại đạo hoặc những người cạo đầu đắp y nhưng với lí tưởng sai lệch, vơ vét, mượn đạo tạo đời ...

Ngược lại khi mà có lòng phá hoại, quấy rối, cản trở, phỉ báng, nhục mạ, làm chướng duyên, đốt phá đâm chém một đạo tràng tu tập Tứ niệm xứ hay những Hành giả thực hành Minh sát tuệ thì quả báo cũng khá là khốc liệt.

Nói thật là nếu có tác ý cúng dường Tam bảo thì t sẽ tìm những thiền viện có các hành giả thực hành Minh sát để cúng dường, hỗ trợ cho các hành giả chứ không vứt vào 3gold hay đạo tràng có mùi tà kiến, thuyết giảng phi pháp tương tự của đồng chí Việt núi Dinh :d

Trong kinh Dakkhiṇāvibhaṅgasutta [Majjhimanikāya, Uparipaṇṇāsa, Dakkhiṇavibhaṅgasutta], Ðức Phật có dạy hai hạng thọ thí:

1- Cá nhân thọ thí (paṭipuggalikadāna).
2- Chư Tỳ khưu Tăng thí (Saṃghadāna).
- Cá nhân thọ thí như thế nào?

Cá nhân thọ thí là thí chủ làm phước thiện bố thí đến mỗi cá nhân, có tính cách riêng biệt dầu một vị hay nhiều vị.

Cá nhân thọ thí được phân chia có 14 hạng, từ bậc cao nhất đến hạng thấp nhất:

1- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến Ðức Chánh Ðẳng Giác.
2- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến Ðức Phật Ðộc Giác.
3- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh A-ra-hán.
4- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh Bất Lai hành giả đang tiến hành thiền tuệ, để chứng đắc thành bậc Thánh A-ra-hán.
5- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh Bất Lai.
6- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh Nhất Lai hành giả đang tiến hành thiền tuệ, để chứng đắc bậc Thánh Bất Lai.
7- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh Nhất Lai.
8- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh Nhập Lưu hành giả đang tiến hành thiền tuệ, để chứng đắc bậc Thánh Nhất Lai.
9- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh Nhập Lưu.
10- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến hành giả đang tiến hành thiền tuệ, để chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu.
11- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến hành giả ngoài Phật giáo chứng đắc thiền, có thần thông.
12- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến hạng phàm nhân (Tỳ khưu, Sa di, cận sự nam, cận sự nữ) có giới đức trong sạch.
13- Làm phước thiện bố thí đến hạng phàm nhân phạm giới, không có giới.
14- Làm phước thiện bố thí đến loài súc sanh.
Ðó là 14 hạng cá nhân thọ thí.

Quả báu cá nhân thọ thí

Trong 14 hạng cá nhân thọ thí này, thí chủ làm phước thiện bố thí đến hạng nào cũng được 5 quả báu: Sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức mạnh trí tuệ.

Thí chủ làm phước thiện bố thí đến loài súc sanh như chim, cá,... sẽ hưởng được 5 quả báu suốt 100 kiếp.

Thí chủ làm phước thiện bố thí đến hạng phàm nhân phạm giới, không có giới, sẽ được hưởng 5 quả báu suốt 1.000 kiếp.

Thí chủ làm phước thiện bố thí đến hạng phàm nhân có giới đức trong sạch, sẽ được hưởng 5 quả báu suốt 100.000 kiếp.

Thí chủ làm phước thiện bố thí đến hạng phàm nhân ngoài Phật giáo chứng đắc thiền và thần thông, sẽ hưởng được 5 quả báu suốt triệu triệu kiếp hoặc một ngàn tỷ kiếp (1012).

Thí chủ làm phước thiện bố thí đến hành giả đang tiến hành thiền tuệ để chứng đắc bậc Thánh Nhập Lưu, sẽ hưởng được 5 quả báu vô lượng kiếp.

Thí chủ làm phước thiện bố thí đến bậc Thánh Nhập Lưu, sẽ hưởng được 5 quả báu vô lượng kiếp nhiều hơn nữa.

Thí chủ làm phước thiện bố thí đến bậc Thánh Nhất Lai, bậc Thánh Bất Lai, bậc Thánh A-ra-hán, Ðức Phật Ðộc Giác, Ðức Chánh Ðẳng Giác sẽ được hưởng quả báu vô lượng, vô lượng kiếp không sao kể xiết được.

Về cá nhân thọ thí, bậc thọ thí có đầy đủ 5 đức: giới – định – tuệ – giải thoát – giải thoát tri kiến hoàn toàn chừng nào thì quả báu vô lượng, vô lượng chừng ấy.

Ví như người nông dân tài giỏi, có hạt giống tốt, gieo trên thửa ruộng tốt mầu mỡ, thì chắc chắn sẽ thu hoạch được bội phần. Cũng như vậy, thí chủ có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, có tác ý thiện tâm trong sạch đầy đủ 3 thời kỳ, hoan hỉ làm phước bố thí những vật bố thí hợp pháp, đến bậc thọ thí có đầy đủ 5 đức: giới – định – tuệ – giải thoát – giải thoát tri kiến hoàn toàn chừng nào, chắc chắn quả báu vô lượng, vô lượng kiếp kể từ thuở ấu niên, trung niên cho đến lão niên đầy đủ chứng ấy.
 
Cẩm Nang Tuệ Quán

Thuật ngữ Vipassanā (Tuệ Quán) phải được hiểu là tên gọi của thứ trí tuệ thấy rõ Tam Tướng trong Danh Sắc.
Sự đào dưỡng trí tuệ này chính là công phu quan trọng nhất trong Phật Giáo, mà cứu cánh rốt ráo là sự chấm dứt phiền não, chứng ngộ Niết Bàn, giải thoát tất cả đau khổ.


Một hành giả muốn bắt đầu tu tập Tuệ Quán, trước hết phải biết qua những điều căn bản cần thiết như về 6 Tuệ Xứ (Vipassanābhūmi), 4 Niệm Xứ, …
Nhờ vậy trong việc tu tập sẽ không bị mơ hồ, nhầm lẩn. Tôi vừa nói là chỉ trình bày vắn tắt, nhưng nội dung vắn tắt đó chính là những gì tôi vừa giới thiệu. Trước hết, thế nào là 6 Tuệ Xứ (Vipassanābhūmi)?

Nguyên nghĩa chữ Bhūmi này là nơi chốn, địa điểm, nhưng ở đây ta có thể xem nó là chữ đồng nghĩa với Đề Mục, Án Xứ (Kammaṭṭhāna) hay cảnh sở tri – đối tượng tri nhận (Ārammana).

Người tu Tuệ Quán nhất thiết phải biết qua 6 Tuệ Xứ này.
Đó là: (1) Năm Uẩn, (2)mười hai Xứ, (3)mười tám Giới, (4)hai mươi hai Quyền, (5)Bốn Đế và (6)mười hai Duyên Khởi.


Nói gọn lại, toàn bộ 6 Tuệ Xứ này chỉ là Danh Pháp và Sắc Pháp mà thôi. Còn 4 Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna) thì là 4 chỗ an trú của Chánh Niệm. Chánh Niệm ở đây là sự ghi nhớ đặc biệt thù thắng có thể dẫn tâm chứng nghiệm Niết Bàn.

Bốn Niệm Xứ bao gồm 4 thể tài căn bản: Thân Niệm Xứ, Thọ Niệm Xứ, Tâm Niệm Xứ và Pháp Niệm Xứ.
A- THÂN NIỆM XỨ có 12 đề mục (pabba) để hành giả ghi nhận:

(1)Ānāpānapabba: Sự ghi nhớ từng hơi thở ra vào.
(2)Iriyāpathapabba: Sự ghi nhớ từng động tác đi, đứng, nằm, ngồi.
(3)Sampajaññapabba: Sự ghi nhớ trong từng sinh hoạt nhỏ nhặt như bước tới, bước lui, nhìn ngang liếc dọc, đắp y, mang bát, tiểu tiện, …
(4)Patikūlapabba: Quán tưởng 32 thứ uế trược trong thân thể như tóc, lông, móng, răng, da, …
(5)Dhātupabba: Quán tưởng bốn thành tố: đất, nước, lửa, gió trong thân.
(6-12) Asubhapabba: Quán tưởng thây người chết từ lúc mới tắt thở đến các giai đoạn sình trương, rĩ nước, phân hủy cho tới khi chỉ còn là xương trắng.

B- THỌ NIỆM XỨ gồm có chín đề mục để ghi nhận, mà nói gọn lại là ba cảm giác: Khổ, Lạc, Xả, của thân tâm trong các trường hợp có hay không có liên hệ đến vật dục (āmisa)

C- TÂM NIỆM XỨ gồm có 16 đề mục ghi nhận (tâm mình đang ra sao thì biết rõ như vậy):

(1)Sarāgaṃ: Tâm có ái nhiễm.
(2)Vītarāgaṃ: Tâm không có ái nhiễm.
(3)Sadosaṃ: Tâm có sân hận.
(4)Vītadosaṃ: Tâm không có sân hận.
(5)Samohaṃ: Tâm có si mê.
(6)Vītamohaṃ: Tâm không có si mê.
(7)Sankhittaṃ: Tâm có trạng thái hôn thụy.
(8)Vikkhittaṃ: Tâm phóng dật.
(9)Mahaggataṃ: Tâm đang trú trong thiền Sắc hay Vô Sắc Giới.
(10)Amahaggataṃ: Tâm không an trú trong loại thiền định nào.
(11)Sa-uttaraṃ: Tâm Dục Giới.
(12)Anuttaraṃ: Không phải tâm Dục Giới.
(13)Samāhitaṃ: Tâm có Định.
(14)Asamāhitaṃ: Tâm không có Định.
(15)Vimuttaṃ: Tâm không có phiền não.
(16)Avimuttaṃ: Tâm chưa thoát phiền não.

D- PHÁP NIỆM XỨ có 5 đề mục:


(1)Nivaranapabba: Quán xét về năm triền cái.
(2)Khandhapabba: Quán xét về năm Uẩn.
(3)Āyatanapabba: Quán xét về 12 Xứ.
(4)Bojjhangapabba: Quán xét về 7 Giác Chi.
(5)Saccapabba: Quán xét về 4 Đế.

Trong tất cả đề mục vừa kể trên đây, có những thứ chỉ có thể là án xứ cho pháp môn Tuệ Quán (Vipassanā), nhưng có những đề mục thích hợp cho cả pháp môn Chỉ Tịnh (Samatha). Ở đây, đề mục Tứ Oai Nghi (Iriyāpathapabba), đề mục Tỉnh Giác (Sampajaññāpabba) và đề mục Tứ Đại (Dhātupabba) chỉ có thể là án xứ Tuệ Quán.

Đề mục về Hơi Thở (Ānāpānapabba) có thể áp dụng cho cả Chỉ Quán. Hai đề mục Thể Trược (Patikūlapabba) và Tử Thi (Asubhapabba) cần được tu tập Chỉ trước Quán sau. Riêng về Thọ Niệm Xứ, Tâm Niệm Xứ và Pháp Niệm Xứ thì chỉ có thể là án xứ Tuệ Quán mà thôi.

Bốn Niệm Xứ phân tích theo năm Uẩn thì như sau:

(1)Thân Niệm Xứ thuộc về Sắc Uẩn (Sắc Pháp-Rūpadhamma).
(2)Thọ Niệm Xứ thuộc Thọ Uẩn (Danh Pháp -Nāmadhamma).
(3)Tâm Niệm Xứ thuộc Thức Uẩn (Danh Pháp).
(4)Pháp Niệm Xứ thuộc cả năm Uẩn, nên vừa là Danh Pháp vừa là Sắc Pháp.

BỐN NIỆM XỨ VÀ CÁC CƠ TÁNH (CARITA) CHÚNG SANH

Đề mục tu tập và khuynh hướng tâm lý của hành giả luôn có một quan hệ rất đáng kể.

Đó là lý do phải có thêm phần dẫn giải này.
Ở đây các ngài đặc biệt nhấn mạnh hai khuynh hướng phiền não ở các hành giả là Khát Ái và Tà Kiến.


Thân Quán Niệm Xứ rất thích hợp cho người nhiều tham ái và ít trí tuệ.
Thọ Quán Niệm Xứ thích hợp cho người nhiều tham ái nhưng cũng có nhiều trí tuệ.
Tâm Quán Niệm Xứ thích hợp cho người nhiều tà kiến và kém trí tuệ.
Pháp Quán Niệm Xứ thích hợp cho người nhiều tà kiến nhưng cũng nhiều trí tuệ.



Cẩm Nang Tuệ Quán
Nguyên tác Thái Ngữ: Achahn Naeb
Bản dịch tiếng Việt: Tỳ khưu Giác Nguyên
 
Sửa lần cuối:
Hỏi: Đề mục của Tứ Niệm Xứ là cái gì?

Đáp: Dạ thưa, đề mục của Tứ Niệm Xứ là bất cứ cái gì mà anh quan sát nó, anh ghi nhận nó, anh kiểm soát nó bằng chánh niệm, còn cái gì anh theo đuổi nó mà nó không phải bằng chánh niệm thì cái đó gọi là hướng ngoại.


Thí dụ như mình đi vệ sinh, mình biết rõ là mình đang đi vệ sinh, chuyện đó nó dơ, mất vệ sinh thiệt, nhưng đó chính là đề mục, và mình hoàn toàn có thể đắc đạo bằng đề mục mà mình đang biết rất rõ làm cái gì.

Trong khi đó, mình ngồi trước chánh điện thấy nó linh thiêng như vậy nhưng tâm lăng xăng là không tốt, khi người ta đi vệ sinh trong toilet, mà mọi sự diễn ra bằng chánh niệm thì nó tốt hơn là ngồi trong chánh điện mà thất niệm.

Câu này tôi biết nhiều người chịu không nổi, nghĩ rằng tu là phải trang nghiêm sạch sẽ mới gọi là tu, còn trong toilet nó không sạch sẽ, làm sao mà tu, nhưng thật ra không phải như vậy.

Ở đâu có niệm, có tuệ, có thiện pháp thì ở đó là đất Phật, ở đó là linh thiêng. Ở đâu mà có tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi thì ở đó là cõi sa đọa.

Trong kinh Tăng Chi Phật dạy:

Ở đâu mà có từ, bi, hỷ, xả, thì ở đó là cõi Phạm cung của Phạm thiên.
Ở đâu có trí sanh diệt, quán vô ngã, thì ở đó chính là trụ xứ của thánh nhận.
Ở đâu mà có thập thiện thì ở đó là trú xứ của nhân thiên.
Ở đâu mà có tham sân si, thì ở đó là địa ngục, là cõi bàng sanh, ngạ quỷ, A-tu-la.
Ở đâu có lòng khát khao vật chất thì đó là chốn ngạ quỷ.
Ở đâu có lòng sân si, tị hiềm, mâu thuẫn, xung đột thì đó chính là cõi A-tu-la.
Ở đâu mà tham ăn, tham ngủ, u mê, không phân biệt phải quấy đó chính là cảnh giới bàng sanh.
Ở đâu mà cắm đầu trong máu lệ, đau khổ, ghen tuông, sợ hãi, không có lòng tìm ra lối thoát thì đó chính là cõi địa ngục.


Trong đạo Phật mình có hai cảnh giới:

1.Tục đế:
là cảnh giới hiện tượng như con heo ở trong chuồng, con chim ở trong lồng, con cá ở dưới nước đó là cảnh giới sa đọa hiện tượng.

2. Chân đế: là cảnh giới biểu tượng là tâm tham, sân, si, ở đâu có phiền não thì ở đó có sự sa đọa.

Tâm hướng ngoại là tâm thiếu nội tĩnh, lăng xăng, tâm thích rong ruổi, muốn chuyện này, thích chuyện kia, bất mãn, xung đột, mâu thuẫn chuyện nọ, trong khi Tứ Niệm Xứ, dầu là phàm hay thánh hễ sống chánh niệm thì họ không muốn hành động, bởi vì còn có ý thích hành động có nghĩa là còn quẩn quanh trong 3 hành, vô minh duyên hành, chính vì có vô minh trong 4 Đế nó mới dẫn đến ba hành, ba hành gom gọn chỉ có hai, đó là thiện hành và ác hành, cho nên còn có ý thích trong hành động là còn tiếp tục gầy dựng dòng chảy duyên khởi.

Hành giả Tứ Niệm Xứ không thiết tha trong ác, thiện, vì họ biết ác dẫn đến sa đọa, và thiện dẫn đến nhân thiên, cái nào cũng là sanh tử, cho nên hành giả Tứ Niệm Xứ chỉ có quan sát và quan sát mà thôi.
 
Sửa lần cuối:
Top