Nhưng chính con vịt là thằng phá bĩnh, bóp team Asean
'Tiền lệ' Việt Nam gây khó cho ASEAN?
Mức thuế đối với Việt Nam và các quốc gia châu Á khác được đưa ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio sắp tới Malaysia để tham các cuộc họp của ASEAN.
Theo
Reuters, ông Rubio sẽ tìm cách củng cố mối quan hệ giữa Mỹ với các đối tác và đồng minh đang bất an trước chiến lược thuế quan toàn cầu của ông Trump. Chuyến đi này được nhìn nhận là một phần trong nỗ lực tái tập trung của Mỹ vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Với những mức thuế ông Trump vừa công bố, các cuộc thảo luận thuế quan có lẽ sẽ được ưu tiên trong chương trình nghị sự.
"Một trong những chủ đề hàng đầu mà ông ấy chắc chắn muốn nhấn mạnh là tái khẳng định cam kết của chúng tôi với Đông Á, với ASEAN, với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, và không chỉ đơn thuần vì lợi ích hình thức," một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ nói với báo giới.
"Tôi nghĩ thông điệp then chốt mà Ngoại trưởng muốn truyền tải là việc chúng tôi cam kết và ưu tiên khu vực này vì nó phục vụ lợi ích của nước Mỹ. Điều này thúc đẩy sự thịnh vượng và an ninh của nước Mỹ", ông nói.
Vị quan chức này khẳng ngoại trưởng Mỹ sẵn sàng thảo luận về thương mại, nhấn mạnh Mỹ cần phải tái cân bằng các mối quan hệ thương mại.
Theo
NikkeiAsia, chuyến thăm của ông Rubio làm dấy lên cả kỳ vọng lẫn lo ngại trong số các quốc gia thành viên ASEAN về việc Mỹ sẽ điều chỉnh lại cách tiếp cận thương mại và an ninh tại khu vực Đông Nam Á - nơi các nền kinh tế vẫn còn mong manh và tình hình ngoại giao còn chia rẽ.
Ông Hafidzi Razali, Giám đốc điều hành công ty tư vấn Strategic Counsel có trụ sở tại Malaysia, cho rằng chuyến công du này là cơ hội để Ngoại trưởng Mỹ hiểu rõ hơn về bản sắc độc lập của khối ASEAN.
"ASEAN không phải là cửa sau của Trung Quốc," ông nói.
"Khối này vận hành một cách độc lập và có những ưu tiên riêng. Không thể gom tất cả vào cùng một rổ. Mỹ cần hiểu rằng ASEAN mong muốn được hợp tác với tư cách một đối tác, nhưng vẫn duy trì sự cởi mở với mọi liên minh hay quốc gia."
Nguồn hình ảnh,Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng tới Việt Nam mà còn tới những quốc gia ASEAN khác.
Một trong lý do ông Trump kiên quyết áp những mức thuế "đối ứng" là để kìm hãm sức ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực.
Các quan chức Mỹ đã nhiều lần chỉ trích Việt Nam là điểm trung chuyển hàng hóa của Trung Quốc, khiến quốc gia Đông Nam Á này gặp khó khăn trong việc đàm phán thuế quan.
Đến khi ông Trump tuyên bố có được thỏa thuận với Việt Nam, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng nhấn mạng rằng các thỏa thuận thuế quan giữa các quốc gia không nên gây ảnh hưởng tới bên thứ ba và khẳng định Bắc Kinh sẽ phản đối bất kỳ thỏa thuận gây tổn hại tới Trung Quốc.
Bộ Thương mại Trung Quốc cũng cho biết họ đang "thực hiện việc thẩm định" thỏa thuận thuế quan Mỹ-Việt, và tiếp tục khẳng định lập trường nói trên.
Cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng tới Việt Nam mà còn tới những quốc gia ASEAN khác.
Theo
New York Times, việc Mỹ cố gắng cô lập Trung Quốc khuếch đại những điểm dễ tổn thương mà các quốc gia Đông Nam Á phải đối mặt do đây là khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc và vốn đã ở tuyến đầu trong quá trình Bắc Kich thống trị thương mại và sản xuất toàn cầu.
Trong khi đó,
South China Morning Post (SCMP) dẫn lời các nhà quan sát cho rằng thỏa thuận Việt-Mỹ đã làm suy yếu nỗ lực trước đó của ASEAN trong việc thúc đẩy một mặt trận thống nhất để ứng phó với chính sách thuế quan của Mỹ.
"[Việc Mỹ-Việt có thỏa thuận thương mại] khiến các thành viên còn lại của khối dễ bị Washington gây sức ép trực tiếp hơn," bài viết ngày 7/7 nêu.
Trước đó, vào cuối tháng Năm,
Reuters đưa tin các nhà lãnh đạo Đông Nam Á thống nhất rằng bất kỳ thỏa thuận song phương nào mà họ ký kết với Mỹ liên quan đến thuế quan thương mại đều không được gây tổn hại đến nền kinh tế của các nước thành viên khác.
"Thông điệp rất rõ ràng: sự đoàn kết của ASEAN sẽ không bảo vệ các thành viên khỏi các mức thuế," ông Damien Duhamel, đối tác điều hành tại công ty tư vấn chiến lược Eurogroup Consulting, nhận định với
SCMP.
"Kết quả này cho thấy Washington đang theo đuổi các thỏa thuận song phương, từng trường hợp một… Thành công của Việt Nam – dù còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện – tạo ra một tiền lệ, nhưng cũng đặt ra tiêu chuẩn cao hơn cho các cuộc đàm phán sau này."
Trong bài viết ngày 7/7 trên The Guardian, ông Stephen Olson, cựu chuyên gia đàm phán thương mại của Mỹ, đánh giá thỏa thuận Việt-Mỹ là một bài học dành cho các quốc gia khác rằng Mỹ muốn sử dụng những thỏa thuận này để gây sức ép lên Trung Quốc.
Tương tự, Tiến sĩ Giang Phùng, nhà nghiên cứu và giảng viên tại Trường Kinh doanh ISC Paris (Pháp), nhận định với
BBC News Tiếng Việt ngày 7/7 rằng việc đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam, đặc biệt là thỏa thuận có yếu tố 'kêu gọi' Việt Nam tách khỏi Trung Quốc,
là một thông điệp mạnh mẽ gửi tới Bắc Kinh và các nước trong khu vực.
"Điều này phù hợp với chiến lược địa chính trị rộng lớn hơn của Mỹ," bà Giang Phùng nhận định.