aidokhongphailatoi
Thích phó đà
Với tôi, triết học KHÔNG phải là khoa học của mọi khoa học, theo cái nghĩa là nó bao gồm tất cả, hay theo nghĩa các môn khoa học khác dựa vào đó mà lý luận.
Tuy nhiên, với tinh thần "duy ý chí" và "không chấp nhận mình sai", các nhà lý luận thuộc trường phái "duy vật biện chứng" và "******** chủ nghĩa" luôn khăng khăng khẳng định điều đó, rằng "nhờ có triết học thì các môn khoa học khác có một cơ sở lý luận vững vàng". Điều này luôn đúng trong thế giới quan duy vật biện chứng, bởi thế giới quan đó được định nghĩa bằng câu "lịch sử triết học là bởi sự đấu tranh giữa trường phái duy vật và duy tâm", chính vì đóng khung triết học bằng các lý luận "duy vật vs duy tâm" nên các nhà triết học trường phái này không thể thấy được góc nhìn của triết học nói chung.
Triết học là một bộ môn khoa học đúc kết. Nó dựa vào thành quả của các môn khoa học khác, tổng hợp lại theo các cách khác nhau để rút ra các kết luận, cuối cùng sử dụng kết luận đó để hướng xã hội loài người đi theo.
Ví dụ như chủ nghĩa xã hội là sử dụng lý luận duy vật biện chứng của Marx về xã hội, nhờ đó mới xây dựng một chế độ mới. Tương tự, ta cũng có các lý luận về thị trường của Smith, làm nền cho việc huy động vốn, cuối cùng hình thành chủ nghĩa tư bản. Cùng thời với Marx cũng có Mill với các lý luận về tự do cá nhân, làm nền cho sự xuất hiện chủ nghĩa tư bản hiện đại (nhân văn hơn so với thời CNTB hoang dã). Cả 3 trường phái lý luận của 3 ông trên đều dựa vào các kiến thức khoa học vào thời điểm đó làm nền tảng lý luận, chứ không có chuyện 3 ông đó lý luận suông rồi người ta dựa vào đó mà nghiên cứu.
Nhìn cách khác, các lý luận về triết học tuy là tổng hợp từ nhiều môn khoa học khác nhau, nhưng nó không bao giờ và không thể bao gồm tất cả các lý luận khoa học cùng lúc. Người nghiên cứu triết học chỉ có thể cóp nhặt vài thứ phù hợp với các lý luận của mình. Đó là lý do tại sao chúng ta có nhiều trường phái lý luận triết học cùng thời điểm.
Tóm lại, triết học không làm nền tảng cho các môn khoa học khác, và nó cũng không tổng quát mọi môn khoa học khác. Triết học chỉ đơn giản là thu nhận một số lý luận từ các môn khác, tổng kết sau đó áp dụng vào xã hội loài người. Đây cần hiểu là một hoạt động nghiên cứu độc lập, vì một mục đích độc lập: KIẾN TẠO XÃ HỘI.
Cũng giống như môn sinh học, vẫn sử dụng nền tảng của hóa hữu cơ, một ít của vật lý và toán, một ít của lịch sử, nhưng đặt trong một góc nhìn khác và nghiên cứu với một mục đích khác.
Tuy nhiên, với tinh thần "duy ý chí" và "không chấp nhận mình sai", các nhà lý luận thuộc trường phái "duy vật biện chứng" và "******** chủ nghĩa" luôn khăng khăng khẳng định điều đó, rằng "nhờ có triết học thì các môn khoa học khác có một cơ sở lý luận vững vàng". Điều này luôn đúng trong thế giới quan duy vật biện chứng, bởi thế giới quan đó được định nghĩa bằng câu "lịch sử triết học là bởi sự đấu tranh giữa trường phái duy vật và duy tâm", chính vì đóng khung triết học bằng các lý luận "duy vật vs duy tâm" nên các nhà triết học trường phái này không thể thấy được góc nhìn của triết học nói chung.
Triết học là một bộ môn khoa học đúc kết. Nó dựa vào thành quả của các môn khoa học khác, tổng hợp lại theo các cách khác nhau để rút ra các kết luận, cuối cùng sử dụng kết luận đó để hướng xã hội loài người đi theo.
Ví dụ như chủ nghĩa xã hội là sử dụng lý luận duy vật biện chứng của Marx về xã hội, nhờ đó mới xây dựng một chế độ mới. Tương tự, ta cũng có các lý luận về thị trường của Smith, làm nền cho việc huy động vốn, cuối cùng hình thành chủ nghĩa tư bản. Cùng thời với Marx cũng có Mill với các lý luận về tự do cá nhân, làm nền cho sự xuất hiện chủ nghĩa tư bản hiện đại (nhân văn hơn so với thời CNTB hoang dã). Cả 3 trường phái lý luận của 3 ông trên đều dựa vào các kiến thức khoa học vào thời điểm đó làm nền tảng lý luận, chứ không có chuyện 3 ông đó lý luận suông rồi người ta dựa vào đó mà nghiên cứu.
Nhìn cách khác, các lý luận về triết học tuy là tổng hợp từ nhiều môn khoa học khác nhau, nhưng nó không bao giờ và không thể bao gồm tất cả các lý luận khoa học cùng lúc. Người nghiên cứu triết học chỉ có thể cóp nhặt vài thứ phù hợp với các lý luận của mình. Đó là lý do tại sao chúng ta có nhiều trường phái lý luận triết học cùng thời điểm.
Tóm lại, triết học không làm nền tảng cho các môn khoa học khác, và nó cũng không tổng quát mọi môn khoa học khác. Triết học chỉ đơn giản là thu nhận một số lý luận từ các môn khác, tổng kết sau đó áp dụng vào xã hội loài người. Đây cần hiểu là một hoạt động nghiên cứu độc lập, vì một mục đích độc lập: KIẾN TẠO XÃ HỘI.
Cũng giống như môn sinh học, vẫn sử dụng nền tảng của hóa hữu cơ, một ít của vật lý và toán, một ít của lịch sử, nhưng đặt trong một góc nhìn khác và nghiên cứu với một mục đích khác.
Khoa học là hệ thống các quy luật.
Triết học là những quy luật chung nhất.
Nhận định triết học là môn khoa học tức là khoa học bao hàm triết học, chứ không phải triết học bao gồm khoa học => Khoa học rộng hơn triết học. Điều này phù hợp vì hệ thống các quy luật nhiều hơn những quy luật chung nhất.