1. Nguyễn Trãi:
Cụ này như
idol đa năng:
- Vừa làm chính trị gia,
- Vừa làm thi sĩ,
- Vừa rảnh tay viết “Bình Ngô Đại Cáo” – bài PR độc lập quốc gia đỉnh cao,
- Lại còn bị oan rồi được giải oan, kịch tính như phim truyền hình nhiều tập.
Nếu xét độ thao túng cốt truyện lịch sử, cụ xứng danh kỳ tài drama lẫn kỳ tài cứu nước.
2. Lê Quý Đôn:
Anh này là
mọt sách trứ danh:
- Kiến thức mênh mông như biển Hồ Tây,
- Hỏi gì cũng biết, ai không tin thì cứ tra “Vân đài loại ngữ”,
- Thậm chí người ta còn đồn: “Đôn mà đã nói thì không ai dám cãi.”
Nếu xét độ “Google sống” của thế kỷ 18, cụ là kỳ tài thông thái cấp vũ trụ.
3. Nguyễn Thiếp:
Cụ là
trùm cố vấn, biệt danh “La Sơn Phu Tử”:
- Vua Quang Trung còn phải cắp sách lên núi thỉnh giáo,
- Được mời ra giúp nước, nhưng lại hay “ở ẩn cho nó lành”.
Nếu xét độ “biết nhiều, hiểu sâu, nhưng thích về vườn uống trà”, cụ là kỳ tài ẩn sĩ thần bí.
Tóm lại :
- Muốn văn chương hùng hồn đánh tan giặc: Nguyễn Trãi
- Muốn hỏi trời hỏi đất hỏi kiến thức: Lê Quý Đôn
- Muốn tìm thầy thông thái để xin ý kiến: Nguyễn Thiếp
Ba cụ đều là
kỳ tài, chỉ khác nhau phong cách:
Nguyễn Trãi: Kỳ tài chính trị – văn chương,
Lê Quý Đôn: Kỳ tài tri thức – tra cứu,
Nguyễn Thiếp: Kỳ tài ẩn dật – cố vấn.
Nếu bắt buộc phải chọn một, tôi xin nói thật lòng:
Tôi chọn cả ba, ai dám chê thì mời lên núi tìm La Sơn Phu Tử tranh luận cho ra nhẽ
Thiếp khi còn nghèo khổ ở rừng rú dạy học đến nhà Khản chơi năm 1766 cả hai là đồng môn vừa là anh em đồng hao
Thiếp là học trò của cha Khản
Lúc đó Khản là tột đỉnh danh vọng cha tể tướng con tể tướng tước cha quận công con quận công ở dinh thự đệ nhất Thăng Long
Thiếp thì nghèo nàn thất nghiệp công danh đéo có gì ở trong núi dạy học
Thiếp có làm bài thơ tặng Khản và bài phú đức ca
Bài thơ như sau
Dịch Nghĩa Bài Thơ "Thuyết Tặng Nguyễn Khản"
Nguyên tác (phiên âm Hán-Việt):
Tích niên dĩ bái Hồng sơn đỉnh,
Ngã thời si trường công đồng linh
Công kim bào hốt trung triều sĩ,
Cổ ngã lâm truyền khâm thượng thanh.
Hồng Sơn dĩ bắc Nghi Xuân địa,
Cổ lại khoa đệ công gia vinh.
Khởi bất văn:
Lô Châu thứ sử huấn tử đệ,
"Môn cao tộc thịnh kiêu tâm sinh"
Hựu bất văn:
Phục Ba tướng quân giới huynh tử;
"Đôn hậu chu thân toàn thân danh".
Dữ công đồng môn dữ dòng á,
Cảm công tương lượng trùng đinh ninh.
Dịch nghĩa:
Ngày trước, tôi đã từng tới vái lạy trên đỉnh Hồng Sơn( ý là đến bái Nguyễn Nghiễm làm thầy khi Nguyễn Nghiễm còn ở Nghệ An)
Khi ấy tôi đã nhiều tuổi còn anh thì ít tuổi
Nay anh đã là bậc đại quan giữa triều đình,
Còn tôi thì ẩn mình nơi rừng suối, chỉ thích sự trong sạch, cao khiết.
Phía bắc núi Hồng Sơn là đất Nghi Xuân,
Từ xưa đến nay, gia đình anh vinh hiển nhờ con cháu đỗ đạt khoa bảng.
Há chẳng từng nghe:
Thứ sử Lô Châu khuyên răn con cháu rằng:
"Gia thế cao sang, dòng tộc thịnh vượng dễ sinh lòng kiêu căng."
Lại chẳng từng nghe:
Phục Ba tướng quân răn bảo cháu mình rằng:
"Đôn hậu với mọi người sẽ giữ vẹn được tiếng tăm của bản thân."
Tôi cùng anh vừa là bạn học cũ, vừa là anh em đồng hao,
Cảm tạ anh đã cùng tôi luận bàn, tôi lại xin dặn dò lần nữa.
Còn bài phú đức ca như sau:
Cụ thể, trong bài tán, Nguyễn Thiếp đã phân tích về chữ "Phú" (giàu có) và "Đức":
* Phú: "Phú, phú, phú, tiền lúa vật báu, của nhóm người nhóm, dầu là một trong năm phúc, nhưng vẫn là cái kho chứa oán; chớ cầu chớ làm, gặp sao hay vậy."
* Đức: "Đức, đức, đức, nhân nghĩa lễ trí, khuôn dân phép vật, sửa được là thánh hiền, làm sai là quỷ quái; phải lo, phải gắng, tự nhiên có đức."
Cái khốn nạn của Thiếp là đến nhà thầy và bạn anh đồng hao của mình chơi
Người ta tiếp đãi ân cần nhưng lại làm thơ làm phú khịa người ta dạy đời và kêu coi chừng sau này nghèo nha mày
Bài thơ này thiếp giấu trong người sau này khi nhà Khản thất thế sụp đổ Thiếp mới công bố ra.
Khác gì thằng nghèo hả hê hồi đó tao nói có sai đâu
Thiếp còn theo cái thằng Huệ người cướp sạch phá sạch nhà bạn nhà thầy của mình