Vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc trong kiến trúc cổ điển

Phần lớn các điêu khắc trán tường ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là có tô màu rực rỡ, việc tô màu này vừa giúp các điêu khắc nổi bật từ xa vừa giúp người xem dễ dàng nhận ra chi tiết của tác phẩm điêu khắc, đồng thời việc này cũng nhằm giúp tăng khả năng chống chọi thời tiết khắc nghiệt của các chi tiết tinh xảo trên các bức tượng và hoa văn của trán tường.
Tuy nhiên do thế kỷ Phục Hưng, khi sự chú ý và quan tâm của giới kiến trúc và xã hội Châu Âu quay trở lại với văn minh Hy-La thì hàng đào lên hay tàn tích còn lại phần lớn đã bay màu sạch sẽ, bất kể đó là kiến trúc hay các tác phẩm nghệ thuật. Do đó ấn tượng của cả thế giới là các tòa nhà, điêu khắc của văn minh Hy-La nó sẽ là đá cẩm thạch trắng muốt, không tô vẽ gì cả.

Điều này cũng có thể có liên quan đến ý thức xã hội khi họ coi các thế kỷ trước với các quy định ngặt nghèo của giáo hội Công giáo La Mã là "ngàn năm tăm tối" - tôi cũng phải nhấn mạnh chữ "tăm tối" này nó không nên hiểu theo ý nghĩa là lạc hậu hay kém cỏi mà là sự nhận thức về sự kìm kẹp, bức xúc của tất cả các thành phần trong xã hội trước sự ngột ngạt của thể chế chính trị và các hệ thống giám sát, quy định và quy tắc xã hội thời kỳ này - do đó khi đào lên các di tích, họ nhận thấy sự phóng túng một cách đầy bản ngã của các điêu khắc, các tranh mosaics của văn minh Hy-La thì việc nhận định Tăm Tối >< Tươi Sáng như một hình thức phản biện của các trí thức và xã hội với sự kìm kẹp của tư tưởng của Nhà Thờ.
Do đó bằng một cách vô tình hay cố ý, thiếu hiểu biết hay cố tình đưa ẩn ý của mình vào, các kiến trúc sư và nghệ sĩ Phục Hưng đã cố tình để các điêu khắc cũng như kiến trúc của mình những màu sắc tươi sáng của vật liệu gốc lên các tác phẩm của mình - mà phần lớn là màu trắng và ngà của đá cẩm thạch hoặc các loại vật liệu khác, nó đối lập hoàn toàn với màu sắc u tối của kiến trúc Gothic mà đại diện là các nhà thờ đương thời.
Và tất nhiên cũng vì lí do đấy, các tác phẩm kiến trúc cũng như điêu khắc của thời Phục Hưng cũng trở nên khác xa với sự rực rỡ của kiến trúc cũng như điêu khắc thời Hy Lạp - La Mã.
Điều này dẫn đến các kiến trúc này khá ...bẩn, nhất là với các khu vực có độ ẩm cao như Canada hay London. Đá cẩm thạch nói chung cũng là một vật liệu mềm, nó dễ dàng cho quá trình chế tác thì hậu quả của nó cũng là cực kì tồi tệ trong khả năng chống chịu thời tiết cực đoan, rêu mốc, nấm, địa y và các loài thực vật dễ dàng bám lên và làm hoen ố các kiến trúc cũng như điêu khắc của các nghệ sĩ thời kỳ này, thậm chí mưa a xít, một sản phẩm cực kỳ thường thấy của nền công nghiệp hóa cũng đã tàn phá không thương tiếc các tác phẩm nghệ thuật này ở London và Berlin, những con sư tử ngoài cửa khắp nơi nhanh chóng mòn vẹt mất toàn bộ cái bờm oai vệ của mình chỉ trong vòng vài chục năm là minh chứng hậu quả của cách xử lý và lựa chọn phóng túng này của các nghệ sĩ.
Dẫu còn nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng tư tưởng Phục Hưng và Tân Cổ Điển này cũng đã có một thời gian phát triển rất dài và có chỗ đứng vững chắc trong lòng người hâm mộ, do đó việc ở đâu đó người ta bôi bác nó ra một thể loại lai tạp nào đó cũng là bình thường, ít nhất thì so với trường phái hiện thực tàn bạo Soviet brutalism thì nó còn dễ nhìn hơn rất rất là nhiều.
 
Phần lớn các điêu khắc trán tường ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là có tô màu rực rỡ, việc tô màu này vừa giúp các điêu khắc nổi bật từ xa vừa giúp người xem dễ dàng nhận ra chi tiết của tác phẩm điêu khắc, đồng thời việc này cũng nhằm giúp tăng khả năng chống chọi thời tiết khắc nghiệt của các chi tiết tinh xảo trên các bức tượng và hoa văn của trán tường.
Tuy nhiên do thế kỷ Phục Hưng, khi sự chú ý và quan tâm của giới kiến trúc và xã hội Châu Âu quay trở lại với văn minh Hy-La thì hàng đào lên hay tàn tích còn lại phần lớn đã bay màu sạch sẽ, bất kể đó là kiến trúc hay các tác phẩm nghệ thuật. Do đó ấn tượng của cả thế giới là các tòa nhà, điêu khắc của văn minh Hy-La nó sẽ là đá cẩm thạch trắng muốt, không tô vẽ gì cả.

Điều này cũng có thể có liên quan đến ý thức xã hội khi họ coi các thế kỷ trước với các quy định ngặt nghèo của giáo hội Công giáo La Mã là "ngàn năm tăm tối" - tôi cũng phải nhấn mạnh chữ "tăm tối" này nó không nên hiểu theo ý nghĩa là lạc hậu hay kém cỏi mà là sự nhận thức về sự kìm kẹp, bức xúc của tất cả các thành phần trong xã hội trước sự ngột ngạt của thể chế chính trị và các hệ thống giám sát, quy định và quy tắc xã hội thời kỳ này - do đó khi đào lên các di tích, họ nhận thấy sự phóng túng một cách đầy bản ngã của các điêu khắc, các tranh mosaics của văn minh Hy-La thì việc nhận định Tăm Tối >< Tươi Sáng như một hình thức phản biện của các trí thức và xã hội với sự kìm kẹp của tư tưởng của Nhà Thờ.
Do đó bằng một cách vô tình hay cố ý, thiếu hiểu biết hay cố tình đưa ẩn ý của mình vào, các kiến trúc sư và nghệ sĩ Phục Hưng đã cố tình để các điêu khắc cũng như kiến trúc của mình những màu sắc tươi sáng của vật liệu gốc lên các tác phẩm của mình - mà phần lớn là màu trắng và ngà của đá cẩm thạch hoặc các loại vật liệu khác, nó đối lập hoàn toàn với màu sắc u tối của kiến trúc Gothic mà đại diện là các nhà thờ đương thời.
Và tất nhiên cũng vì lí do đấy, các tác phẩm kiến trúc cũng như điêu khắc của thời Phục Hưng cũng trở nên khác xa với sự rực rỡ của kiến trúc cũng như điêu khắc thời Hy Lạp - La Mã.
Điều này dẫn đến các kiến trúc này khá ...bẩn, nhất là với các khu vực có độ ẩm cao như Canada hay London. Đá cẩm thạch nói chung cũng là một vật liệu mềm, nó dễ dàng cho quá trình chế tác thì hậu quả của nó cũng là cực kì tồi tệ trong khả năng chống chịu thời tiết cực đoan, rêu mốc, nấm, địa y và các loài thực vật dễ dàng bám lên và làm hoen ố các kiến trúc cũng như điêu khắc của các nghệ sĩ thời kỳ này, thậm chí mưa a xít, một sản phẩm cực kỳ thường thấy của nền công nghiệp hóa cũng đã tàn phá không thương tiếc các tác phẩm nghệ thuật này ở London và Berlin, những con sư tử ngoài cửa khắp nơi nhanh chóng mòn vẹt mất toàn bộ cái bờm oai vệ của mình chỉ trong vòng vài chục năm là minh chứng hậu quả của cách xử lý và lựa chọn phóng túng này của các nghệ sĩ.
Dẫu còn nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng tư tưởng Phục Hưng và Tân Cổ Điển này cũng đã có một thời gian phát triển rất dài và có chỗ đứng vững chắc trong lòng người hâm mộ, do đó việc ở đâu đó người ta bôi bác nó ra một thể loại lai tạp nào đó cũng là bình thường, ít nhất thì so với trường phái hiện thực tàn bạo Soviet brutalism thì nó còn dễ nhìn hơn rất rất là nhiều.
Hay, những kiến thức này mày đc học hay đọc ở sách nào vậy?
 
Hay, những kiến thức này mày đc học hay đọc ở sách nào vậy?
Chỗ này một ít, chỗ kia 1 tý, thỉnh thoảng youtube nó giới thiệu mấy dự án 3d kiến trúc tổng thể của Rome với Athen rất là hay, ngoài ra thì các tác phẩm phân tích dấu vết về suy nghĩ của xã hội thời kỳ Phục Hưng cũng rất nhiều.
Tình trạng và hiện trạng bảo dưỡng các công trình này ở Youtube với Tik Tok của tao nó vẫn giới thiệu đều đều mà.
 
Chỗ này một ít, chỗ kia 1 tý, thỉnh thoảng youtube nó giới thiệu mấy dự án 3d kiến trúc tổng thể của Rome với Athen rất là hay, ngoài ra thì các tác phẩm phân tích dấu vết về suy nghĩ của xã hội thời kỳ Phục Hưng cũng rất nhiều.
Tình trạng và hiện trạng bảo dưỡng các công trình này ở Youtube với Tik Tok của tao nó vẫn giới thiệu đều đều mà.
Gửi tao xin mấy kênh youtube, tiktok của mày. Tao thì hay xem mấy kênh trên Instagram của bọn nước ngoài, nó chả nói gì chỉ có clip ngắn quay cận cảnh các công trình thôi
 
Gửi tao xin mấy kênh youtube, tiktok của mày. Tao thì hay xem mấy kênh trên Instagram của bọn nước ngoài, nó chả nói gì chỉ có clip ngắn quay cận cảnh các công trình thôi
Mấy Cái này có cả kênh youtube luôn

 
Khanh-Thanh-Cum-Tuon-07.JPG

:vozvn (10):
Sao lại đứng điều tiết gt trước đèn nhỉ, cứu hoả thì lửa ở sau lưng???
 
  • Vodka
Reactions: htp
Những cái này tiền mua được, kiến thức học được nhưng sao áp dụng khó nhở.
Khó mà, chính Benjamin Frankin đã nói rằng: để các kts sáng tạo thì chỉ có ăn lol. Nên Mỹ ngày xưa phát hành luôn quyển sách mẫu các anh cứ lôi đó ra mà copy đéo cần sáng tạo gì hết.
Để nghỉ lễ về tao múa một bài về copy kiến trúc châu Âu kiểu Mỹ. Mỹ những năm cuối tk 19 là bản nhái rẻ tiền của Châu Âu y như thằng TQ cuối tk 20.
 
Khó mà, chính Benjamin Frankin đã nói rằng: để các kts sáng tạo thì chỉ có ăn lol. Nên Mỹ ngày xưa phát hành luôn quyển sách mẫu các anh cứ lôi đó ra mà copy đéo cần sáng tạo gì hết.
Để nghỉ lễ về tao múa một bài về copy kiến trúc châu Âu kiểu Mỹ. Mỹ những năm cuối tk 19 là bản nhái rẻ tiền của Châu Âu y như thằng TQ cuối tk 20.
Bởi vì kiến trúc châu Âu trải qua hơn 2000 năm đã đạt đến đỉnh cao rồi, ko thể sáng tạo ra cái gì đẹp hơn nữa. Tất cả đã trở thành chuẩn mực. Ngay cả việc copy lại cho chuẩn cũng khó, nói gì đến sáng tạo thêm
 
@Ninh99 @TracyD @Cuppid @Phong Tính @dhtbomay
Mời các xamer vào chém gió, đảm bảo đây là bài viết duy nhất trên Internet bằng tiếng Việt phân tích về điêu khắc trán tường
Nay ngồi đọc hết bài viết của Triển Đại Hiệp không sót 1 chữ lúc 2h30 chiều trong 1 căn phòng nhỏ chật chội giữa cái nóng như thiêu đốt của cao điểm mùa khô Sì Gòn thề luôn là về lý trí thấy rất hay nhưng về cảm xúc thì chả có tẹo nào (ngoài hy vọng về 1 cơn mưa làm dịu mát)...
Buổi tối nay mát dịu hơn và mới đi nghe nhạc Acoustic về (lâu lâu học đòi làm sang tý) thấy cái tâm hồn nó mở ra bao nhiu là ý tứ nên tỉ mẩn ngòi đọc lại bài viết. Về phần kiến thức cũng như thẩm mỹ với 1 người ngoại đạo như tiểu đệ thì chỉ xin tấm tắc được 1 câu Hay. Nhưng nói về công dụng của cái nhà phong cách Tây mới thấy cái xứ bọn nó phát triển thế nào.
Ở các miền quê từ Bắc Bộ đến miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ, bản thân cha ông cũng phát triển những lối kiến trúc nhà mái ngói mát về mùa hè và ấm áp khi đông sang (như nhà Rường chẳng hạn)... Tuy nhiên đang nói về nhà Tây, kiến trúc Tây, tôi xin đưa ra 1 vài cái trải nghiệm hồi sv.
1 là tòa nhà của trường Nhân Văn ở Đinh Tiên Hoàng quận 1. Nó có 1 dãy làm từ thời Pháp (Pháp vẫn còn lưu trữ bản kiến trúc và từng sang VN báo về việc tòa nhà đã... quá hạn sử dụng) giáp đường Đinh Tiên Hoàng và Lê Duẩn xây theo kiến trúc Đông Dương, nhìn không quá nổi bật,cũng ko cao. Nhưng ngồi học trong đó rất sướng. Mặc dù phòng ấp thấp so với dãy nhà mới xây kế bên. Có điều đứng ở bất cứ chỗ nào cũng đón được gió.
Cái nhà thứ hai cũng trực thuộc trường Nhân văn nhưng cơ sở 2 dưới Thủ Đức. Tôi học ở đó hơn 2 năm. Tòa này cũng xây dựng theo kiến trúc Đông Dương và do kts Ngô Viết Thụ xây trc năm 75 với mục đích làm Kí túc xá cho sv. Nó cũng kiểu thấp thấp như vậy nhưng rất chắc chắn và đặc biệt đứng ở hầu như mọi chỗ đều có gió. Khác xa với mấy dãy nhà xây sau mặc dù xây tronng 1 khoảng đất Rất Rộng, to, cao và bề thế nhưng học ở đó mồ hôi lúc nào cũng nhễ nhại. Nóng thấy mẹ luôn.
Đó giờ lại nóng nữa rồi. Nam Cao viết " 1 người đau chân làm sao có thể nghĩ tới cái gì khác ngoài cái chân đau của anh ta" vậy nên mấy lời thô thiển của kẻ đang nóng bức chỉ thấy nhà xây kiểu Tây (do Tây xây) mát thấy mẹ.
Sau này có tiền chắc chắn phải làm cái nhà cho ra hồn. Cảm ơn đại hiệp.
Nhân tiện xin thừa nhận với anh @Kiloph là năm nay Sài Gòn nóng hơn mọi năm thật.
 

Có thể bạn quan tâm

Top