
Tăng trưởng GDP cao nhất 20 năm nhưng đằng sau con số đó là một câu chuyện rất khác.
---
Năm 2025, Việt Nam đặt ra một mục tiêu đầy tham vọng: tăng trưởng GDP đạt ít nhất 8%. Đây không chỉ là con số cao nhất trong nhiều năm qua, mà còn là tín hiệu mạnh mẽ về khát vọng vươn lên của nền kinh tế sau nhiều biến động toàn cầu.
Nhưng không ai nghĩ tới rằng, cú hích lớn nhất lại đến từ Mỹ bằng một tin xấu.
Tháng 3/2025, Tổng thống Mỹ ông Donald Trump bất ngờ tuyên bố khả năng áp thuế lên hàng hóa Việt Nam, với lý do Việt Nam có thể đang là điểm trung chuyển cho hàng Trung Quốc.
Tuyên bố ấy khiến các doanh nghiệp, đặc biệt là khối FDI phải lo lắng bởi họ, nay phải đối mặt với một chính sách thương mại thất thường khiến tương lai trở nên khó lường, Không ai biết mức thuế sẽ thay đổi ra sao
Một làn sóng “chạy đơn hàng” bắt đầu, họ đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu để kịp tránh mức thuế bị gia tăng vào đầu tháng 4, điều này giúp cho xuất khẩu của Việt Nam trong quý 1 đã đột biến và góp phần đáng kể vào mức tăng trưởng GDP cao trong Q1 2025
Thế nhưng vượt cả điều sợ nhất của tăng thuế là tăng thuế khủng khiếp, không chỉ 10% 15% mà Việt Nam bị đe dọa áp thuế 46%, sau đó được về mức tạp 10%. Một hồi chuông thức tỉnh nhắc cho khối FDI biết họ đang chơi với một tổng thống sẵn sàng “ném chuột chẳng sợ vỡ chum” nếu điều đó phục vụ cho cuộc đối đầu với Trung Quốc. Và nếu Việt Nam bị coi là “kẻ lạm dụng thương mại cùng phe Trung Quốc”, thì không loại trừ khả năng sẽ tiếp tục hứng chịu các đòn thuế – dù điều đó gây tổn hại cho chính doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ.
Thế là làn sóng “chạy đơn” không chỉ tiếp diễn mà còn mạnh mẽ hơn. khiến cho nhiều chỉ số kinh tế khác bị xô lệch.
Trước khi phân tích sâu hơn, cần điểm qua các con số mới nhất: GDP quý II/2025 đạt 7,67% – cao nhất trong gần 20 năm. Xuất khẩu 6 tháng tăng 14,4%, xuất siêu đạt 7,63 tỷ USD. Những con số này đủ wow… nếu chỉ nhìn bề nổi.
Nhưng biểu đồ dưới đây sẽ hé lộ một câu chuyện khác.
Biểu đồ 1 – Nhóm doanh nghiệp FDI:
Đường màu xanh đậm (năm 2025) cho thấy xuất khẩu tăng vọt từ tháng 3 đến tháng 5, đạt đỉnh hơn 30.000 triệu USD , một mức cao bất thường, tăng đột biến 28%, tách hẳn khỏi xu hướng các năm trước. Đây là dấu hiệu rõ ràng của hiện tượng “chạy đơn hàng” nhằm né tránh thời điểm áp thuế từ Mỹ.
Kịch bản này không mới (Nguyên đã phân tích hồi tháng 4 rồi). Nó từng xảy ra với Trung Quốc trong giai đoạn cao trào của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung năm 2018-2019, và chính Việt Nam trong giai đoạn trước đợt công bố thuế đối ứng đầu tiên.
Biểu đồ 2 - Nhóm doanh nghiệp nội địa:
Ngược lại hoàn toàn, đường màu xanh đậm của nhóm doanh nghiệp nội địa lại giảm mạnh chạm đáy vào tháng 5 (~8.700 triệu USD). So với các năm trước, 2025 chứng kiến một cú lao dốc bất thường.
Điều này cho thấy doanh nghiệp nội địa không đủ năng lực hoặc đơn hàng để "chạy" như FDI. Họ có thể đang mất đơn hàng, không được hưởng ưu đãi, hoặc thiếu kết nối trong mạng lưới cung ứng.
Và thực tế PMI một chỉ số khảo sát nhà quản trị thu mua, phản ánh mức độ tự tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình đơn hàng và hàng tồn kho, đã ghi nhận 3 tháng liên tục ở trạng thái tiêu cực, một điều chỉ gặp ở các giai đoạn suy yếu kinh tế

Vậy ta thấy nghịch lý Tăng trưởng quý II, dù rất ấn tượng, thực chất là một phản ứng mang tính kỹ thuật. Đây là hệ quả trực tiếp từ tâm lý lo ngại thuế quan và hành vi phòng vệ của các doanh nghiệp FDI. Nói cách khác, đó là một “tăng trưởng kỹ thuật” dễ tạo ra ảo giác vĩ mô, từ đó có gây hiểu lầm cho các nhà hoạch định chính sách.
Việc này che mờ những điểm yếu âm thâm:
- Phân kỳ trong năng lực sản xuất: Doanh nghiệp FDI có tác động lớn tới kinh tế và đang có sự đẩy mạnh xuất khẩu trong khi doanh nghiệp nội bị tụt lại phía sau.
- Tăng trưởng “giả định” gây rủi ro kế hoạch: Nếu chính phủ dựa vào số liệu đột biến để hoạch định ngân sách hay đầu tư, thì rất có thể sẽ hụt hơi ở các quý sau.
Hai quý tới của năm 2025, với lượng đơn hàng đã dồn xuất đi từ quý 2, xuất khẩu liệu còn đột phá ? tăng trưởng có còn cao nữa không dưới áp lực của thuế quan
Chart dữ liệu: WiGroup
Cre: Trương Đắc Nguyên (copy hãy trích nguồn dù bạn chạy AI tóm tắt)
---
Năm 2025, Việt Nam đặt ra một mục tiêu đầy tham vọng: tăng trưởng GDP đạt ít nhất 8%. Đây không chỉ là con số cao nhất trong nhiều năm qua, mà còn là tín hiệu mạnh mẽ về khát vọng vươn lên của nền kinh tế sau nhiều biến động toàn cầu.
Nhưng không ai nghĩ tới rằng, cú hích lớn nhất lại đến từ Mỹ bằng một tin xấu.
Tháng 3/2025, Tổng thống Mỹ ông Donald Trump bất ngờ tuyên bố khả năng áp thuế lên hàng hóa Việt Nam, với lý do Việt Nam có thể đang là điểm trung chuyển cho hàng Trung Quốc.
Tuyên bố ấy khiến các doanh nghiệp, đặc biệt là khối FDI phải lo lắng bởi họ, nay phải đối mặt với một chính sách thương mại thất thường khiến tương lai trở nên khó lường, Không ai biết mức thuế sẽ thay đổi ra sao
Một làn sóng “chạy đơn hàng” bắt đầu, họ đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu để kịp tránh mức thuế bị gia tăng vào đầu tháng 4, điều này giúp cho xuất khẩu của Việt Nam trong quý 1 đã đột biến và góp phần đáng kể vào mức tăng trưởng GDP cao trong Q1 2025
Thế nhưng vượt cả điều sợ nhất của tăng thuế là tăng thuế khủng khiếp, không chỉ 10% 15% mà Việt Nam bị đe dọa áp thuế 46%, sau đó được về mức tạp 10%. Một hồi chuông thức tỉnh nhắc cho khối FDI biết họ đang chơi với một tổng thống sẵn sàng “ném chuột chẳng sợ vỡ chum” nếu điều đó phục vụ cho cuộc đối đầu với Trung Quốc. Và nếu Việt Nam bị coi là “kẻ lạm dụng thương mại cùng phe Trung Quốc”, thì không loại trừ khả năng sẽ tiếp tục hứng chịu các đòn thuế – dù điều đó gây tổn hại cho chính doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ.
Thế là làn sóng “chạy đơn” không chỉ tiếp diễn mà còn mạnh mẽ hơn. khiến cho nhiều chỉ số kinh tế khác bị xô lệch.
Trước khi phân tích sâu hơn, cần điểm qua các con số mới nhất: GDP quý II/2025 đạt 7,67% – cao nhất trong gần 20 năm. Xuất khẩu 6 tháng tăng 14,4%, xuất siêu đạt 7,63 tỷ USD. Những con số này đủ wow… nếu chỉ nhìn bề nổi.
Nhưng biểu đồ dưới đây sẽ hé lộ một câu chuyện khác.
Biểu đồ 1 – Nhóm doanh nghiệp FDI:
Đường màu xanh đậm (năm 2025) cho thấy xuất khẩu tăng vọt từ tháng 3 đến tháng 5, đạt đỉnh hơn 30.000 triệu USD , một mức cao bất thường, tăng đột biến 28%, tách hẳn khỏi xu hướng các năm trước. Đây là dấu hiệu rõ ràng của hiện tượng “chạy đơn hàng” nhằm né tránh thời điểm áp thuế từ Mỹ.
Kịch bản này không mới (Nguyên đã phân tích hồi tháng 4 rồi). Nó từng xảy ra với Trung Quốc trong giai đoạn cao trào của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung năm 2018-2019, và chính Việt Nam trong giai đoạn trước đợt công bố thuế đối ứng đầu tiên.
Biểu đồ 2 - Nhóm doanh nghiệp nội địa:
Ngược lại hoàn toàn, đường màu xanh đậm của nhóm doanh nghiệp nội địa lại giảm mạnh chạm đáy vào tháng 5 (~8.700 triệu USD). So với các năm trước, 2025 chứng kiến một cú lao dốc bất thường.
Điều này cho thấy doanh nghiệp nội địa không đủ năng lực hoặc đơn hàng để "chạy" như FDI. Họ có thể đang mất đơn hàng, không được hưởng ưu đãi, hoặc thiếu kết nối trong mạng lưới cung ứng.
Và thực tế PMI một chỉ số khảo sát nhà quản trị thu mua, phản ánh mức độ tự tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình đơn hàng và hàng tồn kho, đã ghi nhận 3 tháng liên tục ở trạng thái tiêu cực, một điều chỉ gặp ở các giai đoạn suy yếu kinh tế

Vậy ta thấy nghịch lý Tăng trưởng quý II, dù rất ấn tượng, thực chất là một phản ứng mang tính kỹ thuật. Đây là hệ quả trực tiếp từ tâm lý lo ngại thuế quan và hành vi phòng vệ của các doanh nghiệp FDI. Nói cách khác, đó là một “tăng trưởng kỹ thuật” dễ tạo ra ảo giác vĩ mô, từ đó có gây hiểu lầm cho các nhà hoạch định chính sách.
Việc này che mờ những điểm yếu âm thâm:
- Phân kỳ trong năng lực sản xuất: Doanh nghiệp FDI có tác động lớn tới kinh tế và đang có sự đẩy mạnh xuất khẩu trong khi doanh nghiệp nội bị tụt lại phía sau.
- Tăng trưởng “giả định” gây rủi ro kế hoạch: Nếu chính phủ dựa vào số liệu đột biến để hoạch định ngân sách hay đầu tư, thì rất có thể sẽ hụt hơi ở các quý sau.
Hai quý tới của năm 2025, với lượng đơn hàng đã dồn xuất đi từ quý 2, xuất khẩu liệu còn đột phá ? tăng trưởng có còn cao nữa không dưới áp lực của thuế quan
Chart dữ liệu: WiGroup
Cre: Trương Đắc Nguyên (copy hãy trích nguồn dù bạn chạy AI tóm tắt)