Bài này là thế nào a
@muaxuantuoidep chủ thớt nói vậy có chính xác k
Có một vài ý các anh bên trên bàn chưa đúng lắm về mặt pháp lý và về mặt tiên liệu cho tương lai, nên mình nói cho rõ:
1- Không phải là hết hạn 50 năm rồi chủ nhà muốn "gia hạn" thì xin gia hạn???!!!! rồi được "gia hạn" (Nghe cứ như là gia hạn miễn phí). Không có món từ thiện đó đâu.
Thực tế nó phức tạp hơn rất nhiều, không đơn giản như vậy. Không phải chủ nhà muốn gia hạn là "nghiễm nhiêm" được gia hạn. Lúc đó cơ quan có thẩm quyền nắm đằng chuôi nên để được gia hạn, họ sẽ áp tiền thuê đất cho chu kỳ tiếp theo (giả dụ 50 năm tiếp theo từ 2068 đến 2118, theo giá của thời điểm 2068) và yêu cầu chủ nhà nộp tiền thuê đất 1 lần cho chu kỳ đó. Nếu không có tiền "tấn" để nộp thì cũng không được gia hạn. Thì cơ quan có thẩm quyền có thể thu hồi rồi lại "đấu giá" tiếp.
Bên tôi chạy vài dự án ở vài tỉnh hiện nay, một số dự án vì nó hết hạn trên giấy, nên cần gia hạn. Đến gặp bí thư, chủ tịch. Các anh nói cho rõ văn luôn: 5 năm trước thì "tiền nhiệm" họ cấp dự án 2000 tỷ, giờ chú muốn "gia hạn" thì phải 1000 tỷ tiếp.
Trong có 5 năm mà luật pháp còn thay đổi loạn xà ngầu, đổi 180 độ như vậy, huống chi là 50 năm. 5 năm trước làm dự án, thì người "khác" ký. Giờ người khác vào lò hoặc về hưu, thì văn bản đó đối với bí thư chủ tịch đương nhiệm, nó chẳng có giá trị gì hết, muốn gia hạn, cốp tiền làm từ đầu luôn.
Nên các chủ nhà được quyền sử dụng 50 năm, sau 50 năm, sales để bán được nhà thì cứ hót là: "Anh mua đi, sau 50 năm nữa thì nhà nước gia hạn cho anh". Thực tế không nhà nước nào gia hạn "miễn phí" cả. Nó đều kèm theo các điều kiện cũng "sát ván" và đòi hỏi người mua phải nộp 1 cục tiền "tương đối to" theo thời giá của sau 50 năm để mà được gia hạn.
2- Cũng không cần quá lo lắng về cái đất công cộng. Vì đó chỉ là quy hoạch hiện tại. Làm các dự án bđs phải nhìn xa về tương lai chứ không phải cứ chăm chăm vào quy hoạch hiện tại.
Với quy hoạch là đất công cộng, Vin họ xây cả 1 cụm công trình hợp khối và hợp nhất kiến trúc là đúng chức năng quy hoạch đa năng. Và chia thành các căn shophouse cho sang miệng (còn như là kiot) và chỉ có 1 sổ đỏ tổng chung cả lô đất, những người mua là sở hữu các phần công trình trên đất. Bài đó là bài rất thông minh, và hoàn toàn phù hợp xu hướng làm bđs, chứ nếu để đất công cộng chỉ để trồng cỏ hoang như ở các khu đô thị khác thì nhiều chỗ khác còn không làm được như Vin, trồng cỏ để hoang hoá đất công cộng cả chục năm, hai chục năm.
Theo xu hướng về sử dụng đất. Đất là hữu hạn. Nên trong 1 nhiệm kỳ (sau này), các lãnh đạo cơ quan quản lý NN sẽ đủ thông minh để biết rằng: Cách nhanh nhất, dễ nhất, và tốt nhất để tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, chính là chuyển đổi mục đích sử dụng đất ngay trên các dự án "của người tiền nhiệm đã ký". Các chú sẽ biết là năm nào ở tỉnh nào cũng có vài kỳ họp của HĐND để "phím" nhau chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Chuyển từ đất nông nghiệp sang đất sx kd. Chuyển từ đất sx kd sang đất TMDV. Chuyển từ đất TMDV sang đất ở. chuyển từ đất công cộng sang TMDV. hoặc chuyển thẳng từ đất công cộng sang đất ở. Để tăng nguồn thu cho tỉnh, thì 1 lãnh đạo "đương nhiệm" lúc nào cũng sẽ phải thực hiện các công cuộc rà soát lại các dự án của người tiền nhiệm "đã ký", để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch. Một khi đã điều chỉnh quy hoạch, cùng 1 toạ độ lô đất, chỉ cần vài chữ ký là nâng giá đất lên gấp chục lần ngay, và thu ngay tiền sử dụng đất để nộp vào ngân sách.
Nên cái đất công cộng nó là hiện trạng. Nó ứng với "phiên bản quy hoạch" từ 5 năm trước, dạo 2018. Chỉ 1-2 nhiệm kỳ tới là sẽ mổ xẻ ra để điều chỉnh. Địa phương nào cũng vẽ ra quy hoạch trong 1 nhiệm kỳ nào đó, rồi sang nhiệm kỳ sau đó lại điều chỉnh sửa đổi bổ sung chính cái quy hoạch đó để nhét thêm "công trình" vào, hoặc chuyển đổi công năng. (Nếu không làm thế, thì chẳng có việc gì làm, vì đất đai giờ xí phần vào dự án hết, lãnh đạo mới lên mà không bới lại dự án của lãnh đạo cũ ra để "sửa" thì chẳng có việc gì để làm tiếp, vì quỹ đất là hữu hạn).
Nên ở góc độ người sử dụng, chỉ cần giá cả hợp lý, có tiềm năng khai thác, thì cứ mua, không sao cả. 50 năm sử dụng là 1 khoảng thời gian rất dài. Hãy sử dụng tối đa hoá lợi nhuận để khấu hao công trình trong 20 năm.
Còn ở góc độ nhà đầu tư, thì cái sổ hồng riêng cho từng công trình trên đất vẫn là tài sản để cắm để vay vốn ngân hàng được, nhưng giá nó sẽ rẻ tầm nửa, so với các căn có sổ đỏ đất ở riêng, hoặc sổ đỏ đất TMDV tách riêng từng lô + quyền sở hữu công trình trên đất. Tiền nào của nấy. sổ đỏ riêng thì giá nó phải gấp đôi. Còn không có sổ đỏ riêng thì giá nó đã rẻ bằng nửa. Đầu tư được thì đầu tư. Không đầu tư được thì thôi. Không có gì phải kêu ca. Không ai đầu tư được thì cả đống sổ đỏ đó vẫn đang cắm được vào Tech, vào MB, để rút cả đống tiền ra. Nên "không có mợ, chợ vẫn đông".