Vũ Trụ !

phongthanhduong

Trưởng ban cảm tử Hội Tam Hoàng
"Có lẽ ngay từ nhỏ tôi đã thừa hưởng từ ba tôi đặc tính yêu tự do không có bất kể một cái gì
hạn chế được tư duy của ông ấy. Ông ấy kể chuyện là lúc còn phải đi ở chăn trâu thuê ở các
bãi tha ma. Những lúc lũ về ngập khắp nơi ông ấy trèo lên các ngôi mộ. Bọn trẻ con thì rất
sợ ma và lẽ đương nhiên không đứa nào dám trèo lên nơi cao nhất chỗ cái bia mộ để ngồi
tránh lũ. Tôi thì nghe ba tôi kể thế và tôi suy nghĩ. Tuy vẫn rất sợ và không dám nói ra
nhưng tôi đã không hẳn tin là ma có thật và về sau này tôi cũng không tin các lực siêu nhiên
là có thật.
Sự việc là thế này.
Bọn trẻ trong khu tập thể nho nhỏ thường chơi với nhau. Cái nhóm nhỏ ấy cũng có thủ lĩnh
và thủ lĩnh thì luôn là đại diện cho chân lý mà mọi thành viên đều tuân theo một cách tự
nhiên. Thủ lĩnh cái nhóm của bọn trẻ chúng tôi là con của bác giám đốc. Một lần thủ lĩnh
tuyên bố “con Cóc là cậu ông Trời ai mà đánh nó là Trời đánh cho”. Tôi khi ấy chắc tuổi
và cứ nhớ mãi một ngày tôi nhìn thấy dưới gầm giường có một con cóc to. Tôi lẳng lặng
đánh chết nó. Những ngày sau đấy tôi quan sát xem ông Trời có biết chuyện không. Thật
không may cho tôi vào một đêm tối khi đang đi trên con đê tôi nhìn thấy ánh trăng cứ mãi
ở phía trước mặt. Tôi để ý các ông sao cũng như vậy. Thế là tôi hoảng sợ và hiểu ra là đang
bị ông Trời đang theo dõi. Và rằng ông ấy sẽ sai Thiên Lôi đánh chết tôi. Tôi còn nhớ một
buổi tối tôi đã khóc khi mẹ tôi không cho tôi đi theo.
Nhiều ngày sau tôi không ngủ được và rơi vào hoảng loạn. Thế rồi đến một ngày tôi đưa ra
kết luận “ông Trời đã quyết giết chết mình thì mình cũng không thoát được vậy nếu ngày
nào còn sống thì cứ nên sống thoải mãi theo ý mình.” Tôi không chỉ thực hiện như vậy mà
bắt đầu quan sát bầu trời để cố tìm hiểu về nó. Có lần tôi hỏi mẹ tôi về các ngôi sao. Mẹ tôi
không hiểu nổi tình cảnh của tôi khi ấy và không trả lời chúng từ đâu mà ra mà chỉ lên trời
và bảo ở trên ấy có sao Thần Nông là người dạy cho tổ tiên cách trồng lúa. Tôi đã buộc phải
tự nghĩ “các ông sao kia từ đâu mà ra?” Tôi nghĩ có một cái vòm rất cứng và các ông sao gắn
ở trên đấy. Thế rồi tôi tự hỏi “liệu khi tôi đến được cái vòm ấy và đập ra một lỗ thủng thì tôi
sẽ nhìn thấy gì?” Và tôi đã cho rằng tôi sẽ lại “nhìn thấy một cái vòm nữa” và cứ như thế."
 

Attachments

Tao đọc từ dưới lên mà k thấy câu kết luận
 
d c m mày tao phải chửi mày, dm phí mất 5p cuộc đợi tao mà tao cha biết đang đọc cái đầu gì đây , xin mày đi khám bác sĩ đi nhé
 
mày điên à? dcm tao mới dẫn lời thôi, còn mày phải tải về cái kia mà đọc
d c m mày tao phải chửi mày, dm phí mất 5p cuộc đợi tao mà tao cha biết đang đọc cái đầu gì đây , xin mày đi khám bác sĩ đi nhé
[/QUOTEa
 
Xin phép thằng AD t post tiếp.... like !
Đến khi lớn tuổi tôi vẫn giữ những kỷ niệm còn thơ ấy nhưng tôi đã hiểu ra rằng cái nguyên lý “nhìn thấy một cái vòm nữa” chính là một nguyên tắc rất cơ bản để nhận biết. Chúng ta không thể nhận biết ra được cái gì ngoài những cái chúng ta có thể nhận thấy Đó là nguyên lý “Kết quả quan sát sự vật sẽ phải bất biến nếu chúng ta lặp lại quan sát một lần nữa cứ như thế như thế ” Rốt cuộc sự vật phải bất biến với quan sát và hóa ra các sự vật như vậy không có nhiều. Mọi phát minh về vật lý lý thuyết hóa ra là dựa trên nguyên lý này nguyên lý bất biến. Chúng ta luôn cho rằng tất cả những gì chúng ta nhận thấy và hiểu biết là đến với chúng ta một cách tự nhiên và hiển nhiên. Sự thật thì không phải như vậy. Tính khách quan của quá trình quan sát cho rằng “chúng ta chỉ có thể quan sát được một sự kiện khi có một tín hiệu từ vật mà chúng đang muốn quan sát đi tới ”. Vậy có thể có hai khả năng. Khả năng thứ nhất là khi các tín hiệu ấy truyền tới tức thời và khả năng thứ hai là các tính hiệu truyền tới với một độ trễ thời gian nhất định. Đối với khả năng thứ nhất “sự lan truyền tức thời”. Nếu các thay đổi ở điểm này được lan truyền một cách tức thời tới tất cả các điểm khác nhau trong vũ trụ thì hành vi của một vật sẽ là kết quả của sự tác động tức thời toàn vũ trụ lên nó. Như vậy khái niệm về ý muốn chủ quan của chúng ta sẽ không còn bởi mỗi cử chỉ của chúng ta không còn phụ thuộc vào ý muốn của não bộ mình và như vậy khái niệm chết não cũng không còn bởi người chết nhưng vẫn đi lại bình thường. Chúng ta không chấp nhận một thực tế như vậy. Đối với khả năng thứ hai “sự lan truyền không tức thời”. Như vậy sự lan truyền sẽ có một vận tốc nhất định nào đó. Nếu vận tốc này mà có thể tăng lên mãi thì chúng ta sẽ tiệm cận đến mô hình “sự lan truyền tức thời” như thế chúng ta cần phải chấp nhận có một giới hạn cực đại nào đó cho vận tốc lan truyền tác động. Khi một người ở vị trí này nhận được tín hiệu từ một người ở vị trí kia thì cả hai người đều đã biến đổi. Những thông tin đã được truyền đi ấy là thuộc về quá khứ nó không phản ánh hiện tại khách quan của cả hai người. Như vậy chúng ta không có cách nào nhận biết thấy được sự vật cho dù là chúng ở gần chúng ta đến mấy. Sở dĩ chúng ta có thể “nhận thấy” sự vật ở điểm khác là do chúng ta có khả năng tái tạo lại sự việc “lùi vào quá khứ”. Chúng ta làm được điều ấy là nhờ vào một hệ thống niềm tin. Vũ trụ được quan niệm là hiện hữu khách quan nơi các vật chất vận động trong không gian và thời gian không phụ thuộc vào bất kể một ai. Tính khách quan được hiểu là chúng vận động theo các quy luật nội tại và nó cũng hàm ý là các quan sát của mọi người có thể không giống nhau nhưng chúng có thể chuyển đổi theo những nguyên tắc nhất định. Niềm tin còn mách bảo cho chúng ta là chúng ta có thể nhận thức để hiểu vũ trụ thông qua các quan sát. Như thế niềm tin nói rằng những gì xảy ra ngay cạnh chúng thì cũng sẽ như vậy ở vào bất kỳ một nơi nào khác trong vũ trụ. Đó là niềm tin về tính đồng nhất và đẳng hướng của vũ trụ. Chúng ta sẽ nói rõ hơn về hệ thống các niền tin này.
 

Có thể bạn quan tâm

Trả lời
7
Lượt xem
181
Top