Thông tin mới về tàu ngầm Mỹ nát mũi ở Biển Đông

Giới chuyên gia gọi USS Connecticut là “xe hơi thể thao hạng sang” trong các tàu ngầm. Tuy nhiên, sau vụ va chạm với núi ngầm ở Biển Đông, USS Connecticut - khí tài trị giá 3 tỷ USD với hệ thống thiết bị điện tử được trang bị tối tân bậc nhất của Mỹ - bị đặt dấu hỏi lớn về khả năng hoạt động.

Tai nạn tàu ngầm không phải chuyện hiếm, theo chuyên gia (ảnh: CNN)

Tai nạn tàu ngầm không phải chuyện hiếm, theo chuyên gia (ảnh: CNN)

Hải quân Mỹ cho biết, tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut lớp Seawolf đã va phải một ngọn núi ngầm ở Biển Đông hôm 2.10. Ba sĩ quan chỉ huy tàu USS Connecticut đã bị Mỹ trừng phạt sau vụ việc.

USS Connecticut là một trong 3 tàu ngầm lớp Seawolf hiếm hoi, được cho là có năng lực chiến đấu mạnh nhất của hải quân Mỹ. USS Connecticut được chế tạo chuyên biệt cho nhiệm vụ săn tàu ngầm Liên Xô dưới lòng biển sâu. Tuy nhiên, nó lại không phát hiện một ngọn núi ngầm cố định ở Biển Đông để rồi xảy ra va chạm nguy hiểm.



Theo các chuyên gia, nếu xảy ra sự cố rò rỉ hạt nhân ở Biển Đông, hậu quả đối với môi trường sẽ là vô cùng lớn.

“Việc tàu ngầm đâm phải núi ngầm là rất khó xảy ra. Tuy nhiên, chuyện gì cũng có ngoại lệ”, Thomas Shugart – thủy thủ có hơn 11 năm làm việc trên các tàu ngầm Mỹ – nhận xét.

Các tàu ngầm hiện đại ngày nay được trang bị 2 hệ thống dò đường bao gồm hệ thống định vị thủy âm chủ động và hệ thống định vị thủy âm thụ động. Hai hệ thống này được xem là “con mắt” của thủy thủ tàu ngầm.

Tuy nhiên, khi làm nhiệm vụ, hệ thống định vị thủy âm chủ động (giúp phát hiện các vật thể di chuyển, không phát ra âm thanh) có thể bị tắt vì gây ra tiếng “ping” ồn ào, dễ làm lộ vị trí. Hệ thống định vị thủy âm thụ động không gây ồn, nhưng nhược điểm của nó là không phát hiện được các vật thể bất động, không phát ra âm thanh.

“Hệ thống định vị thủy âm thụ động chỉ có thể phát hiện được những thứ phát ra âm thanh. Nếu vật trước mắt bạn không phát ra bất cứ tiếng động nào, chẳng hạn như một núi ngầm, bạn có thể sẽ không hay biết gì trước khi xảy ra va chạm”, Bryan Clark – cựu sĩ quan chỉ huy tàu ngầm thuộc hải quân Mỹ – nói.

“Tuy nhiên, khả năng tàu ngầm đâm phải núi ngầm dưới đáy biển vẫn là cực kỳ thấp. Những ngọn núi ngầm thường được đánh dấu cố định trên bản đồ. Trong tác chiến tàu ngầm, luôn có những kế hoạch cụ thể, tỉ mỉ được vạch ra”, ông Bryan Clark nói.

USS Connecticut được đưa vào hoạt động ngày 11.12.1998 (ảnh: CNN)

USS Connecticut được đưa vào hoạt động ngày 11.12.1998 (ảnh: CNN)

“Bạn cần có kế hoạch và bản đồ về khu vực hoạt động của tàu ngầm. Bạn cần nắm được các thông tin về độ nông sâu ở khu vực mà tàu ngầm sắp đi qua, nơi đó có rủi ro gì không. Bạn cần biết tất cả, cho dù đó là một núi ngầm, đống container chìm hay xác tàu đắm… Bạn cần điều khiển con tàu tránh những khu vực có nhiều rủi ro”, ông Clark nhấn mạnh.

Một số chuyên gia tàu ngầm nói với CNN rằng, trong một số tình huống bất ngờ, chỉ huy tàu ngầm buộc phải thay đổi lộ trình an toàn đã định sẵn. Thủy thủ lái tàu ngầm cũng có thể mắc sai lầm, gây ra tai nạn.

“Chưa đến 50% diện tích đáy biển được lập bản đồ ở Biển Đông - nơi 1/3 lượng hàng hóa của thế giới đi qua, cũng là nơi Trung Quốc đang xây dựng và củng cố các đảo nhân tạo. Về cơ bản, vẽ bản đồ trên Mặt trăng còn dễ hơn dưới đáy Biển Đông. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên nếu tàu ngầm di chuyển với tốc độ cao và đâm phải vật gì ở đó”, David Sandwell – giáo sư địa lý tại Viện Hải dương học Scripps ở California (Mỹ) – nói với CNN.

Hải quân Mỹ cho hay, Connecticut có thể di chuyển với vận tốc 46,3 km/giờ dưới đáy biển, nhanh hơn nhiều so với tàu chở hàng đi trên mặt nước. Connecticut cũng có thể mang nhiều vũ khí hơn các tàu ngầm tấn công khác của Mỹ. Trong một nhiệm vụ thông thường, Connecticut có thể lặn xuống cùng 50 ngư lôi và một tên lửa hành trình Tomahawk.

“Sử dụng hệ thống vệ tinh hiện đại, chúng tôi xác định được 27 đỉnh núi ngầm mà Connecticut có thể đâm phải. Lưu ý là 27 điểm này chưa được cập nhật trên bản đồ đáy biển của hải quân Mỹ”, ông Sandwell nói.

“Rất có thể Connecticut đã tắt hệ thống định vị thủy âm chủ động để tránh bị phát hiện khi làm nhiệm vụ dưới đáy biển. Nó gây rất nhiều tiếng ồn. Khi máy móc bị tắt đi, việc thủy thủ mắc sai lầm là điều dễ hiểu. Trong lịch sử, đã có nhiều vụ va chạm tàu ngầm xảy ra khi hệ thống thủy âm chủ động bị tắt”, ông Sandwell nói thêm

Việc đưa USS Connecticut, tàu ngầm trị giá 3 tỷ USD gặp sự cố ở Biển Đông, trở lại hạm đội là ưu tiên hàng đầu của Hải quân Mỹ.


Tàu ngầm USS Connecticut. Ảnh: US Navy




Tàu ngầm USS Connecticut. Ảnh: US Navy

The War Zone ngày 15/7 đưa tin, tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Connecticut – một trong những tài sản chiến lược thuộc lớp Seawolf của Hải quân Mỹ – dự kiến quay trở lại hoạt động vào cuối năm 2026, muộn hơn một năm so với kế hoạch ban đầu.

Hiện tàu ngầm này đang nằm tại xưởng tàu hải quân Puget Sound, bang Washington, để sửa chữa sau sự cố va chạm nghiêm trọng vào năm 2021 ở Biển Đông.



Tàu đâm núi ngầm, 3 sĩ quan cấp cao mất chức

Theo The War Zone, sự cố xảy ra vào ngày 2/10/2021, khi tàu ngầm lớp Seawolf USS Connecticut va chạm với một núi ngầm không có trên hải đồ ở Biển Đông trong lúc đang lặn thực hiện nhiệm vụ.

Cú va chạm khiến phần mũi tàu, bao gồm hệ thống định vị sonar và cấu trúc dưới mũi, bị hư hại nghiêm trọng. Tàu phải nổi lên khẩn cấp và mất khoảng một tuần để di chuyển về đảo Guam (Mỹ). Từ đó, tàu tiếp tục hành trình về thành phố San Diego (bang California), rồi tới xưởng tàu ở Puget Sound để sửa chữa dài hạn.

Có 11 thủy thủ bị thương nhẹ trong sự cố, chủ yếu bị xây xát và chấn động, không có ai thiệt mạng. Sau điều tra, Hải quân Mỹ kết luận nguyên nhân chính là do kế hoạch hành trình yếu kém, tổ trực không tuân thủ đúng quy trình điều hướng và chỉ huy lỏng lẻo, dẫn đến việc tàu đi vào khu vực nguy hiểm vốn chưa được khảo sát đầy đủ dưới đáy biển.

Vì sự cố nghiêm trọng này, ba sĩ quan cấp cao bị cách chức bao gồm, chỉ huy trưởng Cameron Aljilani, phó chỉ huy Patrick Cashin, kỹ thuật trưởng phụ trách sonar Cory Rodgers.

Hải quân Mỹ tuyên bố đã “mất niềm tin vào năng lực chỉ huy” của 3 sĩ quan này. Ngoài ra, nhiều nhân sự trực ca hôm đó cũng bị kỷ luật nội bộ.

“Sự cố hoàn toàn có thể tránh được nếu tàu hoạt động cẩn trọng và tuân thủ quy trình”, một quan chức Hải quân cấp cao nói. Sau vụ việc, Hải quân Mỹ đã triển khai gần 30 biện pháp cải tiến quy trình điều hướng và kiểm soát rủi ro trên toàn hạm đội tàu ngầm.

Sửa chữa phức tạp, kéo dài 5 năm

Từ tháng 2/2023, tàu bắt đầu bước vào giai đoạn bảo dưỡng sâu kéo dài. Hải quân Mỹ ban đầu hy vọng có thể hoàn tất trong khoảng 31 tháng, tức đến tháng 9/2025. Nhưng mới đây, họ xác nhận tiến độ đã trễ và phải đến cuối năm 2026 tàu mới có thể trở lại biên chế.

Chi phí sửa chữa cụ thể không được công bố. Tuy nhiên, quốc hội Mỹ từng duyệt ngân sách khẩn cấp 40 triệu USDcho giai đoạn đầu sửa chữa và thêm 10 triệu USD để chế tạo lại phần mũi tàu. Đây mới chỉ là một phần nhỏ trong tổng kinh phí thực tế.

Tàu USS Connecticut tại xưởng Puget Sound năm ngoái cho thấy tàu vẫn nằm im tại chỗ, mất hoàn toàn phần mũi sonar. Ảnh: US Navy

Tàu USS Connecticut tại xưởng Puget Sound năm ngoái cho thấy tàu vẫn nằm im tại chỗ, mất hoàn toàn phần mũi sonar. Ảnh: US Navy

Tình hình kéo dài một phần vì mức độ hư hỏng nặng và thiết kế đặc biệt của lớp Seawolf. Chỉ có 3 tàu loại này từng được đóng – trong đó một chiếc (USS Jimmy Carter) được chỉnh sửa riêng cho nhiệm vụ tình báo dưới nước. Do số lượng ít và đã ngừng sản xuất, việc tìm linh kiện thay thế như phần mũi tàu hoặc sonar (thiết bị định vị dưới nước bằng sóng âm) gần như là rất khó khăn. Không thể tháo dỡ từ các tàu cùng lớp đã ngừng hoạt động – vì không có tàu nào như vậy.

Một số hình ảnh của USS Connecticut tại xưởng Puget Sound năm ngoái cho thấy tàu vẫn nằm im tại chỗ, mất hoàn toàn phần mũi sonar và phần lớp phủ cách âm ở nhiều khu vực bị bong tróc, dù đã cập bến để sửa chữa hơn một năm rưỡi.

Tàu đắt đỏ, nhiệm vụ đặc biệt

Lớp Seawolf là sản phẩm cực kỳ đắt đỏ thời hậu Chiến tranh Lạnh. Giá mỗi tàu thời điểm ký hợp đồng vào năm 1983 đã lên tới 3,1 tỷ USD – tương đương hơn 10 tỷ USD theo thời giá năm 2025 – biến chúng thành những tàu ngầm tấn công đắt nhất lịch sử. Vì vậy, dù số lượng rất ít, Hải quân Mỹ vẫn tận dụng các tàu lớp này cho những nhiệm vụ đặc biệt có độ nhạy cảm cao.

Với thiệt hại lớn như hiện tại, Hải quân Mỹ cũng tận dụng thời gian bảo trì để hiện đại hóa toàn diện tàu ngầm Connecticut – bao gồm cả việc tích hợp các công nghệ mới.

Tàu Connecticut được sửa chữa tại xưởng tàu hải quân Puget Sound, bang Washington. Ảnh: US Navy

Tàu Connecticut được sửa chữa tại xưởng tàu hải quân Puget Sound, bang Washington. Ảnh: US Navy

Dấu hiệu lo ngại khi so với đối thủ Trung Quốc

Tình trạng chậm trễ sửa chữa không chỉ diễn ra với USS Connecticut. Nhiều tàu ngầm và tàu mặt nước của Mỹ cũng gặp tình trạng tương tự, chủ yếu do hạn chế về năng lực của các xưởng đóng tàu và thiếu hụt nhân lực có tay nghề cao. Đây cũng là một dấu hiệu đáng lo ngại khi so sánh với tốc độ đóng tàu vượt trội của Trung Quốc – đối thủ cạnh tranh chính của Mỹ trong lĩnh vực hải quân.

Chương trình phát triển tàu ngầm tấn công hạt nhân thế hệ tiếp theo của Mỹ – SSN(X) – vốn được kỳ vọng thay thế Seawolf, cũng đang chậm tiến độ. Ban đầu dự kiến khởi động từ giữa thập niên 2030, nhưng đến nay, Hải quân Mỹ đã dời mốc sang đầu thập niên 2040. Trong ngân sách 2026, họ đang đề nghị thêm gần 623 triệu USD để tiếp tục phát triển chương trình này.

Tất cả những yếu tố nói trên khiến việc khôi phục USS Connecticut trở thành một ưu tiên cấp thiết, bất kể chi phí ra sao. Nếu đúng tiến độ, con tàu sẽ trở lại sau đúng 5 năm kể từ cú va chạm dưới đáy Biển Đông.
 

Có thể bạn quan tâm

Top