Tình hình Đại Việt thời Lý Nhân Tông khá là thê thảm
Một năm sau chiến tranh 1077 vua Tống có hỏi ý kiến Triệu Tiết đang trấn thủ Quảng Tây sát biên giới Đại Việt và ông ấy có trả lời như sau:
Tuy vậy, vua Tống vẫn sợ quân ta sẽ sang đánh Ung-châu như trước. Vua viết thư hỏi ý-kiến Triệu Tiết : ” Giao-chỉ nghịch thuận thế nào ? Chúng sắp vào cống. Thế nào chúng cũng yêu cầu dân miền đã nhượng cho ta. Ta nên trả lời chóng hay chầy, cho chúng nhiều hay ít ? “
Tiết tra lời rất tường-tận. Lời bàn như sau :
” Lúc chống quân ta ở sông Phú-lương, Giao-chỉ đã đem tất cả các tướng giỏi tụ-tập lại đó. Thế mà cũng đến nỗi thế cùng, lực quệ, rồi phải xin hàng. Nay việc binh vừa xong. Nên để binh dừng, dân nghỉ. Nhưng tụi thủ-lĩnh các khê-động thuộc Khâm, Liêm muốn dựa vào biên-hấn để kiếm-lợi. Chúng trương-hoành thanh-thế giặc, để làm náo-động biên-tình. Những kẻ nhẹ dạ hay nghe và thích kiếm chuyện, lại đồng-thanh phụ-họa, gây lo cho phương nam.
” Tôi xét thế Giao-chỉ, thấy chúng chưa giám động. Ấy vì có ba lẽ :
” 1.) Trước đây, Giao-chỉ lấy tụi Lưu Kỷ làm mưu-chủ. Nay tụi ấy đã được ta bổ làm công-chức. Các thuế mỏ vàng mỏ bạc ở Quảng-nguyên, Tư-lang, nay đều về ta. Các khê-động mới theo ta, nay đều tự-chủ và lập đảng riêng-biệt ; Giao-chỉ khó lòng mà họp lại được. Huống chi dân miền biên-thùy chống lại chúng, không chịu để chúng hiếp-dỗ. Ta đã lấy được phủ ở phía ngoài đất chúng, như là đã cắt cánh tay phải của chúng. Trong vài năm nữa, thế chúng vẫn còn chết. Càn-đức nhỏ-dại, chính-sự phần lớn ở môn-nhân mà ra. Chúng nó còn phải gầm-ghè nhau để tự-bảo, không rỗi tay để cướp ta. Đó là lẽ thứ nhất, mà chúng chưa giám động.
” 2.) Từ kinh-thành Giao-chỉ đến biên-trại cũ, đường đi mất hơn mười ngày. Từ trước, giặc tới đó chưa từng có đủ lương ăn. Chúng chỉ nhờ tụi Lưu Kỷ góp-nhặt cấp cho, mà cũng không đủ ăn nửa tháng. Hết rồi thì chúng cướp-đoạt của dân. Cho nên dân rất oán-thù. Trước đây, tụi Kỷ liên-lạc với các khê-động ở đất ta, và nhờ dẫn đường, nên chúng giám vào cướp. Nay phên-giạu đều hết sạch. Chúng biết nương-tựa vào đâu mà dám dòm-ngó biên-thùy ?
Từ khi chúng làm phản đến nay, dân bỏ cày đã hai năm. Dân ta cũng bỏ cày cấy. Lại thêm bị điều-động, bị tật-dịch. Số chết nhiều không kể xiết. Ví như chúng có ý ngông-cuồng tranh cương-thổ ta, thì vừa qua khỏi trường-giang (1), đã dậm lên đất ta. Chúng lấy ai dẫn đường ? Lấy lương đâu ăn ? Quân giặc có bao nhiêu để tự-vệ ? Phải chia quân ra thủy lục, thì quân chắc ít, khí chắc hết. Đó là lẽ thứ hai, mà chúng chưa giám động.
” 3.) Giao-chỉ thu thuế nặng. Những nhà hạng vừa và hạng dưới mà mỗi năm phải nộp đến trăm quan. Bốn phần mười thuế ấy nộp nhà chúa ; còn dư, các thủ-lĩnh lấy. Thuế nặng đến nỗi dân phải xiết cả tài-sản, vợ con, mà bù không đủ số thiếu. Biên-dân rất oán-giận. Vừa rồi, quan-quân đến đánh. Muốn tỏ lòng thương những dân-chúng tới hàng, ta đã treo các sắc-bảng hứa tha cho chúng năm năm thuế. Lòng chúng đều vui qui-thuận. Giá-sử Giao-chỉ trở lại hiếp dỗ chúng, thì có ai theo ? Đó là lẽ thứ ba, mà chúng chưa giám động.
” Xét ba lẽ chúng không thể động, ta thấy rằng giặc vừa bị thương-di như thế, mà sợ chúng lại phạm thiên-uy, thì quá đáng. Trước đây, Địch Thanh bại Nùng Trí-Cao xong rồi rút quân liền, không cần phá sào-huyệt nó. Thế mà Trí-Cao rồi cũng bị giết. Huống nay, Giao-chỉ đã không trông cậy vào láng-giềng nào, mà dân-chúng đều oán. Thế cô như cây măng. Chỉ chờ thời bị diệt. ” (TB 291/6b)
Tiết tả cũng khá đúng thế-lực và tâm-tình tương-đối của hai bên Tống Lý, một năm sau khi giảng-hòa. Thật vậy, tuy Lý giữ được gần toàn binh-lực ở đồng bằng, nhưng vây-cánh ở thượng-du hoàn-toàn bị tan-rã. Họ Nùng, họ Vi theo Tống đã đành. Mà họ Thân hình như cũng điêu-tàn. Trong sử Lý sau này, không thấy nói gì đến nữa. Trái lại, trong đời Anh-tông, có Thân Lợi tự xưng là con Nhân-tông họp nhiều quân, chiếm các đất Bắc-cạn, Thái-nguyên