Live TIẾNG LÓNG SAIGON.

sami88

Người phá đò sông Đà
TIẾNG LÓNG SAIGON.

Khi kinh tế phát triển, xe hơi có tiếng lóng là “xế hộp”, xe ngựa là “ôtô hí” , xe đạp là “xế độp”,đi nhảy đầm là “đi bum”, đi tán gái là “chim gái” hoặc “cua gái” hay “o mèo”, cua gái với ý đồ xấu là “bắt bò lạc”, đi ngắm gái là “đi nghễ”, quần là “quởn”, quần áo xịn diện đi chơi là “đồ vía”, chơi tứ sắc là “đi xòe”, đánh chắn là “múa quạt”, chơi mạt chược là “đi xoa”, đi uống rượu là “đi nhậu”, tiền bạc gọi là “địa”, nhiều tiền là “đông địa”, làm tiền người khác là “bắt địa”, ăn cắp là “chôm chỉa” hay “nhám tay” hoặc “cầm nhầm”, tuyệt vời là “hết sảy”, không giữ lời hứa là “xù”, bố mẹ là “ông bà via” hoặc “khứa lão”.

Cái chết thường bị kiêng kỵ, ít được nhắc tới. Vậy mà tiếng lóng Sài Gòn có tới 7 tiếng lóng chỉ cái chết: tịch, hai năm mươi, mặc sơ-mi gỗ, đi ô tô bương, chầu Diêm vương, đi bán muối, hui nhị tỳ. Kể cũng...can đảm.

Dân làng báo chúng tôi hồi đó cũng lả vua tiếng lóng. Báo hàng ngày gọi là “nhật trình”. Nhật trình ra hàng ngày nên những giờ trước khi báo ra tòa soạn nhộn nhịp như đánh vật. Kẻ chạy ra, kẻ đi vô, cột báo thiếu mấy phân cần trám vô, vậy là “tin kho tiêu” được moi ra. Tin kho tiêu là tin không cần thời gian, cứ vứt đó, khi nào có một khoảng trống cần ráp vô là moi ra xài.

Các nhật báo ngày đó thường có mục “Xe Cán Chó, Chó Cán Xe” đăng những tin hạng nhì, vậy mà cột báo này lại ăn khách. Hầu như trong mỗi người chúng ta tính tò mò cũng nằm vùng. Tin loại “chó cán xe” đáp ứng được cái tính đó. Những tin quan trọng được gọi là “tin vơ-đét”, nhại từ chữ tây vedette, được bưng lên trang nhất.

Tóm tắt tài liệu thành một bài tóm gọn gọi là “luộc bài”, chắp nhiều nguồn vào thành một bài gọi là “xào bài”. Tin tung ra để thăm dò dư luận là “tin ba-lông”. Đây là một thứ tin có thể có thật chưa được tiết lộ, tung ra để coi phản ứng của độc giả. Tin ba-lông khác với “tin phịa” là tin hoàn toàn bịa đặt. Điển hình là phóng sự “Con Ma Vú Dài tại Khám Chí Hòa” của báo Trắng Đen vào đầu thập niên 1960.

Báo hàng ngày hồi xưa đều phải có truyện dài hàng ngày, gọi lả “feuilleton”,để giữ độc giả. Đây là chiêu cạnh tranh nhau khốc liệt nhất. Đầu tiên chỉ một truyện, rồi leo thang lên dần tới cả chục truyện. Có lúc ông Thứ Trường Bộ Thông Tin Trần Ngọc Huyến phải ra lệnh giới hạn mỗi báo chỉ được đăng một truyện feuilleton thôi.

Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, khi ông Phạm Thái nắm bộ Thông Tin đã cởi trói cho đăng thả giàn. Các nhà văn Mai Thảo, Văn Quang, Nguyễn Thụy Long, Duyên Anh và nhiều nhà văn nổi tiếng khác đều đã cầm tiền feuilleton. Mấy ông nhà văn thường lười, viết truyện feuilleton thì không lười được, mỗi ngày phải trám đủ mấy cột báo. Nhờ vậy mà các ông có tác phẩm xuất bản sau khi đăng báo. Phần lớn tiểu thuyết của Mai Thảo đều là sản phẩm mì ăn liền từ feuilleton.

Nhưng rầm rộ nhất của truyện feuilleton là ông nhà văn Kim Dung sống ở Hồng Kông. Truyện của ông được đăng hàng ngày trên báo Hồng Kông bằng tiếng Hoa, nhiều báo Việt Nam đăng lại. Người tiên phong dịch truyện Kim Dung là Tiền Phong Từ Khánh Phụng. Ông này người Minh Hương, thường được gọi tên là “Sìn Phoóng”, đọc chữ Hoa nhanh như chớp.

Truyện đầu tiên ông dịch là Bích Huyết Kiếm đăng trên báo Đồng Nai. Một dịch giả trẻ thông thạo chữ Hán là Tam Khôi “cạnh tranh” dịch bộ Anh Hùng Xạ Điêu cũng của Kim Dung đăng trên tờ Dân Việt. Từ đó báo chí Sài Gòn rộ lên truyện Kim Dung. Một loạt các dịch giả truyện Kim Dung từ đó nổi lên được các báo trải chiếu hoa đón chào. Hàn Giang Nhạn, Từ Khánh Vân, Phan Cảnh Trung, Đà Giang Tử, Tường Anh, Lã Phi Khanh, Vũ Ngọc, Dương Quân, Khưu Văn, Cao Tự Thanh, Lê Khánh trường, Đông Hải, Hoàng Ngọc (Huỳnh Ngọc Chiến), Vũ Đức Sao Biển, Ngọc Thạch Hữu Nùng, Phạm Tú Châu.

Truyện Kim Dung đăng trên Minh Báo ở Hong Kong, mỗi ngày chỉ vài ngàn chữ. Nhưng vài ngàn chữ này là vàng ròng được gửi theo máy bay đi khắp nơi trong đó có Việt Nam. Thời Đệ Nhất Cộng Hòa Sài Gòn chỉ có 9 nhật báo. Tháng 12/1963, sau đảo chánh, có tới 44 tờ. Tất cả đều có đăng truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Có khi máy bay từ Hồng Kông qua chậm, các dịch giả, các chủ báo và các độc giả vò đầu bứt tai như đỉa phải vôi.

Hàn Giang Nhạn là dịch giả được các chủ báo o bế nhất. Ông dịch cho cả chục tờ báo. Khi nhận được tờ Minh Báo , ông nửa nằm
nửa ngồi trên ghế trường kỷ, mắt đọc, miệng dịch cho người thư ký ngồi bên cạnh ghi lại, chung quanh là các tay chạy bài của các báo có hợp đồng ngồi chờ. Người thư ký ghi trên một sấp giấy có kẹp giấy than để viết thành nhiều bản. Ngưởi thư ký đó là ông Nguyễn văn Tầm sau này kể lại: “Nhà của Hàn Giang Nhạn tiên sinh ngày ấy ở Bàn Cờ. Buổi sáng, tiên sinh vừa uống cà phê xong là đã có 12 anh tùy phái của các nhật báo tới chờ. Tiên sinh mở tờ Minh Báo ra và cứ thế mà dịch và đọc cho tôi viết bằng tay. Tôi phải lấy 12 tờ giấy pelure loại mỏng, lót 11 tờ carbon, cố gắng ấn đầu bút Bic xuống thật mạnh để “lực đạo” có thể in qua 12 tờ giấy. Hễ tùy phái nào đến trước thì được bản ở trên, ai tới sau phải chịu lấy bản ở dưới.

Cho nên chữ nghĩa lộn xộn, cùng một dịch giả mà báo này in khác báo kia”. Mấy ông sắp chữ ở các tòa báo hẩm hiu nhận phải bản mờ căng mắt lên vừa đọc vừa đoán, có khi chữ tác đánh ra chữ tộ, nên bản dịch do cùng một người dịch mà mỗi báo in một phách! Cũng từ truyện chưởng Kim Dung, các nhà văn thứ thiệt khi viết phim đã dùng tên các nhân vật trong truyện làm bút danh như: Kiều Phong (Lê Tất Điều), Hư Trúc (Nguyên Sa), Kha Trấn Ác (Chu Tử). Truyện chưởng Kim Dung phổ biến như vậy nên có nhiều tiếng lóng ăn theo. Như “Nhạc Bất Quần” chỉ người ngụy quân tử, “Đoàn Chính Thuần” chỉ đàn ông đa tình nhiều vợ. Ngôn ngữ vỉa hè còn có “tẩu hỏa nhập ma”, “cho một chưởng”, “nhất dương chỉ”.
Cuối cùng tôi không thể bỏ qua một tiếng lóng thời thượng còn sống lay lất tới tận bi chừ: “xưa rồi Diễm”. Ai cũng biết chữ lóng này bắt nguồn từ bản nhạc Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn. Bản nhạc này là một trong những bài nổi tiếng nhất của nhạc sĩ họ Trịnh, không chỉ ở Việt Nam. Tại hội chợ Osaka năm 1970, ca sĩ Khánh Ly đã hát lời Nhật của Diễm Xưa dưới nhan đề: Utsukushii mukashi. Dân Nhật kết bài hát này liền. Họ đã chọn Diễm Xưa Utsukushii mukashi là một trong 10 tình ca hay nhất mọi thời đại tại Nhật. Ca sĩ Nhật Yoshimi Tendo đã hát lời Nhật bản Diễm Xưa và được xếp hạng 11 trong 20 ca khúc hay nhất trên truyền hình.

Đài truyền hình Nhật NHK đã chọn bản Diễm Xưa làm nhạc chính cho một bộ phim nói về cuộc hôn nhân của một ông Nhật lấy vợ Việt Nam. Năm 2004, Đại học Kansai Gakuin đã xuất bản một cuốn sách viết về bản Diễm Xưa có kèm theo DVD khi đưa bản nhạc này vào chương trình học môn “Văn Hóa và Âm Nhạc” của trường.
Nhân vật của bản nhạc, Ngô Vũ Bích Diễm, sau khi tốt nghiệp ban Đốc sự trường Quốc Gia Hành Chánh, đã về làm việc với tôi tại Bộ Xã Hội. Trong những lần chuyện trò tâm sự, cô cho biết hồi đó còn nhỏ, ở gần nhà Trịnh Công Sơn tại Huế, thường đi ngang qua nhà Trịnh Công Sơn, khiến người nhạc sĩ đa tình cảm hứng viết thành nhạc. Khi tới tuổi, cô “tỉnh bơ” đi lấy chồng!

Tôi không sanh trưởng ở Sài Gòn nhưng là dân Sài Gòn. Mỗi lần có dịp viết về những chuyện Sài Gòn tôi lan man không dứt ra được. Từ khi bị đổi tên, thành phố làm mặt lạ với dân Sài Gòn xưa. Sài Gòn của tôi, trong tôi vẫn là những kỷ niệm không bao giờ phai, trong đó có tiếng lóng của Sài Gòn.
 
Trong khi em tao @DeptrainhatmienBac ở sg từ nhỏ đến lớn lại xạo lồn ở hn,đụ mẹ tao vừa nhắc đến đình nam chơn đầu tuần là cuối tuần nó set kèo liền.
Thôi. Tội thằng em nên tao ko muốn nói. Tao chỉ thích sự thật nên phân tích hình. Em nó ở ngoài xã hội không giao tiếp được rồi. Tội lắm
 
Mày đang gồng lên làm nam kì gốc như tao đề cập đó huy, giống thằng nhân tôi người miền nam nhưng nói giọng bake. Đụ mẹ người ta nói đường hoa nguyễn huệ,còn mấy thằng hôi lông như mày lại bảo đường đi bộ nguyễn huệ,hài vãi lồn.
bắc kỳ giả dạng như mày mới nói dị thôi.
 
Mày đang gồng lên làm nam kì gốc như tao đề cập đó huy, giống thằng nhân tôi người miền nam nhưng nói giọng bake. Đụ mẹ người ta nói đường hoa nguyễn huệ,còn mấy thằng hôi lông như mày lại bảo đường đi bộ nguyễn huệ,hài vãi lồn.
Ngu, người ta nói phố đi bộ Nguyễn Huệ, để tôi chửi cho bạn bớt nói chuyện ngu.
 

Có thể bạn quan tâm

Top