Giải ảo một số câu chuyện của lịch sử Việt Nam: Lê Văn Thịnh và câu chuyện hóa hổ âm mưu ám sát vua Lý Nhân Tông

atlas05

Địt Bùng Đạo Tổ
Hôm nay tao rảnh rỗi nên sẽ phân tích lại câu chuyện này và đặc biệt là làm sáng tỏ chi tiết hóa hổ của Lê Văn Thịnh là từ đâu ra và ẩn sau câu chuyện này là gì?
 
Lê Văn Thịnh người đỗ đầu kỳ thi đầu tiên của Việt Nam thời Lý Nhân Tông và được biết là người định hình khoa bảng Việt Nam và một trong những người phát triển hệ thống Nho giáo trong triều đình nhà Lý
Đặc biệt ông ấy là người có công sang Tống thu hồi được châu Quảng Nguyên về bằng con đường ngoại giao sau khi các châu và động bị các tù trưởng dâng cho Tống trong cuộc chiến với nhà Tống 1075.
 
Vụ án hồ Dâm Đàm theo Đại Việt Sử ký toàn thư
Đại Việt sử ký Toàn thư chép như sau, "Bính Tý, năm thứ 5 (1096). Mùa xuân, tháng 3, Lê Văn Thịnh làm phản, tha tội chết, an trí ở Thao Giang. Bấy giờ vua ngự ra hồ Dâm Đàm, đi chiếc thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mù nghe có tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào rào, vua lấy giáo ném. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt đi, nói rằng: Nguy lắm rồi! Người đánh cá là Mục Thận quăng cái lưới trùm lên con hổ, thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ Văn Thịnh là đại thần có công giúp đỡ, không nỡ giết chết, đày lên trại đầu ở Thao Giang. Thưởng cho Mục Thận quan chức và tài vật, lại cho đất Tây Hồ làm thực ấp. Trước đây Văn Thịnh có gia nô người nước Đại Lý có pháp thuật kỳ dị, cho nên làm ra như thế để định cướp ngôi vua" (ĐVSKTT, NXB Hồng Đức, 2020).

Một câu chuyện đầy tính huyền hoặc vô lý và hết sức hoang đường
Vậy đầu tiên phải tìm hiểu thêm câu chuyện này bắt nguồn từ đâu và làm sáng tỏ chi tiết hóa hổ của nó
 
Hôm nay tao rảnh rỗi nên sẽ phân tích lại câu chuyện này và đặc biệt là làm sáng tỏ chi tiết hóa hổ của Lê Văn Thịnh là từ đâu ra và ẩn sau câu chuyện này là gì?
Đụ má cái Lồn mẹ này , hôm nay không mang bố Tú mày lên thờ à , đụ con đĩ mẹ thằng tú con 🤣🤣🤣🤣 ! Bảo mày đón bố tú về không nghe 🤣🤣
 
Ồ , tao có biết lão này. Là trạng nguyên đầu tiên của VN và nổi tiếng qua vụ án Hồ Dâm Đàm
 
Đại Việt Sử Lược một bộ sử khuyết danh thời Trần nơi gần với sự kiện này nhất có viết về nó như sau:
Mùa đông, tháng 11 nhà vua xem đánh cá ở Diêu Đàm. Lúc bây giờ nhà vua ngự trong một chiếc thuyền nhỏ, thị vệ theo hầu rất ít. Thái sư Lê Văn Thịnh vốn có mưu gian, nhân cái cơ hội ấy mới dùng ảo thuật làm khói sương nổi thoắt lên bao phủ cả hồ, ban ngày mà tối tăm mù mịt. Một lát, nhà vua nghe tiếng mái chèo sắp đến gần, vua có ý sợ xảy ra tai biến mới lấy cái mác phóng ra. Khói sương theo cái mác mà tan biến đi thì thấy thuyền của Lê Văn Thịnh đã đến gần, với đồ hung khí. Vua sai người bắt
giữ Lê Văn Thịnh lại rồi hạ chiếu đem an trí ở miệt trên Thao Giang (huyện Tam Nông, Phú Thọ- ND).
Trước kia trong nhà Lê Văn Thịnh có tên đầy tớ, người Đại Lý, giỏi làm ảo thuật, Lê Văn Thịnh học được phép của nó. Và, đến đây thì làm phản.

như vậy Đại Việt sử lược có viết về sự kiện này nhưng chỉ nói Lê Văn Thịnh làm ảo thuật khiến hồ Dâm Đàm tức hồ Tây ngày nay đầy khói sương mờ mịt.
Không hề có câu chuyện hoang đường hóa hổ.
Vậy câu chuyện Lê Văn Thịnh hóa hổ từ Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên nó đến từ đâu?
 
Câu chuyện hóa hổ của Lê Văn Thịnh nó đến từ đây.
THÁI UÝ TRUNG TUỆ VÕ LƯỢNG CÔNG
(Chuyện Mục Thận)

Xét Sử ký và đời truyền: Ông họ Mục tên Thận, lấy việc chài lưới bắt cá làm nghề sinh nhai.
Thời xưa Lý Thái Tông có quan Thái sư Lê Văn Thịnh nuôi được một người gia nô người Đại Lý, giỏi về thuật chú ảo, hay biến hóa mây mù, khiến người thực hóa ra hình beo, cọp. Văn Thịnh dỗ dành nó mà học được thuật ấy rồi thiết kế giết đứa ở ấy đi, mưu tính viêc tiếm ngôi vua.
Một hôm vua Nhân Tông ngự ra Dâm Đàm xem cá; thuyền rồng thung dung, mái chéo khoan nhặt, lượn chơi trên hồ rất vui vẻ, hốt nhiên thấy mây ù kéo đến trên mặt hồ mù mịt, đối diện không trông thấy nhau, vẳng nghe tiếng cọc chèo vùn vụt lướt mù tiến đến, thấp thoáng có một con hổ lớn đang há mồm nhe răng như muốn cắn, vua trông thấy cả kinh. Lúc bấy giờ Mục Thận đang vung lưới bắt cá, trông thấy rõ ràng mới nói “việc gấp rồi”, lập tức vung lưới chụp bắt được con hổ lớn, lại hóa ra là Lê Văn Thinh. Vua truyền lấy giây sắt trói lại, cũi gỗ giam vào, rồi đẩy lên thượng lưu sông Thao.
Vua khen Mục Thận có đại công bảo hộ, phong ông làm Đô Uý Tướng Quân, quan giai lần lần tới Phụ Quốc Tướng Quân. Ông mất, vua tặng chức Thái Uý, dựng từ đường và tạc tượng ông mà phụng sự.
Đền thờ ông rất linh dị, có con mãng xà ở trong lỗ cột đền, mỗi khi đến ngày sóc vọng có kỳ tế lễ, nó từ dưới đá tảng bò lên, khoanh tròn mà nằm; nhân dân vãng lai chẳng lấy gì làm kinh hãi, nhưng người nào tà uế mà vào trong đền thì liền bị nó cắn; đêm tối, nó lại chui xuống lỗ cột mà ở. Đến nay, từ vũ thêm trang nghiêm, thôn dân phụng làm Phúc thần.

Niên hiệu Trùng Hưng năm thứ tư, sắc phong Trung Tuệ Công. Năm Hưng Long thứ hai mươi mốt, gia phong hai chữ Võ Lượng.​
Nó trích từ Việt Điện U Linh một tuyển tập truyện truyền kỳ chích quái linh dị thần tích của Lý Tế Xuyên một tác giả cuối đời Trần sưu tầm
Như vậy Ngô Sĩ Liên khi viết Đại Việt sử ký toàn thư vì thiếu sử liệu đã lấy toàn bộ câu chuyện thần tích trong Việt điện u linh cuối đời Trần thêm thắt vào thành sử liệu và tạo ra câu chuyện hoang đường kỳ khôi như vậy
 
Như vậy để phân tích sự kiện Lê Văn Thịnh này ta không thể dùng câu chuyện hóa hổ hoang đường trong Đại Việt sử ký toàn thư để phân tích
Ta chỉ có thể dùng Việt Sử lược để phân tích về sự việc này:
Mùa đông, tháng 11 nhà vua xem đánh cá ở Diêu Đàm. Lúc bây giờ nhà vua ngự trong một chiếc thuyền nhỏ, thị vệ theo hầu rất ít. Thái sư Lê Văn Thịnh vốn có mưu gian, nhân cái cơ hội ấy mới dùng ảo thuật làm khói sương nổi thoắt lên bao phủ cả hồ, ban ngày mà tối tăm mù mịt. Một lát, nhà vua nghe tiếng mái chèo sắp đến gần, vua có ý sợ xảy ra tai biến mới lấy cái mác phóng ra. Khói sương theo cái mác mà tan biến đi thì thấy thuyền của Lê Văn Thịnh đã đến gần, với đồ hung khí. Vua sai người bắt
giữ Lê Văn Thịnh lại rồi hạ chiếu đem an trí ở miệt trên Thao Giang (huyện Tam Nông, Phú Thọ- ND).
Trước kia trong nhà Lê Văn Thịnh có tên đầy tớ, người Đại Lý, giỏi làm ảo thuật, Lê Văn Thịnh học được phép của nó. Và, đến đây thì làm phản.
 
Trước hết hãy xem xét về tình trạng nhà Lý thời Lê Văn Thịnh và Lý Nhân Tông
Nhà Lý thành lập 1009 dời đô về Thăng Long 1010.
Cho đến thời Thánh Tông 1069 trải qua 60 năm tương đối yên bình chỉ có lần xuất quân đánh Chiêm Thành của Thái Tông năm 1044.
Nhưng từ 1069 đến 1077 chỉ 8 năm nhà Lý trải qua 3 cuộc chiến liên tục và đặc biệt dồn dập đó là cuộc chiến đánh Chiêm Thành năm 1069 của Lý Thánh Tông cuộc chiến đánh Khâm Châu Ung Châu của Lý Thường Kiệt năm 1075 1076 và cuộc chiến chống Tống ở Đại Việt 1076 1077.
Các cuộc chiến dồn dập và khủng khiếp trong thời gian ngắn đã bào gần sạch quốc lực nhà Lý đặc biệt là 2 cuộc chiến dồn dập 1075 1076 và 1076 1077
Hai cuộc chiến một lần xuất chinh sang lãnh thổ nhà Tống một lần đánh tại sân nhà đối đầu 10 vạn quân và 20 vạn phu của Tống
Quốc lực nhà Lý đã gần cạn sạch nên các thủ lĩnh vùng biên ải đã hàng Tống dâng đất cho Tống và buộc Lý Thường Kiệt phải mở đường xin cầu hòa cuối cuộc chiến 1077 xin quân Tống rút quân và Lý sẽ chấp nhận vùng đất nào của Tống chiếm được là đất nhà Tống.

Thường-Kiệt bèn ” dùng biện-sĩ để bàn hòa. Không nhọc tướng-tá, khỏi tốn máu-mủ, mà bảo-an được tông-miếu ” (LX).

Ông sai sứ tới doanh Quách Quì nói : ” Xin hạ chiếu rút đại-binh về, thì sẽ lập-tức sai sứ sang tạ tội, và tu-cống “. Ông lại bằng lòng nhượng đất cho Tống. Sứ-giả là viên văn tư-sứ Kiều Văn-Ứng nhận với Quách Quì rằng (4) : “Chỗ nào quân Tống đã chiếm tức là đất Tống” (TB 349/7a). Ông lại bào-chữa cho vua Lý, đổ lỗi việc đánh Ung-châu cho người Tống là Từ Bá-Tường đã xui-giục (VII/1).


trích Tục tự trị thông giám Trường biên của Lý Đào thời Nam Tống
 
Tình hình Đại Việt thời Lý Nhân Tông khá là thê thảm
Một năm sau chiến tranh 1077 vua Tống có hỏi ý kiến Triệu Tiết đang trấn thủ Quảng Tây sát biên giới Đại Việt và ông ấy có trả lời như sau:
Tuy vậy, vua Tống vẫn sợ quân ta sẽ sang đánh Ung-châu như trước. Vua viết thư hỏi ý-kiến Triệu Tiết : ” Giao-chỉ nghịch thuận thế nào ? Chúng sắp vào cống. Thế nào chúng cũng yêu cầu dân miền đã nhượng cho ta. Ta nên trả lời chóng hay chầy, cho chúng nhiều hay ít ? “

Tiết tra lời rất tường-tận. Lời bàn như sau :

” Lúc chống quân ta ở sông Phú-lương, Giao-chỉ đã đem tất cả các tướng giỏi tụ-tập lại đó. Thế mà cũng đến nỗi thế cùng, lực quệ, rồi phải xin hàng. Nay việc binh vừa xong. Nên để binh dừng, dân nghỉ. Nhưng tụi thủ-lĩnh các khê-động thuộc Khâm, Liêm muốn dựa vào biên-hấn để kiếm-lợi. Chúng trương-hoành thanh-thế giặc, để làm náo-động biên-tình. Những kẻ nhẹ dạ hay nghe và thích kiếm chuyện, lại đồng-thanh phụ-họa, gây lo cho phương nam.

” Tôi xét thế Giao-chỉ, thấy chúng chưa giám động. Ấy vì có ba lẽ :

” 1.) Trước đây, Giao-chỉ lấy tụi Lưu Kỷ làm mưu-chủ. Nay tụi ấy đã được ta bổ làm công-chức. Các thuế mỏ vàng mỏ bạc ở Quảng-nguyên, Tư-lang, nay đều về ta. Các khê-động mới theo ta, nay đều tự-chủ và lập đảng riêng-biệt ; Giao-chỉ khó lòng mà họp lại được. Huống chi dân miền biên-thùy chống lại chúng, không chịu để chúng hiếp-dỗ. Ta đã lấy được phủ ở phía ngoài đất chúng, như là đã cắt cánh tay phải của chúng. Trong vài năm nữa, thế chúng vẫn còn chết. Càn-đức nhỏ-dại, chính-sự phần lớn ở môn-nhân mà ra. Chúng nó còn phải gầm-ghè nhau để tự-bảo, không rỗi tay để cướp ta. Đó là lẽ thứ nhất, mà chúng chưa giám động.

” 2.) Từ kinh-thành Giao-chỉ đến biên-trại cũ, đường đi mất hơn mười ngày. Từ trước, giặc tới đó chưa từng có đủ lương ăn. Chúng chỉ nhờ tụi Lưu Kỷ góp-nhặt cấp cho, mà cũng không đủ ăn nửa tháng. Hết rồi thì chúng cướp-đoạt của dân. Cho nên dân rất oán-thù. Trước đây, tụi Kỷ liên-lạc với các khê-động ở đất ta, và nhờ dẫn đường, nên chúng giám vào cướp. Nay phên-giạu đều hết sạch. Chúng biết nương-tựa vào đâu mà dám dòm-ngó biên-thùy ?

Từ khi chúng làm phản đến nay, dân bỏ cày đã hai năm. Dân ta cũng bỏ cày cấy. Lại thêm bị điều-động, bị tật-dịch. Số chết nhiều không kể xiết. Ví như chúng có ý ngông-cuồng tranh cương-thổ ta, thì vừa qua khỏi trường-giang (1), đã dậm lên đất ta. Chúng lấy ai dẫn đường ? Lấy lương đâu ăn ? Quân giặc có bao nhiêu để tự-vệ ? Phải chia quân ra thủy lục, thì quân chắc ít, khí chắc hết. Đó là lẽ thứ hai, mà chúng chưa giám động.

” 3.) Giao-chỉ thu thuế nặng. Những nhà hạng vừa và hạng dưới mà mỗi năm phải nộp đến trăm quan. Bốn phần mười thuế ấy nộp nhà chúa ; còn dư, các thủ-lĩnh lấy. Thuế nặng đến nỗi dân phải xiết cả tài-sản, vợ con, mà bù không đủ số thiếu. Biên-dân rất oán-giận. Vừa rồi, quan-quân đến đánh. Muốn tỏ lòng thương những dân-chúng tới hàng, ta đã treo các sắc-bảng hứa tha cho chúng năm năm thuế. Lòng chúng đều vui qui-thuận. Giá-sử Giao-chỉ trở lại hiếp dỗ chúng, thì có ai theo ? Đó là lẽ thứ ba, mà chúng chưa giám động.

” Xét ba lẽ chúng không thể động, ta thấy rằng giặc vừa bị thương-di như thế, mà sợ chúng lại phạm thiên-uy, thì quá đáng. Trước đây, Địch Thanh bại Nùng Trí-Cao xong rồi rút quân liền, không cần phá sào-huyệt nó. Thế mà Trí-Cao rồi cũng bị giết. Huống nay, Giao-chỉ đã không trông cậy vào láng-giềng nào, mà dân-chúng đều oán. Thế cô như cây măng. Chỉ chờ thời bị diệt. ” (TB 291/6b)

Tiết tả cũng khá đúng thế-lực và tâm-tình tương-đối của hai bên Tống Lý, một năm sau khi giảng-hòa. Thật vậy, tuy Lý giữ được gần toàn binh-lực ở đồng bằng, nhưng vây-cánh ở thượng-du hoàn-toàn bị tan-rã. Họ Nùng, họ Vi theo Tống đã đành. Mà họ Thân hình như cũng điêu-tàn. Trong sử Lý sau này, không thấy nói gì đến nữa. Trái lại, trong đời Anh-tông, có Thân Lợi tự xưng là con Nhân-tông họp nhiều quân, chiếm các đất Bắc-cạn, Thái-nguyên
 

Có thể bạn quan tâm

Top