Cuppid
Giang hồ mạng 5.0
Phần lớn các điêu khắc trán tường ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là có tô màu rực rỡ, việc tô màu này vừa giúp các điêu khắc nổi bật từ xa vừa giúp người xem dễ dàng nhận ra chi tiết của tác phẩm điêu khắc, đồng thời việc này cũng nhằm giúp tăng khả năng chống chọi thời tiết khắc nghiệt của các chi tiết tinh xảo trên các bức tượng và hoa văn của trán tường.
Tuy nhiên do thế kỷ Phục Hưng, khi sự chú ý và quan tâm của giới kiến trúc và xã hội Châu Âu quay trở lại với văn minh Hy-La thì hàng đào lên hay tàn tích còn lại phần lớn đã bay màu sạch sẽ, bất kể đó là kiến trúc hay các tác phẩm nghệ thuật. Do đó ấn tượng của cả thế giới là các tòa nhà, điêu khắc của văn minh Hy-La nó sẽ là đá cẩm thạch trắng muốt, không tô vẽ gì cả.
Điều này cũng có thể có liên quan đến ý thức xã hội khi họ coi các thế kỷ trước với các quy định ngặt nghèo của giáo hội Công giáo La Mã là "ngàn năm tăm tối" - tôi cũng phải nhấn mạnh chữ "tăm tối" này nó không nên hiểu theo ý nghĩa là lạc hậu hay kém cỏi mà là sự nhận thức về sự kìm kẹp, bức xúc của tất cả các thành phần trong xã hội trước sự ngột ngạt của thể chế chính trị và các hệ thống giám sát, quy định và quy tắc xã hội thời kỳ này - do đó khi đào lên các di tích, họ nhận thấy sự phóng túng một cách đầy bản ngã của các điêu khắc, các tranh mosaics của văn minh Hy-La thì việc nhận định Tăm Tối >< Tươi Sáng như một hình thức phản biện của các trí thức và xã hội với sự kìm kẹp của tư tưởng của Nhà Thờ.
Do đó bằng một cách vô tình hay cố ý, thiếu hiểu biết hay cố tình đưa ẩn ý của mình vào, các kiến trúc sư và nghệ sĩ Phục Hưng đã cố tình để các điêu khắc cũng như kiến trúc của mình những màu sắc tươi sáng của vật liệu gốc lên các tác phẩm của mình - mà phần lớn là màu trắng và ngà của đá cẩm thạch hoặc các loại vật liệu khác, nó đối lập hoàn toàn với màu sắc u tối của kiến trúc Gothic mà đại diện là các nhà thờ đương thời.
Và tất nhiên cũng vì lí do đấy, các tác phẩm kiến trúc cũng như điêu khắc của thời Phục Hưng cũng trở nên khác xa với sự rực rỡ của kiến trúc cũng như điêu khắc thời Hy Lạp - La Mã.
Điều này dẫn đến các kiến trúc này khá ...bẩn, nhất là với các khu vực có độ ẩm cao như Canada hay London. Đá cẩm thạch nói chung cũng là một vật liệu mềm, nó dễ dàng cho quá trình chế tác thì hậu quả của nó cũng là cực kì tồi tệ trong khả năng chống chịu thời tiết cực đoan, rêu mốc, nấm, địa y và các loài thực vật dễ dàng bám lên và làm hoen ố các kiến trúc cũng như điêu khắc của các nghệ sĩ thời kỳ này, thậm chí mưa a xít, một sản phẩm cực kỳ thường thấy của nền công nghiệp hóa cũng đã tàn phá không thương tiếc các tác phẩm nghệ thuật này ở London và Berlin, những con sư tử ngoài cửa khắp nơi nhanh chóng mòn vẹt mất toàn bộ cái bờm oai vệ của mình chỉ trong vòng vài chục năm là minh chứng hậu quả của cách xử lý và lựa chọn phóng túng này của các nghệ sĩ.
Dẫu còn nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng tư tưởng Phục Hưng và Tân Cổ Điển này cũng đã có một thời gian phát triển rất dài và có chỗ đứng vững chắc trong lòng người hâm mộ, do đó việc ở đâu đó người ta bôi bác nó ra một thể loại lai tạp nào đó cũng là bình thường, ít nhất thì so với trường phái hiện thực tàn bạo Soviet brutalism thì nó còn dễ nhìn hơn rất rất là nhiều.
Tuy nhiên do thế kỷ Phục Hưng, khi sự chú ý và quan tâm của giới kiến trúc và xã hội Châu Âu quay trở lại với văn minh Hy-La thì hàng đào lên hay tàn tích còn lại phần lớn đã bay màu sạch sẽ, bất kể đó là kiến trúc hay các tác phẩm nghệ thuật. Do đó ấn tượng của cả thế giới là các tòa nhà, điêu khắc của văn minh Hy-La nó sẽ là đá cẩm thạch trắng muốt, không tô vẽ gì cả.
Điều này cũng có thể có liên quan đến ý thức xã hội khi họ coi các thế kỷ trước với các quy định ngặt nghèo của giáo hội Công giáo La Mã là "ngàn năm tăm tối" - tôi cũng phải nhấn mạnh chữ "tăm tối" này nó không nên hiểu theo ý nghĩa là lạc hậu hay kém cỏi mà là sự nhận thức về sự kìm kẹp, bức xúc của tất cả các thành phần trong xã hội trước sự ngột ngạt của thể chế chính trị và các hệ thống giám sát, quy định và quy tắc xã hội thời kỳ này - do đó khi đào lên các di tích, họ nhận thấy sự phóng túng một cách đầy bản ngã của các điêu khắc, các tranh mosaics của văn minh Hy-La thì việc nhận định Tăm Tối >< Tươi Sáng như một hình thức phản biện của các trí thức và xã hội với sự kìm kẹp của tư tưởng của Nhà Thờ.
Do đó bằng một cách vô tình hay cố ý, thiếu hiểu biết hay cố tình đưa ẩn ý của mình vào, các kiến trúc sư và nghệ sĩ Phục Hưng đã cố tình để các điêu khắc cũng như kiến trúc của mình những màu sắc tươi sáng của vật liệu gốc lên các tác phẩm của mình - mà phần lớn là màu trắng và ngà của đá cẩm thạch hoặc các loại vật liệu khác, nó đối lập hoàn toàn với màu sắc u tối của kiến trúc Gothic mà đại diện là các nhà thờ đương thời.
Và tất nhiên cũng vì lí do đấy, các tác phẩm kiến trúc cũng như điêu khắc của thời Phục Hưng cũng trở nên khác xa với sự rực rỡ của kiến trúc cũng như điêu khắc thời Hy Lạp - La Mã.
Điều này dẫn đến các kiến trúc này khá ...bẩn, nhất là với các khu vực có độ ẩm cao như Canada hay London. Đá cẩm thạch nói chung cũng là một vật liệu mềm, nó dễ dàng cho quá trình chế tác thì hậu quả của nó cũng là cực kì tồi tệ trong khả năng chống chịu thời tiết cực đoan, rêu mốc, nấm, địa y và các loài thực vật dễ dàng bám lên và làm hoen ố các kiến trúc cũng như điêu khắc của các nghệ sĩ thời kỳ này, thậm chí mưa a xít, một sản phẩm cực kỳ thường thấy của nền công nghiệp hóa cũng đã tàn phá không thương tiếc các tác phẩm nghệ thuật này ở London và Berlin, những con sư tử ngoài cửa khắp nơi nhanh chóng mòn vẹt mất toàn bộ cái bờm oai vệ của mình chỉ trong vòng vài chục năm là minh chứng hậu quả của cách xử lý và lựa chọn phóng túng này của các nghệ sĩ.
Dẫu còn nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng tư tưởng Phục Hưng và Tân Cổ Điển này cũng đã có một thời gian phát triển rất dài và có chỗ đứng vững chắc trong lòng người hâm mộ, do đó việc ở đâu đó người ta bôi bác nó ra một thể loại lai tạp nào đó cũng là bình thường, ít nhất thì so với trường phái hiện thực tàn bạo Soviet brutalism thì nó còn dễ nhìn hơn rất rất là nhiều.