diet_bo_do
Đẹp trai mà lại có tài

Sở Y tế Hà Nội: '70% điểm bán thức ăn đường phố khó truy xuất nguồn gốc'
Thành phố hiện có gần 7.000 điểm kinh doanh thức ăn đường phố tập trung gần trường học, trong đó 70% khó truy xuất nguồn gốc, theo Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội.Tại phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội sáng 9/7 về an toàn thực phẩm, nhiều đại biểu đặt câu hỏi liên quan đến quản lý quán ăn đường phố, hàng rong và cơ sở giết mổ, tiêu thụ gia súc gia cầm.
Đại biểu Duy Hoàng Dương bày tỏ lo ngại về tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm từ kinh doanh ăn uống đường phố, đặc biệt là quán ăn, hàng rong ở gần trường học. Ông đề nghị Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo nêu giải pháp để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với loại hình kinh doanh này.
Quán ăn trên hè phố Hàng Chiếu, phường Hoàn Kiếm. Ảnh: Giang Huy
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 463.031px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">

Quán ăn trên hè phố Hàng Chiếu, phường Hoàn Kiếm. Ảnh: Giang Huy
Phó giám đốc phụ trách Sở Y tế Nguyễn Đình Hưng cho biết toàn thành phố có 3.500 bếp ăn tập thể, gần 7.000 điểm kinh doanh đường phố tập trung gần 600 trường học, đại học và bến xe. "Trong đó 70% điểm bán thức ăn đường phố khó truy xuất nguồn gốc", ông Hưng nói.
Ông chỉ ra nguyên nhân một số chủ cơ sở chưa nhận thức được vai trò quan trọng của an toàn vệ sinh thực phẩm; số cơ sở kinh doanh ăn uống lớn, trong đó rất nhiều cơ sở quy mô nhỏ lẻ nên khó quản lý. Ngoài ra, chính quyền địa phương chưa kiểm soát chặt chẽ thức ăn đường phố, chưa ứng dụng kỹ thuật số trong quản lý truy xuất nguồn gốc.
Phó chủ tịch Vũ Thu Hà cho biết thành phố đã và đang triển khai nhiều mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm, bao gồm: Tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát, bữa cỗ tập trung đông người, bếp ăn tập thể trong trường học, mô hình kiểm soát thực phẩm trong và xung quanh chợ đầu mối.