Cảnh báo lừa đảo‼️ Tại sao nói triết học không phải là khoa học của khoa học

aidokhongphailatoi

Thích phó đà
Với tôi, triết học KHÔNG phải là khoa học của mọi khoa học, theo cái nghĩa là nó bao gồm tất cả, hay theo nghĩa các môn khoa học khác dựa vào đó mà lý luận.

Tuy nhiên, với tinh thần "duy ý chí" và "không chấp nhận mình sai", các nhà lý luận thuộc trường phái "duy vật biện chứng" và "******** chủ nghĩa" luôn khăng khăng khẳng định điều đó, rằng "nhờ có triết học thì các môn khoa học khác có một cơ sở lý luận vững vàng". Điều này luôn đúng trong thế giới quan duy vật biện chứng, bởi thế giới quan đó được định nghĩa bằng câu "lịch sử triết học là bởi sự đấu tranh giữa trường phái duy vật và duy tâm", chính vì đóng khung triết học bằng các lý luận "duy vật vs duy tâm" nên các nhà triết học trường phái này không thể thấy được góc nhìn của triết học nói chung.

Triết học là một bộ môn khoa học đúc kết. Nó dựa vào thành quả của các môn khoa học khác, tổng hợp lại theo các cách khác nhau để rút ra các kết luận, cuối cùng sử dụng kết luận đó để hướng xã hội loài người đi theo.

Ví dụ như chủ nghĩa xã hội là sử dụng lý luận duy vật biện chứng của Marx về xã hội, nhờ đó mới xây dựng một chế độ mới. Tương tự, ta cũng có các lý luận về thị trường của Smith, làm nền cho việc huy động vốn, cuối cùng hình thành chủ nghĩa tư bản. Cùng thời với Marx cũng có Mill với các lý luận về tự do cá nhân, làm nền cho sự xuất hiện chủ nghĩa tư bản hiện đại (nhân văn hơn so với thời CNTB hoang dã). Cả 3 trường phái lý luận của 3 ông trên đều dựa vào các kiến thức khoa học vào thời điểm đó làm nền tảng lý luận, chứ không có chuyện 3 ông đó lý luận suông rồi người ta dựa vào đó mà nghiên cứu.

Nhìn cách khác, các lý luận về triết học tuy là tổng hợp từ nhiều môn khoa học khác nhau, nhưng nó không bao giờ và không thể bao gồm tất cả các lý luận khoa học cùng lúc. Người nghiên cứu triết học chỉ có thể cóp nhặt vài thứ phù hợp với các lý luận của mình. Đó là lý do tại sao chúng ta có nhiều trường phái lý luận triết học cùng thời điểm.

Tóm lại, triết học không làm nền tảng cho các môn khoa học khác, và nó cũng không tổng quát mọi môn khoa học khác. Triết học chỉ đơn giản là thu nhận một số lý luận từ các môn khác, tổng kết sau đó áp dụng vào xã hội loài người. Đây cần hiểu là một hoạt động nghiên cứu độc lập, vì một mục đích độc lập: KIẾN TẠO XÃ HỘI.

Cũng giống như môn sinh học, vẫn sử dụng nền tảng của hóa hữu cơ, một ít của vật lý và toán, một ít của lịch sử, nhưng đặt trong một góc nhìn khác và nghiên cứu với một mục đích khác.

Khoa học là hệ thống các quy luật.
Triết học là những quy luật chung nhất.
Nhận định triết học là môn khoa học tức là khoa học bao hàm triết học, chứ không phải triết học bao gồm khoa học => Khoa học rộng hơn triết học. Điều này phù hợp vì hệ thống các quy luật nhiều hơn những quy luật chung nhất.
 
Thằng @Olineasdf trước khi về Việt Nam làm nghề gõ đầu trẻ thì nó có 5 năm theo đuổi triết học ở đại học Harvard, thì nó có chia sẻ với tao là:

Nó chỉ thấy triết học là khởi nguồn của sự phát triển của xã hội loài người và cũng là đích đến ( thứ được rút ra ) của mọi hoạt động. Tại sao Châu Âu lại vượt quá xa châu Á , chủ yếu là do nền tảng triết học của nó phát triển, trong khi tư tưởng Á Đông bị kìm hãm quá nhiều bởi nhiều đạo giáo không hề đề cao sự phát triển cá nhân. Theo tao thì con người ở đâu IQ cũng ngang nhau cả thôi, cái quan trọng nhất là triết học , hay sâu hơn là ý thức hệ có làm con người phát triển được không

Cũng tương tự 1 loại tôn giáo: Trong khi tôn giáo sử dụng thần thánh, và những thứ siêu hình, không thể tìm hiểu được đúng sai, để giải thích mọi thứ (tựa như thiên đàng, địa ngục, God, các thánh thần, nguồn gốc thế giới, con người...) thì triết học dùng kinh nghiệm quan sát theo dạng "từ nhỏ suy ra lớn", và từ cái nhỏ bé để giải thích cái tận cùng.

Vấn đề là "tận cùng" của triết học, cũng sẽ hướng con người ta tới 1 loại tôn giáo. nhưng loại tôn giáo này khác biệt với loại tôn giáo "tao không biết, nhưng tao tin" . Nó hướng người ta tới loại tôn giáo giống như "thiền" trong đạo phật:
  • Trước khi học đạo, thấy núi là núi, sông là sông.
  • Khi đang học đạo, thấy núi chẳng phải núi, sông chẳng phải sông.
  • Tới khi đạt đạo, lại thấy núi là núi, sông là sông.
Cũng có thằng đọc tới đây sẽ phản bác và cho rằng:
Trước khi ngộ, núi là núi, sông là sông.
Ngộ 1 phần, núi là 1 tảng đá to, sông là dòng nước lưu động từ địa hình cao xuống địa hình thấp.
Ngộ hơn nữa, thì núi có thành phần chính là CaCO3, sông được gom góp từ nhiều dòng suối nhỏ, bản chất là những phân tử H2O dạng lỏng.
......
Và có thể nói là nó không có giới hạn, cứ theo xã hội phát triển, nhiều vấn đề đc giải quyết, thì lại có thêm nhiều vấn đề mới.

Thì tao nói thẳng là tụi bây chỉ đang ở đoạn giữa của việc học. chưa học xong, tận cùng của việc học triết thì tụi bây phải hiểu được câu nói của Socrates nói khi người ta hỏi ông ta
"Ngài là người thông thái nhất Hy Lạp. Ngài biết gì ?"
"Tôi chỉ biết 1 điều. đó là tôi không biết gì hết."

Hiểu thực sự, nghĩa là trải qua câu nói đó, và chính mình thốt ra được câu nói đó. không phải hiểu qua tài liệu, phân tích, hay tưởng tượng.
 
Mấy tml triết gia toàn bọn lồn loser ban ngày đi giao pizza ban đêm về phòng trọ chơi đồ bú cồn sục cặc rồi ngồi nghĩ ngợi linh tinh xàm lồn
Trùng hợp là mô tả này cũng khá khớp với hình ảnh xammer điển hình
yDKkkss.png
 
Thớt lol gì về món này cũng thấy toàn chữ là chữ
Úp hình bằng link mệt quá bạn

Triết học không sống nhờ khoa học.
Khoa học không thể xuất hiện nếu thiếu nền tảng triết học.
Ko có khoa học thì triết học ko khác gì tôn giáo, chả ai thấy đc sự thật

Khoa học vẫn sẽ xuất hiện
 
Triết học không sống nhờ khoa học.
Khoa học không thể xuất hiện nếu thiếu nền tảng triết học.
Nếu triết học “giải phóng” hoàn toàn khỏi khoa học, chỉ dựa vào lý luận, phép biện chứng… thì dễ sa vào những hệ thống ý thức đem tính tín ngưỡng (giống tôn giáo) hơn là kiểm chứng. Những tranh luận sẽ không bao giờ chạm tới “sự thật khách quan” vì thiếu mỏ neo thực nghiệm và dữ liệu để hiệu chỉnh lý thuyết.

Nếu không có triết học, liệu khoa học có xuất hiện?

Về bản năng: ngay từ thủa sơ khai, con người biết quan sát thiên nhiên, tạo búa rìu, đúc gốm… Đó là “khoa học” ở dạng rất nguyên thủy, chưa cần hệ thống triết học cao siêu vẫn phát triển được.

Về phương pháp: càng về sau, cần đặt câu hỏi “ta đang làm thí nghiệm để hiểu gì?”, “lý thuyết như thế nào gọi là hợp lý?”, ta lại phải dùng đến triết học khoa học (philosophy of science) để bàn về falsifiability, tính lặp lại, giới hạn tri thức…

Nói cách khác, khoa học và triết học có vai trò bổ trợ nhau:

Khoa học cung cấp tư liệu, chứng cứ để triết học hiệu chỉnh khái niệm.

Triết học cung cấp khung phân tích, câu hỏi nền tảng để khoa học tự ý thức và vận hành có hệ thống.

Kết luận
Triết học không có khoa học dễ trở thành những hệ ý thức thiếu kiểm chứng (hướng tôn giáo, siêu hình).

Khoa học không có triết học vẫn có thể nảy sinh từ bản năng tò mò và kinh nghiệm, nhưng về lâu dài sẽ thiếu khung phương pháp luận rõ ràng để bảo đảm tính nhất quán, khả năng sửa đổi lý thuyết và phản biện sâu rộng.
 
Giai đoạn tích lũy kinh nghiệm

Các nhà thực nghiệm (thí nghiệm, quan sát thiên nhiên, thu thập số liệu) dần rút ra những nguyên tắc thực tiễn: ví dụ “phải đo lường nhiều lần”, “phải so sánh nhóm điều khiển”, “phải phân tích thống kê”, v.v. Đây là những kinh nghiệm được truyền thừa qua thế hệ khoa học mà không hẳn gắn tên ai – chỉ đơn thuần là “cách làm cho kết quả tin cậy”.
Giai đoạn hệ thống hóa phương pháp

Khi hội tụ đủ kinh nghiệm, người ta bắt đầu ghi chép và công bố các nguyên tắc ấy thành các “cẩm nang” thiết kế thí nghiệm, giáo trình thống kê, quy tắc báo cáo kết quả… Rồi dần dần hình thành một khung phân tích chung cho cộng đồng:

Phải đưa ra giả thuyết rõ ràng

Phải miêu tả phương pháp chi tiết để người khác lặp lại

Phải dùng công cụ toán‑thống kê đánh giá độ tin cậy

Phải công khai dữ liệu để kiểm tra song phương
Ví dụ, trường phái Thực chứng (Logical Empiricism) đầu thế kỷ XX rất chú trọng vào việc rút ra “tiêu chí xác minh” (verification principle) chỉ từ thực nghiệm và logic hình thức.
 
# Phương pháp khoa học: xuất phát từ thực hành hay triết học?

Các nguyên tắc phương pháp luận khoa học (như kiểm chứng, lặp lại, mô hình hóa, phân tích logic…) chủ yếu tích luỹ qua **thực tiễn thực nghiệm** của các nhà khoa học, chứ không được nảy sinh từ trước trong một học thuyết triết học nào. Nhiều thí dụ lịch sử cho thấy các nguyên tắc đó được các nhà khoa học đúc kết từ công việc của họ. Ví dụ:

* **Galileo Galilei (đầu thế kỷ 17)** – Xuất phát từ các thí nghiệm đơn giản (thả quả bóng rơi, lăn phẳng nghiêng) kết hợp với quan sát thiên văn, Galileo tìm ra các định luật chuyển động và thiên văn mà không dựa vào một học thuyết triết học nào có sẵn. Ông kết hợp tiếp cận thực nghiệm với toán học một cách trực giác, cho thấy khoa học có thể vận hành chỉ qua thực nghiệm và lý luận nội tại.

* **Isaac Newton (cuối thế kỷ 17)** – Newton trực tiếp mô tả phương pháp của mình trong *Principia* và *Opticks*. Ông đề cao **phân tích-synthesis**: thực hiện thí nghiệm, quan sát rồi rút ra kết luận tổng quát bằng quy nạp (phân tích), sau đó giả định các nguyên nhân phát biểu thành lý thuyết (tổng hợp). Newton còn đưa ra bốn quy tắc lý luận: (1) chỉ chấp nhận nguyên nhân “vừa đúng và đủ” để giải thích hiện tượng, (2) cùng một hiệu quả tự nhiên phải có cùng nguyên nhân, (3) tính chất cơ bản của vật thể là phổ quát, (4) các mệnh đề rút ra từ quan sát hiện tượng được xem là đúng cho đến khi bị hiện tượng khác bác bỏ. Huyền thoại “*Hypotheses non fingo*” (tôi không dựng giả thuyết) của Newton (1713) nhấn mạnh chỉ dựa vào dữ liệu thực nghiệm, không thêm thuyết suông. Tất cả điều này cho thấy Newton đúc kết nguyên tắc phương pháp từ công việc nghiên cứu của chính ông.

* **Antoine Lavoisier (cuối thế kỷ 18)** – Ông đặt nền móng hóa học hiện đại bằng **định lượng nghiêm ngặt**. Lavoisier thực hiện hàng loạt thí nghiệm cân đo chính xác và từ đó bác bỏ thuyết phlogiston. Ông khuyên “dẫn dắt hóa học về một lối tư duy nghiêm ngặt hơn” và “phân biệt giữa thực tế và quan sát với hệ thống và giả thuyết”. Ví dụ, việc cân đo khối lượng trước và sau phản ứng cho ông Định luật bảo toàn khối lượng (rằng “trong mỗi quá trình, số lượng vật chất trước và sau luôn bằng nhau”). Phương pháp của Lavoisier là trực tiếp từ thực nghiệm: ông thay đổi phương pháp đo lường và nhận biết nguyên lý mới, chứ không theo trước một khuôn khổ triết học nào.

* **Gregor Mendel (giữa thế kỷ 19)** – Mendel thực hiện hàng loạt phép lai giống trên **gần 30.000 cây đậu** kiểm soát chặt, sau đó dùng thống kê sơ cấp để tìm ra quy luật di truyền (phân ly, đồng phân). Công trình của ông được trình bày trong bài *Experiments on Plant Hybridization* (1866). Phương pháp của Mendel rất thực tế: chọn cây thuần chủng, lai nhiều lần, đếm và so sánh tỷ lệ thế hệ con lai mà không cần bất cứ giả thuyết triết học nào trước. Ông chứng minh được kết quả bằng dữ liệu, sau mới diễn giải thành “luật Mendel”.

* **Charles Darwin (1859)** – Trong *Origin of Species*, Darwin thu thập hàng trăm dẫn liệu (động vật, hóa thạch, phân bố) để đề xuất thuyết tiến hóa chọn lọc tự nhiên. Dù Darwin từng tuyên bố ông theo “nguyên tắc quy nạp của Bacon” (tập hợp dữ liệu trước khi có lý thuyết), hồ sơ nghiên cứu cho thấy ông sớm có sẵn giả thuyết về biến dị và chọn lọc từ khi còn đi biển Calypso năm 1831–36. Như vậy phương pháp của Darwin là vòng lặp giữa lý thuyết và thực chứng: ông hình thành giả thuyết (lý thuyết chọn lọc), rồi kiểm tra bằng quan sát và số liệu. Darwin không xây dựng một phương pháp luận triết học độc lập; thay vào đó, ông dựa vào trực giác, kinh nghiệm và minh họa tự nhiên để phát triển học thuyết.

* **Robert Koch (1884)** – Koch đề ra **4 tiền đề** (Koch’s postulates) để xác định vi khuẩn gây bệnh: phải tìm vi khuẩn ở vật bệnh mà không có ở vật lành; tách nuôi cấy thuần; tiêm vào vật lành tái tạo bệnh; tái tách được vi khuẩn từ vật mới bị bệnh. Đây là một tập quy tắc phương pháp xuất phát từ thực hành (nuôi cấy, tiêm chủng trên chuột, phân lập vi khuẩn), không phải từ một học thuyết triết học nào. Koch đã dùng postulates để chứng minh tác nhân bệnh lao và tả, chứng tỏ rằng nguyên lý phương pháp học ra đời trực tiếp từ thí nghiệm vi sinh.

* **Y học lâm sàng hiện đại (thế kỷ 20)** – Thiết kế thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (Randomized Controlled Trial) ra đời do nhu cầu kiểm soát thiên lệch và lặp lại trong thử nghiệm thuốc. R. A. Fisher (nhà thống kê, 1920s) giới thiệu ngẫu nhiên hóa trong thí nghiệm nông nghiệp để đảm bảo đối chứng khách quan; sau đó các bác sĩ như Bradford Hill (1948) đem vào y học thử nghiệm. Mặc dù Fisher có suy luận toán học sâu, nguyên tắc ngẫu nhiên hóa đơn giản là kết quả của thực tiễn tránh sai số, chứ không do một tư duy triết học ban đầu. Các quyết định thiết kế (đối chứng, mù hai bên, mẫu lớn) hầu hết đều xuất phát từ kinh nghiệm y khoa, dân số và toán xác suất, nhằm tăng khả năng tái lập mà không cần cơ sở triết học mới.

* **Thống kê và kỹ thuật** – Trong thống kê, nhiều kỹ thuật ra đời từ nhu cầu thực tiễn: ví dụ Fisher phát triển các kiểm định (ANOVA, design of experiments) để phục vụ nông nghiệp và công nghiệp, sau này mới được triết học toán học hóa. Trong kỹ thuật, các phương pháp thiết kế (mô phỏng, nguyên mẫu, hệ số an toàn) được xây dựng qua thử nghiệm và thử lỗi (ví dụ kỹ sư cầu tàu Eads dùng mô hình chảy nước để thử trước khi xây cầu). Tất cả đều là quy trình tích lũy từ kinh nghiệm, không do triết học đặt ra.

## Vai trò của triết học khoa học

Hầu hết ví dụ trên cho thấy **triết học khoa học** chỉ đóng vai trò *tổng kết, hệ thống hoá* các nguyên tắc mà khoa học thực hành đã tìm ra, chứ không phải là nguồn khởi nguyên của chúng. Các triết gia khoa học như Bacon (1620), Popper (1934), Kuhn (1962) v.v. chỉ ra những mẫu chung (quy nạp, falsifiability, paradigms) **sau khi** khoa học phát triển mạnh mẽ. Trong khi đó, bản thân các nhà khoa học nổi tiếng thường không thực thi một khuôn mẫu triết học cố định mà họ tự đúc kết dựa trên công việc của mình:

* Nguyên tắc **falsifiability** (có thể bác bỏ) là thuật ngữ của Popper giữa thế kỷ 20. Tuy nhiên, từ lâu các nhà khoa học đã vô tình tuân thủ nó khi thử nghiệm lý thuyết: nếu các quan sát không khớp, họ sẽ sửa lý thuyết (ví dụ sự vận động bất thường của sao Thủy cuối cùng thách thức định luật Newton và mở đường cho thuyết tương đối). Popper chỉ là người diễn giải lại quy tắc này.
* Bacon đề xuất quy nạp chi tiết (Novum Organum 1620), nhưng nhiều nhà khoa học không theo chặt chẽ kiểu đó; Newton chịu ảnh hưởng Bacon nhưng cũng tự tạo quy tắc riêng. Whewell hay Mill từng cố gắng hệ thống hoá thuật toán khoa học, nhưng thực tế khoa học thường đa dạng.
* Triết gia Thomas Kuhn, Paul Feyerabend… nhấn mạnh khoa học thay đổi theo lịch sử (paradigm shifts, pluralism) chứ không có một “phương pháp” duy nhất. Quan điểm của họ phản ánh chính kinh nghiệm thực tế: khoa học phát triển có tính “tiến hóa”, tự sửa đổi chứ không luôn theo trước một giảng thuyết triết học.
* Trường hợp khoa học xuất hiện “độc lập với triết học” rõ rệt là những ví dụ trên: Galileo, Lavoisier, Darwin, Koch… không áp dụng học thuyết triết học nào trước mà trực tiếp dựa vào thực nghiệm để xây dụng phương pháp. Triết học khoa học chỉ đến sau để diễn giải và tổng hợp (ví dụ Newton hay Darwin lần lượt được coi là mẫu mực của phương pháp khoa học sau khi họ thành công).

**Kết luận:** Tóm lại, nền tảng của phương pháp luận khoa học chủ yếu đến từ **thực hành khoa học thực nghiệm** – tức làm thí nghiệm, lập mô hình, phân tích số liệu và rút ra quy luật. Triết học khoa học là nhân tố phụ trợ, nhận diện và diễn giải các quy tắc này (ví dụ Bacon, Popper từng khái quát hóa các nguyên tắc thuần túy). Nhưng xét ở nhiều trường hợp lịch sử, việc khoa học đi trước triết học cho thấy triết học không phải là điều kiện tiên quyết. Các nguyên tắc phương pháp (như tính lặp lại, khả năng bác bỏ, mô hình hóa, logic) nảy sinh từ thành công thực nghiệm, còn triết học sau đó mới nhìn lại và hệ thống hoá chúng.

**Tóm tắt ví dụ lịch sử:**

| Lĩnh vực | Nhà khoa học (thời gian) | Ví dụ phương pháp luận | Xuất xứ |
| ----------------------- | --------------------------- | -------------------------------------------------------------------------- | ------------ |
| **Vật lý cổ điển** | Galileo (1600s) | Thí nghiệm rơi, nghiêng phẳng, quan sát thiên văn (thực nghiệm – toán học) | Thực hành |
| | Isaac Newton (1687) | Phân tích (thí nghiệm + quy nạp) → tổng hợp; 4 quy tắc “không giả thuyết” | Thực hành |
| **Hóa học** | Antoine Lavoisier (1783) | Định lượng nghiêm ngặt, định luật Bảo toàn khối lượng | Thực hành |
| **Sinh học** | Gregor Mendel (1865) | Thống kê lai giống (\~30.000 cây) để rút luật di truyền | Thực hành |
| | Charles Darwin (1859) | Quan sát rộng (sinh vật, hóa thạch), tiên đề chọn lọc tự nhiên | Thực hành |
| **Y học** | Robert Koch (1884) | 4 postulates (vi khuẩn gây bệnh) | Thực hành |
| | Lâm sàng hiện đại (20th C.) | Thiết kế RCT (đối chứng, ngẫu nhiên hoá) | Thực hành |
| **Thống kê & Kỹ thuật** | Ronald Fisher (1920s) | Thiết kế thí nghiệm có đối chứng, ngẫu nhiên hóa (tránh sai số) | Thực hành |
| | Kỹ thuật (TT, Cơ khí…) | Mô phỏng, nguyên mẫu, hệ số an toàn (thử nghiệm) | Thực hành |
| **Triết học khoa học** | Bacon, Popper, Kuhn… | Đề ra nguyên tắc chung (quy nạp, falsifiability, paradigms) | Hệ thống hoá |

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu lịch sử và triết học khoa học (Newton, Lavoisier, Mendel, Darwin, Koch, vv.). Các ví dụ trên cho thấy phương pháp khoa học chủ yếu được hình thành từ thực hành, còn triết học khoa học đóng vai trò giải thích và khái quát hậu kỳ.

@Thỏ Trắng Ác Tâm
 
Từ thời xa xưa người trung quốc đã biết về thiên văn và làm ra các bản đồ sao và cách định luật thiên văn mà không cần đến hệ thống triết học như Phương tây
Năm 240 trước CN, người TrungQuốc cổđạiđã quan trắc chính xác sự xuất hiện và quy luật hoàn quy (vòng trở lại) của sao Chổi. Chính ngôi sao Chổi sau này mang tên Halley cũng đã được họ ước tính đến cuối thế kỷ XX “Halley” sẽ hoàn quy 30 lần (chính xác 31 lần).
 
Từ thời xa xưa người trung quốc đã biết về thiên văn và làm ra các bản đồ sao và cách định luật thiên văn mà không cần đến hệ thống triết học như Phương tây
Năm 240 trước CN, người TrungQuốc cổđạiđã quan trắc chính xác sự xuất hiện và quy luật hoàn quy (vòng trở lại) của sao Chổi. Chính ngôi sao Chổi sau này mang tên Halley cũng đã được họ ước tính đến cuối thế kỷ XX “Halley” sẽ hoàn quy 30 lần (chính xác 31 lần).
Trung Hoa cổ đại chưa bao giờ tồn tại khoa học theo định nghĩa của mầy.
 
1. Hình thức hóa toán học
2. Lí thuyết có thể kiểm nghiệm vào trong thực tế
3. Tư duy logic
Trung Hoa chỉ có kỹ thuật, không có khoa học. Tứ đại phát minh gì đó cũng không đúc kết cho ra được chân lí phổ quát.
Thế khoa học xã hội sao có toán học?
2/ lý thuyết kiểm nghiệm trung hoa nó có kiểm nghiệm
3/ tư duy logic làm sao mà tq ko có mà nó chế tạo đc? Làm lịch được? Tính toán đc? Nhờ triết học à

Kỹ thuật là gì? Kỹ thuật nhờ triết học mà có à
Chân lý phổ quát là cái ngày thời gian cái lịch bản đồ sao, quy luật hoàn quy ko phải chân lý phổ quát sao?, thời gian thời điểm nó phổ biến đc mùa vụ cấy nước, tết...
 
Thế khoa học xã hội sao có toán học?
2/ lý thuyết kiểm nghiệm trung hoa nó có kiểm nghiệm
3/ tư duy logic làm sao mà tq ko có mà nó chế tạo đc? Làm lịch được? Tính toán đc? Nhờ triết học à

Kỹ thuật là gì? Kỹ thuật nhờ triết học mà có à
Chân lý phổ quát là cái ngày thời gian cái lịch bản đồ sao, quy luật hoàn quy ko phải chân lý phổ quát sao?, thời gian thời điểm nó phổ biến đc mùa vụ cấy nước, tết...
Theo định nghĩa của mày thậm chí mấy nước châu Phi chúng nó quan sát được thời tiết cũng gọi là khoa học. Đó là kiến thức tự nhiên không phải khoa học. Ví dụ mày sinh tồn ngoài tự nhiên, mày biết cây nào ăn được cây nào không, nhưng không thể giải thích vì sao. Đó chỉ là kiến thức đúc kết chứ không phải là chân lí phổ quát theo quan điểm khoa học.
 
Theo định nghĩa của mày thậm chí mấy nước châu Phi chúng nó quan sát được thời tiết cũng gọi là khoa học. Đó là kiến thức tự nhiên không phải khoa học. Ví dụ mày sinh tồn ngoài tự nhiên, mày biết cây nào ăn được cây nào không, nhưng không thể giải thích vì sao. Đó chỉ là kiến thức đúc kết chứ không phải là chân lí phổ quát theo quan điểm khoa học.
Đó là khoa học nguyên thủy nhất
Nó đúc kết được cây như nào thì ăn sẽ độc, còn phần diễn giải tổng kết thì sẽ kế thừa và phát triển
Nên không thể nói nó không phải khoa học đc
Như mày còn bé mày không thể biết đi như thế nào nhưng không có nghĩa mày ko phải con người
 
Đó là khoa học nguyên thủy nhất
Nó đúc kết được cây như nào thì ăn sẽ độc, còn phần diễn giải tổng kết thì sẽ kế thừa và phát triển
Nên không thể nói nó không phải khoa học đc
Như mày còn bé mày không thể biết đi như thế nào nhưng không có nghĩa mày ko phải con người
Đó là kiến thức bản địa, kiến thức kinh nghiệm, kiến thức kỹ thuật chứ vẫn không phải là khoa học.
 
Đó là kiến thức bản địa, kiến thức kinh nghiệm, kiến thức kỹ thuật chứ vẫn không phải là khoa học.
Khoa học là hệ thống các kiến thức - quy luật
Vậy nó có kiến thức có hệ thống các quy luật cây nên ăn là cây như thế nào, nó chỉ ko chi tiết vậy nó có phải là khoa học không
 

Có thể bạn quan tâm

Top