Ăn chơi BẢN CHẤT CỦA CỖ MÁY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HIỆN ĐẠI LÀ NÚI NỢ NẦN KHÔNG CÓ NGÀY TRẢ

tungdo5205

Địt mẹ đau lòng
Spain
Vứt cuốn giáo trình kinh tế vĩ mô ấy sang một sang một bên đi , toàn biểu đồ, phương trình, công thức phức tạp chỉ để nói về một thứ cực kỳ đơn giản là cung và cầu.



Nhưng trong thế kỷ 21 này, cung-cầu không chỉ dừng lại ở việc tao bán một cái bánh cho người khác muốn mua hay tiêu dùng bán lẻ quanh xóm làng.

Thứ quyết định "nhu cầu" trong kinh tế hiện đại không phải nhu cầu mua nhà, mua xe, mua đủ thứ hữu hình mà là khả năng vay nợ. Không ai có đủ tiền mặt để mua nhà, mua xe hơi, hay xây một nhà máy. Họ phải đi vay và gõ cửa ngân hàng - những ông trùm buôn tiền vừa là tay chơi vừa là nhà cái.

Vậy thì bản chất kinh tế thực sự bây giờ đã chuyển thành cung -tín dụng.

Trái tim của vòng lặp phát triển kinh tế, những số %GDP hào nhoáng chẳng qua là tiền - tín dụng - vốn.

Vậy nên nhiều thằng kinh tế gia, giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đéo dám thừa nhận sự thật đơn giản:

“Tăng trưởng kinh tế phần lớn là sự tăng tốc của vòng quay tín dụng (lấy nợ sau trả nợ trước).”



Tức là tụi ngân hàng nhà nước bơm 1 USD ra thị trường cho nó chảy liên tục 1 tỷ lần sẽ tạo ra 1 tỷ USD.

Sự thật đơn giản như đem vô sách giáo khoa với cái tên rất kêu là "vận tốc lưu thông của tiền tệ" (Velocity of Money - V).

Cái logic đó được chúng nó gói vào một công thức nổi tiếng: MV = PQ. Trong đó M là tổng lượng tiền, V là vận tốc (số lần 1 đồng tiền được chi tiêu), P là giá cả, và Q là tổng sản lượng. PQ chính là GDP danh nghĩa.

Nó cho thấy rằng để tăng GDP (tức là PQ) nghĩa là mày không nhất thiết phải tăng lượng tiền M, mày chỉ cần làm cho vận tốc V của nó tăng lên. Toàn bộ các gói "kích thích kinh tế" thực chất là những nỗ lực để ép tiền trong hệ thống phải chảy nhanh hơn.

GDP không đo lường sự giàu có thực sự hay sự hạnh phúc. Nó chỉ đo lường tốc độ hoạt động kinh tế, tốc độ tiền chuyển từ túi người này sang túi người khác.

Nó giống như việc đo lượng nước chảy qua một cái ống trong một giờ, chứ không phải đo lượng nước thực sự có trong cái bể. Một quốc gia có thể có GDP cao ngất ngưởng nhưng tài sản thực sự (cơ sở hạ tầng tốt, môi trường trong sạch, người dân có tri thức) thì lại rất nghèo nàn.

"Núi nợ nần không có ngày trả", chúng nó gọi là một nền kinh tế vận hành bằng tín dụng" (credit-driven economy) hoặc một thuật ngữ thời thượng hơn là**"sự tài chính hóa" (financialization)**.

"Không có ngày trả", chúng nó gọi là**"đảo nợ" (rolling over debt)**. Tức là khi một khoản nợ cũ đến hạn, chính phủ hoặc tập đoàn sẽ phát hành một khoản nợ mới lớn hơn để trả cho khoản nợ cũ và lấy phần dư ra để chi tiêu. Cái núi nợ vì thế cứ lớn dần mãi mãi.

Để tự trấn an rằng cái núi nợ đó không sụp xuống đầu mình, chúng nó dùng một cái phao cứu sinh gọi là "tỷ lệ nợ trên GDP" (debt-to-GDP ratio). Chúng nó lập luận rằng*, miễn là nền kinh tế (GDP) tăng trưởng nhanh hơn tốc độ phình to của núi nợ, thì mọi thứ vẫn "bền vững" và "trong tầm kiểm soát".*

Mày thấy không? "Không có ngày trả" nghe rất đáng sợ, nhưng "duy trì tỷ lệ nợ trên GDP ở mức bền vững" thì lại nghe rất chuyên nghiệp và có trách nhiệm.

 
Bài đăng của tungdo5205 trên XAMVN.COM cho rằng tăng trưởng kinh tế hiện đại chủ yếu dựa trên tín dụng, không chỉ cung và cầu truyền thống. Dưới đây là tóm tắt:
  1. Kinh tế dựa trên tín dụng: Nhu cầu kinh tế hiện nay phụ thuộc vào khả năng vay nợ (mua nhà, xe, đầu tư), chứ không phải tiền mặt. Ngân hàng đóng vai trò trung tâm, cung cấp tín dụng.
  2. Tăng trưởng GDP và vận tốc tiền tệ: GDP đo tốc độ luân chuyển tiền, không phải sự giàu có thực sự. Công thức MV = PQ (M: tiền, V: vận tốc, PQ: GDP danh nghĩa) cho thấy tăng vận tốc tiền (V) có thể tăng GDP mà không cần thêm tiền (M). Các gói kích thích kinh tế nhằm tăng V.
  3. Núi nợ và tài chính hóa: Kinh tế hiện đại là "nền kinh tế tín dụng", với nợ được đảo liên tục (dùng nợ mới trả nợ cũ). Tỷ lệ nợ/GDP được dùng để đánh giá tính bền vững, nhưng nợ vẫn tăng mãi, gọi là "không có ngày trả".
  4. Hạn chế của GDP: GDP chỉ đo hoạt động kinh tế, không phản ánh tài sản thực, môi trường, hay hạnh phúc.

Đánh giá: Bài viết đúng về vai trò của tín dụng và vận tốc tiền, nhưng đơn giản hóa khi cho rằng kinh tế chỉ dựa vào nợ. Nó bỏ qua các yếu tố như năng suất, công nghệ, và chính sách tiền tệ. Tỷ lệ nợ/GDP không hẳn là "lừa dối", nhưng cần xem xét cẩn thận để đánh giá rủi ro nợ.
:sweat::sweat::sweat:
 
P2:
Nền kinh tế tài chính (financial economy) tức là thế giới của cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ phái sinh đã phình to đến mức lấn át cả nền kinh tế thực (real economy) hay thế giới của những thứ mày có thể cầm nắm được như cái bánh mì, viên gạch, hay chiếc máy tính.

Bản chất nó là một kim tự tháp khổng lồ được xây trên một nền móng kinh tế thực nhỏ hơn rất nhiều.

Vậy thứ gì giữ cho kim tự tháp không sụp đổ?

Đó là niềm tin.

Niềm tin chính là dòng điện chạy trong toàn bộ hệ thống này. Không phải vàng, không phải đô la, mà là niềm tin.

Niềm tin rằng ngày mai sẽ tốt hơn hôm nay, nên mày dám vay một khoản nợ 30 năm để mua một căn nhà.

Niềm tin rằng những người khác cũng sẽ tin như vậy, nên mày dám đổ tiền vào thị trường chứng khoán.

Niềm tin rằng ngân hàng sẽ không sụp đổ, nên mày mới gửi tiền tiết kiệm vào đó.

Niềm tin rằng chính phủ sẽ không để đồng tiền mất giá một cách vô tội vạ.

Toàn bộ hệ thống tín dụng, từ những khoản vay tiêu dùng nhỏ nhất đến những lô trái phiếu quốc tế hàng tỷ đô la, đều được xây dựng trên một lời hứa hẹn về tương lai.

Và "suy thoái" hay "khủng hoảng" xảy ra khi nào? Nó xảy ra khi niềm tin đó bị lung lay.

Cái "tắc nghẽn" không chỉ là tắc nghẽn về dòng tiền. Nó là tắc nghẽn về niềm tin.

Đó là khoảnh khắc mà tất cả mọi người trong hệ thống đột nhiên cùng nhìn nhau và nhận ra: "Khoan đã, có lẽ ngày mai sẽ không tốt hơn hôm nay."

Ngay tại khoảnh khắc đó, tín dụng đóng băng.

Ngân hàng không dám cho vay.

Doanh nghiệp không dám đầu tư.

Người tiêu dùng không dám chi tiêu.

Vòng quay tiền-tín dụng-vốn dừng lại.

Và toàn bộ cái lâu đài tài chính, vốn được thổi phồng bởi niềm tin và đòn bẩy, bắt đầu xì hơi một cách đột ngột và đau đớn. Thằng xe ôm cũng nhận ra được đám ngân hàng cũng không đủ tiền mặt cho nó rút và thế là bank run - vỡ nợ hàng loạt.

Cái "lỗi hệ thống" (system bug) của chủ nghĩa tư bản tài chính hiện đại nằm ở việc: nó là một hệ thống đòi hỏi phải tăng trưởng vĩnh viễn, được cấp năng lượng bởi một nguồn tài nguyên có hạn là niềm tin.

Và khi niềm tin cạn kiệt, hệ thống sẽ tự ăn thịt chính nó.

Thức ăn mà nó đang nuốt chính là tương lai của mày để giữ cho vòng quay tín dụng đó tái diễn phải liên tục tạo ra những 'nhu cầu mới' , bơm cho mày kỳ vọng FOMO (sợ bỏ lại) rằng phải mua cho dùng mày không cần.

Qua những đế chế truyền thông, mạng xã hội Facebook, Tiktok nó kể cho mày nghe một cách thuyết phục rằng mày cần một cái iphone mới mỗi năm, một căn nhà to hơn, một chiếc xe sang hơn.

Nó biến mày thành một con nghiện tiêu dùng, một con trâu cày chỉ biết cắm mặt trả nợ ngân hàng, bơm máu cho chúng nó sống tiếp.

Nó bào mòn thời gian, sức khỏe, và tâm trí của mày, biến mày từ một con người thành một 'nguồn nhân lực', một 'đơn vị tiêu dùng', một con số trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng.

Tình yêu, sự sáng tạo, sự bình yên trong tâm hồn – những thứ không thể định giá bằng tiền đều bị nó coi là vô giá trị và bị đẩy ra rìa.

Đó là nơi những con quái vật sống bằng đồng tiền đôla xanh lá, những biểu đồ sổ sách phức tạp, những chỉ số chứng khoán xanh lét mà bỏ qua chính những con người khốn cùng phải gồng gánh trên vai để trả nợ, để chịu đựng những gì tụi elite xả cứt xuống đầu bằng lạm phát, lãi cao và áp lực công việc để giữ cho cỗ máy này luôn chạy.

Và để giữ cho đàn cừu không nổi loạn, những kẻ chăn cừu – giới tinh hoa chính trị, tài chính, và học thuật phải liên tục kể một câu chuyện cổ tích.

Câu chuyện đó thường kể như thế này:

Khi nền kinh tế yếu kém, Chú phỉnh sẽ đóng vai người hùng, vung tiền ra xây cao tốc, sân bay, cảng biển. Tiền chảy vào túi các công ty xây dựng, công ty vật liệu, rồi từ đó chảy đến công nhân, người bán cơm, bà bán nước, chủ tiệm net @Hoàng Tử DiNa, checker phố cổ @Thích Vét Máng … tạo ra một vòng xoáy đi lên, kích thích tiêu dùng….. và BÙM “chạy ngay đueee các cháo ơi, lổ zồiiiii!!!”, nền kinh tế được cứu rỗi, đất nước lại có thêm hạ tầng khang trang.
@Hoàng Tử DiNa @Thích Vét Máng
 
Vứt cuốn giáo trình kinh tế vĩ mô ấy sang một sang một bên đi , toàn biểu đồ, phương trình, công thức phức tạp chỉ để nói về một thứ cực kỳ đơn giản là cung và cầu.



Nhưng trong thế kỷ 21 này, cung-cầu không chỉ dừng lại ở việc tao bán một cái bánh cho người khác muốn mua hay tiêu dùng bán lẻ quanh xóm làng.

Thứ quyết định "nhu cầu" trong kinh tế hiện đại không phải nhu cầu mua nhà, mua xe, mua đủ thứ hữu hình mà là khả năng vay nợ. Không ai có đủ tiền mặt để mua nhà, mua xe hơi, hay xây một nhà máy. Họ phải đi vay và gõ cửa ngân hàng - những ông trùm buôn tiền vừa là tay chơi vừa là nhà cái.

Vậy thì bản chất kinh tế thực sự bây giờ đã chuyển thành cung -tín dụng.

Trái tim của vòng lặp phát triển kinh tế, những số %GDP hào nhoáng chẳng qua là tiền - tín dụng - vốn.

Vậy nên nhiều thằng kinh tế gia, giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đéo dám thừa nhận sự thật đơn giản:

“Tăng trưởng kinh tế phần lớn là sự tăng tốc của vòng quay tín dụng (lấy nợ sau trả nợ trước).”



Tức là tụi ngân hàng nhà nước bơm 1 USD ra thị trường cho nó chảy liên tục 1 tỷ lần sẽ tạo ra 1 tỷ USD.

Sự thật đơn giản như đem vô sách giáo khoa với cái tên rất kêu là "vận tốc lưu thông của tiền tệ" (Velocity of Money - V).

Cái logic đó được chúng nó gói vào một công thức nổi tiếng: MV = PQ. Trong đó M là tổng lượng tiền, V là vận tốc (số lần 1 đồng tiền được chi tiêu), P là giá cả, và Q là tổng sản lượng. PQ chính là GDP danh nghĩa.

Nó cho thấy rằng để tăng GDP (tức là PQ) nghĩa là mày không nhất thiết phải tăng lượng tiền M, mày chỉ cần làm cho vận tốc V của nó tăng lên. Toàn bộ các gói "kích thích kinh tế" thực chất là những nỗ lực để ép tiền trong hệ thống phải chảy nhanh hơn.

GDP không đo lường sự giàu có thực sự hay sự hạnh phúc. Nó chỉ đo lường tốc độ hoạt động kinh tế, tốc độ tiền chuyển từ túi người này sang túi người khác.

Nó giống như việc đo lượng nước chảy qua một cái ống trong một giờ, chứ không phải đo lượng nước thực sự có trong cái bể. Một quốc gia có thể có GDP cao ngất ngưởng nhưng tài sản thực sự (cơ sở hạ tầng tốt, môi trường trong sạch, người dân có tri thức) thì lại rất nghèo nàn.

"Núi nợ nần không có ngày trả", chúng nó gọi là một nền kinh tế vận hành bằng tín dụng" (credit-driven economy) hoặc một thuật ngữ thời thượng hơn là**"sự tài chính hóa" (financialization)**.

"Không có ngày trả", chúng nó gọi là**"đảo nợ" (rolling over debt)**. Tức là khi một khoản nợ cũ đến hạn, chính phủ hoặc tập đoàn sẽ phát hành một khoản nợ mới lớn hơn để trả cho khoản nợ cũ và lấy phần dư ra để chi tiêu. Cái núi nợ vì thế cứ lớn dần mãi mãi.

Để tự trấn an rằng cái núi nợ đó không sụp xuống đầu mình, chúng nó dùng một cái phao cứu sinh gọi là "tỷ lệ nợ trên GDP" (debt-to-GDP ratio). Chúng nó lập luận rằng*, miễn là nền kinh tế (GDP) tăng trưởng nhanh hơn tốc độ phình to của núi nợ, thì mọi thứ vẫn "bền vững" và "trong tầm kiểm soát".*

Mày thấy không? "Không có ngày trả" nghe rất đáng sợ, nhưng "duy trì tỷ lệ nợ trên GDP ở mức bền vững" thì lại nghe rất chuyên nghiệp và có trách nhiệm.

Tăng cái lol.
Một nhóm lợi ích mới đang hình thành sau khi dẹp đám cũ 😆.
Nhóm này có súng. Nên nguy hiểm hơn
 
P3: Chúng nó dùng những từ ngữ phức tạp như 'chính sách tài khóa', 'nới lỏng định lượng', 'kích thích tổng cầu' để làm gì?

Để biến một hành động cướp bóc đơn giản là 'lấy tiền của người nghèo và người trung lưu thông qua lạm phát và nợ công để cứu những thằng bạn giàu có của mình' thành một 'chính sách kinh tế vĩ mô cần thiết để ổn định hệ thống'.

Chúng nó không chỉ là những kẻ hưởng lợi, chúng nó còn là những thầy tu của giáo phái tăng trưởng GDP, những kẻ độc quyền diễn giải kinh thánh Keynes, biến những điều vô lý thành chân lý và trừng phạt bất cứ kẻ dị giáo nào dám đặt câu hỏi.

Đầu tiên, câu hỏi mà những con vẹt đó không bao giờ hỏi: Tiền ở đâu ra?

Nó không phải là tiền từ trên trời rơi xuống.

Nó cũng không phải tiền trong kho bạc có sẵn.

Trong bối cảnh ngân sách đang thâm hụt, tiền đó đến từ một nguồn duy nhất: Nợ công.

Chính phủ sẽ phát hành trái phiếu, tức là đi vay tiền từ tương lai của chính mày và con cháu mày để chi tiêu cho ngày hôm nay.

Họ đang bán một lời hứa "sau này sẽ trả" để lấy tiền mặt tức thì. Cái "vòng xoáy được tiền" mà tụi đó nói, thực chất được khởi động bằng một "vòng xoáy nợ nần".

Thứ hai, câu hỏi quan trọng hơn: Tiền chảy vào túi ai?

Chúng nó dùng lý thuyết Kenyes nói rằng chảy vào "nền kinh tế" là một câu trả lời mơ hồ và vô nghĩa nhưng ai mà thắc mắc lại nó xổ ra một tràng về tỷ giá hối đoái, ngoại tệ, nợ công cùng 7749 từ ngữ jargon như đám tu sĩ hồi thế kỷ 15 nói với nhau bằng tiếng latin để độc quyền diễn giải trí thức không bao giờ rơi vào tay dân đen.

Trong thực tế nghiệt ngã, tiền không chảy một cách công bằng. Nó chảy thẳng vào túi của một nhóm lợi ích rất cụ thể: các tập đoàn sân sau và các tổng công ty nhà nước có quan hệ chính trị.

Mày nghĩ các gói thầu xây dựng hàng chục, hàng trăm nghìn tỷ VND đó được đấu thầu một cách công khai, minh bạch ư?

Không.

Nó được chỉ định hoặc dàn xếp cho những "anh lớn" trong ngành xây dựng, vật liệu, bất động sản, những kẻ có đủ quan hệ để vận động hành lang chính sách.

Cái "chi tiêu công" đó thực chất là một gói cứu trợ trá hình cho các "anh lớn" đang ngắc ngoải vì thị trường bất động sản đóng băng.

Nó không phải là bơm oxy cho "nền kinh tế", nó là bơm oxy cho Vingroup, Sun Group, NovaLand, Đèo Cả, Sơn Hải; cho các tổng công ty xây dựng thuộc bộ xây dựng đang ôm một đống nợ ngân hàng đang xoay tiền nợ mới trả nợ cũ để tiếp tục vòng lặp bong bóng đang ngày một phình to.
 
P4 - cuối đầu bài: Và cuối cùng, cái giá thật sự là gì?

Cái giá không chỉ là khoản nợ công mà thế hệ sau phải gánh.

Cái giá trước mắt là sự lãng phí và tham nhũng.

Một cây cầu đáng giá 1.000 tỷ sẽ được báo giá lên 1.500 tỷ.

Một con đường cao tốc sẽ có chi phí trên mỗi km cao nhất thế giới.

500 tỷ chênh lệch đó đi đâu? Nó được chia chác cho cả một chuỗi lợi ích, từ quan chức duyệt dự án đến chủ đầu tư và nhà thầu.

Cái giá thứ hai là sự phân bổ nguồn lực sai lầm.

Đất nước này đang cần một hệ thống bệnh viện tốt hơn, những ngôi trường hiện đại hơn, hay những quỹ đầu tư mạo hiểm cho công nghệ.

Nhưng không, tiền lại được đổ vào đống bê tông cốt thép, vào những dự án hoành tráng nhưng hiệu quả sử dụng đéo có, toàn đem đi đầu cơ thổi giá rồi bán đi.

Những khu resort nghỉ dưỡng cao cấp, 5 sao ấy sẽ không bao giờ chạm được đến tay người dân bình thường mà chỉ chảy lòng vòng trong mối quan hệ thân hữu giữ các tầng lớp quan chức và tư bản đỏ.

Lý thuyết Keynes trong sách vở là một công cụ để ổn định kinh tế.

Lý thuyết Keynes trong thực tế ở những nơi như Việt Nam là một công cụ để chuyển giao tài sản từ túi người dân (thông qua nợ công) vào túi của một nhóm tinh hoa có quan hệ chính trị.

Và đây là cái giá phi lý nhất: Chúng ta đang đi vay nợ từ tương lai để xây dựng những thứ mà có khi chính tương lai cũng không cần đến.

Chúng ta xây những sân bay khổng lồ trong khi các bệnh viện ung thư thì quá tải.

Chúng ta xây những khu nghỉ dưỡng 5 sao trong khi trẻ em vùng cao không có trường học tử tế.

Chúng ta đang dùng nợ để xây nên một cái vỏ bọc hào nhoáng cho một cơ thể đang mục ruỗng từ bên trong.

Hãy đốt sạch mọi lý thuyết rỗng tếch và bước ra ngoài đường nhìn những gương mặt khắc khổ đang ngày ngày mưu sinh chăm lo cho gia đình để tiếp máu cho những con súc vật quay lưng lại đồng loại của nó để liếm láp bộ lông của mình.

Mày chỉ cần ngừng tin theo những bánh vẽ chúng nó tạo ra để điều khiển mua 1 món đồ mới trên Shopee, ngồi lại một mình, hít thở sâu, đừng tin , đừng chạy theo nữa ; biết mình muốn gì cần gì thì cả một cỗ máy khổng lồ được xây bằng nền móng trên cát của chúng nó sẽ sụp đổ.

Chúng nó không sợ mày phá hoại chỉ run rẫy mỗi khi có một thằng ngừng tin, đếch thèm tiếp máu cho một cái xác đã chết tên là “giấc mơ trung lưu.”


  • ƯƠ U ƯỜ!! Chạy đê các cháu ơi! Lổ zồiiiii!! Choạy đuuueeeee… 🏃🏻‍➡️🏃🏻‍♀️‍➡️
  • Khả lăng khả lăng khả lăng khả lăng khả lăng thôi thôi thôi thôi thôi (x3.14) giải tán thôi không ló lổ hết lị tiếc lắm các cháo ạ.
  • [BÙMMM] Ơ ỪM… (lổ again).:vozvn (3)::vozvn (3):
 
Tiền/nợ xuất hiện từ rất lâu, mấy ngàn năm trước CN.
Cái được dạy phổ biến trong kinh tế học là tiền = vàng/kim loại đúc do vua/kẻ cai trị phát hành, rồi in/đúc thêm tiền sinh lạm phát, rồi vàng/bạc làm trung gian; nhưng thực tế tiền đã là nợ từ rất lâu và các nền văn minh đều xuất hiện những cách thức quy đổi và ghi/thanh toán nợ để trao đổi hàng hóa.

Chủ nghĩa tư bản về cơ bản là:
  • sở hữu (đi cùng sự kiểm soát) tài sản tư nhân. Nếu một xã hội thuần tư bản thì 100% tài sản bao gồm công cụ sản xuất thuộc tư nhân. Nợ có từ lâu nhưng tư bản mới xuất hiện vài trăm năm sở dĩ do điều in đậm không có khả năng thành cơ cấu quyền lực xã hội trước đây (quý tộc/lãnh chúa phong kiến)
  • quy đổi giá trị của tài sản thành giá thị trường
  • quy đổi các khoản nợ hay thu nhập trong tương lai thành giá thị trường
  • về căn bản mọi thứ đều quy đổi ra con số vốn hóa: hàng hóa, lao động, trí tuệ, quyền lực. Tất cả là một con số trên thị trường vốn.
  • điều này là mới vì trước tư bản thì tài sản (lao động, sản lượng - mà khi trao đổi gọi là hàng hóa, trí tuệ, quyền lực, thu nhập tương lai,...) rất khó định giá trong xã hội phi tư bản.
  • khi tất cả đều có một con số vốn hóa, một cái giá thì lợi nhuận có được bằng cách sử dụng chênh lệch giá: mua thấp bán cao:
Người doanh nhân mua trí tuệ, lao động, nguyên liệu, nhà máy,... Thuê quản lý, bán hàng, vận hành công ty,... rồi bán thu nhập tương lai của công ty (cổ phần) cho hàng triệu nhà đầu tư khác. Anh ta thậm chí không cần phải tham gia vào bất kỳ quá trình nào của công ty. Sản phẩm thậm chí còn chưa cần phải ra thị trường.
=> Điều phối dòng vốn là tiêu biểu của tư bản - nó là quyền lực điều khiển xã hội của nhà tư bản, điều trước đây phần lớn thuộc về tầng lớp quý tộc/lãnh chúa.
  • lợi nhuận được sử dụng để tích lũy tài sản. Quyền lực của một người trong thế giới tư bản có thể thấy được tương đương với con số vốn hóa của những gì anh ta sở hữu.
  • sự nguy hiểm của tư bản là độc quyền, dần dần hình thành bởi tích lũy & tập trung vốn hóa vào tay một số ít. Điều đó có thể nhìn thấy rõ trong mấy chục năm qua. Điều này đẩy giá lao động xuống tương đối lớn so với giá các loại khác.
Trân trọng!
 
Tiền/nợ xuất hiện từ rất lâu, mấy ngàn năm trước CN.
Cái được dạy phổ biến trong kinh tế học là tiền = vàng/kim loại đúc do vua/kẻ cai trị phát hành, rồi in/đúc thêm tiền sinh lạm phát, rồi vàng/bạc làm trung gian; nhưng thực tế tiền đã là nợ từ rất lâu và các nền văn minh đều xuất hiện những cách thức quy đổi và ghi/thanh toán nợ để trao đổi hàng hóa.

Chủ nghĩa tư bản về cơ bản là:
  • sở hữu (đi cùng sự kiểm soát) tài sản tư nhân. Nếu một xã hội thuần tư bản thì 100% tài sản bao gồm công cụ sản xuất thuộc tư nhân. Nợ có từ lâu nhưng tư bản mới xuất hiện vài trăm năm sở dĩ do điều in đậm không có khả năng thành cơ cấu quyền lực xã hội trước đây (quý tộc/lãnh chúa phong kiến)
  • quy đổi giá trị của tài sản thành giá thị trường
  • quy đổi các khoản nợ hay thu nhập trong tương lai thành giá thị trường
  • về căn bản mọi thứ đều quy đổi ra con số vốn hóa: hàng hóa, lao động, trí tuệ, quyền lực. Tất cả là một con số trên thị trường vốn.
  • điều này là mới vì trước tư bản thì tài sản (lao động, sản lượng - mà khi trao đổi gọi là hàng hóa, trí tuệ, quyền lực, thu nhập tương lai,...) rất khó định giá trong xã hội phi tư bản.
  • khi tất cả đều có một con số vốn hóa, một cái giá thì lợi nhuận có được bằng cách sử dụng chênh lệch giá: mua thấp bán cao:
Người doanh nhân mua trí tuệ, lao động, nguyên liệu, nhà máy,... Thuê quản lý, bán hàng, vận hành công ty,... rồi bán thu nhập tương lai của công ty (cổ phần) cho hàng triệu nhà đầu tư khác. Anh ta thậm chí không cần phải tham gia vào bất kỳ quá trình nào của công ty. Sản phẩm thậm chí còn chưa cần phải ra thị trường.
=> Điều phối dòng vốn là tiêu biểu của tư bản - nó là quyền lực điều khiển xã hội của nhà tư bản, điều trước đây phần lớn thuộc về tầng lớp quý tộc/lãnh chúa.
  • lợi nhuận được sử dụng để tích lũy tài sản. Quyền lực của một người trong thế giới tư bản có thể thấy được tương đương với con số vốn hóa của những gì anh ta sở hữu.
  • sự nguy hiểm của tư bản là độc quyền, dần dần hình thành bởi tích lũy & tập trung vốn hóa vào tay một số ít. Điều đó có thể nhìn thấy rõ trong mấy chục năm qua. Điều này đẩy giá lao động xuống tương đối lớn so với giá các loại khác.
Trân trọng!
 
Tiền/nợ xuất hiện từ rất lâu, mấy ngàn năm trước CN.
Cái được dạy phổ biến trong kinh tế học là tiền = vàng/kim loại đúc do vua/kẻ cai trị phát hành, rồi in/đúc thêm tiền sinh lạm phát, rồi vàng/bạc làm trung gian; nhưng thực tế tiền đã là nợ từ rất lâu và các nền văn minh đều xuất hiện những cách thức quy đổi và ghi/thanh toán nợ để trao đổi hàng hóa.

Chủ nghĩa tư bản về cơ bản là:
  • sở hữu (đi cùng sự kiểm soát) tài sản tư nhân. Nếu một xã hội thuần tư bản thì 100% tài sản bao gồm công cụ sản xuất thuộc tư nhân. Nợ có từ lâu nhưng tư bản mới xuất hiện vài trăm năm sở dĩ do điều in đậm không có khả năng thành cơ cấu quyền lực xã hội trước đây (quý tộc/lãnh chúa phong kiến)
  • quy đổi giá trị của tài sản thành giá thị trường
  • quy đổi các khoản nợ hay thu nhập trong tương lai thành giá thị trường
  • về căn bản mọi thứ đều quy đổi ra con số vốn hóa: hàng hóa, lao động, trí tuệ, quyền lực. Tất cả là một con số trên thị trường vốn.
  • điều này là mới vì trước tư bản thì tài sản (lao động, sản lượng - mà khi trao đổi gọi là hàng hóa, trí tuệ, quyền lực, thu nhập tương lai,...) rất khó định giá trong xã hội phi tư bản.
  • khi tất cả đều có một con số vốn hóa, một cái giá thì lợi nhuận có được bằng cách sử dụng chênh lệch giá: mua thấp bán cao:
Người doanh nhân mua trí tuệ, lao động, nguyên liệu, nhà máy,... Thuê quản lý, bán hàng, vận hành công ty,... rồi bán thu nhập tương lai của công ty (cổ phần) cho hàng triệu nhà đầu tư khác. Anh ta thậm chí không cần phải tham gia vào bất kỳ quá trình nào của công ty. Sản phẩm thậm chí còn chưa cần phải ra thị trường.
=> Điều phối dòng vốn là tiêu biểu của tư bản - nó là quyền lực điều khiển xã hội của nhà tư bản, điều trước đây phần lớn thuộc về tầng lớp quý tộc/lãnh chúa.
  • lợi nhuận được sử dụng để tích lũy tài sản. Quyền lực của một người trong thế giới tư bản có thể thấy được tương đương với con số vốn hóa của những gì anh ta sở hữu.
  • sự nguy hiểm của tư bản là độc quyền, dần dần hình thành bởi tích lũy & tập trung vốn hóa vào tay một số ít. Điều đó có thể nhìn thấy rõ trong mấy chục năm qua. Điều này đẩy giá lao động xuống tương đối lớn so với giá các loại khác.
Trân trọng!
Chúng ta là chuyên chính vô sản Conan trị mà mày 🤔
 
Giá BĐS trước tao nói là giá của 10 năm sau...nhưng thực tế chắc gì đã là 10 năm sau. Giả định tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân mỗi năm của dân VN phải 7-8%, để kéo chỉ số nhà/thu nhập xuống dưới 20 lần. Nhưng thu nhập người dân có thực sự tăng ko ? và nó phân bố như thế nào ? Vậy cái gọi là lấy của tương lai ăn vào hiện tại có đúng hay ko ? khi tương lai chắc gì đã thu nhập như thế ? Vậy mấy thằng mafia Đông Âu chả phải đang lừa bịp dân tộc khi vẽ ra viễn cảnh có thể chỉ là trong mơ hay sao
 
Giá BĐS trước tao nói là giá của 10 năm sau...nhưng thực tế chắc gì đã là 10 năm sau. Giả định tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân mỗi năm của dân VN phải 7-8%, để kéo chỉ số nhà/thu nhập xuống dưới 20 lần. Nhưng thu nhập người dân có thực sự tăng ko ? và nó phân bố như thế nào ? Vậy cái gọi là lấy của tương lai ăn vào hiện tại có đúng hay ko ? khi tương lai chắc gì đã thu nhập như thế ? Vậy mấy thằng mafia Đông Âu chả phải đang lừa bịp dân tộc khi vẽ ra viễn cảnh có thể chỉ là trong mơ hay sao
Theo cư dân thờ rét city thì thu nhập của Gen Z, Gen Alpha - thế hệ kế cận tương lai toàn trăm củ đổ lên nên giá nhà sát với thực tế là sự thật.
 
Quan điểm rất chính xác đấy. Cay một cái là việc đưa đất nước theo hướng đó là quyết sách của một nhóm nhỏ elite, đặt quyền lợi của nó lên đầu. Còn tuyệt đại đa số ra sao ko quan trọng. Hãy làm giàu cho bản thân. Nhưng đừng làm giàu cho bọn Ngân hàng & BDS.
 
Quan điểm rất chính xác đấy. Cay một cái là việc đưa đất nước theo hướng đó là quyết sách của một nhóm nhỏ elite, đặt quyền lợi của nó lên đầu. Còn tuyệt đại đa số ra sao ko quan trọng. Hãy làm giàu cho bản thân. Nhưng đừng làm giàu cho bọn Ngân hàng & BDS.
Đúng. Bọn bank năm đéo nào cũng báo lãi chục nghìn tỏi đồng nghĩa với việc chi phí lãi vay của doanh nghiệp rất cao, làm cho giá cả tăng từng ngày trong khi chi phí lương trả cho NLĐ thì như cái lone.
Lợi nhuận thu về ngoài tăng vốn chủ sở hữu ra bọn bank lại đem đầu tư mở rộng cho sân sau làm BĐS => giá nhà ngày càng xa vời so với thu nhập của dân ngu cu đen.
 
điều đó chỉ đúng với các quốc gia đồng tiền có giá trị toàn cầu như USD, Euro, Yen... chúng in ra đem sang nước khác là đổi đc hàng =>> nên núi nợ cũng ko lo

Còn những nước kiểu như Đông lao thì có dùng sách đó thì sẽ toang, đồng tiền mất giá, lạm phát phi mã nếu vỡ nợ ( VD như dịnh phét)

Bọn chiên da lên báo phán này phán kia toàn để lùa gà, đánh lừa dự luận theo ý chúng
 
điều đó chỉ đúng với các quốc gia đồng tiền có giá trị toàn cầu như USD, Euro, Yen... chúng in ra đem sang nước khác là đổi đc hàng =>> nên núi nợ cũng ko lo

Còn những nước kiểu như Đông lao thì có dùng sách đó thì sẽ toang, đồng tiền mất giá, lạm phát phi mã nếu vỡ nợ ( VD như dịnh phét)

Bọn chiên da lên báo phán này phán kia toàn để lùa gà, đánh lừa dự luận theo ý chúng
chuẩn, bọn lý thuyết tiền tệ hiện đại đã chứng minh USD, Euro, Yên in tiền ra không vấn đề. Nhưng Đông Lào áp dụng lý thuyết này là banh xác. Vòng quay tiền VN hiện tại rất thấp cho thấy mức độ hấp thu của nền kinh tế là có vấn đề. Càng bơm tiền càng chết, vì hiệu quả thì ít mà tác hại về sau thì nhiều. Cái này na ná với quy luật năng suất biên giảm dần trong kinh tế học. Còn theo dân giang hồ thì gọi là lờn thuốc, lúc đầu thì hít, sau đó thì phải chích thì mới cảm thấy phê
 

Có thể bạn quan tâm

Top