Chúng sanh là Phật sẽ thành

Saccaṃ satto patisandhi Paccayākārameva ca

Duddasā caturo dhammā Desetuṃ ca sudukkharā.


“4 pháp tức Thánh Đế, chúng sanh, tục sinh và pháp duyên khởi là pháp khó thấy được lẫn khó trình bày cho người khác hiểu được”.

(Thanh tịnh đạo 2172)
 
Chúng sanh là Phật sẽ thành!

Có một nghịch lý trong Đại Thừa nên cho rằng tất cả các chúng sanh nên phát nguyện thành Chánh Đẳng Giác, thậm chí có những vị Bồ Tát thừa sức nhập Niết Bàn nhưng không thèm nhập, ở lại độ chúng sanh.
Sao nghe giống như là cáo chê nho xanh
Trên thực tế đạo sĩ Sumedha kiếp quá khứ quỳ dưới chân Thế Tôn Nhiên Đăng là đã đủ paramita đắc Thinh Văn 3 minh 6 thông rồi.
Nhưng vì có tâm đại bi với chúng sanh nên nguyện thành Phật Toàn Giác.
Kết quả là phải tu tập thêm 4 a tăng kỳ 100,000 đại kiếp nữa, trong thời gian tu tập đó lên voi xuống chó theo nghĩa đen ko đếm xuể. Dĩ nhiên ai có hạnh nguyện như vậy xứng đáng để lạy, nhưng trên thực tế, số chúng sanh có bản lĩnh làm đc như vậy số lượng là bao nhiêu?
Thậm chí có những lời nguyện như là địa ngục ko trống ko, thề ko thành Phật. Hoặc là sẽ thành Phật sau khi tất cả chúng sanh được giải thoát?
Nếu Bồ Tát nào cũng đều nghĩ thế thì làm gì có những vị Phật, ai cũng mang tư tưởng là chờ người này người kia đạt đến trước, chen lấn xô đẩy nhau sợ bị giác ngộ trước, ai cũng muốn hốt hụi chót. Nghe cũng thấy nực cười.
Ngay cả đức Thế Tôn cũng nói luôn là kẻ ngu luân hồi lâu
 
Sửa lần cuối:
Thân gửi hội chúng “nhất tâm” !

———
TU TẬP NIỆM/PHÁT TRIỂN NIỆM: phải có sự thoải mái, khoan thai, không nên "cắm đầu cắm cổ niệm" hay "hì hục niệm" hay "ráng sức niệm" hay "ra sức niệm" v.v... và v.v... (Dīghanikāya 3, Dasuttarasuttaṃ - Trường Bộ 3, bài Kinh 34):

----------------

Katamo eko dhammo bhāvetabbo? Kāyagatāsati sātasahagatā. Ayaṃ eko dhammo bhāvetabbo.

Một pháp cần được phát triển là pháp nào? Niệm hướng đến thân có sự thoải mái đi cùng. Đây là một pháp cần được phát triển.
 
B Hét Tàu duy nhất của xamvn @tieuthiensu99 🙏






Ta là phật đã thành
 
Mấy nay mình bị chúng sinh cõi xàm độ ngược ra đời, phóng dật triền miên 🙏
Ngài Ananda có nói với Đức Phật là toàn bộ phạm hạnh lệ thuộc một nữa vào thiện bạn hữu.
Đức Phật nói rằng ko có nên nói như vậy.
Toàn bộ Phạm Hạnh này là thiện bạn hữu.
Ở đây bạn hữu mang nghĩa là chánh Pháp, các bạn bè có chánh kiến, các vị hành trì Bát Chánh Đạo chân chánh.

Cho đến khi nào chưa đắc đc Nhập Lưu thánh Quả, tri kiến của mình vẫn còn có thể lung lay, bị tác động, bị thay đổi, do đó vẫn còn rất nguy hiểm.

Phóng dật đến bậc thánh quả thứ 4 mới đoạn trừ đc, thử học hỏi kinh nghiệm đoạn diệt phóng dật của Allahan xam xem sao?
 
Ngài Ananda có nói với Đức Phật là toàn bộ phạm hạnh lệ thuộc một nữa vào thiện bạn hữu.
Đức Phật nói rằng ko có nên nói như vậy.
Toàn bộ Phạm Hạnh này là thiện bạn hữu.
Ở đây bạn hữu mang nghĩa là chánh Pháp, các bạn bè có chánh kiến, các vị hành trì Bát Chánh Đạo chân chánh.

Cho đến khi nào chưa đắc đc Nhập Lưu thánh Quả, tri kiến của mình vẫn còn có thể lung lay, bị tác động, bị thay đổi, do đó vẫn còn rất nguy hiểm.

Phóng dật đến bậc thánh quả thứ 4 mới đoạn trừ đc, thử học hỏi kinh nghiệm đoạn diệt phóng dật của Allahan xam xem sao?
Lành thay 🙏🙏🙏
 
Pāramī (Ba La Mật)

Trong hàng đệ tử của Đức Phật có nhiều vị nhờ pārāmī đã vun vồi từ bao nhiêu kiếp mà đạt được các phẩm hạnh đặc biệt khác nhau về nhiều mặt và được gọi là bậc đệ nhất. Chẳng hạn như ngài Xá Lợi Phất là bậc đệ nhất trí tuệ, ngài Mục Kiền Liên là đệ nhất thần thông, ngài A Nậu Lâu Đà là đệ nhất nhập thiền... Hiểu được pārāmī là do luật nhân quả thì ta sẽ nỗ lực thực hiện các mục đích mà ta hằng mong muốn ngay trong kiếp sống này.

Các hành giả ngồi thiền ở đây không phải là lần đầu tiên mà do đã tập ngồi như vậy từ bao nhiêu kiếp trước, đã gặp Phật Pháp nhiều đời trong quá khứ nên mới có niềm tin và có tâm quyết định hành thiền Minh Sát Niệm Xứ. Mỗi chúng ta đều có ít nhiều Ba La Mật và nay tiếp tục thực hành giáo pháp để vun bồi thêm Ba La Mật đó.

Trên đường thực hành tìm giải thoát, ai ai cũng ít nhiều gặp trở ngại, thử thách. Tuy cùng thực hành một phương pháp Bát Chánh Đạo giống nhau, nhưng mỗi thiền sinh có mỗi trạng thái hoặc kinh nghiệm khác nhau. Trong kinh có bốn hạng hành giả:
1. Hạng hành khó, giác ngộ chậm
2. Hạng hành khó, nhưng giác ngộ mau
3. Hạng hành dễ, nhưng giác ngộ chậm
4. Hạng hành dễ, giác ngộ mau

Cá nhân Sư thuộc về hạng thứ nhất, trong lúc các bạn đồng tu với Sư tiến bộ rất nhanh, có người chỉ một vài năm đã thành thiền sư. Năm 1980, khi viếng thăm Miến Điện, Sư đến Mandalay và nghỉ ở nhà hai mẹ con một cư sĩ. Bà mẹ là một triệu phú, rủ người con đi hành thiền ở trung tâm Mahasi. Người con hành thiền thoải mái, suôn sẻ, kinh nghiệm rất mau, chỉ trong hai tuần đã ghi nhận được các cơn đau mạnh biến tan nhanh chóng. Trong khi đó bà mẹ phải mất đến sáu tuần mới hiểu được điều này qua kinh nghiệm sinh diệt nhanh chóng của các cơn đau. Cả ba trường hợp của Sư và hai mẹ con thiền sinh trên cho ta thấy mỗi người có ba la mật riêng.

Sư sở dĩ tu hành lâu thành vì cứ ôm chấp các đối tượng vào trong, không quán thấy được là chúng đều ở bên ngoài... Thấy, nghe không chịu niệm chỉ là thấy, nghe, mà còn thêm thắt nhiều điều khiến vọng tưởng chất chồng lên vọng tưởng. Do tưởng điên đảo nên kiến điên đảo, vì ta không chịu để đối tượng bên ngoài mà còn đồng hóa nó với ta, của ta.

Nhiệm vụ của thiền sinh là niệm, tiếp tục niệm... Niệm chưa xong thì đối tượng đã đi mất rồi. Phải niệm liên tục mới thấy được các đối tượng đều ở bên ngoài, hết sanh rồi diệt. Một khóa thiền thường chưa đủ để vun bồi niềm tin và định lực. Cần cố gắng hành thêm nhiều khóa mới thấy sự tiến bộ.

Hành thiền Minh Sát Niệm Xứ là cách vun bồi tất cả mười Ba La Mật một cách đầy đủ và hữu hiệu nhất. Trong đó, tinh tấn ba la mật rất quan trọng, làm tăng trưởng chánh niệm, chánh định, đưa đến chánh tư duy (ly dục - tức ý muốn xuất gia, ly hận và ly hại) và chánh kiến để giải thoát khỏi mọi khổ đau.

Trích "Vài làn hương Pháp", thiền sư Kim Triệu

56A3F3E0-FD20-4E5D-B6F3-FF4343629270.jpg
 
Sửa lần cuối:
Mọi người có giữ giới không ?
(VI) (136) Có Giới (1)

1. - Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không đầy đủ về giới, không đầy đủ về định, không đầy đủ về tuệ.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người đầy đủ về giới, không đầy đủ về định, không đầy đủ về tuệ.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người đầy đủ về giới, đầy đủ về định, không đầy đủ về tuệ.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người đầy đủ về giới, đầy đủ về định, đầy đủ về tuệ.

Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.


(VII) (137) Có Giới (2)

1. - Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các tỷ-kheo, có hạng người không kính trọng giới, không xem giới là tốt thượng, không kính trọng định, không xem định là tốt thượng, không kính trọng tuệ, không xem tuệ là tốt thượng,

Ở đây, này các tỷ-kheo, có hạng người kính trọng giới, xem giới là tốt thượng, không kính trọng định, không xem định là tốt thượng, không kính trọng tuệ, không xem tuệ là tốt thượng.

Ở đây, này các tỷ-kheo, có hạng người kính trọng giới, xem giới là tốt thượng, kính trọng định, xem định là tốt thượng, không kính trọng tuệ, không xem tuệ là tốt thượng,

Ở đây, này các tỷ-kheo, có hạng người kính trọng giới, xem giới là tốt thượng, kính trọng định, xem định là tốt thượng, kính trọng tuệ, xem tuệ là tốt thượng,

Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.
 
Đây là câu nói cực kỳ ấu trĩ làm mê muội những kẻ theo đạo mà ko có chánh tư duy.

Từ kiếp sống này cho tới hàng tỷ kiếp sống kế tiếp mà vẫn luôn bôn ba sự đời, ham mê vật chất, tình dục...vui hưởng lạc thú thì chả nói cho tới khi mặt trời dập tắt mà cho tới vũ trụ xụp đổ thì chúng sanh vẫn trong vòng luân hồi ngụp lặn chứ lấy gì mà thành Phật. Đéo bao giờ có, nhá, mấy thằng Đại thừa nge câu này mà sáng mắt ra.

Xong lại còn 84 ngàn pháp môn để cho lũ đại thừa học tập tùy căn cơ, tao đố tay sư đại thừa nào kể ra đc 840 pháp thôi chứ nói mẹ gì nổi 84 ngàn pháp. Bốc phét, điêu mồm, thế mà cũng tin :))
T thì chỉ tin vào nhân quả,tu tập là phải tự thân
 
Tao nhận ra, mà con 1, còn phải phụng dưỡng cha mẹ già, nuôi vợ đẹp con khôn. Chưa đủ duyên dứt bỏ hồng trần :))
Nói thật tao nghĩ khi con tao đủ lớn tao sẽ từ bỏ gia quyến để cầu đạo. Khi chết cũng chết trong minh mẫn. Nhìn mấy cụ già, ăn ỉa con cháu phải chăm khổ vãi. Sống thế chỉ mong chết.
Trên 30 gần như là no hope nha fen. Cái tôi lúc đó quá vững chắc đến mức fen sẽ không đủ khả năng xuyên qua nó mà thấy tứ thánh đế.
 
Đạo Phật đúng là dạy cách để diệt trừ tham, sân, si. Diệt trừ sân và si thì không phải bàn cãi rồi. Nhưng diệt trừ tham thì đúng như một số thằng nói là sẽ đi ngược với sự phát triển của loài người. Không có lòng ham muốn thì làm gì có thế giới vật chất hiện đại như ngày nay, làm gì có bóng đèn, có ô tô, có máy bay, có tên lửa ra đời. Mọi phát minh đều xuất phát từ một sự ham muốn nào đó, ham muốn được tiện nghi, được ăn ngon, mặc đẹp...

Tuy nhiên, cần hiểu bản chất của trái đất này, của cõi người này cũng chỉ tạm bợ mà thôi, thằng nào sống dai thì cũng cỡ trăm năm là ra đi, sau khi ra đi thì tùy nghiệp lực mà tái sinh vào một trong 6 nẻo: Trời, người, atula, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục. Cõi trời và cõi người được coi là cõi lành, cõi sướng. Nhưng bọn mày thấy ngay trong cõi người này cũng rất nhiều khổ đau, kể cả là tỷ phú hoặc tổng thống đi nữa thì cũng có những phiền não, lo lắng, bất an trong tâm. Đức Phật ngày xưa nhận ra điều đó nên rời bỏ hoàng cung đi tu và giác ngộ (thoát khỏi khổ đau), nên đã dạy lại con đường giác ngộ đó.

Vì vậy, con người nên biết rằng mục đích quan trọng nhất khi được sinh ra làm người là tìm cách thoát khỏi khổ đau, thoát khỏi vòng luân hồi vô lượng kiếp chứ không phải là mục đích tạo ra của cải vật chất, kiếm thật nhiều tiền. Tất nhiên là đại đa số đều không nhận thức được ý nghĩa, mục đích của cuộc sống như tao nói bên trên. Vì bản chất chúng sinh trong 6 nẻo này đều còn tham, sân, si rất nhiều. Thằng nào sớm nhận ra thì tìm con đường để thoát khỏi. Thằng nào chưa nhận ra được thì cứ tham, sân, si để tái sinh luân hồi thêm vô vàn kiếp sống nữa, rồi thích kiếm tiền, thích phát minh, thích chơi gái, thích hưởng thụ gì cứ hưởng...

Tại sao thầy, sư tu phật không đi làm mà sống dựa vào tài, thực của chúng sanh 🤭🤭

Sống dựa vào người khác mà nói đạo lý thì hay rồi mạy
 
Tại sao thầy, sư tu phật không đi làm mà sống dựa vào tài, thực của chúng sanh 🤭🤭

Sống dựa vào người khác mà nói đạo lý thì hay rồi mạy
Mày nên phân biệt rõ Phật Giáo Nguyên Thủy ( Nam Tông ) với Phật Giáo Đại Thừa ( Bắc Tông ). Comment của tao dựa theo kinh NIKAYA của Phật Giáo Nguyên Thủy.

Còn để hiểu rõ thì mày có thể vào đây đọc: https://xamvn.icu/r/nhung-dieu-duc-phat-khong-day-trong-kinh-sach-nguyen-thuy-nikaya.782602/
 
Top