Don Jong Un
Xamer mới lớn


Trung Quốc vừa đưa ra lời cảnh cáo đến các quốc gia ký các thỏa thuận về thuế quan với Hoa Kỳ, rằng các thỏa thuận này không được tổn thương lợi ích của Trung Quốc. Lợi ích của Trung Quốc là gì?
Theo tôi, các quốc gia ASEAN phần lớn là đối tượng cảnh cáo của Trung Quốc.
Các nước ASEAN có ít nhứt hai điểm chung: Một là lệ thuộc kinh tế (xuất siêu) vào Hoa Kỳ và (nhập siêu) từ Trung Quốc. Hai là, ASEAN là địa bàn cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc. Nếu hai bên Hoa Kỳ và Trung Quốc có xung đột lớn, về kinh tế hay quân sự, cả khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương sẽ là chiến trường mà ASEAN là trung tâm.
Lợi ích của Trung Quốc một mặt là kinh tế, mặt khác là địa chính trị.
Hệ quả của cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung là gì?
Là các nước ASEAN, như Việt Nam, sẽ phải chọn phe, nếu mâu thuẫn Mỹ – Trung lên cao.
Lời cảnh cáo của Trung Quốc cho ta thấy sự quan ngại của Trung Quốc. Các quốc gia ASEAN, như Việt Nam, sẽ chọn theo Mỹ.
Nhắc lại thí dụ Panama. Chúng ta đã thấy quốc gia này sớm “quy hàng” trước những đe dọa thuế quan (và những yêu sách đặc quyền) của TT Trump. Panama đã chấm dứt tư cách thành viên của dự án Vành đai – Con đường của Trung Quốc và loại các tập đoàn thân Trung Quốc quản lý con kinh Panama, ngay sau khi Mỹ có yêu cầu. Panama đã chọn về phe Mỹ.
Chúng ta thấy Việt Nam, Lào, Campuchia, Miến Điện bị áp thuế qua lại cực cao, lần lượt là: 46%, 48%, 49% và 44%. Thái Lan ít hơn một chút là 38%.
Trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, Madagascar có mức 47% và Sri Lanka có mức thuế 44%.
Ngoại trừ Việt Nam và Thái Lan, quan hệ kinh tế giữa Mỹ và các quốc gia còn lại (Lào, Campuchia, Sri Lanka, Madagascar) hầu như “không đáng kể”.
Việc áp thuế của TT Trump không đặt trên nền tảng kinh tế.
Các quốc gia Lào, Campuchia, Sri Lanka, Madagascar trên thực tế đã trở thành “vệ tinh” của Trung Quốc, không chỉ về kinh tế, mà còn trên các lãnh vực an ninh, quốc phòng. Tất cả đều là thành viên của dự án Vành đai – Con đường của Trung Quốc.
Cũng như Panama, Mỹ muốn các quốc gia này phải chọn phe: Hoặc theo Mỹ, hoặc theo Trung Quốc. Theo Mỹ, các quốc gia này phải chấm dứt các quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt các quan hệ an ninh và quốc phòng có thể làm hại đến lợi ích của Mỹ.
Kim ngạch thương mại hai chiều mỗi năm giữa Mỹ và Mexico lên tới 839,9 tỉ đô la, thặng dư 171 tỉ. Với Canada 762,1 tỉ đô la. Hai nước này không có tên trong danh sách áp thuế qua lại của Mỹ (nhờ hiệp ước USMCA). Với Trung Quốc 582,4 tỉ, áp thuế 34%, thặng dư 295,4 tỉ. Với Việt Nam 149,7 tỉ, áp thuế 46%, thặng dư 123,46 tỉ.
Tức là việc áp thuế qua lại của Mỹ không đến từ nguồn gốc kinh tế.
Việt Nam bị ép vào thế lưỡng nan. Việt Nam khó có thể nói câu “thà mất lòng anh đặng bụng chồng” với Trung Quốc!
Việt Nam càng khó khăn hơn. Nội bộ các quốc gia ASEAN, do sự chênh lệch mức thuế quan, vô tình trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với nhau.
Trong nội bộ ASEAN, mức thuế quan cao đánh vào quốc gia có thể làm sụp đổ nền kinh tế của quốc gia đó. Các quốc gia còn lại sẽ chinh phục thị phần của quốc gia bị sụp đổ.
Sự cạnh tranh của các quốc gia sẽ đưa tới các trường hợp Việt Nam có lợi khi Thái Lan bất ổn. Thái Lan, Indonesia và Malaysia có lợi nếu Việt Nam bất ổn v.v…
Tóm lại, tình hình đặc biệt là “khó” đối với Việt Nam. Phương thuốc cho Việt Nam không phải là các nghị quyết kiểu nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân, nghị quyết 57 về phát triển khoa học, công nghệ… hay nghị quyết 59 về hội nhập quốc tế v.v… Không ai tin vào các nghị quyết này hết cả. Một sản phẩm của một tổ chức chính trị nặc danh (đảng CSVN), không có giá trị pháp lý, thì không thuyết phục được ai.
Phương thuốc hữu hiệu cho Việt Nam vẫn là dân chủ hóa chế độ, hòa giải quốc gia và xây dựng quốc gia pháp trị. Không có cách nào khác cả. Loay hoay từ nửa thế kỷ, rốt cục trở lại thời khắc ban đầu.