Chính thức phá sản công ty mẹ SBIC và 7 công ty con từ quý 1-2024

T tiếp
Để tránh lộ thông tin nên tác giả viết hơi mập mờ, t cũng copy nhiều comment của tác giả nên nhiều đoạn hơi lủng củng, AE đọc thì ráng kết nối thông tin nhé
.....
Liên danh tư vấn gọi là "JKT Association" gồm có 8 công ty trong đó 3 công ty trong nước (em xin phép được dấu tên) và 5 công ty Nhật Bản là các công ty: Japan Transportation Consultants,Inc. (JTC); Japan Railway Technical service. (JARTS); JR East Consultants Company. (JRC); The Japan Electrical Consulting Co.,Ltd. (JEC); Koken Architects,Inc. (KOKEN). Sở dĩ có sự liên danh này là trong luật lá thầu bè của VN quy định doanh nghiệp nước ngoài bắt buộc phải liên danh với các công ty trong nước. Thị phần sản lượng các công ty này được quy định bằng hình thức "man months", tức là 1 người làm việc 1 tháng gọi là 1 man months. Chẳng hạn công ty A chiếm thị phần 1 nghìn man months, công ty B chiếm 300 man months trong tổng thời gian (giá trị) hợp đồng.

Nhóm Việt Nam do 1 công ty cầm cái, nhóm Nhật do JTC cầm cái, công ty cầm cái tức là công ty có nhiều quyền hành nhất, chiếm nhiều man months nhất trong "Association". Để được cầm cái nó phục thuộc vào rất nhiều vấn đề loằng ngoằng đằng sau đó...

Người Nhật với tinh thần làm việc trách nhiệm cao, khoa học, cần mẫm chăm chỉ họ lập ra những kế hoạch chi tiết để các kỹ sư Việt Cùng phối hợp thực hiện dự án. Thời gian đầu dự án được điều hành bởi những con người Nhật, tinh thần Nhật rất quy củ chuyên nghiệp. Nhưng...

Cái sợi dây lợi ích nhóm, nó tạo ra quyền lực nó tạo ra cái kiểu cơ chế xin cho, xâm nhập ăn sâu vào dự án như những con sâu mọt đục khoét dần dần... cái mảng thị phần man moth kia tuy đã được phân định rõ ràng nhưng bắt đầu xuất hiện tranh nhau, chiếm đoạt man moth của nhau, con cá nào yếu hơn đành phải nhè miếng mồi nhường cho con cá lớn.

Bằng chiêu trò "không đáp ứng được công việc" nên cắt mam moth sớm, và kéo dài mam moth của người nhà mình sự tranh giành diễn ra khá khốc liệt. Tình trạng người làm được việc lại bị lấy lý do không đáp ứng được việc để cắt man moth, kẻ không làm gì chỉ chơi được kéo dài man moth vô tận (ăn man moth từ người khác). Tình trạng đến dự án chỉ mỗi nhiệm vụ cho nó có mặt còn không làm gì, chỉ chơi, chơi điện tử, ngủ và caffe nhưng cuối tháng lấy lương dự án đều đều diễn ra phổ biến. Ban đầu người Nhật với kỷ luật làm việc nghiêm khắc rất bực tức nhưng sau cũng phải đầu hàng bới nếu không "nghe lời" Việt Nam chính họ cũng bị cắt man moth, công việc cứ thế dồn sang cho 1 nhóm người gánh vác nhóm còn lại mỗi nhiệm vụ là ... chơi để đem mam moth về công ty chủ quản.

Sở dĩ có sự tranh dành mam moth đó bởi luật bất thành văn người lao động thực lĩnh chỉ nhận được 1/3 số tiền lương như trong hợp đồng, còn lại 2/3 quay về công ty quản lý hoặc quay về với bảo kê. Ví dụ vị trí A có mức lương là 2000 USD có nghĩa người lao động thực lĩnh khoảng 600 - 700 USD là max số còn lại (~1300USD) là công ty quản lý người đó ăn hoặc thành phần bảo kê đưa người đó vào ăn. Mức lương phổ biến của kỹ sư Việt vào khoảng 1.800 USD đến 2500 USD tùy từng vị trí và họ phải chịu ràng buộc bởi điều luật trên áp dụng.

Trong số những con người đã đem ra xét xử và đang chịu án tù kia có những người là bảo kê việc đưa người vào dự án như vậy và chúng đục khoét ăn từ đó mới là nhiều chứ con số nhận hối lộ 16 tỷ là quá ít ỏi.

Các chiến sỹ cảnh sát - Bộ CA họ làm việc rất miệt mài tỉ mẩn với khối lượng công việc vô cùng lớn trong thời gian ngắn. Họ thậm chí đã đưa ra 1 danh sách những kỹ sư không đúng chuyên môn, giả mạo CV, giả mạo bảng khai kinh nghiệm, giả mạo chuyên ngành đào tạo để đưa vào dự án. Họ thậm chí đã phải điều tra những người này từng học trường nào, chuyên ngành gì, ra trường năm nào, làm gì, ở đâu, kinh nghiệm ra sao... một khối lượng công việc khổng lồ đè nặng lên vai những người lính CAND thầm lặng.

Cần nói lại rằng thời gian này mới là giai đoạn thiết kế, giai đoạn chuẩn bị dự án, một lượng tiền lớn lần lượt được giải ngân vô tội vạ và ra đi, dẫu sản phẩm vẫn méo mó do cái đầu bài quái thai kia, nhưng dự án cứ thực hiện, cứ có nhân sự ngồi đó là đốt tiền, đồng nghĩa với nhóm nào đó có tiền.

Chính vì một bộ phận lớn từ kỹ sư, phiên dịch, đến văn phòng vào dự án chỉ có mỗi nhiệm vụ... ngồi chơi để nhận tiền và back tiền cho bảo kê, nên nhóm này chủ yếu được trưng dụng từ chợ người tạp nham, hoặc thành phần lởm khởm từ công ty chủ quản. Nhiều anh, chị sau khi ngồi dự án 1 thời gian về chém rất oách làm dự án Nhật bla bla nhưng thực sự công việc là "ăn trực ngồi chờ" lương, không kiến thức, không kỹ năng, không tư duy, không làm việc, không gì hết.

Mỗi khi có 1 tốp mới sang dự án, nhóm ma cũ lại nháo nhào hỏi làm quen, nếu họ nói "từ ban" (RPMU) có nghĩa là thuộc dòng được bảo kê, họ có thể dưới vai kỹ sư, cad operator hay interpreter thì đừng có ai mà động đến cho dù Nhật, ta, hay tây. Dù họ có làm 1 xíu xíu hay ngồi không làm gì cho qua ngày đoạn tháng.

Nhóm khác từ công ty thành viên trong liên danh, nhưng thuộc vào dòng công ty "cầm cái" như đã đề cập thì cũng vậy, hiển nhiên bộ phận lớn sang dự án, họ chỉ có ngồi, ngồi và ngồi ăn lương. Nhóm còn lại phải làm việc cày cuốc để gánh cho nhóm kia là thuộc dòng công ty không cầm cái hoặc các công ty Nhật. Do đó cạnh tranh để trở thành công ty cầm cái vô cùng khốc liệt ở tầm vĩ mô.

Dĩ nhiên cũng có những kỹ sư đến từ nhóm bảo kê hay nhóm cầm cái làm việc có trách nhiệm và có chất lượng nhưng thực sự là không nhiều, còn bộ phận lớn các thành phần từ 2 nhóm này là léng phéng.

Bên cạnh đó nhiều thầu phụ được đưa vào dự án, họ ký được những hợp đồng thực hiện các hạng mục vẽ vời ra để có, sản phẩm gần như vứt đi, hoặc có chất lượng rất thấp, hoặc thậm chí không hề làm gì mà do các kỹ sư Nhật + Việt ở dự án làm họ (thầu phụ) chỉ mỗi nhiệm vụ ký và ăn tiền. Những khoản tiền cho những HĐ dạng này cũng lớn khủng khiếp. Các công ty Nhật vai leder ban đầu họ quản lý rất chặt chẽ, bài bản, sát sao và nguyên tắc, nhưng với sự can thiệp hết sức thô bạo của quan chức Việt cuối cùng những chiến binh samurai cũng phải đầu hàng. Tiền của nhà nước (vay ODA) cứ thế bị đôt không thương tiếc.

Baichi (tên nhân vật đã được thay đổi) 1 kỹ sư mẫu mực trách nhiệm người Nhật, ông thuộc hế hệ người Nhật già, năm đó ông đã ngoài 80 tuổi. Sống tình cảm, trách nhiệm và làm việc miệt mài, nhưng nguyên tắc chặt chẽ. Ông là trưởng 1 team trong dự án, team của ông quản lý 1 số thầu phụ trong đó có thầu phụ đến từ nhóm cầm cái. Sản phẩm nộp lên cẩu thả, chất lượng thấp ông vẫn cần mẫm rà soát từng li từng tí 1, những nhận xét hướng dẫn của ông hết sức tỉ nẩm và chi tiết, nhưng thầu phụ vẫn không sửa, ông cần mẫn ghi chép lại từng nội dung, từng buổi họp, từng chi tiết yêu cầu mỗi lần họp với nhà thầu và lưu cẩn thận làm bằng chứng. Sau bao lần nhưng chất lượng vẫn cẩu thả vẫn thấp họ gây sức ép với ông rằng nếu ông không đồng ý nghiệm thu họ sẽ cho ông mất việc (sa thải) họ ngắt man moths của ông dưới tác động từ Ban.

Chuyện gì đến đã đến và một ngày đẹp trời ông nhận được quyết định Demobilization từ Ban, đồng nghĩa vói ông buộc phải dời dự án, rời VN tươi đẹp về Nhật. Ông có thể nói được tiếng Anh khá trôi chảy ông điện cho tôi và đòi đến tận cơ quan gặp tôi...

Một ngày mùa đông lạnh giá, một ông già Nhật lững thững đến tìm tôi, ông bê 1 bọc lớn được gói gém cẩn thận trong những lớp nylon, ông trao tận tay tôi và nói rằng trong đó là tất cả các chứng cứ, bằng chứng được ông ghi chép cẩn thận về quá trình ông nghiệm thu kiểm soát các lỗi của nhà thầu, ông cúi rạp người chào tôi lần cuối trước khi về lại Nhật.

Như em đã nói, dự án được phân chia thị phần bằng man moths và Demobilization hay mobilization là quyền ở các quan chức VN do đó họ dùng những cái này để gây sức ép lại người Nhật nó khác hoàn toàn với khi bạn làm cho Công ty của Nhật nhé!

Ông với tôi vẫn thường xuyên liên lạc qua email sau đó, và chính ông là người báo cho tôi biết sự vụ các quan chức Việt Nam nhận hối lộ đầu tiên khi mà các thông tin ở VN vẫn còn đang bưng bít.

Vì không phải là không làm được mà là tiền rất đắt, cực đắt thì sẽ làm được, cộng với việc giữ đất khu ga HN và đó là mục đích của quan chức đường sắt.

Nếu dự án vẫn tiếp tục để cho người Nhật làm thì vẫn làm được nhưng sau này các quan chức đi tù hết, Nhật rút hết phía Việt Nam mình chỉ đạo chỉnh sửa độ chế lung tung sản phẩm của họ nên mới thành ra vứt đi và đốt số tiền nghìn tỏi như chúng ta đã thấy.

Quay lại chuyện chém nát mặt, anh ấy là kỹ sư có năng lực, có vị trí nhất định, có mối quan hệ và anh ấy thuộc nhóm cầm cái nhưng cũng chỉ là con tốt trên bàn cờ để các quan chơi. Có thông tin cho rằng anh ấy nhận tiền của thầu phụ rồi nhưng nhiều biến cố dẫn đến chưa lo được, nên vụ chém nát mặt đã được ai đó thực thi như chúng ta đã thấy.

“Bộ GTVT muốn trả dự án đường sắt: Dễ làm, khó bỏ?

Theo chuyên gia, không thể có chuyện thích thì làm, không thích thì trả. Bộ GTVT phải có trách nhiệm xử lý những vấn đề liên quan đến dự án này.

Bộ GTVT vừa kiến nghị Chính phủ chuyển dự án đường sắt đô thị tuyến số 1 Hà Nội (Yên Viên-Ngọc Hồi) cho UBND TP Hà Nội làm chủ đầu tư.

Dự án này đã bị chậm tiến độ nhiều năm, chưa thể triển khai thi công nhưng đã đội vốn gấp 9 lần so với ban đầu, lại dính tai tiếng hối lộ.



Theo Bộ GTVT, dự án đường sắt Yên Viên-Ngọc Hồi giai đoạn 1 đang trong giai đoạn cập nhật hồ sơ thiết kế, hồ sơ mời thầu. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn đối ứng để giải phóng mặt bằng khu tổ hợp Ngọc Hồi nên khó hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2024.

Trao đổi với Đất Việt, một số chuyên gia chia sẻ họ thấy "lạ", "khó hiểu" trước kiến nghị của Bộ GTVT bởi một dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư bị chậm tiến độ đến hơn chục năm, bị đội vốn, mà giờ Bộ muốn trả là trả, đồng thời thẳng thắn gọi đây chính là hiện tượng "dễ làm, khó bỏ".

Khẳng định việc Bộ GTVT có trả được dự án hay không phải do Chính phủ quyết định, PGS.TS Nguyễn Đình Thám, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp (Đại học Xây dựng Hà Nội)

cũng giải thích: dự án đường sắt Yên Viên-Ngọc Hồi mười mấy năm chưa triển khai được gì, mới xong giai đoạn tiền khả thi, chưa triển khai được giai đoạn khả thi cho nên chưa kết luận được để chuyển sang giai đoạn thực hiện.

"Điều này có thể coi dự án vẫn chưa hình thành, việc đội vốn lên bao nhiêu lần cũng không có ý nghĩa gì. Bây giờ chỉ có cách lập lại dự án từ đầu (dự án khả thi), và tổng mức đầu tư đương nhiên sẽ đội lên bởi sau mười mấy năm, mọi thứ biến động, đặc biệt là trượt giá", PGS.TS Nguyễn Đình Thám nói.

Việc xem xét trách nhiệm của Bộ GTVT khi để dự án chậm tiến độ, đội vốn... nhiều năm, theo vị chuyên gia, là khó bởi ai đã giao cho Bộ thực hiện, ai là người theo dõi, giám sát, đôn đốc Bộ?

"Hiện tượng phổ biến ở Việt Nam là dễ làm, khó bỏ, pháp lệnh chưa nghiêm thì phải xử lý. Một mặt phải tiến hành cải tổ lại chính sách, quy định của pháp luật, một mặt đối với riêng dự án này, lập lại dự án từ đầu xem ra là cách hợp lý nhất", PGS.TS Nguyễn Đình Thám cho biết.

Trong khi đó, GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (Đại học Kinh tế Quốc dân) tỏ ra gay gắt, không thể có chuyện một dự án kéo dài hơn chục năm rồi giờ cảm thấy không thể triển khai được lại muốn giao cho người khác và cho rằng lý do không có vốn đối ứng để giải phóng mặt bằng mà Bộ GTVT đưa ra chưa thuyết phục.

Ông đề nghị Bộ GTVT phải giải quyết tất cả những vấn đề liên quan đến dự án đường sắt Yên Viên-Ngọc Hồi: phải làm cho rõ vì sao dự án chậm trễ kéo dài, vì sao đội vốn lên như vậy?

"Không thể thuần túy cho rằng không có vốn đối ứng, trượt giá... Khi làm bất kỳ dự án nào cũng phải có định mức kinh tế - kỹ thuật, không thể tùy tiện được", nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển nhấn mạnh.

GS.TS Đặng Đình Đào chia sẻ quan điểm với PGS.TS Nguyễn Đình Thám rằng, câu chuyện trên không chỉ mình dự án Yên Viên-Ngọc Hồi vấp phải. Hiện tượng ôm đồm dự án rồi không làm được, thấy khó, bị dư luận lên án, đòi hỏi phải minh bạch hơn, quản lý chặt chẽ hơn nên muốn đá quả bóng sang cho người khác
.....
 
có phải CTY này đóng tàu cho dân bằng sắt mà éo mạ kẽm ko? làm bao gia đình tan nát nợ nần.
 
Nam TRiệu có quyết định phá sản từ năm 2013 hay sao đó, nói chung nát bét hết rồi
Nó chỉ cho tái cơ cấu thôi, ts nhà nước muốn cũng không cho phá sản mà treo nợ. Giờ thì mới chính thức.
 
Tiếp and hết...
"Đáng ra ngành GTVT phải xem xét lại tất cả các dự án của bộ, từ đường bộ đến đường trên cao, metro..., rất nhiều dự án bị chậm tiến độ, đội vốn, thậm chí bị bỏ hoang gây lãng phí, không ít dự án làm không đến nơi đến chốn để rồi cuối cùng lại đổ cho người khác.

Bộ GTVT phải có trách nhiệm xử lý các vấn đề cụ thể liên quan đến dự án này, việc chuyển giao dự án dựa trên nguyên tắc nào; thậm chí phải so sánh, làm rõ nếu chuyển sang cho UBND TP Hà Nội làm chủ đầu tư thì hiệu quả hơn thế nào, đẩy nhanh được tiến độ, giảm chi phí, nâng cao chất lượng... thế nào.

Có làm như vậy thì hai bên mới thoải mái, bởi giữa Bộ và UBND TP Hà Nội là quan hệ bình đẳng, phải rõ ràng trách nhiệm khi thực hiện các công trình quốc gia.

Điều quan trọng là không thể để cho niềm tin của người dân vào cơ quan quản lý một ngành, một lĩnh vực quan trọng là kết cấu hạ tầng giao thông bị suy giảm", GS.TS Đặng Đình Đào nhấn mạnh.

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình ********* vào cuối năm 2002, tuyến metro số 1 Yên Viên- Ngọc Hồi có tổng mức đầu tư 9.197 tỷ đồng, được phân kỳ thành 3 giai đoạn.

Tuy nhiên, từ năm 2004 đến nay, dự án lại có thêm 3 lần phân chia lại phạm vi và phân kỳ đầu tư. Hiện tại, tuyến metro số 1 gồm các dự án thành phần: giai đoạn 1 điều chỉnh; giai đoạn 2 A điều chỉnh và giai đoạn 2 B.

Tổng mức đầu tư các dự án toàn tuyến metro số 1 đã lên tới khoảng 81.537 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay sau 17 năm, dự án vẫn chưa được chính thức khởi công.”

ĐSVN (Đường sắt Việt Nam) chúng tôi vẫn nói vui là "đừng sờ vào nó", bao năm qua dù cơ quan nào, đơn vị quản lý nhà nước nào, thành phố nào, mà có việc cần "sờ" là bị "nó" xù lông xù cánh lên hành hạ cho đến khổ. Ngay cả ở cái đất Hà Nội này nếu cần mở rộng 1 con đường mà phải giao cắt với đường sắt đều bị cái anh "đừng sờ vào nó" củ hành cho lên bờ xuống ruộng khi thỏa thuận xin phép được làm đường ngang đường sắt.

Họ (ĐSVN) trì trệ, lười biếng, sống bám, dặt dẹo đến cái mức chúng tôi vẫn nói vui nuôi họ như nhà nuôi thằng nghiện vậy. Cơ sở hạ tầng từ đường ray, toa xe, đầu máy, nhà ga, xưởng sửa chữa đều do nhà nước đầu tư (vốn ngân sách NN), ĐSVN chỉ còn mỗi việc kinh doanh trên hạ tầng đó (nuôi hệ thống bộ máy bán vé, vận hành và thu tiền) nhưng mỗi năm nhà nước vẫn phải bù lỗ khoảng 2 nghìn củ tỏi gì đó.

Thậm chí dự án phải kí HĐ với 1 cái công ty khỉ gió nhưng là sân sau của sở họ nhà kiến, không làm bất cứ 1 việc gì. Toàn bộ hồ sơ sản phẩm do dự án làm, họ chỉ mỗi nhiệm vụ là ký hồ sơ để cho chữ ký của họ xuất hiện trong hồ sơ thì sở kiến mới phê chuẩn, cũng ăn luôn cả chục củ tỏi. Chính xác chỉ là cò, ăn không nhưng vênh váo như bố tướng vì đằng sau có bảo kê của cơ quan nhà nước.

Ở đời có nhân có quả, gây nhân nào gặp quả đó, quả báo đến, CTHĐQT công ty kia sau đó bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở 1 vụ việc khác. Âu cũng là cái nghiệp họ phải trả.

Mikic (tên nhân vật đã được thay đổi) cô nàng đến từ Nhật, cao 1.6m thân hình nóng bỏng căng tràn. Phong cách ăn mặc rất tươi vui kiểu giống nữ sinh Nhật, váy ngắn xếp gấp để lộ cặp đùi tròn xinh trắng trẻo, cô bé khá khác với đa số phụ nữ nhật là chỉ ở nhà nấu nướng chăm sóc chồng con, sang VN vào dự án tuổi thanh xuân phơi phới mà quên lãng chuyện chồng con.

Mikic có thể nói được trôi chảy tiếng Anh, khá tốt tiếng Việt và tiếng Nhật, nhưng ban đầu tôi không biết cô ấy nói được tiếng Việt, tôi trao đổi cv với cô ấy qua TA. Cho đến 1 ngày tôi và mấy cậu đi sau cô ấy đi lên cầu thang bộ của tòa nhà, mấy anh em hồn nhiên nhiên như cô tiên chém khen đùi cô ấy đẹp và tròn...

Không ngờ cô bé nghe và hiểu được TV, quay phắt lại nhìn tôi lườm lườm như muốn ăn tươi nuốt sống tôi khi đó, từ bữa đó tôi cũng biết bé biết TV, nàng giận tôi cả tuần sau đó...

Shitoke (tên nhân vật đã được thay đổi) là một kỹ sư Nhật năng nổ, tràn đầy nhiệt huyết với công việc, 40 tuổi có 2 bằng ĐH ở Nhật. Ngày làm việc luôn có mặt ở văn phòng sớm hơn 30 phút lúc 7h30 AM và về trễ 1 tiếng lúc 6h30 PM. Anh là trưởng nhóm kết cấu và nền móng, anh cố gắng tận tụy làm việc quên mệt mỏi, vợ và đứa con nhỏ cũng sang cả VN, bữa trưa cũng chỉ qua quýt với mấy quả cà muối và vài miếng thịt heo, rồi lại lao vào công việc.

Nhưng dẫu anh có giỏi đến mấy, có làm việc tận tụy đến mấy, khoa học đến mấy anh cũng không thể điều hành hiệu quả nhóm kỹ sư Việt được bảo kê vào dự án chỉ mỗi nhiệm vụ là... ngồi. Những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt anh khi họp nhóm. Một buổi chiều muộn anh nói với tôi: thôi cố gắng vậy, sau này dự án thành công mày sẽ tự hào với các thế hệ về sau là đã tham gia dự án lớn của đất nước Việt Nam.

Dân cư sẽ được tái định cư tại chỗ toàn bộ, dự án tái thiết toàn bộ Ga Hn, Văn Miếu, Văn Chương, kéo đến Tôn Đức Thắng. Trong một tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn hạng sang, chung cư cao cấp, biệt thự và khu nghỉ dưỡng du lịch, không gian ngầm, không gian bán ngầm kết nối với hệ thống tàu điện ngầm.

Với triết lý là mô hình Transit Oriented Development và đô thị thông minh, khi hình thành sẽ là đô thị hiện đại nhất thế giới.

Cát Linh Hà Đông dự án do người Trung Quốc ODA cho Việt Nam và họ là tổng thầu.

Một ngày cuối thu năm xxx trong căn phòng nhỏ đặc quánh nùi thuốc, móng bức, ngột ngạt và bí bách, những tiếng ồn ã ầm ĩ lao xao như chợ vỡ.

Hiển Hiển (tên nhân vật đã được thay đổi) người TQ, là giám đốc điều hành gói thầu A, người anh gầy gò xộc xệch trong bộ quần áo rộng thùng thình đi xiêu vẹo nhưng ánh mắt vẫn sáng quắc thước tinh tường.

Cùng với giám đốc tài chính người béo đậm, 2 anh hôm nay đến để... Giải trình.

Phòng bên cạnh các chiến sỹ cảnh sát đã đến dày đặc

Tiếng nói sắc lạnh dứt khoát vang lên rõ rành từng chữ tại sao abcxyz, tại sao.... Bằng cả tiếng việt và tiếng Trung.

Huy Hùng (tên nhân vật được thay đổi) 1 cán bộ trẻ nhà nước Việt Nam đang thi hành công vụ, anh đã có nhiều năm học tập tại TQ nên tiếng Trung nói trôi chảy.

Đề nghị các anh giải thích abc, đề nghị các anh giải thích xyz... Từng câu hỏi rứt khoát rõ rành được đưa ra.

Tất cả các câu hỏi chúng tôi đưa ra đều đã thu thập đầy đủ chứng cứ, cụ thể căn cứ vào các tài liệu abc, xyz...

Hiển Hiển vẫn bình thản, ánh mắt quắc thước quan sát. Từng chứng cứ được tung ra bàn làm việc bề bộn giấy tờ.

Căn cứ vào mục a, mục b, chúng tôi cắt của các anh mục này 20 tỷ VNĐ, mục kia 80 tỷ, tổng 100 tỷ cho hạng mục này, các anh còn gì để nói không? Tiếng nói dõng rạc của cán bộ ta lại vang lên

Tiếng nói bình thản của Hiển Hiển lại chận chãi đều đều, nhưng như những mũi dao kiếm đâm thấu tim ai đó, như cắt từng miếng thịt trên thân thể ai đó. Vâng chúng tôi nhầm!

- Cán bộ ta: Thế chúng tôi cắt nhé?

- Hiển hiển: vâng các anh cứ cắt.

Có lẽ khoản đó là "khoản gửi" của ai đó, nên Hiển Hiển không hề chút biểu hiện xót xa từng khoản tiền lớn dự kiến sẽ xuất toán này.

Mùa xuân năm ấy từng đợt mưa bụi bay bay ấm áp, cả dự án đi dã ngoại ở 1 ngôi chùa nổi tiếng, núi non điệp trùng. Sáng sớm khi tôi đến xe ô tô lớn đã thấy bé Nhật quần áo gọn gàng nhí nhảnh...

Dạ trước kia có threat nổi quá xong họ điều tra trên diện rộng, một ngày đẹp trời em nhận được điện phải xóa toàn bộ bài đăng và xóa toàn bộ các hình ảnh đi đó ạ. Threat đó còn nổi hơn threat này luôn.

Mặc dù min mot không hề xóa nhé, thậm chí em còn phải đăng xin nhờ min mot xóa


Xe đưa chúng tôi đến điểm thăm quan, lúc này tự do thăm quan nên mọi người tản mác mỗi người 1 ngả, tôi đang lững thững đi giữa hàng tượng phật dài dằng dặc vẩn vơ chụp ảnh vì tính thôi thích chụp ảnh thì gặp Mikic cũng đang nhởn nhơ ở đó. Tôi gọi lớn bằng Tiếng Việt Mikic...cô bé quay lại nhận ra tôi và đề nghị tôi chụp những tấm hình cho nàng.

Tôi hỏi cô bé có thích Việt Nam không? cô bé trả lời có và nói thích Việt Nam lắm ở phong cảnh, món ăn và con người Việt Nam.

Chúng tôi đi đến 1 sường dốc đang đào nham nhở bởi công trình vẫn đang còn xây dựng, nhưng ở vị trí này chụp sẽ rất đẹp vì view được 1 góc cảnh hùng vĩ

Bỗng một mảng đất dưới chân Mikic sạt nở, Mickic ngã xoài xuống sường dốc nham nhở cỏ và lấm lem đất, vẻ mặt khá đau đớn. Từ điểm tôi đứng chụp, tôi lao người nhanh đến đỡ Mikic dậy, nàng dường như vẫn còn khá đau, tôi cõng nàng đến vị trí rộng và bằng phẳng.

Lúc này tôi cảm nhận hơi nóng từ cơ thể nàng áp vào lưng tôi ấm áp và dịu êm...

Tôi hỏi: Mikic, Mikic có sao không?? nàng vẫn nói không sao, tôi chạy như bay ra phía cổng mua cao Salonpas về băng chỗ đau cho nàng, dường như có chút giãn dây chằng chỗ khủy chân, tôi nói: cao này của Việt Nam tốt lắm rồi sẽ ổn thôi. Tôi và nàng ngồi đó 1 lúc lâu nói chuyện lan man trong làn gió sương lất phất.

Tôi nói: từ nay anh sẽ gọi em là My nhé cho tiện, nàng rất tỏ vẻ rất thích cái tên này và từ đó nàng có thêm tên tiếng việt là My.
 
"Đầu máy toa xe" một chuyên nghành của ĐSVN chúng tôi vẫn thường gọi là "đầu đất toa xe"; bao nhiêu năm nay dù ngành đường sắt có nhiều nhà máy, xưởng, nhân lực, vật lực, kỹ sư, chuyên gia đầu máy toa xe, nhưng vẫn không thể làm được bất cứ việc gì, hoàn toàn vẫn phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu ít nhất từ Trung Quốc từ những linh kiện đơn giản nhất như bánh tàu, ổ trục toa xe, giá chuyển hướng. Đến những thứ phức tạp hơn như cái đầu máy chạy Diesel, duy nhất việc có thể làm được là sửa chữa, độ chế hoặc đóng được cái vỏ tàu từ việc gò hàn đơn giản.

Cả ngành có đến cả nghìn công nhân, kỹ sư chuyên nghành này (đầu máy toa xe) được ra lò qua bao năm nay từ trường ĐH GTVT. Những người này chưa bao giờ tạo ra được của cải vật chất để nuôi sống chính họ chứ chưa nói đến làm lợi ích cho xã hội. Bao năm họ sống vật vờ, ốm đói, vạ vật nhờ vào viêc trợ cấp, sống ký sinh từ các khu vực khác cung ứng.

Như công ty xxxx (là 1 trong những công ty Việt Nam trong JKT Association) họ phải nuôi không chuyên nghành này đến 20, 30 năm chi để duy trì nghành nghề để chờ... thời.

Dự án nổ ra như một luồng nước tưới vào khu vực khô hạn lâu ngày này, khu vực đầu máy toa xe, các kỹ sư đầu máy toa xe được cử đi dự án rất oách.

Nhưng cái tính lười biếng, cái tính há miệng chờ sung, cái tình ăn bám nó duy trì và ăn sâu vào tận nguồn máu các ký sư này nên giờ dẫu có việc, dẫu nở hoa nhưng vẫn không thể làm thay đổi bản tính con người họ đó là... ăn bám và chờ ..

Những con người được cử sang dự án làm việc với Tây, với Nhật, khi đi, lúc khoe mẽ, lúc trà dư tửu hậu nổ vang trời nhưng thực tế ở dự án phải nói cho đúng, cho đủ là KHÔNG LÀM GÌ, mọi công việc lại kỹ sư Nhật lo, chuyên gia Nhật làm, họ co ro, thu lu tụ tập thành 1 đống cất lên những tiếng chém gió phần phật cho qua ngày đoạn tháng, để đem sản lượng về Công ty chủ quản và nhận 30% lương cùng với cái danh hão là chuyên gia!

Cứ như vậy họ ngêu ngao, gào thét, vêu vao chém gió ồn ĩ cho qua ngày, nhưng chẳng thể làm gì khác, chẳng ai đuổi được họ bởi vì buộc phải có tên họ trong dự án bởi nó giàng buộc bởi các tỷ lệ man month trong hợp đồng tư vấn.

Tuy nhiên đôi lúc họ cũng giúp được các chuyên gia Nhật bởi cugn cấp cho phía Nhật một vài thông tin vặt vãnh để dự án đưa vào làm cơ sở dữ liệu đầu vào.

Cứ thế tiền vẫn đốt và đoàn ngươi vẫn đi...

Nabachi (tên đã được thay đổi) một trường Đại Học danh tiếng của Nhật Bản, trường đào tạo đủ các loại chuyên nghành giống kiểu trường Đại Học Bách Khoa HN. Một nhóm các nghiên cứu sinh làm luận án tiến sỹ của trường này được cử sang Việt Nam vào dự án để nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm và tìm hiểu thực tế.

JIC Murasaki (tên giữ nguyên) một chàng trai trẻ tuổi Nhật bản, anh là 1 trong 14 thành viên của nhóm thực tập sinh nghiên cứu tiến sỹ kia vào dự án thực tập...

Giáo sư Kendo (tên nhân vật đã được thay đổi) dẫn đoàn thực tập sinh vào dự án, ông cũng thuộc thế hệ người Nhật già, năm ấy ông cũng ngoài 70 tuổi rồi, tính ông hiền hậu, chậm chãi và nhẹ nhàng. Giáo sư Kendo là bạn thân của ông Baichi (người nhật già) lần đầu sang Việt Nam gặp nhau 2 ông bạn già mừng mừng tủi tủi.

Tối hôm đó tôi được ông Baichi mời đi ăn cùng ông và giáo sư Kendo tại một con phố cổ Hà Nội với nhiều trăn trở tâm sự giãi bày, 2 ông bạn già nhưng uống rượu cũng ra trò ra phết. Trong buổi tối lạnh giá như cắt da cắt thị ở Hà Nội tôi, ông Baichi và giáo sư Kendo sau khi lốc nhiều chai rượu trong quán nhậu ấm áp. Ông Baichi chậm chãi tâm sự...

Chẳng có gì hết, "under the table" (hối lộ) ở khắp mọi nơi (nói xong ông dùng động tác đưa tay xuống gầm bàn dúi dúi), mọi chỗ, chả làm gì được, chả có gì cả!

2 tháng sau...

Tôi hỏi anh chàng JIC Murasaki tình hình thế nào? đã nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm được những gì cho luận án tiến sỹ của mình chưa? anh cười ngật ngưỡng tinh quái và nói rằng nhiều lắm nhiều lắm... tao thích ở Việt Nam

Anh chàng cho tôi xem dày đặc những hình ảnh các chô gái Việt Nam, trong đó có nhiều cô trong tình trạng không mảnh vải che thân và dài đặc những tin nhắn của các cô nàng này bằng tiếng Việt.

Anh nói: rẻ quá, rẻ quá, 1 shot ở Tokyo bằng 6 shot ở đây, 1 gái ở Tokio đổi được 6 gái Việt vừa nói vừa làm động tác đưa tay vồ vồ khắp các hướng xung quanh như đang hái đào vậy.

Hàng ngày tôi thấy anh cậm cụi nghiên cứu, công việc chính của anh là Translate những tin nhắn tiếng Việt kia sang tiếng Nhật đọc để hiểu và Translate từ tiếng Nhật sang tiếng việt để trả lời các cô gái. Đa phần họ là các cô gái trẻ, gái nghành, cái cắt tóc gội đầu thư giãn... anh nói với tôi khi nào kết thúc thời gian thực tập nghiên cứu tiến sỹ ở đây tao sẽ bàn giao lại cho mày, hay lắm hay lắm... Tôi nhếch mép cười và nói hay cũng không bằng gái Nhật!

Murasaki về lại Nhật báo cáo kết quả học tập đợt 1, anh quay lại gặp tôi bô bô nói có quà và lôi ra 1 lô các đĩa DVD mà anh nói full HD không che mua tại Nhật, liếc nhìn bìa đã biết là hàng nóng, nhận mớ đĩa từ tay Murasaki tôi liếc thấy cô nàng Mikic nhìn tôi lườm lườm mắt sắc như dao lam...

Cô lầm rầm nói: "đừng làm hư trai Việt"

Nhân đây em nói thêm về vụ cầu Thăng Long:

Cầu Thăng Long nguyên bản người Nga thiết kế và thi công là thảm bê tông nhựa trực tiếp trên bản mặt cầu tấm thép, giữa lớp bê tông nhựa và bản mặt cầu thép có 1 lớp keo để kết dính như vậy mặt bê tông nhựa mới không bị bung bật.

Nhưng khi ta lập dự án sửa chữa độ chế cào bóc toàn bộ lớp keo kia và do đó thảm bê tông nhựa trực tiếp lên bản mặt cầu (không có lớp keo) mới tình trạng cứ làm xong lại bung bật, không thể sửa chữa được.

Thế nên có những việc cứ để yên vậy thì lại ngon, sửa nó mới thành ra hỏng!
 
"Đầu máy toa xe" một chuyên nghành của ĐSVN chúng tôi vẫn thường gọi là "đầu đất toa xe"; bao nhiêu năm nay dù ngành đường sắt có nhiều nhà máy, xưởng, nhân lực, vật lực, kỹ sư, chuyên gia đầu máy toa xe, nhưng vẫn không thể làm được bất cứ việc gì, hoàn toàn vẫn phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu ít nhất từ Trung Quốc từ những linh kiện đơn giản nhất như bánh tàu, ổ trục toa xe, giá chuyển hướng. Đến những thứ phức tạp hơn như cái đầu máy chạy Diesel, duy nhất việc có thể làm được là sửa chữa, độ chế hoặc đóng được cái vỏ tàu từ việc gò hàn đơn giản.

Cả ngành có đến cả nghìn công nhân, kỹ sư chuyên nghành này (đầu máy toa xe) được ra lò qua bao năm nay từ trường ĐH GTVT. Những người này chưa bao giờ tạo ra được của cải vật chất để nuôi sống chính họ chứ chưa nói đến làm lợi ích cho xã hội. Bao năm họ sống vật vờ, ốm đói, vạ vật nhờ vào viêc trợ cấp, sống ký sinh từ các khu vực khác cung ứng.

Như công ty xxxx (là 1 trong những công ty Việt Nam trong JKT Association) họ phải nuôi không chuyên nghành này đến 20, 30 năm chi để duy trì nghành nghề để chờ... thời.

Dự án nổ ra như một luồng nước tưới vào khu vực khô hạn lâu ngày này, khu vực đầu máy toa xe, các kỹ sư đầu máy toa xe được cử đi dự án rất oách.

Nhưng cái tính lười biếng, cái tính há miệng chờ sung, cái tình ăn bám nó duy trì và ăn sâu vào tận nguồn máu các ký sư này nên giờ dẫu có việc, dẫu nở hoa nhưng vẫn không thể làm thay đổi bản tính con người họ đó là... ăn bám và chờ ..

Những con người được cử sang dự án làm việc với Tây, với Nhật, khi đi, lúc khoe mẽ, lúc trà dư tửu hậu nổ vang trời nhưng thực tế ở dự án phải nói cho đúng, cho đủ là KHÔNG LÀM GÌ, mọi công việc lại kỹ sư Nhật lo, chuyên gia Nhật làm, họ co ro, thu lu tụ tập thành 1 đống cất lên những tiếng chém gió phần phật cho qua ngày đoạn tháng, để đem sản lượng về Công ty chủ quản và nhận 30% lương cùng với cái danh hão là chuyên gia!

Cứ như vậy họ ngêu ngao, gào thét, vêu vao chém gió ồn ĩ cho qua ngày, nhưng chẳng thể làm gì khác, chẳng ai đuổi được họ bởi vì buộc phải có tên họ trong dự án bởi nó giàng buộc bởi các tỷ lệ man month trong hợp đồng tư vấn.

Tuy nhiên đôi lúc họ cũng giúp được các chuyên gia Nhật bởi cugn cấp cho phía Nhật một vài thông tin vặt vãnh để dự án đưa vào làm cơ sở dữ liệu đầu vào.

Cứ thế tiền vẫn đốt và đoàn ngươi vẫn đi...

Nabachi (tên đã được thay đổi) một trường Đại Học danh tiếng của Nhật Bản, trường đào tạo đủ các loại chuyên nghành giống kiểu trường Đại Học Bách Khoa HN. Một nhóm các nghiên cứu sinh làm luận án tiến sỹ của trường này được cử sang Việt Nam vào dự án để nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm và tìm hiểu thực tế.

JIC Murasaki (tên giữ nguyên) một chàng trai trẻ tuổi Nhật bản, anh là 1 trong 14 thành viên của nhóm thực tập sinh nghiên cứu tiến sỹ kia vào dự án thực tập...

Giáo sư Kendo (tên nhân vật đã được thay đổi) dẫn đoàn thực tập sinh vào dự án, ông cũng thuộc thế hệ người Nhật già, năm ấy ông cũng ngoài 70 tuổi rồi, tính ông hiền hậu, chậm chãi và nhẹ nhàng. Giáo sư Kendo là bạn thân của ông Baichi (người nhật già) lần đầu sang Việt Nam gặp nhau 2 ông bạn già mừng mừng tủi tủi.

Tối hôm đó tôi được ông Baichi mời đi ăn cùng ông và giáo sư Kendo tại một con phố cổ Hà Nội với nhiều trăn trở tâm sự giãi bày, 2 ông bạn già nhưng uống rượu cũng ra trò ra phết. Trong buổi tối lạnh giá như cắt da cắt thị ở Hà Nội tôi, ông Baichi và giáo sư Kendo sau khi lốc nhiều chai rượu trong quán nhậu ấm áp. Ông Baichi chậm chãi tâm sự...

Chẳng có gì hết, "under the table" (hối lộ) ở khắp mọi nơi (nói xong ông dùng động tác đưa tay xuống gầm bàn dúi dúi), mọi chỗ, chả làm gì được, chả có gì cả!

2 tháng sau...

Tôi hỏi anh chàng JIC Murasaki tình hình thế nào? đã nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm được những gì cho luận án tiến sỹ của mình chưa? anh cười ngật ngưỡng tinh quái và nói rằng nhiều lắm nhiều lắm... tao thích ở Việt Nam

Anh chàng cho tôi xem dày đặc những hình ảnh các chô gái Việt Nam, trong đó có nhiều cô trong tình trạng không mảnh vải che thân và dài đặc những tin nhắn của các cô nàng này bằng tiếng Việt.

Anh nói: rẻ quá, rẻ quá, 1 shot ở Tokyo bằng 6 shot ở đây, 1 gái ở Tokio đổi được 6 gái Việt vừa nói vừa làm động tác đưa tay vồ vồ khắp các hướng xung quanh như đang hái đào vậy.

Hàng ngày tôi thấy anh cậm cụi nghiên cứu, công việc chính của anh là Translate những tin nhắn tiếng Việt kia sang tiếng Nhật đọc để hiểu và Translate từ tiếng Nhật sang tiếng việt để trả lời các cô gái. Đa phần họ là các cô gái trẻ, gái nghành, cái cắt tóc gội đầu thư giãn... anh nói với tôi khi nào kết thúc thời gian thực tập nghiên cứu tiến sỹ ở đây tao sẽ bàn giao lại cho mày, hay lắm hay lắm... Tôi nhếch mép cười và nói hay cũng không bằng gái Nhật!

Murasaki về lại Nhật báo cáo kết quả học tập đợt 1, anh quay lại gặp tôi bô bô nói có quà và lôi ra 1 lô các đĩa DVD mà anh nói full HD không che mua tại Nhật, liếc nhìn bìa đã biết là hàng nóng, nhận mớ đĩa từ tay Murasaki tôi liếc thấy cô nàng Mikic nhìn tôi lườm lườm mắt sắc như dao lam...

Cô lầm rầm nói: "đừng làm hư trai Việt"

Nhân đây em nói thêm về vụ cầu Thăng Long:

Cầu Thăng Long nguyên bản người Nga thiết kế và thi công là thảm bê tông nhựa trực tiếp trên bản mặt cầu tấm thép, giữa lớp bê tông nhựa và bản mặt cầu thép có 1 lớp keo để kết dính như vậy mặt bê tông nhựa mới không bị bung bật.

Nhưng khi ta lập dự án sửa chữa độ chế cào bóc toàn bộ lớp keo kia và do đó thảm bê tông nhựa trực tiếp lên bản mặt cầu (không có lớp keo) mới tình trạng cứ làm xong lại bung bật, không thể sửa chữa được.

Thế nên có những việc cứ để yên vậy thì lại ngon, sửa nó mới thành ra hỏng!
Hay
 
Chắc có liên quan đến việc tụi tây lông coi đông lào là nơi rửa tiền tài trợ khủng bố (nga) siết chặt các định chế tài chinh từ nước ngoài vào vn
 
bạn sướng quá còn gì trước đó thời đó dc làm vinashin là ước mơ bao người ngồi mát ăn bát vàng,
Mấy thằng già nát hay ra quán tôi thời đó trên phố dật dẹo uống bia nợ suốt ngày mình chán nhé cứ bảo yên tâm cuối năm trả hết đéo thiếu xu nào. cuối năm mỗi ông 1 cục to vkl 3 400tr thời 2013 2014 biết là to ntn rồi. Mà toàn mấy ông già nát đéo thấy làm ăn gì toàn nhậu.
Trả hết tiền nhậu nợ tip luôn cho quan đợt gần tết 3 triệu tiền hoa quả chất vl. Sau đợt đấy chắc nghỉ hưu đéo thấy ra nữa.

haiz... mấy vụ này t có nghe, cả chỗ đường sắt đô thị nữa.
dmnnn

tiền này, thực ra cũng toàn tiền thuế tao và chúng mày đóng cả thôi :)
 
Dm bà già t sống chết bắt thi hàng hải may mà t lì đéo thi ko thì h cũng đang chạy grab ở hải phòng =))
thời đó công nhận quá lừng lẫy
làm slot đóng tàu thôi mất tỷ bạc, lương trăm củ 1 tháng tầm đó là vãi lồn.
 
Top