Don Jong Un
Xamer mới lớn

Guồng máy tuyên truyền do đảng CSVN kiểm soát đã nín lặng dù truyền thông Mỹ và thế giới đưa tin và bình luận sôi nổi về chuyện Washington và Hà Nội đã đạt thỏa thuận thuế quan đối ứng.
Hôm Chủ Nhật, 6 Tháng Bảy, tức 4 ngày sau khi Tổng Thống Donald Trump loan báo Washington đã thỏa hiệp được các điểm then chốt trong thương mại với Hà Nội sau nhiều tuần lễ đàm phán gấp rút khi hạn chót tạm ngưng thuế quan 46% đến gần.
Công nhân làm việc tại một xưởng may xuất cảng ở tỉnh Thái Nguyên vào ngày 2 Tháng Bảy 2025 khi Tổng thống Mỹ loan báo đạt thỏa hiệp về thuế quan với Việt Nam. (Hình: Nhạc Nguyễn/AFP/Getty Images)
Loan báo trên trang thông tin cá nhân Truth Social, ông Trump cho hay đã nói chuyện qua điện thoại ngày 2 Tháng Bảy 2025 với Tổng Bí Thư CSVN Tô Lâm mà ông khen ngợi là người “đáng kính.” Ông Trump cho biết Mỹ sẽ đánh thuế quan 20% cho hàng hóa nội địa của Việt Nam và đến 40% cho các loại hàng bị gọi là “trung chuyển” khi bán sang thị trường Mỹ.
Ngay sau khi ông Trump loan báo thuế quan đối ứng, Tổng Bí Thư CSVN Tô Lâm vội vã đề nghị đưa thuế quan hai nước xuống bằng không (zero tariff) cho tất cả mọi loại hàng hóa xuất cảng sạng thị trường của nhau. Tuy nhiên, điều này đã không xảy đến như ông ta mong muốn mà phải chấp nhận thuế quan từ 20% đến 40% khi bán hàng cho Mỹ.
Ngay sau loan báo của ông Trump, báo chí Mỹ và truyền thông thế giới bình luận rất sôi nổi về các con số được ông đề cập với những hệ quả của nó không riêng gì với quan hệ thương mại song phương Việt – Mỹ. Nó còn ảnh hưởng tới các nước khác, nhất là Trung Quốc khi người ta biết, ít ra, một phần ba hàng Việt Nam xuất cảng sang thị trường Mỹ thuộc dạng “trung chuyển” (transshipping) từ Trung Quốc.
Tờ New York Times, ngày 3 Tháng Bảy, cho rằng ông Trump muốn thế giới loại Trung Quốc ra ngoài mà việc thỏa thuận với Việt Nam là dấu mốc bắt đầu rồi ông sẽ ép tiếp đến các nước khác. Tạp chí Business Insider cũng nhận định tương tự. Họ nói ông Trump “không chỉ ký thỏa hiệp với Việt Nam mà còn nhắm (chơi) Trung Quốc” nữa.
Hoàn toàn không thấy guồng máy tuyên truyền CSVN có một câu chữ chính thức nào nói Việt Nam đã đạt được thỏa hiệp thuế quan đối ứng với Mỹ hay ít nhất đã thỏa thuận được các mấu chốt của vấn đề đang làm CSVN mất ăn mất ngủ. Ngay như trang “Thông Tin Chính Phủ” cũng chỉ thấy thuật lại cuộc điện đàm của ông Tô Lâm với ông Trump và không nêu ra bất cứ con số nào.
Trang mạng “chinhphu.vn” chỉ khoe rằng “Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương, nhất là trong các lĩnh vực mà hai bên ưu tiên”.
Một vài tờ tạp chí và báo mạng tại Việt Nam như Thanh Niên, Dân Trí, Tiền Phong được cho phép rập khuôn lại nội dung của bản tin trên “chinhphu.vn” khi chỉ loan báo cuộc điện đàm của hai lãnh tụ “đã thống nhất Tuyên bố chung Việt Nam – Mỹ về Khuôn khổ Hiệp định thương mại đối ứng, công bằng và cân bằng”.
Khác với Hà Nội, Bắc Kinh cho cả phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao và phát ngôn viên Bộ Thương Mại đả kích gay gắt thỏa thuận giữa Việt Nam với Mỹ qua lời loan báo của ông Trump. Họ nhìn thấy ngay là lợi ích của Bắc Kinh bị ảnh hưởng khi hàng hóa, sản phẩm của họ sản xuất gia công lắp ráp tại Việt Nam bị đánh thuế quan rất nặng tới 40% khi Việt Nam xuất cảng sang thị trường Mỹ.
“Chúng tôi hoan nghênh các bên giải quyết tranh chấp thương mại với Mỹ xuyên qua tham vấn bình đẳng, nhưng chúng tôi kiên quyết chống lại bất cứ thỏa thuận nào mang lại thiệt hại cho lợi ích của Trung Quốc.” Bà Hà Vịnh Tiền (He Yongqian) phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc họp báo nói ngày mùng 3 Tháng Bảy, một ngày sau khi ông Trump loan báo và truyền thông quốc tế bình luận.
Bà vừa kể còn dọa lại rằng “Nếu điều đó xảy đến, Trung Quốc sẽ kiên quyết phản ứng lại để bảo vệ quyền hợp pháp của mình.”
Cần trục khổng lồ tại cảng Los Angeles vận chuyển hàng hóa từ tàu biển Yang Ming đưa lên bến. Các công ty ở Trung Quốc và Việt Nam cố gắng xuất cảng sang Mỹ trong khi Washington đàm phán về thuế quan với các đối tác. (Hình: Patrick Fallon/AFP/Getty Images)
Nền kinh tế Việt Nam dựa phần lớn vào giới đầu tư ngoại quốc mở hãng xưởng tại Việt Nam sản xuất hàng hóa để bán sang Mỹ. Mất thị trường này thì chế độ sẽ vô cùng điêu đứng. Cho nên, khi bị Mỹ áp đặt thuế quan đối ứng đến 46%, Hà Nội vội vã xin điều đình và chấp nhận các điều kiện dù không muốn để giữ được thị trường mà sống còn.
Nhưng được lòng Mỹ lại không được lòng thầy trò Tập Cận Bình ở Bắc Kinh. Do vậy, Hà Nội không dám khua chiêng gõ trống rầm rĩ để tuyên truyền như họ vẫn làm xưa nay mỗi khi ký kết với ai cái gì. Các lời lẽ cả khoe mẽ cũng như khoe công, thành tích đều không có.
Theo một số nhà phân tích, không chỉ dập lại CSVN các trò trả thù kinh tế, Bắc Kinh rất có thể còn áp lực Hà Nội trong vấn đề tranh chấp biển đảo tại Biển Đông
Hôm Chủ Nhật, 6 Tháng Bảy, tức 4 ngày sau khi Tổng Thống Donald Trump loan báo Washington đã thỏa hiệp được các điểm then chốt trong thương mại với Hà Nội sau nhiều tuần lễ đàm phán gấp rút khi hạn chót tạm ngưng thuế quan 46% đến gần.

Loan báo trên trang thông tin cá nhân Truth Social, ông Trump cho hay đã nói chuyện qua điện thoại ngày 2 Tháng Bảy 2025 với Tổng Bí Thư CSVN Tô Lâm mà ông khen ngợi là người “đáng kính.” Ông Trump cho biết Mỹ sẽ đánh thuế quan 20% cho hàng hóa nội địa của Việt Nam và đến 40% cho các loại hàng bị gọi là “trung chuyển” khi bán sang thị trường Mỹ.
Ngay sau khi ông Trump loan báo thuế quan đối ứng, Tổng Bí Thư CSVN Tô Lâm vội vã đề nghị đưa thuế quan hai nước xuống bằng không (zero tariff) cho tất cả mọi loại hàng hóa xuất cảng sạng thị trường của nhau. Tuy nhiên, điều này đã không xảy đến như ông ta mong muốn mà phải chấp nhận thuế quan từ 20% đến 40% khi bán hàng cho Mỹ.
Ngay sau loan báo của ông Trump, báo chí Mỹ và truyền thông thế giới bình luận rất sôi nổi về các con số được ông đề cập với những hệ quả của nó không riêng gì với quan hệ thương mại song phương Việt – Mỹ. Nó còn ảnh hưởng tới các nước khác, nhất là Trung Quốc khi người ta biết, ít ra, một phần ba hàng Việt Nam xuất cảng sang thị trường Mỹ thuộc dạng “trung chuyển” (transshipping) từ Trung Quốc.
Tờ New York Times, ngày 3 Tháng Bảy, cho rằng ông Trump muốn thế giới loại Trung Quốc ra ngoài mà việc thỏa thuận với Việt Nam là dấu mốc bắt đầu rồi ông sẽ ép tiếp đến các nước khác. Tạp chí Business Insider cũng nhận định tương tự. Họ nói ông Trump “không chỉ ký thỏa hiệp với Việt Nam mà còn nhắm (chơi) Trung Quốc” nữa.
Hoàn toàn không thấy guồng máy tuyên truyền CSVN có một câu chữ chính thức nào nói Việt Nam đã đạt được thỏa hiệp thuế quan đối ứng với Mỹ hay ít nhất đã thỏa thuận được các mấu chốt của vấn đề đang làm CSVN mất ăn mất ngủ. Ngay như trang “Thông Tin Chính Phủ” cũng chỉ thấy thuật lại cuộc điện đàm của ông Tô Lâm với ông Trump và không nêu ra bất cứ con số nào.
Trang mạng “chinhphu.vn” chỉ khoe rằng “Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương, nhất là trong các lĩnh vực mà hai bên ưu tiên”.
Một vài tờ tạp chí và báo mạng tại Việt Nam như Thanh Niên, Dân Trí, Tiền Phong được cho phép rập khuôn lại nội dung của bản tin trên “chinhphu.vn” khi chỉ loan báo cuộc điện đàm của hai lãnh tụ “đã thống nhất Tuyên bố chung Việt Nam – Mỹ về Khuôn khổ Hiệp định thương mại đối ứng, công bằng và cân bằng”.
Khác với Hà Nội, Bắc Kinh cho cả phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao và phát ngôn viên Bộ Thương Mại đả kích gay gắt thỏa thuận giữa Việt Nam với Mỹ qua lời loan báo của ông Trump. Họ nhìn thấy ngay là lợi ích của Bắc Kinh bị ảnh hưởng khi hàng hóa, sản phẩm của họ sản xuất gia công lắp ráp tại Việt Nam bị đánh thuế quan rất nặng tới 40% khi Việt Nam xuất cảng sang thị trường Mỹ.
“Chúng tôi hoan nghênh các bên giải quyết tranh chấp thương mại với Mỹ xuyên qua tham vấn bình đẳng, nhưng chúng tôi kiên quyết chống lại bất cứ thỏa thuận nào mang lại thiệt hại cho lợi ích của Trung Quốc.” Bà Hà Vịnh Tiền (He Yongqian) phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc họp báo nói ngày mùng 3 Tháng Bảy, một ngày sau khi ông Trump loan báo và truyền thông quốc tế bình luận.
Bà vừa kể còn dọa lại rằng “Nếu điều đó xảy đến, Trung Quốc sẽ kiên quyết phản ứng lại để bảo vệ quyền hợp pháp của mình.”

Nền kinh tế Việt Nam dựa phần lớn vào giới đầu tư ngoại quốc mở hãng xưởng tại Việt Nam sản xuất hàng hóa để bán sang Mỹ. Mất thị trường này thì chế độ sẽ vô cùng điêu đứng. Cho nên, khi bị Mỹ áp đặt thuế quan đối ứng đến 46%, Hà Nội vội vã xin điều đình và chấp nhận các điều kiện dù không muốn để giữ được thị trường mà sống còn.
Nhưng được lòng Mỹ lại không được lòng thầy trò Tập Cận Bình ở Bắc Kinh. Do vậy, Hà Nội không dám khua chiêng gõ trống rầm rĩ để tuyên truyền như họ vẫn làm xưa nay mỗi khi ký kết với ai cái gì. Các lời lẽ cả khoe mẽ cũng như khoe công, thành tích đều không có.
Theo một số nhà phân tích, không chỉ dập lại CSVN các trò trả thù kinh tế, Bắc Kinh rất có thể còn áp lực Hà Nội trong vấn đề tranh chấp biển đảo tại Biển Đông