Đạo lý Giải đáp mọi thắc mắc theo tinh thần Chánh pháp Phật giáo

Mày còn ít kiến thức về Phật Giáo quá. Vậy cứ xem ngay đoạn đầu video tao gửi đi. Là đã giải đáp phần lớn thắc mắc mày hỏi rồi đó :d

Nam TÔng (NGuyên Thủy): thì giáo lý, luật lệ giống với thời đức Phật Thích Ca nhất nên nó sát với đức Phật. Nhưng sẽ cứng ngắc, khó tu theo. Nhưng tu theo đc thì ngon :d

Bắc Tông (Phát triển): Thì nó biến tướng đi nhiều cho phù hợp với từng nơi, văn hóa từng nước, phù hợp với cuộc sống... Nên dễ tu hơn, dễ theo hơn. Tuy nhiên có nhiều cái xa rời giáo lý của Đức Phật hoặc bị biến tấu theo con đường Tà Đạo.

Thiền Tông, Mật Tông, Tịnh Độ Tông, Pháp Hoa Tông, Giới Luật Tông... thì nó nhỏ hơn. Tức là mày chỉ cần tu theo 1 khía cạnh, 1 pháp môn nào đó thôi. Ví dụ: Thiền Tông thì ngồi Thiền, Mật Tông thì trì chú, Tịnh Độ Tông thì niệm A di đà... Nó dễ hơn, ai thích phương pháp nào thì theo phương pháp đó là chính.
Ở đây đều giác giả fake thôi, tao đọc là biết ngay mấy con hàng lậm chữ mà đéo có thực hành, chuyên bắt lỗi người khác những đéo nhìn thấy lỗi lầm ở mình là nhiều nhất
Nhiều thằng tao thấy kiến thức hạn hẹp nhưng luôn cho rằng những cái mình học rồi suy tưởng là đúng nên mày biết thì tự tu thôi chứ càng tranh luận càng tăng trưởng thêm sự sân si của mày. Nếu chúng nó đã chứng đắc thì đã không lên đây phổ độ chúng sanh mà phải ra đời cứu thế độ nhân rồi.
Còn mày thấy những thằng trong đây đa phần thích thể hiện cái ngã của bản thân cho những đồng tu Xamer là nhiều. Lời lẽ thì cao siêu nhưng thực tế chưa từng trải qua mà lại tưởng như mình đã thành đạo.
 
Sửa lần cuối:
Nam Tông thì chỉ có phật Thích Ca Mầu Ni.
Bắc Tông thì có rất nhiều ví dụ như: Phật A Di Đà, các vị bồ tát, blalalala :))

Nam Tông (Tiểu Thừa), Bắc Tông (Đại Thừa), hay các tông môn là do các tổ, do người đời phân chia ra. Cái j thì nó cũng là đạo Phật thôi nếu vấn theo Chánh Pháp.

Mày muốn thành Phật, thành A-la-hán... thì mày nên theo thằng Thớt mà Tu :)) Nhưng tao nói cho mày biết: Mấy nghìn năm nay chưa có vị nào đắc quả A-la-hán cả. Có đâu thì là tự phong hoặc đệ tử phong. Người ta đi tu từ nhỏ, vào chùa tu tử tế còn chẳng ăn ai. Mày lại đặc mục tiêu thành Phật, thành A-la-hán thì kỳ vọng hơi cao.

Thiền Tông là tu Thiền. Tịnh độ tông là niệm A di đà. Mật tông là tụng thần chú.... blalalala. Mày thích kiểu nào thì theo kiểu đó. Nhưng nên tìm hiểu để theo con đướng Chính Đạo, theo đúng Chính Pháp của đức Phật.

Xem video này xem:

Vậy là mày chỉ tìm hiểu từ một phía rồi. Có người đã thống kê theo kinh Pali, tại thời của Đức Phật đã có hơn 2000 vị rồi, chưa kể đến xuyên suốt 2500 năm sau, số vị đạt trạng thái Arahant đoán chừng chắc cũng tầm hơn 10.000 vị.
Mày nên biết cả Phật giáo Nam truyền lẫn Bắc truyền đều không phải là Phật giáo nguyên sơ được chỉ dạy bởi Đức Phật. Phật giáo nguyên sơ chỉ bao gồm tứ thánh đế và bát chính đạo, ngày nay mọi người nghĩ 2 cái đó quá đơn giản, nhưng thực tế thì chúng quá mức phức tạp và tinh tế đến mức chỉ có Đức Phật và các vị thánh đệ tử mới nắm bắt được. Để có thể nắm bắt sơ bộ được các khái niệm đó, người ta buộc phải hàn lâm hóa tứ thánh đế và bát chính đạo thành luận tạng, tuy nhiên theo thời gian việc này khiến đạo Phật trở nên quá hàn lâm và phức tạp, không thích hợp cho đại chúng, vậy nên mới xuất hiện Đại chúng bộ hay Phật giáo Bắc truyền.
Và Phật giáo Nam truyền là hệ thống gần với Phật giáo nguyên sơ nhất. Và chỉ có Đạo Phật nguyên sơ mới dẫn đến sự giải thoát khỏi luân hồi. Vì Phật giáo Bắc truyền hầu như đã bỏ đi phần giáo Pháp của Đức Phật để người thường dễ tiếp cận nên chỉ có thể giúp tái sinh ở những cảnh giới tốt đẹp trong các cuộc đời tiếp theo thôi, và đây là thứ mà đại chúng muốn.
Mày cần phân biệt rõ giải thoát mà Đức Phật và các đệ tử truy tìm không phải là giải thoát mà đại chúng truy tìm. Một bên tìm kiếm sự chấm dứt mãi mãi của sự tái sinh, một bên tìm kiếm cách không tái sinh vào cõi khổ.
 
Sửa lần cuối:
Nói chung là muốn tu tập hay hành thiền thì nên học. Trên đời này cái gì cũng phải học mới hành được.

Học cái căn bản cần thiết để đừng hành sai, đủ để xài. Còn bao nhiêu là đủ xài tuỳ mỗi người. Tư lương, hành trang cần thiết càng nhiều hành trình càng thuận lợi.

Không cần phải toàn bộ Tam Tạng nhưng giáo lí cơ bản để hành thiền thì nên biết. T cũng sợ mấy người nói tu là không cần học lắm cả Tăng và Tục.

Vì nếu có tư kiến vậy nên giữ một mình, chứ xúi ngay hạng hành giả thứ 3 là Neyya ( tức là có thể chứng đắc đạo quả trong kiếp này nhờ học và hành pháp thượng nhân) là hơi mệt. Người ta thì t không biết chứ t thì tin nhân quả. Và t biết nghiệp mà tác động cản trở đạo quả của người khác là không hề nhỏ :d
Mấy cái xúi học ko tu cá nhân t ko dám =)) =))
 
Ở đây đều giác giả fake thôi, tao đọc là biết ngay mấy con hàng lậm chữ mà đéo có thực hành, chuyên bắt lỗi người khác những đéo nhìn thấy lỗi lầm ở mình là nhiều nhất
Nhiều thằng tao thấy kiến thức hạn hẹp nhưng luôn cho rằng những cái mình học rồi suy tưởng là đúng nên mày biết thì tự tu thôi chứ càng tranh luận càng tăng trưởng thêm sự sân si của mày. Nếu chúng nó đã chứng đắc thì đã không lên đây phổ độ chúng sanh mà phải ra đời cứu thế độ nhân rồi.
Còn mày thấy những thằng trong đây đa phần thích thể hiện cái ngã của bản thân cho những đồng tu Xamer là nhiều. Lời lẽ thì cao siêu nhưng thực tế chưa từng trải qua mà lại tưởng như mình đã thành đạo.
Cũng tùy thôi mày, ở Việt Nam thì tao có lướt sơ sơ thì xàm là khu thảo luận thực tế nhất rồi, mấy trang Facebook thì toàn nói tín ngưỡng, chứ không chửi nhau thẳng thắng như trên này. Còn về tham sân si, thì chỉ trừ Arahant không có ra, thì cả 3 mức giải thoát Sotapanna, Shakadagami, Anagami vẫn còn sót lại. Kể cả đã được gọi là thánh đệ tử nhưng số tham sân si của Sotapanna chỉ không đủ để khiến vị ấy tái sinh vào cõi khổ, nhưng đủ để khiến vị ấy tái sinh thành người trong tối đa 7 kiếp sống và Shakadagami là 1 kiếp người. Nên không cần yêu cầu cao quá đối với người thường như xamer, mọi người chia sẻ kiến thức cho nhau rồi chỉ nhau chỗ không phù hợp theo ý kiến là được.
Hơn nữa giác ngộ có nhiều cách hiểu, ngày nay thường mọi người dùng từ giác ngộ để nói đến việc ngộ ra cái bất nhị, cái như như, tâm sáng chói như mấy thầy thiền tông hay nói, nên nó rất giống với việc miêu tả ngộ ra rằng mọi người đều là 1 phần của 1 cái tổng thể rộng lớn, hay ý thức tự nhận thức chính nó, không có gì để tu cả mà mấy Guru Ấn Độ hay nói. Nhưng theo tao tìm hiểu (lâu rồi, đọc trên thuvienhoasen) Phật Đà tại thuở xưa có nghĩa là chấm dứt khổ đau, Đức Phật định nghĩa sinh là khổ, thức là khổ nên chấm dứt khổ đau đồng nghĩa với chấm dứt thức và sinh, như vậy giải thoát theo nghĩa gốc đúng ra phải là chấm dứt tiến trình nhận thức, và giác ngộ nghĩa là hiểu ra cách để chấm dứt tiến trình nhận thức.
 
Vậy là mày chỉ tìm hiểu từ một phía rồi. Có người đã thống kê theo kinh Pali, tại thời của Đức Phật đã có hơn 2000 vị rồi, chưa kể đến xuyên suốt 2500 năm sau, số vị đạt trạng thái Arahant đoán chừng chắc cũng tầm hơn 10.000 vị.
Mày nên biết cả Phật giáo Nam truyền lẫn Bắc truyền đều không phải là Phật giáo nguyên sơ được chỉ dạy bởi Đức Phật. Phật giáo nguyên sơ chỉ bao gồm tứ thánh đế và bát chính đạo, ngày nay mọi người nghĩ 2 cái đó quá đơn giản, nhưng thực tế thì chúng quá mức phức tạp và tinh tế đến mức chỉ có Đức Phật và các vị thánh đệ tử mới nắm bắt được. Để có thể nắm bắt sơ bộ được các khái niệm đó, người ta buộc phải hàn lâm hóa tứ thánh đế và bát chính đạo thành luận tạng, tuy nhiên theo thời gian việc này khiến đạo Phật trở nên quá hàn lâm và phức tạp, không thích hợp cho đại chúng, vậy nên mới xuất hiện Đại chúng bộ hay Phật giáo Bắc truyền.
Và Phật giáo Nam truyền là hệ thống gần với Phật giáo nguyên sơ nhất. Và chỉ có Đạo Phật nguyên sơ mới dẫn đến sự giải thoát khỏi luân hồi. Vì Phật giáo Bắc truyền hầu như đã bỏ đi phần giáo Pháp của Đức Phật để người thường dễ tiếp cận nên chỉ có thể giúp tái sinh ở những cảnh giới tốt đẹp trong các cuộc đời tiếp theo thôi, và đây là thứ mà đại chúng muốn.
Mày cần phân biệt rõ giải thoát mà Đức Phật và các đệ tử truy tìm không phải là giải thoát mà đại chúng truy tìm. Một bên tìm kiếm sự chấm dứt mãi mãi của sự tái sinh, một bên tìm kiếm cách không tái sinh vào cõi khổ.
Uhm đúng rồi mày. Như thằng Thớt là nó theo Nguyên Thuỷ và tìm kiếm giải thoát. Cần rất nhiều thời gian tìm hiểu kiến thức cao siêu. Còn như tao và đa số thì chỉ giải quyết các vấn đề trong cuộc sống dưới tinh thần, góc nhìn của Đạo Phật, để mọi thứ nó bớt "Khổ" hơn thôi. Chứ ko cầu thoát Khổ, ko mong giải thoát. Đạo Phật với tao nó rất đơn giản để đi vào ĐỜI. Chứ theo mấy lý thuyết Hàn Lâm kia đọc còn chưa chắc hiểu. Xa vời quần chúng, phù hợp với giới xuất gia thôi
 
Tao muốn hỏi vậy nếu tất cả theo Phật buồn bỏ tất cả thì xã hội này sao phát triển vì bản chất thế giới tồn tại nhiều mặt đối lập cần phải giải quyết dẫn tới phát triển cái mới!!

1. Lỗi tư duy Slippery Slope, dùng logic "Nếu tất cả ... thì ..." để suy diễn. Xã hội muôn vạn người, đéo bao giờ có chuyện "nếu tất cả" được. Tư duy theo kiểu "Nếu tất cả ... thì ..." thì sẽ không đi đến đâu đc.

2. Dưới góc nhìn Phật Giáo thì thế giới vật chất là tạm bợ, mà đã là tạm bợ thì cần đéo gì phát triển.
Ngay cả khái niệm "Phát triển" nó là 1 human construct. 1 khái niệm được tạo ra để thỏa mãn nhu cầu của loài người.
Mày có chắc xh phát triển là 1 điều tốt. Xã hội càng phát triển thì dân số càng tăng, dân số càng tăng thì total suffering càng tăng theo, tốt lành đéo gì
 
Tao muốn hỏi vậy nếu tất cả theo Phật buồn bỏ tất cả thì xã hội này sao phát triển vì bản chất thế giới tồn tại nhiều mặt đối lập cần phải giải quyết dẫn tới phát triển cái mới!!
Tao nói đơn giản thế này cho mày dễ hiểu. Theo Phật có 2 kiểu. 1 là xuất gia đi tu, tu theo Phật để tìm đến giác ngộ, truy tìm giải thoát, đoạn diệt luân hồi. Hướng này sẽ xa rời thế tục.

2 là người bình thường tìm hiểu đạo Phật, học theo những chân lý mà Đức Phật chỉ ra để áp dụng vào cuộc sống. Như ông Shark Việt cũng bảo là theo đạo Phật ấy. Ông ấy vẫn là người kinh doanh, thành đạt. Ông ấy tìm đến đạo Phật để tĩnh tâm hoặc để áp dụng đạo Phật trong kinh doanh. Từ thời đức Phật cũng vậy thôi. Có người xuất gia đi tu theo đức Phật. Bên canh đó có những người giàu có làm ăn kinh doanh bình thường xong cúng dường cho đức Phật đó :)) Mày để ý chùa hay nhà thờ thường có người giàu đến tiến cúng đó :))
 
Cũng tùy thôi mày, ở Việt Nam thì tao có lướt sơ sơ thì xàm là khu thảo luận thực tế nhất rồi, mấy trang Facebook thì toàn nói tín ngưỡng, chứ không chửi nhau thẳng thắng như trên này. Còn về tham sân si, thì chỉ trừ Arahant không có ra, thì cả 3 mức giải thoát Sotapanna, Shakadagami, Anagami vẫn còn sót lại. Kể cả đã được gọi là thánh đệ tử nhưng số tham sân si của Sotapanna chỉ không đủ để khiến vị ấy tái sinh vào cõi khổ, nhưng đủ để khiến vị ấy tái sinh thành người trong tối đa 7 kiếp sống và Shakadagami là 1 kiếp người. Nên không cần yêu cầu cao quá đối với người thường như xamer, mọi người chia sẻ kiến thức cho nhau rồi chỉ nhau chỗ không phù hợp theo ý kiến là được.
Hơn nữa giác ngộ có nhiều cách hiểu, ngày nay thường mọi người dùng từ giác ngộ để nói đến việc ngộ ra cái bất nhị, cái như như, tâm sáng chói như mấy thầy thiền tông hay nói, nên nó rất giống với việc miêu tả ngộ ra rằng mọi người đều là 1 phần của 1 cái tổng thể rộng lớn, hay ý thức tự nhận thức chính nó, không có gì để tu cả mà mấy Guru Ấn Độ hay nói. Nhưng theo tao tìm hiểu (lâu rồi, đọc trên thuvienhoasen) Phật Đà tại thuở xưa có nghĩa là chấm dứt khổ đau, Đức Phật định nghĩa sinh là khổ, thức là khổ nên chấm dứt khổ đau đồng nghĩa với chấm dứt thức và sinh, như vậy giải thoát theo nghĩa gốc đúng ra phải là chấm dứt tiến trình nhận thức, và giác ngộ nghĩa là hiểu ra cách để chấm dứt tiến trình nhận thức.
Câu Phật ngôn: " Mỗi chúng sinh vào đời với tâm sáng chói không thiện không ác, không bị cấu uế ... " là để nói tâm đầu thai hay tâm tái tục - nó là tâm quả thì không thiện không ác đúng rồi.
Vậy mà mấy ông Thiền Tông hay một số vị nào đó hiểu theo cái nghĩa ai cũng có Phật tánh hay tâm vốn trong sáng chỉ việc quan sát như nó là bởi các pháp vận hành nghe sợ vl. T không hiểu những vị đó làm sao, động cơ nào mà đi rao giảng như vậy.

Còn kể cả ngủ là thiền định tự nhiên nhất cũng sai nữa. Ai cũng biết thiền là 5 triền và 5 chi, sơ thiền thì 5 chi. Ngủ là bắt tâm tái tục tức là tâm hữu phần. Hai cái đó nó khác nhau xa lắm.
 
Câu Phật ngôn: " Mỗi chúng sinh vào đời với tâm sáng chói không thiện không ác, không bị cấu uế ... " là để nói tâm đầu thai hay tâm tái tục - nó là tâm quả thì không thiện không ác đúng rồi.
Vậy mà mấy ông Thiền Tông hay một số vị nào đó hiểu theo cái nghĩa ai cũng có Phật tánh hay tâm vốn trong sáng chỉ việc quan sát như nó là bởi các pháp vận hành nghe sợ vl. T không hiểu những vị đó làm sao, động cơ nào mà đi rao giảng như vậy.

Còn kể cả ngủ là thiền định tự nhiên nhất cũng sai nữa. Ai cũng biết thiền là 5 triền và 5 chi, sơ thiền thì 5 chi. Ngủ là bắt tâm tái tục tức là tâm hữu phần. Hai cái đó nó khác nhau xa lắm.
Tao thì không rõ các vị tổ Thiền Tông có nói vậy hay không
1. Nếu sai thì lời nói tùy tiền của mày cũng kinh đấy.
2. Nếu đúng tức mày chê các tổ Thiền Tông được ấn chứng qua các thế hệ kế cận truyền thừa từ các tổ mà xuất phát điểm từ Phật Thích Ca thì mày đúng là vua trong các Phật rồi.
Nếu chưa biết, chưa hiểu, chưa chứng đắc thì nên khéo giữ khẩu nghiệp không nói lỗi người. Đừng dùng cái mê của mình mà thay cho cái thấy cái biết của người khác
 
Tao thì không rõ các vị tổ Thiền Tông có nói vậy hay không
1. Nếu sai thì lời nói tùy tiền của mày cũng kinh đấy.
2. Nếu đúng tức mày chê các tổ Thiền Tông được ấn chứng qua các thế hệ kế cận truyền thừa từ các tổ mà xuất phát điểm từ Phật Thích Ca thì mày đúng là vua trong các Phật rồi.
Nếu chưa biết, chưa hiểu, chưa chứng đắc thì nên khéo giữ khẩu nghiệp không nói lỗi người. Đừng dùng cái mê của mình mà thay cho cái thấy cái biết của người khác
Bổ sung cho dễ hiểu - Phật tánh là Thiên Thai, tâm trong sáng là Thiền Tông.
 
Tao thì không rõ các vị tổ Thiền Tông có nói vậy hay không
1. Nếu sai thì lời nói tùy tiền của mày cũng kinh đấy.
2. Nếu đúng tức mày chê các tổ Thiền Tông được ấn chứng qua các thế hệ kế cận truyền thừa từ các tổ mà xuất phát điểm từ Phật Thích Ca thì mày đúng là vua trong các Phật rồi.
Nếu chưa biết, chưa hiểu, chưa chứng đắc thì nên khéo giữ khẩu nghiệp không nói lỗi người. Đừng dùng cái mê của mình mà thay cho cái thấy cái biết của người khác
Cái này chỉ có trong truyền thuyết của Thiền Tông thôi, chứ không được đề cập trong nguồn đáng tin cậy nhất được công nhận hiện nay là kinh Pali.
Các tổ thiền Tông có thể được xem là các vị tiền bối trên con đường truy cầu Phật học, nhưng những gì các vị ấy đã nói ra là đúng hay sai cần được thảo luận và phản biện, chứ không thể mặc định là đúng được. Mọi lời giảng liên quan đến đạo Phật cần được thảo luận, thực hành và kiểm chứng, đó là điều đã được ghi trong kinh điển.
 
Cái này chỉ có trong truyền thuyết của Thiền Tông thôi, chứ không được đề cập trong nguồn đáng tin cậy nhất được công nhận hiện nay là kinh Pali.
Các tổ thiền Tông có thể được xem là các vị tiền bối trên con đường truy cầu Phật học, nhưng những gì các vị ấy đã nói ra là đúng hay sai cần được thảo luận và phản biện, chứ không thể mặc định là đúng được. Mọi lời giảng liên quan đến đạo Phật cần được thảo luận, thực hành và kiểm chứng, đó là điều đã được ghi trong kinh điển.
Người học Phật ít nhất phải hiểu và làm được chính là không bao giờ sống cuộc đời của người khác bằng sự tưởng tượng của mình. Có vẻ các giác giả fa ke trên này thích chạy theo các thứ huyễn hoặc của bản thân để thảo luận đúng sai, phân biệt theo cái nhận thức cơ học của mình.
 
Người học Phật ít nhất phải hiểu và làm được chính là không bao giờ sống cuộc đời của người khác bằng sự tưởng tượng của mình. Có vẻ các giác giả fa ke trên này thích chạy theo các thứ huyễn hoặc của bản thân để thảo luận đúng sai, phân biệt theo cái nhận thức cơ học của mình.
Không phải chỉ bác ở trên, kể cả tôi, lẫn fen, và những người tham dự thảo luận trong thread này đều đang rơi vào chấp. Tuy nhiên cả thread này chưa có ai tuyên bố mình đã giác ngộ cả, bác ấy cũng nói mình chưa đạt được giác ngộ, chỉ cầu mong đạt đến trạng thái Sotapanna là mừng lắm rồi. Trường hợp của bác ấy nếu có thực hành những gì mình nói thì theo truyền thống được tính là một vị tùy pháp hành, nếu không là một vị bị pháp thu hút và dính mắc vào Pháp.
Tiếp theo là một khi một người đã công bố mình đã giác ngộ thì lời công bố đó cần được kiểm chứng và thẩm định bởi nhiều người khác, nhất là với hệ tư tưởng có tính tự lực cao như Đạo Phật, khi một người đã công bố mình đã giác ngộ, cuộc đời của người đó và những gì người đó đã giảng dạy cần phải được kiểm tra, thẩm định kỹ, như vậy thì một người học trò mới có thể quyết định có học tập từ người đó hay không. Như có ba vị được công bố là đã hoàn toàn giải thoát theo Wikipedia là: Trưởng lão Ajahn Mun, Trưởng lão Sulun Sayadaw, Trưởng lão Mogok Sayadaw. Tôi không tin điều đó, nên tự mình tìm cách bài pháp của các vị ấy hoặc là phần còn sót lại trong lời giảng của các đệ tử của các ngài. Và sau khi tìm hiểu kỹ thì tôi nhận thấy trong bài giảng của Trưởng lão Ajahn Mun mang theo hương vị của atta mặc dù không nồng đậm nhưng vẫn tồn tại, vậy nên tôi không chấp nhận quan điểm rằng ngài ấy đã giải thoát. Còn trong bài giảng của Trưởng lão Sulun Sayadaw, Trưởng lão Mogok Sayadaw tôi tìm thấy tứ thánh đế, bát chánh đạo và kinh nghiệm về anatta nên tôi đoán họ có thể đã đạt được giải thoát.
Nếu thật sự tìm hiểu về đạo Phật thì fen nên làm như vậy, không tin vào bất cứ ai cả, mọi thứ cần được suy ngẫm và kiểm chứng. Còn tất cả những gì fen đang nói về Tổ đến từ những người đệ tử của Thiền Tông hoặc Đại Thừa, và trong đạo Phật ý kiến quan trọng nhất là của các thánh đệ tử chứ không phải của đại chúng hay học giả. Nếu không có bất cứ ai có thể làm nguồn đáng tin cậy để noi theo, thì có thể dùng nguồn đáng tin cậy tiếp theo là kinh điển Pali, kinh điển cổ xưa nhất còn được lưu truyền đến nay. Theo chỉ dẫn của kinh Pali thì khẳng định ai là thánh đệ tử thì khó, nhưng đánh giá ai không phải là thánh đệ tử thì dễ hơn rất nhiều, chỉ cần nghiên cứu và suy ngẫm về các bài giảng của họ và kinh điển Pali là có thể làm được. Còn nếu fen muốn lý luận tôi có thể cho fen một số dẫn chứng để chứng minh vấn đề của thiền tông:
1. Trong kinh điển Pali có mô tả đặc tính của một thánh đệ tử: có lòng tin không thể lay chuyển và sự kính trọng rất lớn đối với Đức Phật. Trong thiền tông có một công án: gặp Phật giết Phật, được chấp nhận rộng rãi từ thuở xưa, nó vi phạm đặc tính của thánh đệ tử nên một thánh đệ tử không thể nào nói ra và chấp nhận những lời như vậy, như vậy những ai chấp nhận và dùng công án đó để giảng dạy không phải là thánh đệ tử. Và công án đó được sử dụng rộng rãi trong thiền tông mà không thấy ai ý kiến, nên tôi đoán trong thiền tông từ thời điểm có công án đó chưa từng xuất hiện thánh đệ tử.
2. Trong kinh Bahiya, Đức Phật có mô tả cảm nhận, hiểu biết của 1 bậc đã giải thoát: trong cái thấy chỉ có cái thấy, trong cái nghe chỉ có cái nghe, trong cái xúc cảm chỉ có cái xúc cảm, trong cái thức tri chỉ có cái thức tri, chứ không nói về trực nhân tâm hay kiến tánh thành phật. Tiếp theo 1 trong 3 đặc tính của thực tại được công nhận là sabbe dharma anatta, tánh mà thiền tông hay tính được quy vào phạm trù atta, một cái gì đó cố định, cốt lõi, nền tảng, trong khi đó đặc tính của thực tại là không có gì là cốt lõi cả. Câu kiến tánh thành Phật có thể xem là bắt nguồn từ khái niệm tánh Không được ngài Long Thọ đề cập trong Trung Quán Luận, nhưng tính đúng đắn của Trung Quán Luận đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi, chưa có sự thống nhất của tất cả các trường phái. Không có gì là cốt lõi là miêu tả của 1 kinh nghiệm có thể thực chứng, còn cốt lõi là không có gì là một suy luận triết học.
3. Cuối cùng Phật không phải là 1 trạng thái mà 1 người trở thành hay sẽ thành. Mà là một người khi từ bỏ tiềm năng để trở thành bất kỳ trạng thái nào sẽ được gọi là Phật hay Như Lai, nghĩa là người đó là tất cả những gì họ đã thể hiện ra, không có gì ẩn sau đó nữa cả.
Bất kể trường phái nào, dù có nhân danh đạo Phật hay không, chỉ cần không chú trọng tứ thánh đế và bát chính đạo, dù có sâu sắc, triết học đến mấy đều không đưa đến sự chấm dứt của tái sinh, đây là điều được đề cập trong kinh Pali, tôi quên bài nào rồi, không biết có bác nào nhớ không.
 
Sửa lần cuối:
Tao nói đơn giản thế này cho mày dễ hiểu. Theo Phật có 2 kiểu. 1 là xuất gia đi tu, tu theo Phật để tìm đến giác ngộ, truy tìm giải thoát, đoạn diệt luân hồi. Hướng này sẽ xa rời thế tục.

2 là người bình thường tìm hiểu đạo Phật, học theo những chân lý mà Đức Phật chỉ ra để áp dụng vào cuộc sống. Như ông Shark Việt cũng bảo là theo đạo Phật ấy. Ông ấy vẫn là người kinh doanh, thành đạt. Ông ấy tìm đến đạo Phật để tĩnh tâm hoặc để áp dụng đạo Phật trong kinh doanh. Từ thời đức Phật cũng vậy thôi. Có người xuất gia đi tu theo đức Phật. Bên canh đó có những người giàu có làm ăn kinh doanh bình thường xong cúng dường cho đức Phật đó :)) Mày để ý chùa hay nhà thờ thường có người giàu đến tiến cúng đó :))
thế m chưa hiểu ý tao rồi ông Việt là ông giàu rồi mới tìm hiểu đạo Phật để tu cơ bản tu dòng cư sĩ thì đa phần đủ đầy rồi mới tu chứ nếu tu sớm chắc j đã giàu đk. và thứ 2 cái tao muốn nói là phật nguyên thủy chứ nếu theo kiểu Bắc Tông nó muôn hình vạn trạng giới luật , pháp tu sửa hết cả để lôi kéo ng theo
 
thế m chưa hiểu ý tao rồi ông Việt là ông giàu rồi mới tìm hiểu đạo Phật để tu cơ bản tu dòng cư sĩ thì đa phần đủ đầy rồi mới tu chứ nếu tu sớm chắc j đã giàu đk. và thứ 2 cái tao muốn nói là phật nguyên thủy chứ nếu theo kiểu Bắc Tông nó muôn hình vạn trạng giới luật , pháp tu sửa hết cả để lôi kéo ng theo
Làm đéo j có chuyện tất đều tu theo Phật, đi xuất gia theo Phật??? Ông Phật ông ấy muốn giải thoát. Cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con khôn ông ấy ko cần mà từ bỏ hết để đi tìm con đường Thoát Khổ.

Còn đa số con người đều tham sân si, nhiều ham muốn dục vọng ở đời. Làm j có chuyện từ bỏ hết để đi theo Phật =))

Đạo Phật nó chỉ là 1 phần. Chứ làm j có sức ảnh hưởng đến toàn thế giới.
 
Tại sao kiếp này phải gặp những kẻ đéo ra gì, dù tao sống ko lỗi lắm
Nếu mày đã nói đến "Kiếp Này" -> Thì chắc "Kiếp trước" mày sống đéo ra gì với họ :)) Nên giờ họ tìm đến mày hoặc mày gặp họ để Trả Nợ đó con =))

Cố mà trả cho hết nợ thì "Kiếp Sau" có thể ko gặp lại nữa :v haha
 
Không phải chỉ bác ở trên, kể cả tôi, lẫn fen, và những người tham dự thảo luận trong thread này đều đang rơi vào chấp. Tuy nhiên cả thread này chưa có ai tuyên bố mình đã giác ngộ cả, bác ấy cũng nói mình chưa đạt được giác ngộ, chỉ cầu mong đạt đến trạng thái Sotapanna là mừng lắm rồi. Trường hợp của bác ấy nếu có thực hành những gì mình nói thì theo truyền thống được tính là một vị tùy pháp hành, nếu không là một vị bị pháp thu hút và dính mắc vào Pháp.
Tiếp theo là một khi một người đã công bố mình đã giác ngộ thì lời công bố đó cần được kiểm chứng và thẩm định bởi nhiều người khác, nhất là với hệ tư tưởng có tính tự lực cao như Đạo Phật, khi một người đã công bố mình đã giác ngộ, cuộc đời của người đó và những gì người đó đã giảng dạy cần phải được kiểm tra, thẩm định kỹ, như vậy thì một người học trò mới có thể quyết định có học tập từ người đó hay không. Như có ba vị được công bố là đã hoàn toàn giải thoát theo Wikipedia là: Trưởng lão Ajahn Mun, Trưởng lão Sulun Sayadaw, Trưởng lão Mogok Sayadaw. Tôi không tin điều đó, nên tự mình tìm cách bài pháp của các vị ấy hoặc là phần còn sót lại trong lời giảng của các đệ tử của các ngài. Và sau khi tìm hiểu kỹ thì tôi nhận thấy trong bài giảng của Trưởng lão Ajahn Mun mang theo hương vị của atta mặc dù không nồng đậm nhưng vẫn tồn tại, vậy nên tôi không chấp nhận quan điểm rằng ngài ấy đã giải thoát. Còn trong bài giảng của Trưởng lão Sulun Sayadaw, Trưởng lão Mogok Sayadaw tôi tìm thấy tứ thánh đế, bát chánh đạo và kinh nghiệm về anatta nên tôi đoán họ có thể đã đạt được giải thoát.
Nếu thật sự tìm hiểu về đạo Phật thì fen nên làm như vậy, không tin vào bất cứ ai cả, mọi thứ cần được suy ngẫm và kiểm chứng. Còn tất cả những gì fen đang nói về Tổ đến từ những người đệ tử của Thiền Tông hoặc Đại Thừa, và trong đạo Phật ý kiến quan trọng nhất là của các thánh đệ tử chứ không phải của đại chúng hay học giả. Nếu không có bất cứ ai có thể làm nguồn đáng tin cậy để noi theo, thì có thể dùng nguồn đáng tin cậy tiếp theo là kinh điển Pali, kinh điển cổ xưa nhất còn được lưu truyền đến nay. Theo chỉ dẫn của kinh Pali thì khẳng định ai là thánh đệ tử thì khó, nhưng đánh giá ai không phải là thánh đệ tử thì dễ hơn rất nhiều, chỉ cần nghiên cứu và suy ngẫm về các bài giảng của họ và kinh điển Pali là có thể làm được. Còn nếu fen muốn lý luận tôi có thể cho fen một số dẫn chứng để chứng minh vấn đề của thiền tông:
1. Trong kinh điển Pali có mô tả đặc tính của một thánh đệ tử: có lòng tin không thể lay chuyển và sự kính trọng rất lớn đối với Đức Phật. Trong thiền tông có một công án: gặp Phật giết Phật, được chấp nhận rộng rãi từ thuở xưa, nó vi phạm đặc tính của thánh đệ tử nên một thánh đệ tử không thể nào nói ra và chấp nhận những lời như vậy, như vậy những ai chấp nhận và dùng công án đó để giảng dạy không phải là thánh đệ tử. Và công án đó được sử dụng rộng rãi trong thiền tông mà không thấy ai ý kiến, nên tôi đoán trong thiền tông từ thời điểm có công án đó chưa từng xuất hiện thánh đệ tử.
2. Trong kinh Bahiya, Đức Phật có mô tả cảm nhận, hiểu biết của 1 bậc đã giải thoát: trong cái thấy chỉ có cái thấy, trong cái nghe chỉ có cái nghe, trong cái xúc cảm chỉ có cái xúc cảm, trong cái thức tri chỉ có cái thức tri, chứ không nói về trực nhân tâm hay kiến tánh thành phật. Tiếp theo 1 trong 3 đặc tính của thực tại được công nhận là sabbe dharma anatta, tánh mà thiền tông hay tính được quy vào phạm trù atta, một cái gì đó cố định, cốt lõi, nền tảng, trong khi đó đặc tính của thực tại là không có gì là cốt lõi cả. Câu kiến tánh thành Phật có thể xem là bắt nguồn từ khái niệm tánh Không được ngài Long Thọ đề cập trong Trung Quán Luận, nhưng tính đúng đắn của Trung Quán Luận đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi, chưa có sự thống nhất của tất cả các trường phái. Không có gì là cốt lõi là miêu tả của 1 kinh nghiệm có thể thực chứng, còn cốt lõi là không có gì là một suy luận triết học.
3. Cuối cùng Phật không phải là 1 trạng thái mà 1 người trở thành hay sẽ thành. Mà là một người khi từ bỏ tiềm năng để trở thành bất kỳ trạng thái nào sẽ được gọi là Phật hay Như Lai, nghĩa là người đó là tất cả những gì họ đã thể hiện ra, không có gì ẩn sau đó nữa cả.
Bất kể trường phái nào, dù có nhân danh đạo Phật hay không, chỉ cần không chú trọng tứ thánh đế và bát chính đạo, dù có sâu sắc, triết học đến mấy đều không đưa đến sự chấm dứt của tái sinh, đây là điều được đề cập trong kinh Pali, tôi quên bài nào rồi, không biết có bác nào nhớ kD
Đáng ra trong thớt này tao chẳng muốn phan duyên làm gì nhưng có 1 số chỗ tao nghĩ mày cần tìm hiểu kỹ hơn là nghe ai đó nói
1. Phật giáo không phải là đạo giáo, tôn giáo hay tín ngưỡng...
2. Tìm hiểu thực sự ý nghĩa của câu "gặp Phật giết Phật"
3. Tao chưa từng tiếp nhận hay phủ định cái gì từ khi học Phật, còn Bồ Tát Long Thọ chính là người đã củng cố vững chắc hơn con đường trung đạo truyền thừa từ thời Đức Phật cũng có thể là một trong những con đường cho kẻ học Phật. Tất cả vẫn lấy Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo làm căn bản trên con đường tu học.
Còn tao cũng thấy sự ham học hỏi của mày và thằng ở trên nhưng nhiều cái đang được đứng trên quan điểm cá nhân mà nhìn nhận sự việc.
 
Sửa lần cuối:
Không phải chỉ bác ở trên, kể cả tôi, lẫn fen, và những người tham dự thảo luận trong thread này đều đang rơi vào chấp. Tuy nhiên cả thread này chưa có ai tuyên bố mình đã giác ngộ cả, bác ấy cũng nói mình chưa đạt được giác ngộ, chỉ cầu mong đạt đến trạng thái Sotapanna là mừng lắm rồi. Trường hợp của bác ấy nếu có thực hành những gì mình nói thì theo truyền thống được tính là một vị tùy pháp hành, nếu không là một vị bị pháp thu hút và dính mắc vào Pháp.
Tiếp theo là một khi một người đã công bố mình đã giác ngộ thì lời công bố đó cần được kiểm chứng và thẩm định bởi nhiều người khác, nhất là với hệ tư tưởng có tính tự lực cao như Đạo Phật, khi một người đã công bố mình đã giác ngộ, cuộc đời của người đó và những gì người đó đã giảng dạy cần phải được kiểm tra, thẩm định kỹ, như vậy thì một người học trò mới có thể quyết định có học tập từ người đó hay không. Như có ba vị được công bố là đã hoàn toàn giải thoát theo Wikipedia là: Trưởng lão Ajahn Mun, Trưởng lão Sulun Sayadaw, Trưởng lão Mogok Sayadaw. Tôi không tin điều đó, nên tự mình tìm cách bài pháp của các vị ấy hoặc là phần còn sót lại trong lời giảng của các đệ tử của các ngài. Và sau khi tìm hiểu kỹ thì tôi nhận thấy trong bài giảng của Trưởng lão Ajahn Mun mang theo hương vị của atta mặc dù không nồng đậm nhưng vẫn tồn tại, vậy nên tôi không chấp nhận quan điểm rằng ngài ấy đã giải thoát. Còn trong bài giảng của Trưởng lão Sulun Sayadaw, Trưởng lão Mogok Sayadaw tôi tìm thấy tứ thánh đế, bát chánh đạo và kinh nghiệm về anatta nên tôi đoán họ có thể đã đạt được giải thoát.
Nếu thật sự tìm hiểu về đạo Phật thì fen nên làm như vậy, không tin vào bất cứ ai cả, mọi thứ cần được suy ngẫm và kiểm chứng. Còn tất cả những gì fen đang nói về Tổ đến từ những người đệ tử của Thiền Tông hoặc Đại Thừa, và trong đạo Phật ý kiến quan trọng nhất là của các thánh đệ tử chứ không phải của đại chúng hay học giả. Nếu không có bất cứ ai có thể làm nguồn đáng tin cậy để noi theo, thì có thể dùng nguồn đáng tin cậy tiếp theo là kinh điển Pali, kinh điển cổ xưa nhất còn được lưu truyền đến nay. Theo chỉ dẫn của kinh Pali thì khẳng định ai là thánh đệ tử thì khó, nhưng đánh giá ai không phải là thánh đệ tử thì dễ hơn rất nhiều, chỉ cần nghiên cứu và suy ngẫm về các bài giảng của họ và kinh điển Pali là có thể làm được. Còn nếu fen muốn lý luận tôi có thể cho fen một số dẫn chứng để chứng minh vấn đề của thiền tông:
1. Trong kinh điển Pali có mô tả đặc tính của một thánh đệ tử: có lòng tin không thể lay chuyển và sự kính trọng rất lớn đối với Đức Phật. Trong thiền tông có một công án: gặp Phật giết Phật, được chấp nhận rộng rãi từ thuở xưa, nó vi phạm đặc tính của thánh đệ tử nên một thánh đệ tử không thể nào nói ra và chấp nhận những lời như vậy, như vậy những ai chấp nhận và dùng công án đó để giảng dạy không phải là thánh đệ tử. Và công án đó được sử dụng rộng rãi trong thiền tông mà không thấy ai ý kiến, nên tôi đoán trong thiền tông từ thời điểm có công án đó chưa từng xuất hiện thánh đệ tử.
2. Trong kinh Bahiya, Đức Phật có mô tả cảm nhận, hiểu biết của 1 bậc đã giải thoát: trong cái thấy chỉ có cái thấy, trong cái nghe chỉ có cái nghe, trong cái xúc cảm chỉ có cái xúc cảm, trong cái thức tri chỉ có cái thức tri, chứ không nói về trực nhân tâm hay kiến tánh thành phật. Tiếp theo 1 trong 3 đặc tính của thực tại được công nhận là sabbe dharma anatta, tánh mà thiền tông hay tính được quy vào phạm trù atta, một cái gì đó cố định, cốt lõi, nền tảng, trong khi đó đặc tính của thực tại là không có gì là cốt lõi cả. Câu kiến tánh thành Phật có thể xem là bắt nguồn từ khái niệm tánh Không được ngài Long Thọ đề cập trong Trung Quán Luận, nhưng tính đúng đắn của Trung Quán Luận đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi, chưa có sự thống nhất của tất cả các trường phái. Không có gì là cốt lõi là miêu tả của 1 kinh nghiệm có thể thực chứng, còn cốt lõi là không có gì là một suy luận triết học.
3. Cuối cùng Phật không phải là 1 trạng thái mà 1 người trở thành hay sẽ thành. Mà là một người khi từ bỏ tiềm năng để trở thành bất kỳ trạng thái nào sẽ được gọi là Phật hay Như Lai, nghĩa là người đó là tất cả những gì họ đã thể hiện ra, không có gì ẩn sau đó nữa cả.
Bất kể trường phái nào, dù có nhân danh đạo Phật hay không, chỉ cần không chú trọng tứ thánh đế và bát chính đạo, dù có sâu sắc, triết học đến mấy đều không đưa đến sự chấm dứt của tái sinh, đây là điều được đề cập trong kinh Pali, tôi quên bài nào rồi, không biết có bác nào nhớ không.
Đáng ra trong thớt này tao chẳng muốn phan duyên làm gì nhưng có 1 số chỗ tao nghĩ mày cần tìm hiểu kỹ hơn là nghe ai đó nói
1. Phật giáo không phải là đạo giáo, tôn giáo hay tín ngưỡng...
2. Tìm hiểu thực sự ý nghĩa của câu "gặp Phật giết Phật"
3. Tao chưa từng tiếp nhận hay phủ định cái gì từ khi học Phật, còn Bồ Tát Long Thọ chính là người đã củng cố con đường trung đạo truyền thừa từ thời Đức Phật cũng có thể là một trong những con đường cho kẻ học Phật. Tất cả vẫn lấy Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo làm căn bản trên con đường tu học.
Còn tao cũng rất khâm phục sự ham học hỏi của mày và thằng ở trên nhưng là thấy nhiều cái đang được đứng trên quan điểm cá nhân mà nhìn nhận sự việc thôi.
Trước xem phim Trưởng cũng hay nghe câu: Gặp Phật Giết Phật, Gặp Ma Giết Ma thấy rất oai hùng :d Cứ tưởng để nói về 1 người võ công cao cường có thể đánh bại cả Phật vs Ma :)) Sau này tìm hiểu Thiền mới biết nó là thế nào. Thay vì nói câu mang đậm tính kiếm hiệp như vậy. Mình thích câu: Gặp Phật không vui mừng, gặp Ma không sợ hãi hơn :)
 
Trước xem phim Trưởng cũng hay nghe câu: Gặp Phật Giết Phật, Gặp Ma Giết Ma thấy rất oai hùng :d Cứ tưởng để nói về 1 người võ công cao cường có thể đánh bại cả Phật vs Ma :)) Sau này tìm hiểu Thiền mới biết nó là thế nào. Thay vì nói câu mang đậm tính kiếm hiệp như vậy. Mình thích câu: Gặp Phật không vui mừng, gặp Ma không sợ hãi hơn :)
Haha. Hồi xưa tôi cũng nghĩ nó ngầu, cơ mà tôi vẫn kết nhất câu "Ô hô! Quần hùng thúc thủ, trường kiếm dẫu sắc, còn có ích chi!" của kiếm ma Độc Cô Cầu Bại hơn.
 
Cần confirm mấy truyền thuyết như dưới đây theo tinh thần nguyên gốc và tốt nhất nói rõ nó nguyên gốc nhắc ở đâu:
1. Có bao nhiêu phật trước bạn thích ca mâu ni?
2. Cứu rỗi cho bản thân thì cần gì phải đi giảng pháp cho dân đen?
3. Sau khi thoát luân hồi thì sống ở đâu? Lúc đó kill lũ trong luân hồi và địt tuốt thì có lại vào luan hồi ko?
Trước phật các vị khác ko gọi là Phật . Có thể là thần , giáo chủ ,,,,
Cứu rỗi 1 mình mày ko share khác gì núi thức ăn 1 mình mày ăn . Có tốt ko ?
Thoát luân hồi sống trên thiên giới . M đã lên level đó thì bỏ qua câu sau đi nhé
 
nếu nó giống như nguyên lý của vũ trụ xảy ra như 1 định luật vậy thì ai viết code cho nó. chẳng lẽ tự nó sinh ra hay sao
Ngoài tầm hiểu biết của nhân loại . Bản chất của các dòng năng lượng sinh ra vũ trụ . Kiểu tia sét đánh trúng nhà gỗ sinh ra mớ hỗn độn gọi là vũ trụ với các loài siêu vi trùng vi khuẩn :)
 
Không.
Nguyên tắc cơ bản của khoa học hiện đại là có thể xác minh lặp lại. Vơi Ma chưa có sample (mẫu thu thập được) nên không có giải thích
Theo t ma đc khoa học nhận định là 1 dạng năng lượng khối . Còn chúng ta gọi là ma
 
Top